- 1. Bombay, ngày 6 tháng 1 năm 1960
- 2. Eddington, Pennsylvania, ngày 12 tháng 6 năm 1936
- 3. Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu Âu năm 1967, London, ngày 30 tháng 9 năm 1967
- 4. Seatle, ngày 16 tháng 7 năm 1950
- 5. Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu âu năm 1967, Paris, ngày 30 tháng 4 năm 1967
- 6. Từ quyển: Tự do đầu tiên và cuối cùng, Chương 28
- 7. Từ quyển: Cuộc sống trước mặt, Chương 4
- 8. Từ quyển: Cuộc Sống Trước Mặt, Chương 7 với Những Người Trẻ
- 9. Từ quyển: Bình phẩm về cuộc sống Quyển một, Chương 18
- 10. Bombay, ngày 3 tháng 3 năm 1965
- 11. Bangalore, ngày 4 tháng 7 năm 1948
- 12. Bombay, ngày 8 tháng 2 năm 1948
- 13. Bombay, ngày 27 tháng 2 năm 1955
- 14. Bombay, ngày 24 tháng 12 năm 1958
- 15. Bombay, ngày 8 tháng 3 năm 1961
- 16. London, ngày 23 tháng 10 năm 1949
- 17. Madras, ngày 29 tháng 1 năm 1964
- 18. Madras, ngày 15 tháng 12 năm 1974
- 19. Từ quyển: Ghi Chép của Krishnamurti
- 20. New Delhi, ngày 31 tháng 10 năm 1956
- 21. Ojai, ngày 5 tháng 7 năm 1953
- 22. Ojai, ngày 21 tháng 8 năm 1955 - Nói chuyện
- 23. Ojai, ngày 21 tháng 8 năm 1955, Những câu hỏi
- 24. Saanen, ngày 2 tháng 8 năm 1964
- 25. Saanen, ngày 1 tháng 8 năm 1965
- 26. Từ quyển: Sự kết thúc của thời gian, ngày 2 tháng 4 năm 1980
- 27. Từ quyển: Sổ tay của Krishnamurti
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Người hỏi: Con người phải biết Thượng đế là gì trước khi anh ấy có thể biết Thượng đế. Làm thế nào ông sẽ giới thiệu ý tưởng về Thượng đế cho con người mà không mang Thượng đế đến mức độ của con người?
Krishnamurti: Bạn không thể, thưa bạn. Bây giờ động cơ đằng sau sự tìm kiếm Thượng đế là gì, và sự tìm kiếm đó có thực sự không? Với hầu hết chúng ta đó là một tẩu thoát khỏi sự thật. Vì vậy chúng ta phải hiểu rõ trong chính chúng ta liệu sự tìm kiếm Thượng đế này là một tẩu thoát hay hay liệu nó là một tìm kiếm sự thật trong mọi thứ – sự thật trong những liên hệ của chúng ta, sự thật trong giá trị của sự việc, sự thật trong những ý tưởng. Nếu chúng ta tìm kiếm Thượng đế chỉ bởi vì chúng ta chán ngán thế giới này cùng những đau khổ của nó, vậy thì đó là một tẩu thoát. Vậy thì chúng ta sáng chế Thượng đế, và vì vậy nó không là Thượng đế. Thượng đế của những đền chùa, của những quyển sách, không là Thượng đế; rõ ràng, nó là một tẩu thoát tuyệt vời. Nhưng nếu chúng ta cố gắng tìm ra sự thật, không phải trong một loạt những hành động loại trừ, nhưng trong tất cả những hành động, những ý tưởng, và những liên hệ của chúng ta, nếu chúng ta tìm kiếm sự đánh giá đúng đắn về lương thực, quần áo, và chỗ ở, vậy thì bởi vì cái trí của chúng ta có thể minh bạch và hiểu rõ, khi chúng ta tìm kiếm sự thật chúng ta sẽ tìm được nó. Lúc đó nó không là một tẩu thoát. Nhưng nếu chúng ta bị rối loạn vì những sự việc của thế giới – lương thực, quần áo, chỗ ở, liên hệ và những ý tưởng – làm thế nào chúng ta có thể tìm ra sự thật? Chúng ta chỉ có thể sáng chế “sự thật”. Vì vậy Thượng đế, sự thật hay chân lý, không dành cho một cái trí bị rối loạn, bị quy định, bị giới hạn. Làm thế nào một cái trí như thế có thể suy nghĩ về sự thật hay Thượng đế? Đầu tiên nó phải tháo gỡ tình trạng bị quy định của chính nó. Nó phải làm tự do chính nó khỏi những giới hạn riêng của nó, và chỉ đến lúc đó nó có thể biết Thượng đế là gì; rõ ràng không phải trước lúc đó. Sự thật là cái không biết được, và cái đã được biết không là sự thật.
