- 1. Bombay, ngày 6 tháng 1 năm 1960
- 2. Eddington, Pennsylvania, ngày 12 tháng 6 năm 1936
- 3. Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu Âu năm 1967, London, ngày 30 tháng 9 năm 1967
- 4. Seatle, ngày 16 tháng 7 năm 1950
- 5. Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu âu năm 1967, Paris, ngày 30 tháng 4 năm 1967
- 6. Từ quyển: Tự do đầu tiên và cuối cùng, Chương 28
- 7. Từ quyển: Cuộc sống trước mặt, Chương 4
- 8. Từ quyển: Cuộc Sống Trước Mặt, Chương 7 với Những Người Trẻ
- 9. Từ quyển: Bình phẩm về cuộc sống Quyển một, Chương 18
- 10. Bombay, ngày 3 tháng 3 năm 1965
- 11. Bangalore, ngày 4 tháng 7 năm 1948
- 12. Bombay, ngày 8 tháng 2 năm 1948
- 13. Bombay, ngày 27 tháng 2 năm 1955
- 14. Bombay, ngày 24 tháng 12 năm 1958
- 15. Bombay, ngày 8 tháng 3 năm 1961
- 16. London, ngày 23 tháng 10 năm 1949
- 17. Madras, ngày 29 tháng 1 năm 1964
- 18. Madras, ngày 15 tháng 12 năm 1974
- 19. Từ quyển: Ghi Chép của Krishnamurti
- 20. New Delhi, ngày 31 tháng 10 năm 1956
- 21. Ojai, ngày 5 tháng 7 năm 1953
- 22. Ojai, ngày 21 tháng 8 năm 1955 - Nói chuyện
- 23. Ojai, ngày 21 tháng 8 năm 1955, Những câu hỏi
- 24. Saanen, ngày 2 tháng 8 năm 1964
- 25. Saanen, ngày 1 tháng 8 năm 1965
- 26. Từ quyển: Sự kết thúc của thời gian, ngày 2 tháng 4 năm 1980
- 27. Từ quyển: Sổ tay của Krishnamurti
J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Saanen, ngày 1 tháng 8 năm 1965
Làm ơn, như tôi đã nói vào một ngày trước, người nói không quan trọng; điều gì ông ta nói mới quan trọng, bởi vì điều gì ông ta nói là tiếng nói của cái tôi riêng của bạn đang thốt ra lời. Qua những từ ngữ mà người nói đang sử dụng, bạn đang lắng nghe chính bạn, không phải đang lắng nghe người nói, vì vậy người lắng nghe trở nên quan trọng cực kỳ. Lắng nghe là học hỏi, và không tích lũy. Nếu bạn tích lũy hiểu biết và lắng nghe từ tích lũy đó, từ nền tảng hiểu biết của bạn, vậy thì bạn không đang lắng nghe. Chỉ khi nào bạn lắng nghe thì bạn mới học hỏi. Bạn đang học hỏi về chính bạn, và vì vậy bạn phải lắng nghe cẩn thận, bằng chú ý tổng thể, và chú ý không thể có được khi bạn nhận xét, chỉ trích, hay đánh giá điều gì bạn đang nghe. Vậy thì bạn không đang lắng nghe, bạn không đang trực nhận, không đang thấy.
Nếu bạn ngồi trên bờ một con sông sau một cơn bão, bạn thấy dòng nước trôi qua mang theo nhiều mảnh vụn. Tương tự như thế, bạn phải nhìn ngắm chuyển động của chính bạn, theo sát mỗi suy nghĩ, mỗi cảm thấy, mỗi ý định, mỗi động cơ. Chỉ nhìn ngắm nó; nhìn ngắm đó cũng là lắng nghe. Nó đang tỉnh thức bằng đôi mắt của bạn, bằng đôi tai của bạn, bằng thấu triệt của bạn, được tất cả những giá trị mà con người đã tạo ra, và qua đó bạn bị quy định. Chỉ trong trạng thái tỉnh thức tổng thể này sẽ kết thúc mọi tìm kiếm.
