BỊ THIÊU SỐNG
HỒI KÝ RÚNG ĐỘNG THẾ GIỚI VỀ TỘI ÁC VỚI PHỤ NỮ
Souad
Nguyễn Minh Hoàng dịch
Sáng nào tôi cũng quét dọn chuồng gia súc, chuồng rất rộng và nồng nặc mùi hôi. Sau khi cọ rửa sạch sẽ, tôi sẽ để cửa chuồng mở cho thoáng. Chỗ nào trong chuồng cũng ẩm ướt cộng với sức nóng của mặt trời nên hơi nước ngập đầy bên trong. Phân chuồng được xúc vào xô và tôi đội lên đầu để mang ra vườn phơi khô. Một phần của đống phân chuồng ấy là phân ngựa được dùng riêng để bón đất trong vườn. Cha tôi bảo đó là thứ phân bón tốt nhất. Phân cừu thì dành để đun trong lò nướng bánh mì. Khi phân thật khô, tôi ngồi bệt xuống đất và tôi dùng tay để nặn chúng thành những bánh nhỏ rồi chất thành đống để đun dần.
Cừu được lùa ra đồng ăn cỏ từ sáng sớm. Khoảng mười một giờ trưa, khi mặt trời lên cao và nắng nóng thì ra đồng đưa cừu về chuồng. Đàn cừu ăn và ngủ. Tôi cũng vào nhà để ăn trưa. Một ít dầu trong bát, bánh mì nóng, chè, ôliu và hoa quả. Buổi tối có thịt gà, thịt cừu non hoặc thịt thỏ. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng ăn thịt với cơm, với bột nhào do tự chế biến. Rau củ đều được hái từ vườn nhà.
Khi trời quá nóng thì tôi quay sang lo việc nhà. Tôi nhào bột để làm bánh mì. Tôi cho bọn cừu con ăn. Tôi nắm lấy mảng da ở cổ chúng như nắm những con mèo, rồi giơ chúng lên ngang với đầu ti của cừu mẹ để cho chúng bú. Lúc nào cũng có nhiều cừu non nên tôi lần lượt cho từng con bú. Con nào đã bú no, tôi trả nó về chỗ cũ và mang một con khác đến cho tới khi cả đàn bú xong. Sau đó tôi chăm đến đàn dê được nhốt riêng ở một góc chuồng. Hai con ngựa được nhốt riêng và bốn con bò cái cũng vậy. Chuồng gia súc quả thực rất rộng: có khoảng sáu mươi con cừu và ít nhất bốn mươi con dê. Đàn ngựa luôn được thả ngoài bãi cỏ, đến tối mới dắt về chuồng. Ngựa chỉ để cho em trai tôi và cha tôi cưỡi đi dạo, chúng tôi không bao giờ được động tới. Khi hoàn tất công việc trong chuồng gia súc, tôi về nhà mà vẫn để ngỏ cửa chuồng vì trời rất nóng, vả lại đã có hàng rào chắn bằng gỗ, thứ gỗ rất nặng và dày ngăn không cho những con vật xổng ra ngoài.
Sau đó tôi phải ra vườn khi mặt trời xuống thấp. Hầu như ngày nào cũng có nhiều cà chua chín cần phải hái. Có lần, do nhầm lẫn tôi hái một quả cà chua còn xanh. Tôi vẫn không quên quả cà chua xanh ấy! Ngồi trong nhà bếp tôi vẫn thường nghĩ đến nó. Nó nửa vàng nửa đỏ, chỉ mới chín ương. Khi về nhà, tôi đã nghĩ đến việc giấu nó đi nhưng không kịp vì cha tôi cũng đã về đến nhà. Tôi biết là không nên hái nó nhưng khi đó vì mải hái nhanh nên tôi không ngừng được. Vốn phải nhanh chóng làm việc trong nhà thành ra những cử chỉ của tôi trở nên máy móc, những ngón tay của tôi cứ xoay thoăn thoắt quanh những trái cà chua, sang phải, sang trái, rồi sang phải, sang trái, từ ngọn xuống gốc…và quả cà chua cuối cùng, quả cà chua ít được ánh nắng chiếu đến nhất, bỗng dưng nằm gọn trong tay tôi, ngoài ý muốn của tôi. Và nó nằm đó, rất dễ nhận thấy trong cái chậu. Cha tôi hét lên: “Mày điên đấy à? Mày xem mày đã làm cái gì kia? Quả cà chua còn xanh như thế mà mày lại hái! Đồ thối thây!”
Và ông đánh tôi rồi cầm quả cà chua bóp mạnh đến nát bét trên đầu tôi. Hạt và nước cà chua chảy ròng ròng trên người tôi. “Bây giờ thì ăn đi! Ăn đi!” Ông ấn quả cà chua vào mồm tôi, bôi những thứ còn lại lên mặt tôi. Tôi cứ tưởng quả cà này mặc dù còn xanh nhưng vẫn có thể ăn được, nhưng nó đắng chát đến phát lợm. Do bị ép nên tôi phải nuốt. Sau đó tôi không còn muốn ăn gì nữa, tôi khóc mãi, và thấy dạ dày mình cuộn lên. Nhưng cha tôi còn dúi đầu tôi xuống chiếc đĩa và bắt tôi phải ăn, gần như một con chó. Tôi không cựa quậy được, đầu tôi đau nhói vì ông xoắn nghiến tóc tôi. Con bé con bà vợ thứ hai của của cha tôi bật cười chế nhạo tôi. Cha tôi vung tay tát nó mạnh đến nỗi những thứ con bé đang nhai trong miệng văng hết ra ngoài và nó bật khóc. Tôi càng kêu van đau đớn, ông lại càng ra sức dúi mặt tôi vào sâu trong đống bột. Ông còn lấy bột vo lại thành từng viên nhét vào mồm tôi cho đến lúc chiếc dĩa sạch nhẵn không còn chút bột nào mới thôi, ông đã nổi điên. Sau đó ông lấy khăn lau tay, ném cái khăn đó lên đầu tôi rồi thản nhiên đi ra hàng hiên ngồi dưới bóng râm.
