- 1. Bombay, ngày 6 tháng 1 năm 1960
- 2. Eddington, Pennsylvania, ngày 12 tháng 6 năm 1936
- 3. Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu Âu năm 1967, London, ngày 30 tháng 9 năm 1967
- 4. Seatle, ngày 16 tháng 7 năm 1950
- 5. Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu âu năm 1967, Paris, ngày 30 tháng 4 năm 1967
- 6. Từ quyển: Tự do đầu tiên và cuối cùng, Chương 28
- 7. Từ quyển: Cuộc sống trước mặt, Chương 4
- 8. Từ quyển: Cuộc Sống Trước Mặt, Chương 7 với Những Người Trẻ
- 9. Từ quyển: Bình phẩm về cuộc sống Quyển một, Chương 18
- 10. Bombay, ngày 3 tháng 3 năm 1965
- 11. Bangalore, ngày 4 tháng 7 năm 1948
- 12. Bombay, ngày 8 tháng 2 năm 1948
- 13. Bombay, ngày 27 tháng 2 năm 1955
- 14. Bombay, ngày 24 tháng 12 năm 1958
- 15. Bombay, ngày 8 tháng 3 năm 1961
- 16. London, ngày 23 tháng 10 năm 1949
- 17. Madras, ngày 29 tháng 1 năm 1964
- 18. Madras, ngày 15 tháng 12 năm 1974
- 19. Từ quyển: Ghi Chép của Krishnamurti
- 20. New Delhi, ngày 31 tháng 10 năm 1956
- 21. Ojai, ngày 5 tháng 7 năm 1953
- 22. Ojai, ngày 21 tháng 8 năm 1955 - Nói chuyện
- 23. Ojai, ngày 21 tháng 8 năm 1955, Những câu hỏi
- 24. Saanen, ngày 2 tháng 8 năm 1964
- 25. Saanen, ngày 1 tháng 8 năm 1965
- 26. Từ quyển: Sự kết thúc của thời gian, ngày 2 tháng 4 năm 1980
- 27. Từ quyển: Sổ tay của Krishnamurti
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Một sự thật rõ ràng rằng những con người cần một cái gì đó để thờ phụng. Bạn và tôi và nhiều người khác ham muốn có cái gì đó thiêng liêng trong cuộc sống của chúng ta, và hoặc chúng ta đến đền chùa, đến những thánh đường, đến những nhà thờ, hoặc chúng ta có những biểu tượng, những hình ảnh và những ý tưởng khác mà chúng ta thờ phụng. Sự cần thiết phải thờ phụng một cái gì đó dường như rất cấp bách bởi vì chúng ta muốn được đưa vào cái gì đó to tát hơn, rộng rãi hơn, thâm sâu hơn, bền vững hơn. Vì vậy chúng ta bắt đầu sáng chế những vị thầy, những đạo sư, những con người thần thánh, trong thiên đàng hay trên quả đất; chúng ta sáng chế những biểu tượng khác nhau, thánh giá, lưỡi liềm, và vân vân. Nếu không có cái nào như trên gây thỏa mãn, chúng ta phỏng đoán cái gì đó vượt khỏi cái trí, bám chặt vào cái gì đó được gọi là thiêng liêng, cái gì đó phải được thờ phụng. Đó là điều gì xảy ra trong sự tồn tại hàng ngày của chúng ta, như tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều nhận thức rõ. Luôn luôn có nỗ lực này ở bên trong lãnh vực của cái đã được biết, bên trong lãnh vực của cái trí, của ký ức, và dường như chúng ta không bao giờ có thể phá vỡ và tìm ra cái gì đó thiêng liêng mà không bị sáng chế bởi cái trí.