Như tôi đã nói, tìm kiếm và tìm được là một lãng phí năng lượng. Khi chính cái trí không rõ ràng, hoang mang, sợ hãi, đau khổ, lo âu, sự tốt lành của đang tìm kiếm là gì? Từ hỗn loạn này, bạn có thể tìm được cái gì ngoại trừ hỗn loạn nhiều thêm? Nhưng khi có sự rõ ràng bên trong, khi cái trí không bị sợ hãi, không đòi hỏi an toàn, vậy thì không có tìm kiếm và không có tìm được. Muốn thấy Thượng đế, sự thật, không là một hành động tôn giáo. Hành động tôn giáo duy nhất là bắt gặp sự rõ ràng bên trong này qua hiểu rõ về chính mình; đó là, qua tỉnh thức được tất cả những bắt chước, những ham muốn thầm kín của người ta và cho phép chúng bộc lộ, không bao giờ sửa chữa, kiểm soát, hay buông thả, nhưng luôn luôn nhìn ngắm chúng. Từ nhìn ngắm liên tục đó kia kìa sự rõ ràng, nhạy cảm lạ thường đến, và một bảo toàn cực kỳ của năng lượng. Và người ta phải có năng lượng vô biên, bởi vì tất cả hành động là năng lượng, cuộc sống chính nó là năng lượng. Khi chúng ta bị đau khổ, lo âu, cãi cọ, ganh tị, khi chúng ta bị sợ hãi, khi chúng ta cảm thấy bị sỉ nhục hay được nịnh nọt – tất cả việc đó là một lãng phí năng lượng. Cũng là một lãng phí năng lượng khi bị bệnh, thuộc thân thể hay bên trong. Mọi thứ chúng ta làm, suy nghĩ, và cảm thấy là một tuôn trào của năng lượng. Hoặc chúng ta hiểu rõ sự lãng phí của năng lượng và vì vậy từ hiểu rõ đó có một hội tụ cùng nhau tự nhiên của tất cả năng lượng, hoặc chúng ta tiêu xài cuộc đời của chúng ta vào sự đấu tranh để mang lại cùng nhau vô số những diễn tả mâu thuẫn của năng lượng, hy vọng từ vòng ngoài đó đến được bản thể.
Bản thể của tôn giáo là thiêng liêng, mà không liên quan gì đến những tôn giáo có tổ chức, cũng không liên quan gì đến cái trí bị trói buộc và bị quy định bởi một niềm tin, một giáo điều. Đối với một cái trí như thế không có gì là thiêng liêng cả ngoại trừ vị Thượng đế nó đã sáng chế, hay nghi lễ nó đã sắp xếp vào cùng, hay vô số những cảm xúc nó rút ra từ lời cầu nguyện, từ thờ phụng, từ hiến dâng. Nhưng những sự việc này không thiêng liêng gì cả. Không có gì thiêng liêng về giáo điều, về nghi lễ, về cảm tính hay cảm xúc. Thiêng liêng là chính bản thể của một cái trí tôn giáo, và đó là điều gì chúng ta sẽ khám phá. Chúng ta không quan tâm đến cái gì được giả sử là thiêng liêng – biểu tượng, từ ngữ, con người, bức tranh, một trải nghiệm đặc biệt, mà tất cả đều là trẻ con – nhưng quan tâm đến bản thể. Về phần của mỗi người chúng ta, điều đó đòi hỏi một hiểu rõ mà đến qua nhìn ngắm, hay tỉnh thức, trước hết được những sự việc bên ngoài. Cái trí không thể lướt trên thủy triều của tỉnh thức bên trong nếu trước hết không tỉnh thức được cách ứng xử bên ngoài, những cử chỉ, những quần áo, những hình thể, kích cỡ và màu sắc của một cái cây, hình dáng của một con người, của một ngôi nhà. Nó cũng cùng là thủy triều đi vào và đi ra, và nếu bạn không biết được thủy triều bên ngoài, bạn sẽ không bao giờ biết được thủy triều bên trong là gì.
Làm ơn hãy lắng nghe điều này. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng tỉnh thức là một điều gì đó bí mật phải được luyện tập, và rằng chúng ta nên tụ họp cùng nhau từ ngày sang ngày để nói chuyện về tỉnh thức. Bạn không thể đến được tỉnh thức theo lối đó. Nhưng nếu bạn tỉnh thức được những sự vật phía bên ngoài – khúc quanh của con đường, hình thể của một cái cây, màu sắc quần áo của người khác, đường nét của những hòn núi tương phản một bầu trời xanh, sự tinh tế của một bông hoa, vẻ đau khổ trên khuôn mặt của một người qua đường, sự ngu dốt, ganh tị, ghen tuông của những người khác, vẻ đẹp của quả đất – vậy thì bởi vì thấy tất cả những sự việc sự vật bên ngoài này mà không chỉ trích, không chọn lựa, bạn có thể lướt trên thủy triều của tỉnh thức bên trong. Vậy thì bạn sẽ trở nên tỉnh thức được những phản ứng riêng của bạn, những nhỏ nhen riêng của bạn, những ganh tị riêng của bạn. Từ tỉnh thức bên ngoài, bạn tiến vào bên trong; nhưng nếu bạn không tỉnh thức được bên ngoài, bạn không thể tiến vào bên trong.
Khi có tỉnh thức bên trong được mọi hoạt động của cái trí và thân thể của bạn, khi bạn tỉnh thức được những tư tưởng của bạn, những cảm thấy của bạn, cả thầm kín lẫn hiển lộ, có ý thức hay không ý thức, vậy thì từ tỉnh thức này có một rõ ràng mà không bị thôi thúc, không bị xếp đặt vào chung bởi cái trí. Và nếu không có rõ ràng đó, bạn có lẽ làm điều gì bạn muốn, bạn có lẽ tìm kiếm những bầu trời và những quả đất, và những biển sâu, nhưng bạn sẽ không bao giờ tìm ra cái gì là sự thật.