Tôi vừa thu dọn khay đĩa vừa khóc. Mặt tôi, tóc tôi , mắt tôi dính đầy thức ăn. Và như thường lệ, tôi lấy chổi quét dọn từng miếng bột vụn cha tôi đánh rơi dưới đất.
Trong suốt một thời gian dài, tôi đã quên nhiều sự kiện quan trọng, như việc em gái tôi mất tích chẳng hạn, nhưng không bao giờ tôi quên câu chuyện quả cà chua xanh và nỗi nhục bị đối xử tệ hơn một con chó. Và tệ nhất là cảnh cha tôi, sau khi cho tôi một trận đòn nên thân mà hầu như ngày nào tôi cũng phải nhận, thản nhiên ra hàng hiên dưới bóng râm ngủ trưa như một ông vua. Ông là biểu tượng của chế độ nô lệ mà tôi phải cúi đầu chấp nhận, và tôi phải đưa lưng hứng chịu những trận đòn roi như mẹ tôi, như chị em tôi. Nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao tôi căm ghét cha tôi. Tôi chỉ mong chiếc khăn choàng phu–la ông đang quàng thít chặt cổ khiến cho ông chết ngạt.
Đó là cuộc sống thường nhật. Khoảng bốn giờ sáng chúng tôi lùa cừu và dê ra đồng ăn cỏ cho đến khi mặt trời lặn. Chị tôi đi trước dẫn đường và bao giờ tôi cũng đi đằng sau với cây gậy trong tay để thúc đàn gia súc tiến lên phía trước, và nhất là đe nẹt mấy con dê. Chúng lúc nào cũng quậy phá, chỉ chực chạy quáng quàng. Khi đã ra đến đồng cỏ rồi thì được yên tĩnh một chút, ở đây chỉ có chúng tôi và đàn gia súc. Tôi lấy một quả dưa hấu rồi đập lên hòn đá cho nó nứt toác ra. Khi về nhà, chúng tôi chỉ sợ có ai biết vì áo bị loang lổ do nước dưa bắn lên. Chúng tôi đi thẳng vào chuồng cừu, mặc nguyên áo trên người, chỉ té nước lên gột cho sạch, trước khi cha mẹ kịp nhìn thấy. Không có chuyện cởi áo ra, nhưng cũng may là áo khô rất nhanh.
Mặt trời ngả sang một màu vàng kỳ lạ và tiến xa về hướng chân trời. Bầu trời chuyển từ xanh sang xám, cần phải về trước khi màn đêm buông xuống. Ở quê tôi, trời thường tối rất nhanh nên làm việc gì cũng phải nhanh như mặt trời, đếm từng bước đi trên đường, men theo bờ tường và một lần nữa cánh cửa sắt đóng sập lại ngay sau lưng.
Lùa gia súc vào chuồng xong cũng là lúc vắt sữa bò và cừu. Tôi còn nhớ là tay tôi mỏi nhừ. Một cái bình đựng sữa to đặt ngay dưới bụng con bò, một chiếc ghế đẩu thấp lè tè, tôi nắm một chân con bò kẹp chặt vào giữa hai chân tôi để nó không núc nhích và cũng để tia sữa không phun ra chỗ khác mà phun thẳng vào cái xô. Nếu để sữa chảy thành vũng dưới đất hoặc chỉ rơi vài giọt thôi là không sống nổi với cha tôi!... Ông sẽ vừa tát liên hồi vừa hét ầm lên rằng tôi vừa để mất của ông một miếng pho mát! Bầu vú con bò nào cũng rất to và cứng vì căng sữa, còn tay tôi thì bé quá. Hai cánh tay tôi mỏi nhừ, phải mất rất nhiều thời gian tôi mới vắt sữa xong, và tôi kiệt sức. Có lần, hồi ấy trong chuồng có khoảng sáu con bò, tôi vừa vắt sữa vừa ngủ gật. Tôi gục đầu vào cái xô, hai chân kẹp lấy chân con bò. Không may cho tôi là cha tôi đi vào và ông hét lên: “Charmuta! Con đĩ!” Nói rồi ông túm tóc tôi lôi xềnh xệch trong chuồng và tôi bị một trận đòn tối tăm mặt mũi bằng chiếc thắt lưng da. Tôi vẫn còn nguyền rủa chiếc thắt lưng da to bản ấy, chiếc thắt lưng da mà cha tôi thường đeo với một chiếc khác bé hơn. Chiếc thắt lưng bé ấy quất xuống rất mạnh. Ông cầm chặt một đầu và thẳng tay vung xuống. Khi dùng chiếc thắt lưng to, ông phải gấp đôi nó lại và nó rất nặng. Tôi vừa khóc vừa van lạy nhưng tôi càng kêu đau bao nhiêu thì ông càng đánh mạnh bấy nhiêu và mắng tôi là đồ đĩ.
Tối đến, trong bữa ăn, tôi vẫn còn khóc. Mẹ tôi gạn hỏi lý do. Bà thấy rõ là tối đó cha tôi rất mạnh tay, nhưng bà cũng bị ông đánh luôn. Vừa đánh ông vừa bảo mẹ tôi là chuyện này không dính dáng gì đến bà, và bà không cần phải biết lý do vì đã có tôi biết thay cho bà.