Tôi muốn, nếu tôi được phép, tìm hiểu nghi vấn của liệu có cái gì đó thực sự thiêng liêng, cái gì đó vô hạn mà không thể được đo lường bởi cái trí. Muốn làm việc đó, rõ ràng phải có một cách mạng trong suy nghĩ của chúng ta, trong những giá trị của chúng ta. Tôi không có ý nói một cách mạng xã hội hay kinh tế, mà chỉ là không chín chắn; nó có lẽ gây ảnh hưởng trên bề mặt cuộc sống chúng ta, nhưng theo căn bản nó không là một cách mạng gì cả. Tôi đang nói về cách mạng được tạo ra qua hiểu rõ về chính mình, không phải hiểu biết hời hợt về chính mình mà được thành tựu bởi một tìm hiểu của tư tưởng trên bề mặt của cái trí, nhưng những chiều sâu thăm thẳm của hiểu rõ về chính mình.
Chắc chắn, một trong những khó khăn lớn nhất của chúng ta là sự thật rằng tất cả nỗ lực của chúng ta đều trong lãnh vực của công nhận. Dường như chúng ta vận hành chỉ trong những giới hạn của những sự việc chúng ta có thể công nhận, đó là, trong lãnh vực của ký ức; liệu cái trí có thể vượt khỏi lãnh vực đó hay không?
Làm ơn, nếu tôi được phép đề nghị, hãy quan sát cái trí riêng của bạn khi tôi đang nói; bởi vì tôi muốn tìm hiểu điều này khá sâu sắc, và nếu bạn chỉ theo sau sự giải thích bằng từ ngữ mà không áp dụng nó ngay tức khắc, sự giải thích chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu bạn lắng nghe và nói rằng, “Ngày mai tôi sẽ suy nghĩ nó”, vậy thì nó đã qua rồi, nó không có giá trị gì cả; nhưng nếu bạn chú ý tổng thể vào điều gì đang được nói và có thể áp dụng nó, mà có nghĩa tỉnh thức được những qui trình cảm xúc và trí năng riêng của bạn, vậy thì bạn sẽ thấy rằng điều gì tôi đang nói có ý nghĩa ngay tức khắc.
Bạn thấy không, chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu rõ những sự việc bằng cách tích lũy hiểu biết, bằng cách so sánh. Chắc chắn chúng ta không hiểu rõ trong lối đó. Nếu bạn so sánh một sự việc với một sự việc khác, bạn chỉ lạc lõng trong sự so sánh. Bạn có thể hiểu rõ cái gì đó chỉ khi nào bạn trao cho nó chú ý tổng thể của bạn, và mọi hình thức so sánh hay đánh giá đều là một xao lãng.
Vậy thì hiểu rõ về chính mình không là tích lũy, và tôi nghĩ hiểu rõ việc đó rất quan trọng. Nếu hiểu rõ về chính mình là tích lũy, nó chỉ thuần túy máy móc. Nó giống như sự hiểu biết của một bác sĩ đã học một phương pháp kỹ thuật, luôn luôn chuyên biệt trong một bộ phận nào đó của thân thể. Một bác sĩ giải phẫu có lẽ là một người xuất sắc trong ngành giải phẫu của anh ấy bởi vì anh ấy đã học phương pháp kỹ thuật, anh ấy có hiểu biết và tài năng về nó, và có trải nghiệm tích lũy mà giúp đỡ anh ấy. Nhưng chúng ta không đang nói về trải nghiệm tích lũy như thế. Trái lại, bất kỳ hình thức nào của hiểu biết tích lũy đều hủy hoại sự khám phá thêm nữa; nhưng khi người ta khám phá, lúc đó có lẽ người ta có thể sử dụng phương pháp kỹ thuật tích lũy.