Vì vậy con người muốn khám phá điều gì là sự thật phải có nhạy cảm của tỉnh thức, mà không là luyện tập sự tỉnh thức. Luyện tập sự tỉnh thức chỉ dẫn đến thói quen, và thói quen là hủy diệt tất cả nhạy cảm. Bất kỳ thói quen nào, dù là thói quen ái ân, thói quen nhậu nhẹt, thói quen hút thuốc, hay bất kỳ điều gì bạn muốn, đều làm cho cái trí mất nhạy cảm; và một cái trí vô cảm, ngoài sự lãng phí năng lượng, trở nên đờ đẫn. Một cái trí nhỏ nhen, bị quy định, nông cạn, đờ đẫn có lẽ uống một viên thuốc và trong một giây nó có lẽ có một trải nghiệm kinh ngạc, nhưng nó vẫn còn là một cái trí nhỏ nhen. Điều gì bây giờ chúng ta đang làm là tìm ra làm thế nào kết thúc sự nhỏ nhen của cái trí.
Nhỏ nhen không được kết thúc bởi thâu lượm thông tin thêm nữa, hiểu biết thêm nữa, bởi lắng nghe âm nhạc nổi tiếng, bởi trông thấy những mảnh đất đẹp của thế giới, và vân vân; nó không liên quan gì đến tất cả việc đó. Điều gì mang lại sự kết thúc của nhỏ nhen là sự rõ ràng của hiểu rõ về chính mình, sự chuyển động của cái trí mà không có những giới hạn. Chỉ một cái trí như thế mới là tôn giáo.
Bản thể của tôn giáo là thiêng liêng; nhưng thiêng liêng không ở trong bất kỳ nhà thờ, trong bất kỳ đền chùa, trong bất kỳ thánh đường, trong bất kỳ hình ảnh nào. Tôi đang nói về bản thể và không phải về những sự việc mà chúng ta gọi là thiêng liêng. Khi người ta hiểu rõ bản thể của tôn giáo này, mà là thiêng liêng, vậy thì cuộc sống có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn; vậy thì mọi thứ có vẻ đẹp, và vẻ đẹp là thiêng liêng. Vẻ đẹp không là cái bị kích động. Khi bạn trông thấy một hòn núi, một tòa nhà, một con sông, một thung lũng, một bông hoa, hay một khuôn mặt, bạn có lẽ nói nó đẹp bởi vì bạn bị kích động bởi nó, nhưng vẻ đẹp mà tôi đang nói không cần kích động gì cả. Nó là vẻ đẹp không được tìm ra trong bất kỳ bức ảnh, trong bất kỳ biểu tượng, trong bất kỳ từ ngữ, trong bất kỳ âm nhạc nào. Vẻ đẹp đó là thiêng liêng. Nó là bản thể của một cái trí tôn giáo, của một cái trí rõ ràng trong hiểu rõ về chính mình của nó. Người ta bắt gặp được vẻ đẹp đó, không bởi ham muốn, ước ao, mong đợi có trải nghiệm, nhưng chỉ khi nào mọi ham muốn có trải nghiệm kết thúc; và đó là một trong những sự việc khó khăn nhất cần hiểu rõ.
Như tôi đã vạch rõ từ trước, một cái trí đang tìm kiếm trải nghiệm vẫn còn đang chuyển động ở chu vi, và sự diễn giải về mỗi trải nghiệm sẽ tùy thuộc vào tình trạng bị quy định đặc biệt của bạn. Dù bạn là một người Thiên chúa giáo, một người Phật giáo, một người Hồi giáo, một người Ấn độ giáo, hay một người cộng sản, bất kỳ bạn là người nào, những trải nghiệm của bạn rõ ràng bị diễn giải và bị quy định tùy theo nền tảng quá khứ, và bạn càng đòi hỏi nhiều trải nghiệm bao nhiêu, bạn đang củng cố nền tảng đó mạnh mẽ thêm bấy nhiêu. Qui trình này không là một cởi bỏ của đau khổ, cũng không phải một kết thúc cho đau khổ; nó chỉ là một tẩu thoát khỏi đau khổ. Một cái trí rõ ràng trong hiểu rõ về chính mình của nó, một cái trí là chính bản thể của rõ ràng và ánh sáng, không có nhu cầu của trải nghiệm. Nó là cái gì nó là. Vì vậy rõ ràng hiện diện qua hiểu rõ về chính mình, và không qua sự dạy bảo của người khác, dù anh ấy là một văn sĩ khôn ngoan, một nhà tâm lý học, một triết gia, hay một vị thầy tạm gọi là tôn giáo.