Vì vậy một cái trí ao ước biết sự thật phải làm tự do chính nó khỏi tình trạng bị quy định riêng của nó, và tình trạng bị quy định đó được áp đặt hoặc bên ngoài hoặc bên trong; và chừng nào cái trí còn tranh cãi, xung đột trong liên hệ, nó không thể biết sự thật. Vì vậy nếu người ta muốn biết sự thật, cái trí phải tĩnh lặng; nhưng nếu cái trí bị cưỡng bách, bị kỷ luật để tĩnh lặng, tĩnh lặng đó trong chính nó là một giới hạn, nó chỉ là tự thôi miên. Cái trí trở nên tự do và tĩnh lặng chỉ khi nào nó hiểu rõ những giá trị vây bủa chung quanh nó. Vì vậy muốn hiểu rõ cái tột đỉnh, tối thượng, sự thật, chúng ta phải bắt đầu từ rất thấp, rất gần; đó là, chúng ta phải tìm ra giá trị của những sự vật, của liên hệ, của những ý tưởng, mà chúng ta bị bận tâm mỗi ngày. Và nếu không hiểu rõ chúng, làm thế nào cái trí có thể tìm kiếm sự thật? Nó có thể sáng chế “sự thật”, nó có thể sao chép, nó có thể bắt chước; bởi vì nó đã đọc quá nhiều sách, nó có thể lặp lại trải nghiệm của những người khác. Nhưng chắc chắn đó không là sự thật. Muốn trải nghiệm sự thật cái trí phải ngừng sáng chế, bởi vì bất kỳ điều gì nó sáng chế vẫn còn trong ngục tù của thời gian. Vấn đề không là liệu có Thượng đế hay không có Thượng đế, nhưng là con người có lẽ khám phá Thượng đế bằng cách nào. Nếu trong sự tìm kiếm anh ấy tự tháo gỡ chính anh ấy ra khỏi mọi thứ, chắc chắn anh ấy sẽ tìm thấy sự thật đó. Nhưng anh ấy phải bắt đầu bằng những điều gần gũi và không phải những điều xa xa. Rõ ràng muốn đi xa người ta phải bắt đầu từ gần. Nhưng hầu hết chúng ta muốn phỏng đoán, mà là một tẩu thoát rất thuận tiện. Đó là lý do tại sao những tôn giáo dâng tặng một liều thuốc tuyệt vời như thế cho con người.
Vì vậy nhiệm vụ tháo gỡ cái trí khỏi tất cả những giá trị mà nó đã tạo ra là một nhiệm vụ rất gian nan, và bởi vì những cái trí của chúng ta mệt mỏi, hay chúng ta lười biếng, chúng ta thích đọc những quyển sách tôn giáo và phỏng đoán về Thượng đế; nhưng chắc chắn đó không là khám phá sự thật. Đang nhận ra là đang trải nghiệm, không phải đang bắt chước.
Người hỏi: Cái trí có khác người suy nghĩ hay không?
K: Bây giờ, người suy nghĩ có khác biệt những suy nghĩ của anh ấy hay không? Người suy nghĩ tồn tại mà không có những suy nghĩ hay sao? Có một người suy nghĩ tách rời suy nghĩ à? Ngừng suy nghĩ, và người suy nghĩ ở đâu? Người suy nghĩ của một suy nghĩ có khác biệt người suy nghĩ của một suy nghĩ khác hay không? Người suy nghĩ tách rời suy nghĩ của anh ấy, hay suy nghĩ tạo ra người suy nghĩ, mà sau đó nhận dạng chính anh ấy với suy nghĩ khi anh ấy phát giác nó thuận tiện, và tách rời chính anh ấy khi nó không thuận tiện? Đó là, cái “tôi”, người suy nghĩ là gì? Rõ ràng, người suy nghĩ được tạo thành bởi những suy nghĩ khác nhau mà đã bị nhận dạng thành cái “tôi”. Vì vậy những suy nghĩ sinh ra người suy nghĩ, không phải ngược lại. Nếu tôi không có những suy nghĩ, vậy thì không có người suy nghĩ; không phải rằng người suy nghĩ khác biệt mỗi lần suy nghĩ, nhưng nếu không có những suy nghĩ không có người suy nghĩ. Vì vậy những suy nghĩ sinh ra người suy nghĩ, giống như những hành động sinh ra người hành động. Người hành động không sinh ra những hành động
Người hỏi: Trải nghiệm của tôi là rằng nếu không có sự hợp tác của cái “tôi”, không có trực nhận.
