Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam bộ nhất bái.

09/04/201312:11(Xem: 5034)
Tam bộ nhất bái.

TAM BỘ NHẤT BÁI

Diệu Trân

--- o0o ---

Người bạn đạo nói với tôi rằng, đọc sách về gương tu học của người xưa, lòng chỉ biết ngưỡng phục chứ theo thì làm sao theo nổi. Tôi nói bạn cho một thí dụ thì bạn bảo “Tam bộ nhất bái.”

Chiều hôm đó, bạn ghé tôi để mượn một cuốn sách. Tôi cũng có chút thì giờ nên pha bình trà và chúng tôi ra vườn sau, ngồi trong lều trúc, cùng trao đổi về “Tam bộ nhất bái”, là hạnh nguyện của Đại lão Hòa Thượng Hư Vân năm ngài 43 tuổi, muốn báo đáp công ơn sanh thành của cha mẹ.

Hòa Thượng Hư Vân sanh tại tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa, năm 1840. Từ thuở ấu thơ ngài đã tỏ ý chí xuất trần nên dù bao nhiêu cản trở ngài vẫn quyết một lòng lặn lội tìm thầy học đạo. Ngài từng tu khổ hạnh “Tam thường bất túc”, ngày chỉ ăn một chén cơm nhỏ và ai cho gì thêm cũng không nhận, y áo chỉ có hai bộ đổi thay dù đông hàn giá lạnh hay hè rực lửa nồng. Miệt mài nhiều năm chẳng thấy được gương tâm, ngài quyết dốc lòng tận lực thêm nữa, bèn rời nơi thị tứ, tìm vào hang động rừng sâu, ăn đọt lá, uống nước suối, màn trời chiếu đất, y áo rách rưới tả tơi chẳng đủ che thân ngài vẫn chẳng màng. Vậy mà lạ thay, sức khỏe của ngài mỗi ngày mỗi thêm tráng kiện, tâm nhẹ như mây, bước nhanh như gió, tai nghe tiếng từ xa, mắt thấy vật nhiều dặm. Nhận ra sự đổi thay nơi công lực, ngài rời hang động, vân du đây đó để tự kiểm chứng. Trên bước đường du hóa, tình cờ ngài gặp một đạo sư. Thấy diện mạo cổ quái của ngài, vị đạo sư hỏi ngài tu theo môn phái gì? Ngài thành thật trả lời là ngài theo gương người xưa, “ép xác tìm tâm” tự tu tự chứng. Vị đạo sỹ bèn nói: “Vậy là ngài chỉ học theo cách tu thân thôi, còn người xưa tu tâm ra sao, ngài có biết hay không? Tu thân cách này, bất quá chỉ giải thoát mình chứ chẳng cứu được ai. Nếu phát Bồ Đề Tâm theo lời Phật dạy thì tuy tu đạo xuất thế gian mà phải không rời thế gian pháp mới là con đường Trung Đạo.” Nghe thế, ngài giật mình, tỉnh ngộ, từ đấy đem sở học bôn ba hoằng pháp.

Suốt cuộc đời 120 năm, không lúc nào ngài ngưng nghỉ Phật sự, đi tới đâu cũng tu sửa chùa chiền đổ nát vì chiến tranh, thiết lập đạo tràng, dìu dắt tứ chúng. Ngài đã đạt thành 10 hạnh nghiệp lớn lao mà Tam Bộ Nhất Bái nằm trong Hạnh Hiếu Thảo.

Khi đọc lên bốn chữ Tam Bộ Nhất Bái, ai cũng có thể hiểu là “Đi ba bước, lạy một lạy” nhưng hình dung ra bốn chữ này thì thật khó tưởng tượng là đi thế nào, lạy thế nào; đi đâu và lạy ai? Hạnh nguyện của ngài quả là điều ngoài sức con người. Với bối cảnh chiến tranh, loạn lạc thời xưa, đường xá gập ghềnh, núi đồi ngăn trở, thú dữ khắp nơi, khí hậu nghiệt ngã …..một vị tăng đơn độc, lặng lẽ, cứ bước ba bước lại quỳ xuống, thành tâm lạy một lạy suốt non ba ngàn dặm gian nan, quả thật là không ai theo nổi. Nhưng khi khởi tâm nguyện, có lẽ ngài chỉ tự nghĩ rằng, ơn cha mẹ như trời biển, làm con chẳng đền đáp được mảy may; Nay, cha mẹ không còn, muốn báo đền hãy tận dụng hết tâm hết lực mà thôi. Tâm lực ấy, nếu không thực hành thì biết thế nào mới là hết tâm hết lực. Với ý nghĩ đó, ngài tự nguyện sẽ khởi đi từ hướng đông núi Phổ Đà tới hướng bắc núi Ngũ Đài, đường thiên lý hiểm trở gian nan đó dài non ba ngàn dặm !!!!!.