Không có thiêng liêng nếu không có tình yêu và hiểu rõ về chết. Bạn biết không, nó là một trong những sự việc tuyệt vời nhất trong cuộc sống khi khám phá được cái gì đó một cách bất ngờ, tự phát, bất chợt bắt gặp cái gì đó mà không định trước, và ngay tức khắc thấy vẻ đẹp, thiêng liêng, sự thật của nó. Nhưng một cái trí đang tìm kiếm và đang ao ước tìm ra không bao giờ ở trong vị trí đó. Tình yêu không là một sự việc để được vun quén. Tình yêu, giống khiêm tốn, không thể được xếp đặt vào chung bởi cái trí. Chỉ một con người hão huyền mới gắng sức để được khiêm tốn; chỉ con người kiêu ngạo mới tìm kiếm và gạt đi sự kiêu ngạo của anh ấy qua luyện tập sự khiêm tốn. Luyện tập sự khiêm tốn vẫn còn là một hành động của kiêu ngạo. Muốn lắng nghe và vì vậy học hỏi, phải có một chất lượng tự phát của khiêm tốn; và một cái trí đã hiểu rõ bản chất của khiêm tốn không bao giờ tuân theo, không bao giờ vâng lời. Bởi vì làm thế nào cái đó mà hoàn toàn phủ nhận, trống không, lại có thể vâng lời hay tuân theo bất kỳ người nào?
Một cái trí mà từ sự rõ ràng của hiểu rõ về chính mình riêng của nó đã khám phá được tình yêu là gì, cũng sẽ ý thức được bản chất và cấu trúc của chết. Nếu chúng ta không chết đi quá khứ, chết đi mọi thứ của ngày hôm qua, vậy thì cái trí vẫn còn bị trói buộc trong những khao khát của nó, trong những cái bóng của ký ức, trong tình trạng bị quy định của nó, và vì vậy không có rõ ràng. Muốn chết đi ngày hôm qua một cách dễ dàng, một cách tự nguyện, không tranh cãi hay đánh giá, cần năng lượng. Tranh cãi, đánh giá, và chọn lựa là một lãng phí năng lượng, và vì vậy người ta không bao giờ chết đi nhiều ngày hôm qua, để cho cái trí có thể được làm trong sáng và mới mẻ. Khi một lần có sự hiểu rõ về chính mình, vậy thì tình yêu cùng sự hòa nhã của nó theo sau; và kia kìa có một chất lượng tự phát của khiêm tốn, và cũng cả tự do này khỏi quá khứ qua chết.
Và từ tất cả việc này sáng tạo hiện diện. Sáng tạo không là tự diễn tả, nó không là một vấn đề quét sơn lên tấm vải, hay viết vài hay nhiều từ trong dạng một quyển sách, hay làm bánh mì trong nhà bếp, hay tạo ra một đứa bé. Không có gì trong tất cả việc đó là sáng tạo. Có sáng tạo chỉ khi nào có tình yêu và chết. Sáng tạo chỉ có thể hiện diện khi có chết đi hàng ngày đối với mọi thứ, để cho không có sự tích lũy như ký ức. Rõ ràng bạn phải có một chút xíu tích lũy trong cách bạn ăn mặc, một ngôi nhà, và tài sản cá nhân, tôi không đang nói về việc đó. Chính ý thức bên trong của tích lũy và chiếm hữu của cái trí – từ đó phát sinh sự thống trị, uy quyền, tuân phục, vâng lời – chính cái đó ngăn cản sáng tạo, bởi vì một cái trí như thế không bao giờ được tự do. Chỉ một cái trí tự do mới biết chết là gì và tình yêu là gì; và chính cái trí đó một mình có sáng tạo. Trong trạng thái này, cái trí là tôn giáo. Trong trạng thái này có thiêng liêng.
Đối với tôi từ ngữ thiêng liêng có một ý nghĩa lạ thường. Làm ơn, tôi không đang tuyên truyền từ ngữ đó, tôi không đang tìm kiếm để thuyết phục bạn về bất kỳ điều gì, và tôi không đang cố gắng khiến bạn cảm thấy hay trải nghiệm sự thật qua từ ngữ đó. Bạn không thể. Bạn phải trải qua tất cả việc này cho chính bạn, không phải bằng từ ngữ, nhưng thực sự. Bạn phải thực sự chết đi mọi việc bạn biết, chết đi những kỷ niệm của bạn, chết đi những đau khổ của bạn, chết đi những vui thú của bạn. Và khi không còn ghen tuông, không còn ganh ghét, không còn tham lam, không còn sự hành hạ của tuyệt vọng, vậy thì bạn sẽ biết được tình yêu là gì, và bạn sẽ bất chợt bắt gặp cái đó mà có lẽ được gọi là thiêng liêng. Vì vậy thiêng liêng là bản thể của tôn giáo. Bạn biết không, một con sông lớn có lẽ bị ô nhiễm khi nó chảy qua một thị trấn, nhưng nếu ô nhiễm không quá nhiều con sông tự lọc sạch chính nó khi nó chảy qua, và trong vài dặm nó lại sạch sẽ, trong sáng, tinh khiết. Tương tự như vậy, khi một lần cái trí bắt gặp thiêng liêng này, vậy thì mọi hành động là một hành động lọc sạch. Qua chính chuyển động của nó cái trí đang tự làm vô nhiễm chính nó, và vì vậy nó không đang tích lũy. Một cái trí đã phát giác ra thiêng liêng này đang cách mạng liên tục, không phải cách mạng kinh tế hay xã hội, nhưng một cách mạng bên trong mà qua đó nó đang luôn luôn tự lọc sạch chính nó. Hành động của nó không bị đặt nền tảng trên ý tưởng hay công thức nào đó. Như con sông có một khối nước khổng lồ theo cùng, nó tự lọc sạch chính nó khi nó trôi chảy, vì vậy cái trí tự lọc sạch chính nó khi một lần nó đã bắt gặp thiêng liêng tôn giáo này.