K: Chúng ta không thể nói về trực nhận thuần khiết. Trực nhận luôn luôn bị pha trộn cùng người trực nhận – nó là một hiện tượng kết hợp. Nếu chúng ta nói về trực nhận, lập tức người trực nhận lết vào. Nói về trực nhận là vượt khỏi trải nghiệm của chúng ta; chúng ta không bao giờ có một trải nghiệm như trực nhận. Bạn có lẽ chìm trong một giấc ngủ sâu, khi người trực nhận không trực nhận chính anh ấy; nhưng trong giấc ngủ sâu cũng không có trực nhận và người trực nhận. Nếu bạn biết một trạng thái trong đó người trực nhận đang trực nhận chính anh ấy mà không mang vào những sự việc khác của trực nhận, vậy thì chỉ lúc đó bạn nói về người trực nhận mới có giá trị. Chừng nào trạng thái đó không biết được, bạn không có quyền nói về người trực nhận như tách rời khỏi trực nhận. Vì vậy người trực nhận và trực nhận là một hiện tượng kết hợp, chúng là hai mặt của một tấm huy chương. Chúng không tách rời và chúng ta không có quyền tách rời hai sự vật không tách rời. Chúng ta quả quyết tách rời người trực nhận khỏi trực nhận khi không có một nền tảng giá trị nào cho nó. Chúng ta không biết người trực nhận nếu không có trực nhận, và chúng ta không biết trực nhận nếu không có người trực nhận. Vì vậy, kết luận giá trị duy nhất là rằng trực nhận và người trực nhận, cái “tôi” và ý muốn là hai mặt của cùng một tấm huy chương; chúng là hai diện mạo của cùng một hiện tượng, mà không là trực nhận lẫn người trực nhận. Nhưng một tìm hiểu chính xác về nó yêu cầu chú ý tổng thể.
Người hỏi: Điều đó dẫn chúng ta đến đâu?
K: Thưa bạn câu hỏi này nảy sinh từ sự tìm hiểu về tìm kiếm Thượng đế. Rõ ràng, hầu hết chúng ta đều muốn biết trải nghiệm về sự thật. Chắc chắn nó có thể biết được chỉ khi nào người trải nghiệm ngừng trải nghiệm, bởi vì người trải nghiệm đang tạo ra trải nghiệm. Nếu người trải nghiệm đang tạo ra trải nghiệm, vậy thì anh ấy sẽ sáng chế Thượng đế; vì vậy đó sẽ không là Thượng đế. Người trải nghiệm có thể kết thúc không? Đó là điểm chính trong câu hỏi này. Bây giờ người trải nghiệm và trải nghiệm là một hiện tượng kết hợp, mà điều đó quá rõ ràng, vậy thì người trải nghiệm, người hành động, người suy nghĩ, phải ngừng suy nghĩ. Điều đó không rõ ràng à? Vì vậy liệu người suy nghĩ có thể chấm dứt suy nghĩ hay không? Bởi vì khi anh ấy suy nghĩ, anh ấy sáng chế, và cái gì anh ấy sáng chế không là sự thật. Vì vậy muốn tìm ra liệu có hay không có sự thật, Thượng đế, hay bất kỳ điều gì bạn muốn, qui trình suy nghĩ phải kết thúc, mà có nghĩa rằng người suy nghĩ phải ngừng lại – liệu anh ấy có được tạo ra bởi những suy nghĩ hay không không có liên quan trong lúc này. Toàn qui trình suy nghĩ, mà gồm cả người suy nghĩ, phải kết thúc. Chỉ đến lúc đó chúng ta sẽ tìm được sự thật. Bây giờ, trước hết, khi mang qui trình đó đến một kết thúc, làm thế nào thực hiện nó, và ai sẽ thực hiện nó? Nếu người suy nghĩ thực hiện nó, người suy nghĩ vẫn còn là sản phẩm của tư tưởng. Người suy nghĩ đang kết thúc một tư tưởng vẫn còn là sự tiếp tục của tư tưởng. Vì vậy người suy nghĩ phải làm gì đây? Bất kỳ khẳng định nào về phần của anh ấy vẫn còn là qui trình của suy nghĩ. Tôi hy vọng tôi đang trình bày rõ ràng.
Người hỏi: Tại sao chúng ta quả quyết tách rời người trực nhận khỏi trực nhận, người ghi nhớ khỏi ký ức? Điều này không là gốc rễ của rắc rối hay sao?