Trong nhà tôi, một ngày bình thường là một ngày ít nhất tôi cũng bị một cái tát hoặc một cú đá vì tội làm ăn chậm chạp, về tội nước pha chè không chịu sôi nhanh…Thỉnh thoảng tôi cũng tránh được một cái cốc đầu, nhưng không thường xuyên. Tôi không nhớ chị Kainat có bị đánh nhiều như tôi không nhưng chắc là có vì chị cũng có vẻ sợ hãi như tôi. Tôi vẫn giữ thói quen làm việc nhanh, bước đi thật nhanh như thể lúc nào cũng có một chiếc thắt lưng da thường xuyên rình rập. Con lừa chỉ cất bứơc khi bị gậy đập vào lưng. Nếu gậy ngừng đập, nó cũng ngừng đi. Giống hệt chúng tôi, chỉ khác là cha tôi đánh chúng tôi mạnh hơn đánh con lừa. Và sáng hôm sau, theo nguyên tắc, tôi bị đánh thêm mấy roi cốt để tôi đừng quên trận đòn thích đáng hôm qua. Cốt để tôi bước tiếp mà không ngủ gật giống như con lừa trên đường.
Chuyện về con lừa nhắc tôi đến một kỉ niệm khác liên quan đến mẹ tôi. Hôm ấy như thường lệ, tôi lùa đàn cừu ra đồng cỏ rồi quay về nhà thật nhanh để quét dọn chuồng trại. Mẹ tôi đi cùng tôi, bà giục tôi nhanh tay lên vì chúng tôi còn phải đi nhặt quả vả. Phải buộc các thùng gỗ lên lưng lừa và đi ra khỏi làng khá xa. Tôi không xác định được thời gian diễn ra chuyện này, chỉ nhớ buổi sáng hôm ấy hình như cũng gần với vụ cà chua xanh. Đó là lúc cuối mùa vì cây vả chỗ chúng tôi dừng chân đã trụi hết lá. Tôi buộc con lừa vào thân cây vả để ngăn không cho nó ăn quả và lá vả rụng đầy trên mặt đất.
Tôi bắt đầu nhặt và mẹ tôi bảo tôi: “Này Souad nghe tao bảo. Mày ở lại đây với con lừa và nhặt những quả vả rụng bên đường, nhưng không được đi ra xa, cứ ở quanh cái cây này thôi. Không được đi đâu cả. Nếu trông thấy cha mày cưỡi con ngựa bạch hoặc trông thấy thằng Assad hoặc bất cứ ai khác thì huýt sáo một tiếng, tao sẽ quay lại ngay.” Dặn xong, bà men theo con đường, đi một đoạn khá xa tới chỗ người đàn ông cưỡi ngựa đang đứng đợi. Người này tôi đã nhìn thấy mấy lần nên biết, hắn tên là Fadel. Đầu tròn, dáng người nhỏ bé nhưng khá khoẻ mạnh. Con ngựa của hắn được chăm sóc khá kỹ lưỡng, có bộ lông trắng và một đốm đen, đuôi được tết lại đến tận phía dưới trông như cái bím. Tôi không biết hắn ta có vợ hay chưa.
Mẹ tôi và hắn làm cái việc phản bội bố tôi. Thoạt nghe bà dặn tôi đã hiểu ra ngay. “Nếu trông thấy ai đến thì huýt sáo ra hiệu cho tao biết.” Người đàn ông cưỡi ngựa biến mất khỏi tầm nhìn của tôi, mẹ tôi cũng biến mất theo. Còn tôi, chỉ chú tâm nhặt những quả vả bên vệ đường. Ở chỗ ấy chẳng nhặt được bao nhiêu nhưng tôi không được đi xa hơn. Nếu đi ra xa, nhỡ cha tôi hoặc người nào đó đến thì tôi sẽ không nhìn thấy được.
Cũng thật lạ lùng tôi không hế ngạc nhiên vì chuyện này. Theo những kỉ niệm của tôi thì lúc bấy giờ tôi không cảm thấy lo sợ gì nhiều. Có lẽ vì mẹ tôi đã lên kế hoạch rất chu đáo. Con lừa bị buộc vào cây vả trụi lá, nó không thể ăn được bất cứ thứ gì. Với lối nhặt hái này thì buộc phải làm như thế. Tôi không cần phải canh chừng như trong chính vụ và có thể làm mọi việc của mình. Tôi đi về phía này mười bước, đi về phía kia mười bước, vừa đi vừa nhặt những quả vả rơi dưới đất và bỏ vào thùng. Từ chỗ đang đứng, tôi có thể bao quát cả đoạn đường dẫn về phía làng, nếu có ai đến, tôi có thể trông thấy từ xa và huýt sáo kịp lúc. Tôi không nhìn thấy Fadel hoặc mẹ tôi nhưng tôi đoán là họ chỉ ở cách đây quãng năm mười bước chân, đang nấp đâu đấy ngoài đồng. Như thế nếu có chuyện cấp bách xảy ra bà vẫn có thể nói là mình chỉ vắng mặt chốc lát để giải quyết nhu cầu cấp bách. Không một người đàn ông nào, kể cả cha tôi hay em trai tôi lại sỗ sàng tra hỏi về chuyện ấy. Làm như thế thật đáng hổ thẹn.
Tôi cũng không phải ở một mình lâu, thùng vả chỉ mới hơi đầy thì hai người đã trở về theo hai lối riêng rẽ. Mẹ tôi từ cánh đồng bước ra. Tôi trông thấy Fadel lên ngựa, lần thứ nhất hắn không với tới yên vì con ngựa cao quá. Hắn ta có chiếc roi ngựa bằng gỗ rất đẹp, rất mảnh. Trước khi đi, hắn ta còn cười với mẹ tôi.