Làm ơn, như tôi đã nói vào một ngày trước, người nói không quan trọng; điều gì ông ta nói mới quan trọng, bởi vì điều gì ông ta nói là tiếng nói của cái tôi riêng của bạn đang thốt ra lời. Qua những từ ngữ mà người nói đang sử dụng, bạn đang lắng nghe chính bạn, không phải đang lắng nghe người nói, vì vậy người lắng nghe trở nên quan trọng cực kỳ. Lắng nghe là học hỏi, và không tích lũy. Nếu bạn tích lũy hiểu biết và lắng nghe từ tích lũy đó, từ nền tảng hiểu biết của bạn, vậy thì bạn không đang lắng nghe. Chỉ khi nào bạn lắng nghe thì bạn mới học hỏi. Bạn đang học hỏi về chính bạn, và vì vậy bạn phải lắng nghe cẩn thận, bằng chú ý tổng thể, và chú ý không thể có được khi bạn nhận xét, chỉ trích, hay đánh giá điều gì bạn đang nghe. Vậy thì bạn không đang lắng nghe, bạn không đang trực nhận, không đang thấy.
Nếu bạn ngồi trên bờ một con sông sau một cơn bão, bạn thấy dòng nước trôi qua mang theo nhiều mảnh vụn. Tương tự như thế, bạn phải nhìn ngắm chuyển động của chính bạn, theo sát mỗi suy nghĩ, mỗi cảm thấy, mỗi ý định, mỗi động cơ. Chỉ nhìn ngắm nó; nhìn ngắm đó cũng là lắng nghe. Nó đang tỉnh thức bằng đôi mắt của bạn, bằng đôi tai của bạn, bằng thấu triệt của bạn, được tất cả những giá trị mà con người đã tạo ra, và qua đó bạn bị quy định. Chỉ trong trạng thái tỉnh thức tổng thể này sẽ kết thúc mọi tìm kiếm.
Như tôi đã nói, tìm kiếm và tìm được là một lãng phí năng lượng. Khi chính cái trí không rõ ràng, hoang mang, sợ hãi, đau khổ, lo âu, sự tốt lành của đang tìm kiếm là gì? Từ hỗn loạn này, bạn có thể tìm được cái gì ngoại trừ hỗn loạn nhiều thêm? Nhưng khi có sự rõ ràng bên trong, khi cái trí không bị sợ hãi, không đòi hỏi an toàn, vậy thì không có tìm kiếm và không có tìm được. Muốn thấy Thượng đế, sự thật, không là một hành động tôn giáo. Hành động tôn giáo duy nhất là bắt gặp sự rõ ràng bên trong này qua hiểu rõ về chính mình; đó là, qua tỉnh thức được tất cả những bắt chước, những ham muốn thầm kín của người ta và cho phép chúng bộc lộ, không bao giờ sửa chữa, kiểm soát, hay buông thả, nhưng luôn luôn nhìn ngắm chúng. Từ nhìn ngắm liên tục đó kia kìa sự rõ ràng, nhạy cảm lạ thường đến, và một bảo toàn cực kỳ của năng lượng. Và người ta phải có năng lượng vô biên, bởi vì tất cả hành động là năng lượng, cuộc sống chính nó là năng lượng. Khi chúng ta bị đau khổ, lo âu, cãi cọ, ganh tị, khi chúng ta bị sợ hãi, khi chúng ta cảm thấy bị sỉ nhục hay được nịnh nọt – tất cả việc đó là một lãng phí năng lượng. Cũng là một lãng phí năng lượng khi bị bệnh, thuộc thân thể hay bên trong. Mọi thứ chúng ta làm, suy nghĩ, và cảm thấy là một tuôn trào của năng lượng. Hoặc chúng ta hiểu rõ sự lãng phí của năng lượng và vì vậy từ hiểu rõ đó có một hội tụ cùng nhau tự nhiên của tất cả năng lượng, hoặc chúng ta tiêu xài cuộc đời của chúng ta vào sự đấu tranh để mang lại cùng nhau vô số những diễn tả mâu thuẫn của năng lượng, hy vọng từ vòng ngoài đó đến được bản thể.