Trong lều trúc bình yên, giữa khu vườn chan hòa nắng ấm, người bạn đạo của tôi rơi nước mắt khi chúng tôi nói tới đoạn ngài suýt tử vong bên bờ sông Hoàng Hà vào mùa đông tuyết rơi ngập lối. Khi ngài quỳ lạy đến nơi này thì trời đổ bão tuyết; chung quanh hoang vắng, không nhà cửa, không bóng người, chỉ thấy một chòi lá ven sông. Ngài vào đó trốn tuyết nhưng chòi lá trống trải, bốn bề gió thốc. Tuyết tiếp tục rơi ba ngày ba đêm. Đói, lạnh đã đưa ngài dần vào hôn mê …..Giữa ranh giới của sự sống và cõi chết, ngài bỗng lờ mờ thấy dáng dấp một người hành khất bước vào chòi. Người ấy cởi bớt y phục của mình mà đắp cho ngài, lại lấy trong túi vải một nắm gạo rang, nhóm lửa, nấu cháo rồi đỡ ngài dậy. Ngài được người hành khất đó cứu sống, không phải chỉ một lần mà hầu như suốt chặng đường gian truân, khi nào gặp hiểm nguy cùng cực thì người ấy lại tình cờ có mặt. Suốt thời gian thực hành hạnh nguyện, chỉ trừ khi qua sông, lội suối hoặc bão giông không thể cất bước, ngoài ra, ngài không hề ngưng nghỉ, chỉ Nhất Tâm bước ba bước, quỳ xuống lạy một lạy. Cuối cùng, sau ba năm ròng rã, ngài cũng tới được chùa Hiển Thông trên núi Ngũ Đài. Nơi đây, ngài muốn tìm tung tích người hành khất ân nhân để tạ ơn thì một lão- sư, khi nghe xong câu chuyện đã điềm đạm bảo ngài rằng: “Chính là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đó. Bồ Tát thường hiện thân hành khất trợ duyên cho người cầu đạo.” Nghe thế, Hòa Thượng Hư Vân sụp xuống, lạy khắp mười phương tạ ơn vị Bồ Tát xuất thế gian mà không rời thế gian pháp. 

Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây. Ôn lại truyện xưa, chúng tôi cùng quán chiếu để hiểu rằng noi gương xưa không phải là noi theo đúng hình thức mới là theo, mà phải hiểu cốt lõi, tinh túy của sự việc, của hành động. Đại lão Hòa thượng Hư Vân dạy chúng ta những gì qua hạnh nguyện phi thường mà ngài đã đạt ? Ngài dạy chúng ta sự quyết tâm. Phàm làm gì cũng phải quyết tâm. Quyết tâm là hùng lực đưa tới thành công vì nếu không quyết tâm thì chỉ một trở ngại nhỏ cũng đủ khiến tâm lung lay, thối chuyển; Khi tâm lung lay, thối chuyển rồi thì sự thành công sẽ ở ngoài tầm tay.

Với hoàn cảnh xã hội khác xưa, với tâm lực yếu kém, chúng ta chẳng thể vượt ba ngàn dặm, ba bước lạy một lạy mới là tu, mà phải tỉnh thức biết rằng trong sinh hoạt hàng ngày, nếu ta cố gắng bớt một phần tập khí là thêm một phần sáng suốt; bớt mười phần phiền não sẽ chứng một phần Bồ Đề. Luôn tâm niệm như thế thì đi, đứng là tu; ăn, ngủ cũng là tu; làm việc, nghỉ ngơi cũng là tu; trong tu viện hay ngoài xã hội cũng là tu …….

