BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả: Tỳ Khưu Thích Viên Đức
E. PHỤ THÊM
PHƯƠNG PHÁP TU TỊNH TỌA
THIÊN III
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
(SÁU PHƯƠNG PHÁP HUYỀN DIỆU)
Chương thứ hai đã giảng về công phu “Điều hoà”, tuy nhiên điều hòa thân, điều hòa hơi thở, điều hòa tâm – ba việc đều nói rõ nhưng nhiên trọng tại phương diện “Thân” pháp môn chỉ quán thời chú trọng về phương diện của “Tâm”
Chương lục diệu pháp môn này chú trọng về phương diện “hơi thở”. Hơi thở là nguồn gốc của sanh mạng, thí dụ như hơi thở đi ra không trở vào thì thân thể ta khi ấy là “tử thi”. Thần kinh không còn tác dụng, sanh mạng tới đây là hoàn toàn chấm dứt. Duy có nương tựa hơi thở này thì thân tâm liên kết mới có thể duy trì sanh mạng ta.
“Khí thể” ra vào nơi lỗ mũi, nương nơi hơi thở, chúng ta mắt thịt nên xem không thấy. Mà khí thể rõ ràng có hình chất. Đã có hình chất thì là “vật”. Đã là vật thì là một bộ phận thuộc “thân thể”.
Chúng ta biết “hơi thở ra vào” thì biết rằng: Đó là “tâm” của nó thuộc một bộ phận của “tinh thần” có thể thấy “hơi thở đây” nó thườn liên kết với thân tâm. Nhơn vì nó là bổn thân, là một bộ phận của “thân tâm”.
Lục diệu pháp môn chuyên dạy người trên công dụng của hơi thở, là phương pháp tịnh tọa triệt thỉ triệt chung. Kẻ học giả tu tập “chỉ quán”, về sau tấn tu phương pháp này cố nhiên khả dĩ.
Nếu chưa tu tập pháp môn chỉ quán, một bề tu tập pháp môn này (lục diệu pháp môn) đương nhiên cũng tốt vậy.
Lục diệu môn có sáu tên:
1. Sổ, 2. Tùy; 3. Chỉ; 4. Quán; 5. Hoàn; 6. Tịnh.
Những gì gọi là sổ? Đếm hơi thở.
Đếm hơi thở có hai cách:
A. TU SỔ:Kẻ học giả vào tịnh tọa, trước hết phải điều hòa hơi thở, không nghẹt, không thô. Phải rõ ràng từ từ mà đếm, không đến mười, lấy hơi và làm chừng. Tùy tiện của mỗi người nhưng không nên đếm cả ra vào. Tâm chú tại nơi đếm không cho tán động.
Nếu đếm chưa tới số mười mà tâm thoạt tưởng việc khác thì phải trở lại đếm từ một đến mười. Đây gọi là tu sổ tức.
B. CHỨNG SỔ:Đếm hơi thở lâu ngày, lần lần thuần thục (quen) từ một đến mười, tự nhiên không lộn, hơi thở ra vào rất nhỏ nhẹ. Thời kỳ này hiểu được công dụng mà không chấp trước nơi sự đế gọi là chứng sổ tức.
Từ đây trở về sau phải xả “sổ tu tùy”. Tùy có hai thứ”
A. TU TÙY: Là xả phương pháp đếm hồi trước, chỉ nhất tâm theo hơi thở ra vào. Tâm tùy nơi hơi thở “ra vào”. Hơi thở cũng tùy nơi tâm. “Tâm, hơi thở” nương nhau, nhỏ nhiệm (như tơ) gọi là tu tùy.
B. CHỨNG TÙY: Tâm đã lần nhỏ, biết hơi dài ngắn, ra vào khắp cả châu thân. Các lỗ lông, cảnh của ý thức yên tịnh lặng lẽ. Đây gọi là chứng tùy. Lâu ngày hiểu được “tùy tức” e nó còn thô nên xả “tùy tu chi”.
Chỉ cũng có hai thứ”
A. TU CHỈ: Không bỏ “tùy chỉ” vin vào theo một cái tâm, như cố ý, như không chú ý. Cái “chỉ” ở nơi đầu lỗ mũi ấy gọi là “tu chỉ”.
B. CHỨNG CHỈ: Tu chỉ về sau, thoạt vậy hiểu rõ (thân tâm) hảo tượng không, bặt vậy “rỗng” nhập định, ấy gọi là “chứng chỉ”.