Bản thể của tôn giáo là thiêng liêng, mà không liên quan gì đến những tôn giáo có tổ chức, cũng không liên quan gì đến cái trí bị trói buộc và bị quy định bởi một niềm tin, một giáo điều. Đối với một cái trí như thế không có gì là thiêng liêng cả ngoại trừ vị Thượng đế nó đã sáng chế, hay nghi lễ nó đã sắp xếp vào cùng, hay vô số những cảm xúc nó rút ra từ lời cầu nguyện, từ thờ phụng, từ hiến dâng. Nhưng những sự việc này không thiêng liêng gì cả. Không có gì thiêng liêng về giáo điều, về nghi lễ, về cảm tính hay cảm xúc. Thiêng liêng là chính bản thể của một cái trí tôn giáo, và đó là điều gì chúng ta sẽ khám phá. Chúng ta không quan tâm đến cái gì được giả sử là thiêng liêng – biểu tượng, từ ngữ, con người, bức tranh, một trải nghiệm đặc biệt, mà tất cả đều là trẻ con – nhưng quan tâm đến bản thể. Về phần của mỗi người chúng ta, điều đó đòi hỏi một hiểu rõ mà đến qua nhìn ngắm, hay tỉnh thức, trước hết được những sự việc bên ngoài. Cái trí không thể lướt trên thủy triều của tỉnh thức bên trong nếu trước hết không tỉnh thức được cách ứng xử bên ngoài, những cử chỉ, những quần áo, những hình thể, kích cỡ và màu sắc của một cái cây, hình dáng của một con người, của một ngôi nhà. Nó cũng cùng là thủy triều đi vào và đi ra, và nếu bạn không biết được thủy triều bên ngoài, bạn sẽ không bao giờ biết được thủy triều bên trong là gì.
Làm ơn hãy lắng nghe điều này. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng tỉnh thức là một điều gì đó bí mật phải được luyện tập, và rằng chúng ta nên tụ họp cùng nhau từ ngày sang ngày để nói chuyện về tỉnh thức. Bạn không thể đến được tỉnh thức theo lối đó. Nhưng nếu bạn tỉnh thức được những sự vật phía bên ngoài – khúc quanh của con đường, hình thể của một cái cây, màu sắc quần áo của người khác, đường nét của những hòn núi tương phản một bầu trời xanh, sự tinh tế của một bông hoa, vẻ đau khổ trên khuôn mặt của một người qua đường, sự ngu dốt, ganh tị, ghen tuông của những người khác, vẻ đẹp của quả đất – vậy thì bởi vì thấy tất cả những sự việc sự vật bên ngoài này mà không chỉ trích, không chọn lựa, bạn có thể lướt trên thủy triều của tỉnh thức bên trong. Vậy thì bạn sẽ trở nên tỉnh thức được những phản ứng riêng của bạn, những nhỏ nhen riêng của bạn, những ganh tị riêng của bạn. Từ tỉnh thức bên ngoài, bạn tiến vào bên trong; nhưng nếu bạn không tỉnh thức được bên ngoài, bạn không thể tiến vào bên trong.
Khi có tỉnh thức bên trong được mọi hoạt động của cái trí và thân thể của bạn, khi bạn tỉnh thức được những tư tưởng của bạn, những cảm thấy của bạn, cả thầm kín lẫn hiển lộ, có ý thức hay không ý thức, vậy thì từ tỉnh thức này có một rõ ràng mà không bị thôi thúc, không bị xếp đặt vào chung bởi cái trí. Và nếu không có rõ ràng đó, bạn có lẽ làm điều gì bạn muốn, bạn có lẽ tìm kiếm những bầu trời và những quả đất, và những biển sâu, nhưng bạn sẽ không bao giờ tìm ra cái gì là sự thật.
Vì vậy con người muốn khám phá điều gì là sự thật phải có nhạy cảm của tỉnh thức, mà không là luyện tập sự tỉnh thức. Luyện tập sự tỉnh thức chỉ dẫn đến thói quen, và thói quen là hủy diệt tất cả nhạy cảm. Bất kỳ thói quen nào, dù là thói quen ái ân, thói quen nhậu nhẹt, thói quen hút thuốc, hay bất kỳ điều gì bạn muốn, đều làm cho cái trí mất nhạy cảm; và một cái trí vô cảm, ngoài sự lãng phí năng lượng, trở nên đờ đẫn. Một cái trí nhỏ nhen, bị quy định, nông cạn, đờ đẫn có lẽ uống một viên thuốc và trong một giây nó có lẽ có một trải nghiệm kinh ngạc, nhưng nó vẫn còn là một cái trí nhỏ nhen. Điều gì bây giờ chúng ta đang làm là tìm ra làm thế nào kết thúc sự nhỏ nhen của cái trí.