Biết thế, nhưng tâm chúng sanh thường quen dễ dãi với mình mà vô tình để sự buông lung lấn át. Sau buổi uống trà ngoài lều trúc với bạn, chính tôi đã bị sự lười mỏi lấn át lúc nào không hay. Khi nhận ra thì tâm đã vẩn đục bao phiền não. Tôi cố gắng ngồi thiền nhiều thời hơn nhưng càng ngồi, phiền não càng bủa vây trùng điệp !. Biết là đang bị thử thách, một buổi, sau khi ngồi yên trong bóng đêm từ 12giờ đến 3giờ sáng, tôi đứng dậy, tấm gội sạch sẽ rồi niệm Đức Quan Thế Âm. Không biết tôi niệm hồng danh Ngài bao lâu thì bỗng một ý nghĩ lóe sáng. “Nếu định lực yếu kém, hãy dùng hình thức bên ngoài trợ lực; hình thức nào gần nhất với thân, hình thức nào ta có thể nhìn thấy, nhận thấy từng phút, từng giây mới có thể liên tục nhắc nhở ta tinh tấn.”. Ý nghĩ đó vừa thoáng qua, tôi cảm thấy như vừa nhấc khỏi vai một gánh nặng ngàn cân !. Tôi quỳ ngay xuống, Đảnh lễ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát đã soi sáng cho tôi. Hình thức bên ngoài nào gần nhất với thân ta mà dễ thấy, dễ nhận hơn là mái tóc ? Không phút chần chờ, tôi biết rất rõ trong buổi sáng hôm nay tôi phải làm gì. Tôi chuẩn bị những thứ cần thiết. Địa chỉ một tu viện sư nữ, một tấm áo tràng, một bộ dao cạo tóc. Tôi phải tìm đến một ni sư, xin được chứng minh trước Tam Bảo, lòng sám hối và quyết tâm tinh tấn tu học. Tôi sẽ xuống tóc hôm nay, như là một hình thức tự nhắc nhở, chứ không phải xuống tóc xuất gia. Tôi biết mình chưa đủ cơ duyên lớn đó.

Trong lúc ngồi chờ bình minh, bỗng nhiên, câu chuyện trao đổi với bạn đạo ngoài lều trúc về hạnh nguyện “Tam Bộ Nhất Bái” của Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân trở thành đậm nét. Trước đây, đã đôi lần tôi có ý nghĩ xuống tóc mà chưa “dám” làm vì chưa đủ quyết tâm. Khi quyết tâm, mọi sự sẽ hạnh thông.

Trên đường tới gặp ni-sư, tôi mong liên lạc được với bạn để cùng chia xẻ, nhưng bạn vắng nhà. Không sao, hôm nào gặp, tôi sẽ tặng bạn vài sợi tóc và nói với bạn rằng, hạnh phúc này của tôi cũng từ bài học Nhất Tâm khi Hòa Thượng Hư Vân thực hành “Tam Bộ Nhất Bái” đấy. Vậy đừng thất vọng, đừng lo sợ rằng nhìn gương người xưa, lòng ngưỡng phục mà không theo nổi. Nói như vậy là chúng ta đã bị chấp vào hình tướng, vào văn tự, vì gương đó là đuốc sáng, ta phải tùy hoàn cảnh và nhu cầu mà chọn đường đi. Bên cạnh đó, ta còn một niềm tin là khi vấp ngã, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sẽ hiện thân nâng đỡ; không nhất thiết thị hiện dưới thân hành khất, mà có thể là lời an ủi của bạn đồng môn, là sự khuyến khích của giảng sư, là âm thanh tiếng chuông tỉnh thức giữa đạo tràng thanh tịnh…v…v… Hiểu như thế chính là ta đang học từ những bài học ngàn vàng.

Lần tới gặp nhau, tôi cũng sẽ đưa lại bạn chiếc lược đồi mồi rất đẹp bạn mua tặng tôi hôm trước.

Vì nay tôi không còn dùng đến nữa.

Diệu Trân

2 tháng Ba năm 2004


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 2391)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 4834)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10913)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 10187)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 7727)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8825)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9882)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 6476)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5689)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6394)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567