Tôi vờ như không thấy gì.
Chuyện ấy diễn ra thật nhanh. Hai người làm tình với nhau ở một chỗ nào đấy trên cánh đồng, sau các bụi cỏ hoặc ngổi cạnh nhau để chuyện suông, tôi cũng không muốn biết. Tôi không có quyền hỏi về những chuyện họ đã làm hay làm ra vẻ ngạc nhiên, chuyện đó không liên quan đến tôi. Mẹ tôi không bao giờ tâm sự với tôi về những chuyện thầm kín của bà. Bà cũng biết là tôi sẽ không nói chuyện này với ai, vì một lẽ đơn giản, tôi là tòng phạm và tôi sẽ bị đánh cho đến chết như bà. Cha tôi chỉ biết đánh đập những người đàn bà trong nhà, bắt họ phải làm lụng mang tiền về cho mình. Như thế việc mẹ tôi lấy cớ đi nhặt những quả vả đổ đầy thùng gỗ mang về cho ông để đi lăng nhăng với người đàn ông khác, rốt cuộc lại khiến tôi rất hài lòng. Mẹ tôi có lý.
Bây giờ chúng tôi sẽ phải nhặt thật nhanh để thùng vả được đầy tương xứng với thời gian đã trôi qua. Nếu không cha tôi sẽ hỏi: “Sao mang về toàn những thùng rỗng thế này, mày đã làm gì suốt thời gian ấy?” Và tôi sẽ được nếm mùi đau đớn từ chiếc thắt lưng da.
Từ chỗ nhặt vả về đến làng khá xa. Mẹ tôi ngồi trên lưng con lừa, hai chân hơi giạng ra quanh cổ con vật, thật sát vào đầu nó để những quả vả không bị giập, tôi đi lên trước dẫn đường cho con lừa và chúng tôi quay về với những thùng vả vừa đầy vừa nặng.
Đi được một đoạn, chúng tôi gặp một người đàn bà có tuổi đi một mình với con lừa cũng chở những thùng vả về nhà như chúng tôi. Bà ta già rồi nên không cần có người đi kèm. Bà ta đang đi trước chúng tôi. Mẹ tôi gật đầu chào và cả ba chúng tôi cùng tiếp tục cắm cúi bước trên đường. Con đường này rất hẹp và kinh khủng. Đầy chỗ lồi lõm và nhấp nhô toàn đá. Có nhiều đoạn dốc cao làm con lừa tải nặng phải ì ạch mãi mới mới tiến lên được. Đi được một đoạn, nó dừng khựng lại trên đỉnh dốc, trước một con rắn to và nhất định không chịu đi tiếp. Mẹ tôi hết đánh đến dỗ dành nhưng nó nhất mực không nghe. Đã thế nó còn bước thụt lùi, cánh mũi phập phồng vì sợ, giống hệt tôi. Tôi cũng ghét rắn. Đoạn dốc quả tình rất cao, những thùng vả trên lưng lừa chỉ chực đổ ụp xuống. Cũng may bà cụ đồng hành cùng chúng tôi có vẻ không sợ con rắn này, mặc dù nó rất to. Tôi không biết bà ta đã làm thế nào, chỉ thấy thân hình con rắn co lại, giãy giụa. Có lẽ bà ta đập bằng gậy… Cuối cùng, con rắn lách mình chui xuống khe núi và con lừa khi đó mới nhấc chân đi tiếp.
Quanh làng tôi có rất nhiều rắn, rắn bé, rắn to đủ cả. Ngày nào chúng tôi cũng trông thấy rắn và sợ chúng như sợ những quả mìn. Từ khi xảy ra chiến tranh với người Do Thái, khắp nơi đều có mìn. Ngay trong làng, người ta không sao biết được mình có thể chết lúc nào nếu tình cờ đạp trúng mìn. Dù sao chăng nữa, chuyện này tôi cũng đã nghe mọi người bàn tán ở nhà, dạo ông nội tôi hoặc chú tôi đến thăm. Mẹ dặn chúng tôi phải hết sức chú ý để tránh những quả mìn ấy, chúng nằm lẫn trong đá sỏi nên rất khó nhận biết và lúc nào tôi cũng nhìn về phía trước, chỉ sợ dẫm phải chúng. Tôi không nhớ mình đã nhìn thấy quả mìn hay chưa, nhưng tôi biết mối nguy hiểm vẫn luôn thường trực. Tốt nhất là không nên nhấc những hòn đá lên và trước khi bước thì phải nhìn thật kỹ. Còn lũ rắn thì chui vào tận trong nhà, trong kho chứa thóc mà làm tổ, giữa những bao gạo hay đống rơm trong chuồng gia súc.
Khi mẹ và tôi về đến nhà thì cha tôi vẫn chưa về. Thực nhẹ cả người vì lúc ấy đã mười giờ và chúng tôi về quá muộn. Vào giờ đó, mặt trời đã lên cao, hơi nóng hầm hập và những quả chín có thể héo quắt lại và mềm nhũn. Như thế là không được, quả vả phải tươi và phải được sửa soạn cẩn thận để cha tôi có thể mang ra chợ.
Tối rất thích công việc xếp vả vào thùng. Tôi chọn những chiếc lá vả đẹp nhất, thật to và thật xanh để lót dưới đáy thùng. Sau đó tôi nhẹ nhàng xếp quả vả vào, xếp thật ngay ngắn như xếp những món trang sức quý giá, giá, và lấy những chiếc lá to đậy lên để che ánh mặt trời. Với nho thì cũng làm như thế, lấy kéo cắt thành từng chùm, rửa thật kỹ, không để sót một quả giập hay một chiếc lá bẩn nào. Đáy thùng được lót bằng lá nho, phía trên cùng cũng đậy bằng lá nho, để nho luôn được tươi.