Dụng công tu tập đến đây, kẻ học giả nên biết “định cảnh” tuy tốt nhưng cần phải dụng tâm sáng suốt, phản chiếu khiến nó rõ ràng, không ngu chấp nơi “chỉ” cho đến thời kỳ này, phải gồm tu cả “quán”.
Quán cũng có hai:
A. TU QUÁN: Đến lúc này trong định tâm nhỏ nhít, thẩm xét hơi thở ra vào như gió ở hư không, ấy gọi là tu “quán”.
B. CHỨNG QUÁN: Như thế quán lâu “tâm nhãn” mới tỏ thấy “hơi thở” ra vào khắp các lỗ chân lông, ấy gọi là “chứng quán”.
Ở nơi cảnh “tu chỉ này” quán sát hai pháp, tuy sánh với chương trước, danh từ “chỉ quán” đồng nhau mà ý nghĩa hơi khác. Bởi vì ở trước nói “Chỉ quán” là tự nơi “tâm mà tu” mà ở nơi đây thì “chỉ quán” từ nơi hơi thở mà tu. Tu quán lâu rồi phải tu “Hoàn”.
Hoàn cũng có hai:
A. TU HOÀN:Chúng ta phải dụng tâm mà quán chiếu “hơi thở” thì có tâm trí “Năng quán” và cảnh “Sở quán” là hơi thở, cảnh cùng với trí đối lập (tương đối không phải tuyệt đối) nên phải đem trở về bổn nguyên của tâm, ấy gọi là tu hoàn. Tâm trí năng quán là từ nơi tâm sanh ra, đã từ tam sanh ra nên tùy tâm mà diệt. Một sanh, một diệt vốn là huyễn vọng không thật có. Nên biết tâm sanh, diệt thí dụ trên nước nổi sóng không phải là nước, sóng yên mới thấy rõ chơn diện mục của nước.
Sanh diệt của tâm như sóng, không phải là Chơn tâm. Phải quán sát Chơn tâm vốn tự không sanh nên không có, không có nên tức là không có tâm “năng quán”. Không có tâm “năng quán” cũng không có cảnh “sở quán”.
B. CHỨNG HOÀN: Cảnh trí cả hai đều mất, ấy gọi “chứng hoàn”. Đã chứng rồi còn có một tướng “hoàn” phải xả “hoàn” tu tịnh.
Tu tịnh có hai:
A. TU TỊNH: Nhất tâm thanh tịnh, không khởi niệm phân biệt, ấy gọi là “tu tịnh”.
B. CHỨNG TỊNH:Tâm như nước vọng tưởng hoàn toàn không, Chơn tâm hiển hiện (không phải là vọng tưởng) chỉ có một “Chơn tâm”.
Nên biết trái “vọng” gọi là “chơn” cũng như sóng yên là nước, gọi là “chứng tịnh”.
Trở về trước của Lục Diệu Môn thì “sổ” với “tùy” tu hành trước hết. “Chỉ” với “quán” là chánh tu. “Hoàn với tịnh” là kết quả của sự tu hành. Những chính của Lục Diệu Môn này “chỉ” làm chủ. “Quán” chỉ giúp cho cái “chỉ” này rõ ràng sáng suốt, nhiên hậu mới có thể kết quả đến “hoàn” với “tịnh”.
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG KINH TRUNG
VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BỔN NHẤT TỰ ĐÀ RA NI(QUYỂN 2)
Đời Đường, Bắc Ấn Độ nước Ca Thấp Di La
Ngài Tam Tạng Bảo Tư Duy dịch Phạn ra Hán.
Sa Môn Thích Viên Đức dịch ra Việt văn.
Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại cõi Trời Tịnh Cư, nơi đạo tràng Đại Bảo Trang Nghiêm, có các đại Bồ Tát cùng chư Thiên đại chúng đều đến nhóm hội.
Bấy giờ đức Thế Tôn mở lòng đại từ đại bi, ở trong hội ấy nói khắp tất cả chư Thiên, đại chúng rằng:
- Các ngươi lắng nghe! Ngài Văn Thù Sư Lợi đồng tử có Pháp luân chú, vì muốn cứu độ cho chúng sanh, hết thảy Như Lai đều có tâm bí mật khai thị hiển thuyết. Nếu có người trì tụng ta sẽ thọ ký cho người ấy, lúc trì tất cả các chú khác mới mau hiệu nghiệm viên mãn, tất cả việc làm đều được thành tựu không gì hơn. Các ngươi phải biết Đà Ra Ni này là Đại Thần chú Vương, trong các chú có đại thần lực.