Nhỏ nhen không được kết thúc bởi thâu lượm thông tin thêm nữa, hiểu biết thêm nữa, bởi lắng nghe âm nhạc nổi tiếng, bởi trông thấy những mảnh đất đẹp của thế giới, và vân vân; nó không liên quan gì đến tất cả việc đó. Điều gì mang lại sự kết thúc của nhỏ nhen là sự rõ ràng của hiểu rõ về chính mình, sự chuyển động của cái trí mà không có những giới hạn. Chỉ một cái trí như thế mới là tôn giáo.
Bản thể của tôn giáo là thiêng liêng; nhưng thiêng liêng không ở trong bất kỳ nhà thờ, trong bất kỳ đền chùa, trong bất kỳ thánh đường, trong bất kỳ hình ảnh nào. Tôi đang nói về bản thể và không phải về những sự việc mà chúng ta gọi là thiêng liêng. Khi người ta hiểu rõ bản thể của tôn giáo này, mà là thiêng liêng, vậy thì cuộc sống có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn; vậy thì mọi thứ có vẻ đẹp, và vẻ đẹp là thiêng liêng. Vẻ đẹp không là cái bị kích động. Khi bạn trông thấy một hòn núi, một tòa nhà, một con sông, một thung lũng, một bông hoa, hay một khuôn mặt, bạn có lẽ nói nó đẹp bởi vì bạn bị kích động bởi nó, nhưng vẻ đẹp mà tôi đang nói không cần kích động gì cả. Nó là vẻ đẹp không được tìm ra trong bất kỳ bức ảnh, trong bất kỳ biểu tượng, trong bất kỳ từ ngữ, trong bất kỳ âm nhạc nào. Vẻ đẹp đó là thiêng liêng. Nó là bản thể của một cái trí tôn giáo, của một cái trí rõ ràng trong hiểu rõ về chính mình của nó. Người ta bắt gặp được vẻ đẹp đó, không bởi ham muốn, ước ao, mong đợi có trải nghiệm, nhưng chỉ khi nào mọi ham muốn có trải nghiệm kết thúc; và đó là một trong những sự việc khó khăn nhất cần hiểu rõ.
Như tôi đã vạch rõ từ trước, một cái trí đang tìm kiếm trải nghiệm vẫn còn đang chuyển động ở chu vi, và sự diễn giải về mỗi trải nghiệm sẽ tùy thuộc vào tình trạng bị quy định đặc biệt của bạn. Dù bạn là một người Thiên chúa giáo, một người Phật giáo, một người Hồi giáo, một người Ấn độ giáo, hay một người cộng sản, bất kỳ bạn là người nào, những trải nghiệm của bạn rõ ràng bị diễn giải và bị quy định tùy theo nền tảng quá khứ, và bạn càng đòi hỏi nhiều trải nghiệm bao nhiêu, bạn đang củng cố nền tảng đó mạnh mẽ thêm bấy nhiêu. Qui trình này không là một cởi bỏ của đau khổ, cũng không phải một kết thúc cho đau khổ; nó chỉ là một tẩu thoát khỏi đau khổ. Một cái trí rõ ràng trong hiểu rõ về chính mình của nó, một cái trí là chính bản thể của rõ ràng và ánh sáng, không có nhu cầu của trải nghiệm. Nó là cái gì nó là. Vì vậy rõ ràng hiện diện qua hiểu rõ về chính mình, và không qua sự dạy bảo của người khác, dù anh ấy là một văn sĩ khôn ngoan, một nhà tâm lý học, một triết gia, hay một vị thầy tạm gọi là tôn giáo.
Không có thiêng liêng nếu không có tình yêu và hiểu rõ về chết. Bạn biết không, nó là một trong những sự việc tuyệt vời nhất trong cuộc sống khi khám phá được cái gì đó một cách bất ngờ, tự phát, bất chợt bắt gặp cái gì đó mà không định trước, và ngay tức khắc thấy vẻ đẹp, thiêng liêng, sự thật của nó. Nhưng một cái trí đang tìm kiếm và đang ao ước tìm ra không bao giờ ở trong vị trí đó. Tình yêu không là một sự việc để được vun quén. Tình yêu, giống khiêm tốn, không thể được xếp đặt vào chung bởi cái trí. Chỉ một con người hão huyền mới gắng sức để được khiêm tốn; chỉ con người kiêu ngạo mới tìm kiếm và gạt đi sự kiêu ngạo của anh ấy qua luyện tập sự khiêm tốn. Luyện tập sự khiêm tốn vẫn còn là một hành động của kiêu ngạo. Muốn lắng nghe và vì vậy học hỏi, phải có một chất lượng tự phát của khiêm tốn; và một cái trí đã hiểu rõ bản chất của khiêm tốn không bao giờ tuân theo, không bao giờ vâng lời. Bởi vì làm thế nào cái đó mà hoàn toàn phủ nhận, trống không, lại có thể vâng lời hay tuân theo bất kỳ người nào?