K: Chúng ta tách rời nó bởi vì người ghi nhớ, người trải nghiệm, người suy nghĩ, trở thành vĩnh cửu bằng tách rời. Rõ ràng những kỷ niệm đang trôi qua mau lẹ; vì vậy người ghi nhớ, người trải nghiệm, cái trí, tách rời chính nó bởi vì nó muốn vĩnh cửu. Cái trí mà đang tạo ra một nỗ lực, đang cố gắng, đang chọn lựa, bị kỷ luật, rõ ràng không thể tìm ra sự thật; bởi vì như chúng ta đã nói, qua chính nỗ lực đó nó tự chiếu rọi chính nó và duy trì người suy nghĩ. Bây giờ, bằng cách nào làm tự do người suy nghĩ khỏi những suy nghĩ của anh ấy? Đây là điều gì chúng ta đang thảo luận. Bởi vì bất kỳ điều gì anh ấy đang suy nghĩ là kết quả của quá khứ, và vì vậy anh ấy sáng chế Thượng đế, sự thật, từ ký ức, mà rõ ràng không là sự thật. Nói cách khác, cái trí liên tục đang chuyển động từ cái đã được biết sang cái đã được biết. Khi ký ức vận hành, cái trí có thể chuyển động chỉ trong lãnh vực của cái đã được biết, và khi nó chuyển động trong lãnh vực của cái đã được biết, nó không bao giờ biết cái không biết được. Vì vậy vấn đề của chúng ta là bằng cách nào làm tự do cái trí khỏi cái đã được biết. Muốn làm tự do chính chúng ta khỏi cái đã được biết, bất kỳ nỗ lực nào đều gây hủy hoại bởi vì nỗ lực vẫn còn thuộc cái đã được biết. Vì vậy tất cả mọi nỗ lực phải chấm dứt. Bạn có khi nào cố gắng để hiện hữu mà không có nỗ lực hay không? Nếu tôi hiểu rõ rằng mọi nỗ lực đều vô ích, rằng mọi nỗ lực là một tự chiếu rọi thêm nữa của cái trí, của cái “tôi”, của người suy nghĩ, nếu tôi thấy sự thật của điều đó, điều gì xảy ra? Nếu tôi thấy rất rõ ràng nhãn hiệu “thuốc độc” trên một cái chai, tôi bỏ nó lại. Không còn nỗ lực để không bị cuốn hút vào nó. Tương tự như vậy – có khó khăn ghê lắm trong việc này – nếu tôi thấy rằng bất kỳ nỗ lực nào về phần tôi là gây hủy hoại, nếu tôi thấy sự thật của điều đó, vậy thì tôi được tự do khỏi nỗ lực. Bất kỳ nỗ lực nào về phần của chúng ta là gây hủy hoại, nhưng chúng ta hoang mang, bởi vì chúng ta muốn một kết quả, chúng ta muốn một thành tựu – và đó là khó khăn của chúng ta. Vì vậy, chúng ta tiếp tục cố gắng, cố gắng, cố gắng. Nhưng Thượng đế, sự thật, không là một kết quả, một phần thưởng, một kết thúc. Chắc chắn nó phải đến với chúng ta, chúng ta không thể đến với nó. Nếu chúng ta tạo một nỗ lực để đến với nó, chúng ta đang tìm kiếm một kết quả, một thành tựu. Nhưng muốn sự thật đến, con người phải tỉnh thức thụ động. Tỉnh thức thụ động là một trạng thái trong đó, không có nỗ lực; nó là tỉnh thức không nhận xét, không chọn lựa, không trong một ý thức tối thượng nào, nhưng trong mọi cách; nó là tỉnh thức được những hành động của bạn, những suy nghĩ của bạn, những đáp lại trong liên hệ của bạn, không chọn lựa, không chỉ trích, không nhận dạng hay phủ nhận, để cho cái trí bắt đầu hiểu rõ mọi suy nghĩ và mọi hành động mà không đánh giá. Việc này khơi dậy một nghi vấn của liệu có thể hiểu rõ mà không suy nghĩ.
Người hỏi: Chắc chắn nếu bạn không dửng dưng đến một cái gì đó ….
K: Thưa bạn, dửng dưng là một hình thức của đánh giá. Một cái trí đờ đẫn, một cái trí dửng dưng, không tỉnh thức. Thấy mà không đánh giá, hiểu rõ chính xác điều gì đang xảy ra, là tỉnh thức. Vì vậy thật hão huyền khi tìm kiếm Thượng đế hay sự thật mà không tỉnh thức ngay lúc này, trong hiện tại tức khắc. Dễ dàng hơn nhiều khi đến một ngôi đền, nhưng đó là một tẩu thoát vào lãnh vực của phỏng đoán. Muốn hiểu rõ sự thật, chúng ta phải biết nó trực tiếp, và chắc chắn rằng sự thật không thuộc thời gian và không gian; nó ở trong hiện tại, và hiện tại là suy nghĩ và hành động riêng của chúng ta.