- Nếu có người Thiện nam, Tín nữ nào hay thọ trì, thì Ngài Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử Bồ Tát sẽ đến ủng hộ, hoặc lúc tỉnh giấc, hoặc ở trong mộng, Ngài hiện thân tướng và hết thảy các điềm lành, có công năng khiến cho chúng sanh đều vui mừng.
Các Thiện nam tử! Chú Vương này còn thu nhiếp được Ngài Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử Bồ Tát, huống nữa các Bồ Tát khác, ở thế gian và xuất thế gian, cùng tất cả Hiền Thánh v.v…
Lại nữa, Thiện nam tử! Thần chú này có các công năng tiêu trừ tất cả tai chướng, tất cả mộng ác, tất cả oán địch, tất cả tội ngũ nghịch, tội tứ trọng, thập ác và các nghiệp tội nặng, tất cả tà ác, các chú pháp không lành và có công năng diệt trừ hay thành biện tất cả việc lành, được đại tinh tấn. Nên biết các chú tại thế và xuất thế thì chú này thù thắng hơn hết, là tâm của chư Phật, hay khiến tất cả sở nguyện đều được viên mãn.
Nếu có chỉ năm màu, kết Thần chú này thành dây, đeo nơi cổ sẽ ủng hộ được thân mình, diệt trừ tai chướng, khiến các nguyện đều được viên mãn, không gì sánh bằng, liền nói Thần chú rằng:
“ÚM XỈ LÂM”
Này các Phật tử! Chú này có công năng tiêu diệt tất cả tà ác, vọng lượng và các loài quỷ. Là Pháp kiết tường (an lành) của hết thảy chư Phật, có công năng thành tựu tất cả Thần chú. Người tụng chú này hay khiến cho chúng sanh phát lòng đại từ, hay khiến cho chúng sanh phát lòng đại bi, hết thảy chướng ngại đều được tiêu diệt, chỗ mong cầu ước nguyện đều được đầy đủ, dù khi chưa làm phép tắc cũng được tự ý thành biện các việc. Nếu phát lòng Vô thượng đại Bồ đề, tụng chú này một biến có năng lực gia hộ tự thân, nếu tụng hai biến có năng lực gia hộ đồng bạn, nếu tụng ba biến có năng lực gia hộ mọi người trong nhà, nếu tụng bốn biến có năng lực gia hộ mọi người trong một thành, nếu tụng năm biến có năng lực gia hộ mọi người trong gia hộ mọi người trong một nước, nếu tụng sáu biến có năng lực gia hộ mọi người trong một thiên hạ, nếu tụng bảy biến có năng lực gia hộ mọi người trong bốn thiên hạ. Nếu mỗi sáng tụng chú này một biến trong nước rửa mặt thì hay khiến người thấy sanh lòng vui mừng, chú nơi hương thơm, thoa nơi áo mặc cũng khiến mọi người thấy đều sanh lòng vui mừng.
- Nếu bị đau răng, chú trong cây Lan mà nhâm nhai đó, thì răng đau liền bớt.
- Nếu có người nữ bị sản nạn (nạn sanh đẻ) lấy rễ cây A Tra Lô Sa Ca hoặc rễ cây Lan Già Lợi Ca (cây Ngưu Tất) chú vào đó bảy biến, lượt trùng lấy nước sạch, hòa vào trong rễ cây ấy, thoa nơi sản nữ hay nơi rún, ấu nhi liền sinh ra dễ dàng.
- Hoặc có người nam bị trúng tên, đầu sắt nhọn của mũi tên đâm vào gân xương, nhổ ra không được, lấy bơ mười năm, ba lượng, tụng chú 108 biến, thoa nơi chỗ bị tên độc và ăn bơ đó, mũi tên có sắt độc kia liền ra.