Rồi đến mùa thu hoạch súp lơ, bí đao, cà tím, cà chua và bí rợ. Cha tôi cũng bán cả những miếng pho mát do chính ta tôi làm ra. Tôi cho sữa vào một cái xô to bằng kim loại. Tôi vớt lớp mỡ béo vàng ngậy bám quanh mép xô và cả lớp kem sữa để riêng ra làm món “laban” rồi đánh thành từng gói riêng bán trong dịp lễ Ramadan. Những thứ ấy được đựng trong các xô to và cho tôi dùng nhựa cứng để đóng gói sao cho sản phẩm làm ra không bị ôi thiu. Trên mỗi gói, ông ghi “laban” bằng chữ Ả Rập.
Với sữa, tiếng Ả Rập gọi là “halib”, tôi làm sữa chua và pho mát theo lối thủ công. Tôi có một tấm vải thưa màu trắng và một cái bát sắt. Trước tiên tôi múc sữa đầy miệng bát sao cho miếng pho mát nào cũng cùng một kích cỡ, sau đó tôi cho sữa vào tấm vải, buộc nút thật chặt cho nước sữa chảy vào xô. Khi những miếng pho mát đã ráo nước, tôi xếp chúng lên một cái khay to mạ vàng, rồi lấy vải đậy lên trên để ánh mặt trời và đàn ruồi không làm hỏng. Sau đó tôi cho miếng pho mát vào cái hộp trắng mà cha tôi đã ghi chữ pho mát bằng tiếng Ả Rập trên đó. Một khi đã được đóng gói, những miếng pho mát đều chằn chặn nom rất bắt mắt. Vào chính vụ, hầu như ngày nào cha tôi cũng mang hoa quả và rau củ ra chợ bán. Riêng pho mát và sữa, mỗi tuần chỉ đi bán hai ngày.
Chờ cho mọi người chất hàng lên xe xong xuôi thì cha tôi mới ngồi vào chỗ tay lái chiếc xe tải nhỏ, nếu không kịp chất hàng lên xe thì chết với cha tôi. Ông ngồi ở phía trước với mẹ tôi, còn tôi ngồi phía sau, bị chèn cứng giữa các thùng hàng. Mất khoảng nửa giờ đi xe. Khi đến nơi, tôi trông thấy nhiều tòa nhà lớn. Đó là thành phố, một thành phố xinh đẹp và rất sạch. Có nhiều đèn đỏ để xe cộ phải dừng lại. Những cửa hàng đẹp đẽ. Tôi nhớ đã trông thấy một tủ kính bầy hàng với một manocanh mặc váy cô dâu. Nhưng tôi không được phép đi dạo và càng không được phép đi xem các cửa hàng. Miệng tôi cứ há hốc và cổ tôi muốn vẹo đi khi phải ngoảnh đầu lại để được nhìn thật lâu các cửa hàng đó từ xa. Chưa bao giờ tôi được trông thấy những thứ như thế.
Tôi cũng rất thích đi thăm các nơi trong thành phố ấy, nhưng đến lúc tôi nhìn thấy những đứa con gái đi trên hè phố, mặc váy ngắn để lộ cẳng chân thì tôi lại đâm ra xấu hổ. Giá được gặp chúng thật gần, có lẽ tôi đã nhổ vào mặt chúng khi chúng đi qua. Đúng là bọn charmuta… Đối với tôi, chúng thực là đáng tởm. Chúng đi một mình, không có bố mẹ bên cạnh. Tôi tự nhủ thầm rằng những đứa như thế sẽ không bao giờ lấy được chồng. Sẽ chẳng có một người đàn ông nào chịu hỏi chúng làm vợ vì chúng đã phô bày cả hai chân ra và đã trang điểm, tô môi đỏ chót. Và tôi không hiểu tại sao người ta lại không nhốt chúng lại.
Giờ tôi mới nhận ra rằng nếp sống ở làng tôi đã không hề thay đổi kể từ thời mẹ tôi được sinh ra, từ thời bà tôi và xa xưa hơn nữa. Liệu những đứa con gái này có bị đánh đập như tôi không? Họ có phải làm lụng quần quật như tôi không? Có bị giam cầm trong nhà như tôi không? Có bị xem là nô lệ như tôi không? Tôi không được phép rời xa chiếc xe tải của cha tôi nửa bước. Ông trông coi việc dỡ hàng xuống và thu tiền về. Còn tôi, khi thấy ông đưa tay ra hiệu thì tôi phải trèo ngay lên xe, chui vào tận bên trong, ngoan ngoãn như một con lừa, với một thú vui ngắn ngủi và độc nhất là được ngồi rỗi một lúc và nhìn qua khe những thùng trái cây và rau củ cảnh nhột nhịp của những cửa hàng mà tôi biết mình không được đến.
Khu chợ rất to. Nho leo trên giàn tạo thành một dạng mái che nên trái cây bày bán bên dưới lúc này cũng ở trong bóng râm. Chúng rất đẹp. Khi đã bán hết hàng, cha tôi vui lắm. Ông một mình đến gặp người bán hàng trước khi chợ đóng cửa và mang tiền về. Tôi trông thấy ông cầm tiền trên tay. Ông đếm đi đếm lại rồi cất vào một cái túi nhỏ bằng vải có dây buộc đeo vào cổ. Cha đã sắm sửa những tiện nghi hiện đại cho ngôi nhà nhờ vào tiền bán hàng ấy.