Chắc chắn điều gì tôi đang nói hoàn toàn đơn giản. Nếu người ta có thể tìm hiểu, quan sát chính mình, người ta bắt đầu phát giác cách ký ức tích lũy đang hành động vào mọi thứ người ta thấy như thế nào; người ta luôn luôn đang đánh giá, đang loại bỏ hay đang chấp nhận, đang chỉ trích hay đang bênh vực, vì vậy trải nghiệm của người ta luôn luôn trong lãnh vực của cái đã được biết, của tình trạng bị quy định. Nhưng nếu không có ký ức tích lũy như một hướng dẫn, hầu hết chúng ta cảm thấy lạc lõng, chúng ta cảm thấy sợ hãi và vì vậy chúng ta không thể quan sát chính chúng ta như chúng ta là. Khi có qui trình tích lũy, mà là sự vun quén của ký ức, sự quan sát của chính chúng ta trở nên quá hời hợt. Ký ức có hữu ích trong hướng dẫn, tự cải thiện chính người ta, nhưng trong tự cải thiện không bao giờ có thể có một cách mạng, một thay đổi cơ bản. Chỉ khi nào ý thức của tự cải thiện hoàn toàn kết thúc, nhưng không phải bởi ý chí, mới có thể có một cái gì đó thăng hoa, một cái gì đó hoàn toàn mới mẻ hiện diện.
Nếu một người nào đó vạch rõ sự vô ích của lặp lại điều gì người khác nói, lệ thuộc vào chứng cớ của những người khác, mà có lẽ là vô lý, vậy thì chắc chắn bạn phải nói rằng, “Tôi không biết.” Bây giờ, nếu người ta có thể thực sự đến trạng thái nói rằng, “Tôi không biết”, nó thể hiện một ý thức lạ thường của khiêm tốn; không có sự kiêu căng của hiểu biết, không có câu trả lời tự khẳng định để tạo nên một ấn tượng. Khi bạn có thể thực sự nói rằng, “Tôi không biết”, mà chẳng có bao nhiêu người có thể nói như thế, vậy thì trong trạng thái đó tất cả sợ hãi kết thúc, bởi vì tất cả ý thức của công nhận, sự tìm kiếm vào ký ức, đã kết thúc; không còn tìm hiểu vào lãnh vực của cái đã được biết. Vậy thì sự việc lạ thường đó xuất hiện. Nếu bạn đã theo sát điều gì tôi đang nói, không chỉ bằng từ ngữ, nhưng nếu bạn đang thực sự trải nghiệm nó, bạn sẽ phát giác rằng khi bạn có thể nói, “Tôi không biết”, tất cả tình trạng bị quy định đã kết thúc. Và lúc đó trạng thái của cái trí là gì? Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói không? Tôi đang trình bày rõ ràng chứ? Tôi nghĩ rằng rất quan trọng cho bạn phải chú ý một chút đến điều này, nếu bạn quan tâm đến nó.
Bạn thấy không, chúng ta đang tìm kiếm một cái gì đó vĩnh cửu, vĩnh cửu trong ý thức của thời gian, một cái gì đó kéo dài, mãi mãi. Chúng ta thấy rằng mọi thứ quanh chúng ta là ngắn ngủi, trong thay đổi liên tục – được sinh ra, già nua và chết – và tìm kiếm của chúng ta là luôn luôn để thiết lập một cái gì đó mà sẽ vĩnh cửu trong cái đã được biết. Nhưng cái thực sự thiêng liêng vượt khỏi sự đo lường của thời gian, nó phải không được tìm thấy trong lãnh vực của thời gian. Cái đã được biết vận hành chỉ qua tư tưởng, mà là sự phản hồi của ký ức đến thách thức. Nếu tôi thấy điều đó và tôi muốn tìm ra làm thế nào để kết thúc suy nghĩ, tôi phải làm gì đây? Chắc chắn tôi phải qua hiểu rõ về chính mình, tỉnh thức được toàn qui trình suy nghĩ của tôi. Tôi phải thấy rằng mỗi tư tưởng, dù tinh tế, dù cao thượng, hay dù xấu xa, đều có gốc rễ của nó trong cái đã được biết, trong ký ức. Nếu tôi thấy điều đó rất rõ ràng, vậy thì cái trí, khi bị đối diện với một vấn đề to lớn, có thể nói rằng, “Tôi không biết”, bởi vì nó không có câu trả lời. Vậy thì tất cả những câu trả lời – của Phật, của Chúa, của những vị thầy, những bậc thầy, những đạo sư – đều không có ý nghĩa; bởi vì nếu chúng có một ý nghĩa, ý nghĩa đó được sinh ra từ sự thâu lượm của ký ức mà là tình trạng bị quy định của tôi.
