BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả: Tỳ Khưu Thích Viên Đức
KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI HỘI THÍCH
THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU
SỞ THUYẾT ĐÀ RA NI KINH HỘI THÍCH
Quyển Hạ
Chơn ngôn “Hật Rị”.
Om A Mi Tabha Hrih.
Úm A Di Đát Phạ Hật Rị Sa Ha.
Câu chú này luôn luôn đi theo với Úm Ma Ni Pát Mê Hum (Hồng). Căn cứ theo chư sư truyền lại, nên thêm Úm A Di Đát Phạ và thêm chữ Ta Ha cũng được.
Kinh dạy: Chữ Hật Rị (HRIH) Đủ bốn chữ thành một Chơn ngôn. Chữ Hạ tự môn, nghĩa là tất cả pháp nhơn bất khả đắc. Chữ RA tự môn, nghĩa là tất cả pháp ly trần. Trần nghĩa là ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc). Cũng gọi hai món chấp trước năng thủ và sở thủ. Chữ Y tự môn, là tự tại bất khả đắc, hai điêm ác tự nghĩa. Chữ Ác gọi là Niết Bàn. Do giác ngộ các pháp vốn không sanh, đều xa lìa món chấp trước, chứng được pháp giới thanh tịnh. Chữ Hật Rị này cũng nói làm tàm (hổ thẹn), nếu nói đủ là tàm quí (hổ thẹn), tự thẹn với lương tâm mình và xấu hổ đối với kẻ khác, vì thế nên không làm tất cả điều bất thiện vậy. Đầy đủ tất cả pháp lành vô lậu vậy. Cho nên Liên Hoa Bộ cũng gọi là Pháp Bộ.
Do gia trì chữ Hật Rị này mà ở thế giới Cực Lạc, nước, chim, cây, rừng đều diễn nói pháp âm. Rộng như trong kinh đã thuyết minh. Nếu có người nào trì một chữ Chơn ngôn này, có công năng hay diệt trừ tai họa, tật bệnh. Sauk hi chết sẽ sanh về cõi An-Lạc quốc, được thượng phẩm thượng sanh. Đây là nhứt thông tu Quán Tự Tại tâm Chơn ngôn của người tu hành và cũng là hay trợ giúp cho các người tu các bộ Du Già vậy.