Tôi thích được trèo lên chiếc xe tải vì đấy là những khoảnh khắc tôi được nghỉ ngơi. Suốt thời gian xe chạy, tôi không phải làm gì, chỉ thảnh thơi ngồi yên. Nhưng khi vào đến chợ thì tôi phải luôn chân luôn tay, chuyển các thùng hàng thật nhanh. Cha tôi muốn cho mọi người thấy vợ ông và con gái ông luôn làm việc cật lực. Lúc nào tôi cũng cùng làm với mẹ tôi. Cha tôi không bao giờ dẫn theo cùng lúc hai đứa con gái ra chợ.
Những hôm chị tôi ra chợ cùng cha mẹ, tôi ở nhà lấy nước rửa sân và cứ để đó cho nắng làm khô. Tôi sửa soạn các món ăn và làm bánh mì. Tôi ngồi bệt xuống đất, dốc bột ra khay to, đổ thêm nước và muối rồi nhồi bằng tay. Sau đó tôi lấy tấm vải trắng phủ lên khối bột rồi chờ nó nở ra. Tôi đi khơi lại lò nướng bánh cho nó nóng đều. Chỗ dành riêng để làm bánh mì rộng như một gian nhà nhỏ có nóc bằng gỗ và bên trong là một chiếc lò nướng bánh có lửa cháy âm ỉ suốt ngày. Than cháy dở có thể giữ được rất lâu nhưng trước khi nướng bánh phải khơi lên cho thật nóng.
Không gì đẹp bằng một khối bột đang nở ra…. Tôi rất thích làm bánh mì. Tôi khoét một lỗ tròn trên tảng bột để trông cho đẹp trước khi cho bột vào lò. Và để không bị dính vào tay, tôi thọc hai bàn tay vào bao đựng bột rồi vuốt lên tảng bột nhồi làm cho nó trở nên vừa trắng vừa mềm mại. Như thế là có một cái bánh to, tuyệt đẹp, một cái bánh tròn trĩnh, xinh xắn, và trong cùng một khay thì cái nào cũng phải giống cái nào. Nếu không tôi sẽ bị cha tôi cầm cả khay bánh ném vào mặt.
Khi bánh chín, tôi quét lò và dọn sạch tro. Khi từ trong đó đi ra, mái tóc, khuôn mặt, lông mày, lông mi của tôi đều xám vì bụi. Tôi phải lắc lắc giũ bụi như một con chó có rận.
Một hôm tôi đang ở trong nhà thì thấy có khói bốc lên từ nóc nhà gỗ của gian nhà làm bánh. Tôi cùng chị tôi chạy ra xem và chúng tôi bắt đầu kêu lên có cháy. Cha tôi cũng chạy lại và xách theo xô nước. Lửa bốc phừng phừng và mọi thứ đều cháy sạch. Bên trong lò bánh có những cục đen xì giống như cục cứt dê. Thì ra tôi đã quên một cái bánh trong lò và không quét sạch tro than. Một hòn than cháy đượm còn sót lại đã gây ra đám cháy. Đó là lỗi của tôi. Lẽ ra tôi không được để sót bánh trong lò như thế và nhất là không nên quên lấy một thanh củi cào kỹ đống tro để gạt bỏ những hòn than còn đượm.
Tôi là thủ phạm gây ra trận hoả hoạn. Đó thực là thảm hoạ tồi tệ nhất.
Và cha tôi đã cho tôi một trận đòn khủng khiếp hơn bao giờ hết. Tôi bị ông đá và dùng gậy đập vào lưng. Ông nắm tóc tôi, ghì mạnh làm tôi khuỵu gối rồi dí mặt tôi vào đống tro, cũng may là chúng chỉ còn ấm. Tôi ngạt thở, bọt mép tôi sùi ra, tro chui vào đầy mũi và miệng, hai mắt tôi đỏ quạch. Ông bắt tôi phải ăn tro để trừng phạt tôi. Khi được ông buông ra, tôi khóc nức nở. Tóc tôi, mặt tôi, nửa đen nửa xám với hai con mắt đỏ như quả cà chua. Đây là một lỗi rất nặng do tôi gây ra, nếu không có chị tôi và mẹ tôi đứng đấy thì có lẽ cha tôi đã ném tôi vào lửa trước khi dập tắt đám cháy.
Cần phải mua gạch xây lại chiếc lò và công việc rất mất thời gian. Hằng ngày, tôi được nghe những lời chửi bới, những câu chì chiết cay độc. Tôi khom lưng chạy thẳng xuống chuồng gia súc, tôi cắm mặt quét dọn sân, không dám nhìn lên. Tôi nghĩ cha tôi ghét bỏ tôi thật sự, mặc dù ngoài cái lỗi ấy tôi luôn làm lụng chăm chỉ.
Buổi xế chiều, trước khi màn đêm xuống là thời gian dành cho việc giặt dũ. Tôi giặt tất cả đồ khăn vải trong nhà, tôi mang những tấm da cừu ra đập bụi, tôi quét dọn, nấu nướng, cho gia súc ăn, cọ rửa chuồng trại. Rất hiếm khi tôi được nghỉ ngơi.
Buổi tối bọn con gái chúng tôi không bao giờ được ra ngoài. Cha mẹ tôi thường xuyên ra ngoài, họ đi thăm hàng xóm, đến chơi nhà bạn bè. Em trai tôi cũng rất hay đi, nhưng chúng tôi thì không bao giờ. Chúng tôi không có bạn, chị cả tôi không bao giờ về thăm chúng tôi. Người lạ duy nhất mà thỉnh thoảng tôi gặp là bà hàng xóm Enam. Bà có một cái đốm trong tròng mắt, dân làng chế nhạo bà và mọi người đều biết rằng bà chẳng bao giờ lấy được chồng.