Nếu tôi thấy sự thật của tất cả việc đó và thực sự gạt đi tất cả những câu trả lời, mà tôi có thể làm được chỉ khi nào có sự khiêm tốn vô cùng này của không biết, lúc đó trạng thái của cái trí là gì? Trạng thái của cái trí mà nói rằng, “Tôi không biết liệu có Thượng đế, liệu có tình yêu” – đó là, khi không có sự phản hồi của ký ức là gì? Làm ơn đừng trả lời tức khắc câu hỏi cho chính bạn bởi vì nếu bạn làm như thế, câu trả lời của bạn chỉ là sự công nhận của điều gì bạn suy nghĩ nó nên là hay không nên là. Nếu bạn nói rằng, “Nó là một trạng thái phủ nhận”, bạn đang so sánh nó với một cái gì đó bạn đã biết rồi; vì vậy trạng thái đó khi bạn nói, “Tôi không biết”, không hiện diện.
Tôi đang cố gắng tìm hiểu vấn đề này bằng lời nói để cho bạn cũng có thể theo sát nó qua sự quan sát cái trí riêng của bạn. Trạng thái trong đó cái trí nói rằng, “Tôi không biết”, không là phủ nhận. Cái trí đã hoàn toàn ngừng tìm kiếm, nó đã ngừng tạo nên bất kỳ chuyển động nào, vì nó thấy rằng bất kỳ chuyển động nào từ cái đã được biết đối với cái sự việc nó gọi là không biết được chỉ là một chiếu rọi của cái đã được biết. Cái trí mà có thể nói rằng, “Tôi không biết”, ở trong trạng thái duy nhất mà bất kỳ điều gì đều có thể được khám phá. Nhưng con người nói rằng, “Tôi biết” con người đã học vô số loại trải nghiệm khác nhau của con người và cái trí của anh ấy bị nhét đầy thông tin, nhét đầy hiểu biết bách khoa, liệu anh ấy có khi nào trải nghiệm cái gì đó mà không dành cho sự tích lũy? Anh ấy sẽ thấy rằng việc đó khó khăn cực kỳ. Khi cái trí hoàn toàn gạt đi tất cả hiểu biết mà nó đã thâu lượm, khi đối với nó không còn những vị Phật, không còn những vị Chúa, không còn những bậc thầy, không còn những vị thầy, không còn những tôn giáo, không còn những trích dẫn, khi cái trí hoàn toàn một mình, không bị vấy bẩn – mà có nghĩa rằng chuyển động của cái đã được biết đã kết thúc – chỉ đến lúc đó mới có khả năng có được một cách mạng kinh ngạc, một thay đổi cơ bản. Một thay đổi như thế rõ ràng là cần thiết; nhưng chỉ một ít người, bạn và tôi, hay X, mà đã tạo ra trong chính họ sự cách mạng này, mà có khả năng sáng tạo một thế giới mới mẻ, không phải những người lý tưởng, không phải những người trí năng, không phải những người có vô số hiểu biết, hay những người làm những công việc từ thiện. Họ không là những người đó; tất cả họ là những người đổi mới. Con người tôn giáo là con người không lệ thuộc bất kỳ tôn giáo nào, bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ chủng tộc nào, người hoàn toàn cô đơn bên trong, trong một trạng thái không biết. Và phước lành của thiêng liêng hiện diện cho anh ấy.