- Nếu người đàn bà năm năm cho đến hai mươi năm, ba mươi năm mà chẳng có con trai hay con gái, hoặc tự có bịnh, hoặc chồng của người đàn bà ấy bị bịnh quỷ mị hay các thứ bịnh khác, hoặc bị nhằm thuốc độc, lấy bơ để lâu trên mười năm, năm lượng, lấy lông của đuôi con công, một lượng, bỏ vào trong bơ ấy, tụng chú 21 biến, đem nghiền thật nhỏ, rồi bỏ vào chưng nấu chín, lấy một lượng đường phèn và ba trái A Lê Lặc lớn, bỏ hột lấy vỏ, hòa chung với nhau lại tụng chú 108 biến, thường mỗi buổi sáng bụng đói uống thuốc ấy vào, uống bảy ngày như vậy, liền có con trai hay con gái.
- Nếu đau đầu, lấy lông cánh của con chim, tụng chú này bảy biến, phết chỗ đau nơi ấy tức bịnh liền lành.
- Nếu bị bịnh rét, một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày, hoặc bị rét kinh niên, lấy thuần sữa tốt, nấu chung với cháo, trộn vào một lượng bơ, tụng chú 108 biến cho người bị bịnh ăn, tức bịnh liền dứt.
Này các Thiên nam tử! Đây chỉ tóm lược mà nói, nếu muốn bào chế các thứ thuốc để uống thì trước cần phải chí tâm tụng chú 21 biến, sẽ mau được như nguyện.
Lại nữa! Các Thiện nam tử! Nếu có tất cả chúng sanh, bị quỉ Phi đầu bắt giữ thì mình lấy tay thoa nơi mặt họ, tụng chú 108 biến, mình làm tướng oai nộ, liền lấy tay trái kiết ấn Bổn sanh (ngón tay cái co vào trong lòng bàn tay, sau dùng bốn ngón kia nắm chặt ngón cái lại thành một hình cầm cú) liền tự hét nộ mắt chăm nhìn và tụng chú mà xem bịnh thì bịnh liền lành.
- Nếu người bị các loài quỉ hành bịnh, mình tụng chú vào trong tay phải 108 biến, thiêu An tất hương xông nơi tay, tay trái kiết ấn Bổn sanh (ấn như trên) tay phải thoa nơi đầu của người bị quỉ hành bịnh, bịnh liền dứt.
- Nếu có oán địch cùng các ác mộng và các việc sợ hãi, làm thân tâm bất an, lấy chỉ bảy màu hay năm màu, kết Thần chú này thành dây hoặc thành hình hoa sen, hoặc thành hình bánh xe Pháp luân, hoặc thành hình Kim Cang xử, tụng chú 108 biến, thiêu An tất hương, xông dây đó cho đến bảy ngày, đeo vào nơi cổ, tất cả tai chướng đều được tiêu tán. Hoặc lấy ngưu huỳnh nghiền nhỏ làm mực, viết trên giấy sạch, hoặc là lụa trắng, vẽ hình đáng sợ nơi bốn bên, hãy viết chữ “ÚM XỈ LÂM” chung quanh, hoặc vẽ hình hoa sen, hoặc hình bánh xe Pháp luân, hoặc chữ vạn, hình ngư ốc, hình Kim Cang móc câu, bình Cam lồ báu, vẽ chung quanh ấy, tụng chú bảy biến thì chỗ sợ hãi liền tiêu trừ.
- Này các Thiện nam tử! Nếu muốn đi qua các chỗ hiểm nạn sư tử, hổ lang, độc xà, oán tặc tất cả chỗ nạn ấy, nên cần dốc hết thân tâm cho thanh tịnh, không được gần gũi người nữ, không được ăn ngũ tân (rượu, thịt, hành, hẹ, nén, tỏi …) đối với chúng sanh, phát tâm đại từ bi, nhất tâm tụng chú 49 biến thì các oán ác tự nhiên thối tán, dầu có gặp đi nữa cũng đều sanh tâm vui mừng.
Này các Thiện nam tử! Thần chú này đối với tất cả chúng sanh, hoặc ở một kiếp, hoặc vô lượng kiếp, cho đến danh tự không thể nghe được, huống nữa chuyên tâm tụng niệm, giả sử của bảy báu như: voi, ngựa đầy dẫy cõi Diêm Phù Đề này, cũng là pháp hoại diệt của thế gian.
Đà Ra Ni Thần chú này, khiến chúng sanh hiện tại và tương lai, thường được an ổn, hay làm quyến thuộc với các Như Lai và các chúng đại Bồ Tát. Nếu vì bản thân mình hay bản thân người khác thì các sở nguyện cũng đều được như ý. Vậy cho nên phải ân cần khao khát, rất khó gặp, không được khinh mạn, hoặc sanh tâm nghi ngờ.