Từ trên sân thượng, tôi nhìn thấy ngôi biệt thự của bọn nhà giàu. Họ ngồi trên sân thượng bật đèn sáng choang, tôi nghe tiếng họ cười và trông thấy họ ăn uống ngoài trời, cả vào ban đêm. Còn chúng tôi thì bị nhốt chặt trong phòng như đàn thỏ bị nhốt trong chuồng. Trong làng tôi, tôi chỉ nhớ mỗi gia đình giàu có ấy, nhà họ nằm cách nhà tôi không xa, và nà Enam, một gái già cô độc thường ngồi một mình ngay trước cửa nhà. Thú tiêu khiển duy nhất của tôi là những chuyến đi trên chiếc xe tải nhỏ để ra chợ bán hàng.
Thời gian nghỉ ngơi quá hiếm hoi…Những lúc không làm công việc trong nhà thì chúng tôi lại giúp những người khác trong làng. Và họ cũng thế, cứ rảnh rỗi lại đến phụ giúp chúng tôi.
Làng chúng tôi có rất nhiều con gái suýt soát tuổi nhau và người ta thường dùng ôtô chở chúng tôi đi thu hoạch súp lơ ở một cánh đồng rộng. Tôi còn nhớ cánh đồng súp lơ ấy! Nó rộng đến mức chẳng nhìn thấy bờ bên kia và người ta có cảm tưởng không bao giờ thu hoạch được hết số súp lơ ở đấy! Ông tài xế thấp bé đến nỗi phải kê thêm một cái gối trên chỗ ngồi mới lái được xe. Đầu ông ta tròn, bé xíu, trông rất buồn cười, tóc thì húi cua cụt lủn.
Chúng tôi hái súp lơ cả ngày. Tất cả đám con gái đều lăn lê bò toài trên mặt đất và xếp thành hàng như thường lệ, dưới sự giám sát của một người đàn bà có tuổi, tay lăm lăm cây gậy. Chớ có tính đến chuyện lề mề! Súp lơ được chất lên một chiếc xe tải lớn. Ngày làm việc kết thúc, người ta để chiếc xe tải lại đó và chúng tôi lên ôtô về làng. Dọc hai bên đường có rất nhiều cam. Vì chúng tôi khát nước nên tài xế cho xe đỗ lại và bảo chúng tôi mỗi đứa hái một quả cam rồi quay lại ngay.
“Một quả và halas!” Câu đó có nghĩa là “chỉ một quả thôi, không được hai quả đâu đấy.”
Tất cả bọn con gái chạy nhanh về chỗ xe đỗ rồi leo lên xe. Đó là đoạn đường hẹp nên tài xế cho xe chạy lùi. Bỗng nhiên ông ta đột ngột tắt máy, nhảy xuống đất và kêu to đến nỗi tất cả bọn con gái đều nhốn nháo trèo ra khỏi xe.
Ông ta đã đâm phải một đứa con gái, Đầu của con bé bị bánh xe cán lên. Lúc đó tôi đang đứng ngay phía trước, tôi cúi xuống nắm lấy mớ tóc nó kéo lên, đinh ninh là con bé vẫn sống. nhưng cái đầu nó vẫn dính chặt dưới đất và tôi kinh hãi ngất đi.
Sau đó, tôi nhớ là tôi lại được đưa lên ôtô và nằm tựa lên đầu gối bà đã trông coi chúng tôi hái súp lơ. Ông tài xế dừng xe trước cửa từng nhà một để bọn con gái bước xuống. Vì chúng tôi không được phép về nhà một mình, ngay cả khi chúng tôi đã về đến làng. Khi tôi bước xuống cửa nhà mình, bà kia nói với mẹ tôi là tôi đang ốm. Tối hôm ấy mẹ tỏ ra rất dịu dàng với tôi vì bà kia đã kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Bà ta buộc phải thuật lại cho các bà mẹ có con gái đi làm việc ngày hôm ấy về vụ tai nạn và ông tài xế phải đỗ xe chờ bên ngoài. Có lẽ để cho tất cả mọi người đều trả lời giống nhau?
Thật lạ là tai nạn xảy đến với đúng con bé ấy. Khi bẻ súp lơ lúc nào nó cũng đứng ở giữa hàng, không bao giờ ở đầu hoặc cuối hàng. Cũng nên biết ở xứ tôi, nếu một đứa con gái mà được những đứa khác quây chặt như thế có nghĩa là đứa con gái ấy đang có ý định bỏ trốn. Và tôi nhận thấy rằng con bé ấy lúc nào cũng bị những đứa khác vây quanh và bị giữ chặt, không được đổi chỗ trong hàng. Đối với tôi, đó là chuyện lạ lùng, nhất là không thấy có ai nói chuyện với nó. Thậm chí chúng tôi không được nhìn nó vì nó là charmuta. Nếu nói chuyện với nó chúng tôi cũng bị coi là charmuta như nó. Có phải ông tài xế đã cố ý cho xe đâm chết nó không? Trong làng, những lời bàn tán rộ lên trong suốt một thời gian dài. Cảnh sát đã đến hỏi chúng tôi, họ tập họp tất cả chúng tôi tới chỗ cánh đồng xảy ra tai nạn. Có ba cảnh sát và đối với chúng tôi, việc được nhìn thấy người đàn ông trong bộ đồng phục cảnh sát là một chuyện vô cùng lớn lao. Chúng tôi không dám nhìn thẳng vào mắt họ, chỉ biết tỏ ra kính cẩn, rụt rè và chỉ cho họ thấy nơi sự việc diễn ra. Tôi cúi xuống. Ở đây đã đặt sẵn một cái đầu giả. Tôi đưa tay nhấc lên. Họ bảo tôi: “Halas, halas, halas…” và cuộc điều tra kết thúc.