Một cái trí mà từ sự rõ ràng của hiểu rõ về chính mình riêng của nó đã khám phá được tình yêu là gì, cũng sẽ ý thức được bản chất và cấu trúc của chết. Nếu chúng ta không chết đi quá khứ, chết đi mọi thứ của ngày hôm qua, vậy thì cái trí vẫn còn bị trói buộc trong những khao khát của nó, trong những cái bóng của ký ức, trong tình trạng bị quy định của nó, và vì vậy không có rõ ràng. Muốn chết đi ngày hôm qua một cách dễ dàng, một cách tự nguyện, không tranh cãi hay đánh giá, cần năng lượng. Tranh cãi, đánh giá, và chọn lựa là một lãng phí năng lượng, và vì vậy người ta không bao giờ chết đi nhiều ngày hôm qua, để cho cái trí có thể được làm trong sáng và mới mẻ. Khi một lần có sự hiểu rõ về chính mình, vậy thì tình yêu cùng sự hòa nhã của nó theo sau; và kia kìa có một chất lượng tự phát của khiêm tốn, và cũng cả tự do này khỏi quá khứ qua chết.
Và từ tất cả việc này sáng tạo hiện diện. Sáng tạo không là tự diễn tả, nó không là một vấn đề quét sơn lên tấm vải, hay viết vài hay nhiều từ trong dạng một quyển sách, hay làm bánh mì trong nhà bếp, hay tạo ra một đứa bé. Không có gì trong tất cả việc đó là sáng tạo. Có sáng tạo chỉ khi nào có tình yêu và chết. Sáng tạo chỉ có thể hiện diện khi có chết đi hàng ngày đối với mọi thứ, để cho không có sự tích lũy như ký ức. Rõ ràng bạn phải có một chút xíu tích lũy trong cách bạn ăn mặc, một ngôi nhà, và tài sản cá nhân, tôi không đang nói về việc đó. Chính ý thức bên trong của tích lũy và chiếm hữu của cái trí – từ đó phát sinh sự thống trị, uy quyền, tuân phục, vâng lời – chính cái đó ngăn cản sáng tạo, bởi vì một cái trí như thế không bao giờ được tự do. Chỉ một cái trí tự do mới biết chết là gì và tình yêu là gì; và chính cái trí đó một mình có sáng tạo. Trong trạng thái này, cái trí là tôn giáo. Trong trạng thái này có thiêng liêng.
Đối với tôi từ ngữ thiêng liêng có một ý nghĩa lạ thường. Làm ơn, tôi không đang tuyên truyền từ ngữ đó, tôi không đang tìm kiếm để thuyết phục bạn về bất kỳ điều gì, và tôi không đang cố gắng khiến bạn cảm thấy hay trải nghiệm sự thật qua từ ngữ đó. Bạn không thể. Bạn phải trải qua tất cả việc này cho chính bạn, không phải bằng từ ngữ, nhưng thực sự. Bạn phải thực sự chết đi mọi việc bạn biết, chết đi những kỷ niệm của bạn, chết đi những đau khổ của bạn, chết đi những vui thú của bạn. Và khi không còn ghen tuông, không còn ganh ghét, không còn tham lam, không còn sự hành hạ của tuyệt vọng, vậy thì bạn sẽ biết được tình yêu là gì, và bạn sẽ bất chợt bắt gặp cái đó mà có lẽ được gọi là thiêng liêng. Vì vậy thiêng liêng là bản thể của tôn giáo. Bạn biết không, một con sông lớn có lẽ bị ô nhiễm khi nó chảy qua một thị trấn, nhưng nếu ô nhiễm không quá nhiều con sông tự lọc sạch chính nó khi nó chảy qua, và trong vài dặm nó lại sạch sẽ, trong sáng, tinh khiết. Tương tự như vậy, khi một lần cái trí bắt gặp thiêng liêng này, vậy thì mọi hành động là một hành động lọc sạch. Qua chính chuyển động của nó cái trí đang tự làm vô nhiễm chính nó, và vì vậy nó không đang tích lũy. Một cái trí đã phát giác ra thiêng liêng này đang cách mạng liên tục, không phải cách mạng kinh tế hay xã hội, nhưng một cách mạng bên trong mà qua đó nó đang luôn luôn tự lọc sạch chính nó. Hành động của nó không bị đặt nền tảng trên ý tưởng hay công thức nào đó. Như con sông có một khối nước khổng lồ theo cùng, nó tự lọc sạch chính nó khi nó trôi chảy, vì vậy cái trí tự lọc sạch chính nó khi một lần nó đã bắt gặp thiêng liêng tôn giáo này.
Gửi ý kiến của bạn