Chúng tôi trèo lên ôtô. Ông tài xế khóc. Ông ta lái xe thật nhanh và không bình tĩnh như mọi khi. Chiếc xe nhảy chồm trên đường và tôi còn nhớ bà trông coi chúng tôi hôm nọ phải đưa tay ôm ngực vì đôi vú của bà ta cũng nhảy chồm lên như chiếc xe. Sau đó ông tài xế bị đi tù. Theo chúng tôi và những người trong làng, đó không phải là một vụ tai nạn.
Sau đó tôi bị ốm trong một thời gian dài. Tôi luôn mường tượng ra cảnh tôi nhấc cái đầu bị xe cán bẹp nát của con bé ấy lên và tôi sợ bố mẹ tôi vì tất cả những điều mà họ nói về con bé. Có lẽ nó làm một chuyện xấu xa gì đấy, nhưng tôi không biết là chuyện gì. Tôi chỉ biết là người ta bảo nó là charmuta. Ban đêm tôi không ngủ được, lúc nào tôi cũng nhìn thấy cái đầu bị cán bẹp dí của con bé, tôi nghe thấy tiếng bánh xe lăn khi chiếc xe chạy thụt lùi. Không bao giờ tôi quên được hình ảnh con bé ấy. Mặc dù chính tôi cũng đã trải qua không ít những tình huống đau đớn nhưng hình ảnh ấy vẫn cứ gán chặt trong tâm trí tôi. Con bé cũng trạc tuổi tôi, tóc cắt ngắn khá đẹp. Cũng lạ ở chỗ là nó lại cắt tóc ngắn, bọn con gái trong làng không cắt tóc ngắn bao giờ. Vậy thì tại sao chỉ mình nó cắt? Nó khác hẳn chúng tôi, nó ăn mặc đẹp hơn. Chuyện gì đã khiến mọi người xem nó là charmuta? Tôi không bao giờ biết được. Nhưng tôi biết rõ chuyện của tôi.
*Càng lớn lên, tôi càng trông đợi mình sớm được lấy chồng. Trông đợi với rất nhiều hy vọng. Nhưng chị Kainat không được ai hỏi đến và hình như chị không có vẻ gì lo lắng cả. Như thể chị đã chấp nhận trở thành một gái già, một việc mà tôi cho là rất kinh khủng cho cả chị và tôi vì tôi đang đợi đến lượt mình.
Tôi bắt đầu cảm thấy xấu hổ mỗi khi đến dự lễ cưới của người khác, tôi sợ bị người ta chế giễu. Lấy chồng để được tự do là điều tốt đẹp nhất mà tôi có thể mong mỏi. Tuy nhiên ngừơi đàn bà dù có chồng nếu dại dột làm chuyện sai trái vẫn mất mạng như chơi. Tôi còn nhớ câu chuyện về một chị đã có bốn con. Chồng chị chắc là viên chức làm việc ngoài thành phố vì lúc nào cũng thấy mặc áo vest. Mỗi lần gặp trên đường, tôi đều thấy anh ta đi nhanh, đôi giày làm cát tung bụi mù phía sau lưng anh ta.
Chị vợ anh ta tên là Souheila, và một hôm, tôi nghe mẹ tôi bảo trong làng người ta bàn tán về chị ta. Họ nghĩ là chị có dan díu với người chủ của cửa hàng vì chị ta thường đến đấy mua bánh mì, rau củ quả. Có lẽ nhà chị ta không có vườn rộng như nhà chúng tôi. Có lẽ chị ta đã lén lút đi lại với người đàn ông đó như mẹ tôi đã lén lút đi lại với Fadel. Một ngày kia, mẹ tôi kể là hai người anh ruột đã đến đến tận nhà và chặt đầu chị ta. Họ để cái xác lại trên sàn nhà và mang cái đầu đi diễu khắp làng. Mẹ cũng nói là khi anh chồng đi làm về nghe tin vợ bị chặt đầu thì anh ta mừng lắm vì chị ta bị nghi ngờ đã lăng nhăng với người chủ cửa hàng. Mặc dù chị ra không đẹp lắm và chị đã có bốn con.
Tôi không trông thấy hai người đàn ông mang đầu em gái mình đi diễu trong làng mà chỉ nghe mẹ tôi kể lại. Tôi cũng đã đủ lớn để hiểu, nhưng tôi không sợ. Có lẽ vì tôi không trông thấy gì, chắc chắn là như vậy. Trong thâm tâm, tôi cho rằng gia đình tôi chẳng có ai là charmuta cả nên những chuyện ấy có lẽ không xảy đến với tôi. Những người đàn bà ấy bị trừng phạt cũng là lẽ thường thôi. Còn bình thường hơn chuyện con bé trạc tuổi tôi bị ôtô cán chết.
Tôi không thể ngờ được rằng những mẩu chuỵên ngồi lê đôi mách tầm thường, những điều phỏng đoán bóng gió của hàng xóm, thậm chí những chuyện bịa đặt dối trá lại có thể biến bất cứ người phụ nữ nào thành charmuta và đẩy người ấy đến chỗ chết để bảo toàn danh dự của người khác.
Đó là cái mà người ta gọi là tội ác vì danh dự, “jarimat al sharaf”, và đối với những người đàn ông ở đất nước tôi thì đó là không phải là tội ác.
HỒI KÝ RÚNG ĐỘNG THẾ GIỚI VỀ TỘI ÁC VỚI PHỤ NỮ
Souad
Nguyễn Minh Hoàng dịch
4 -
QUẢ CÀ CHUA XANH
QUẢ CÀ CHUA XANH
Sáng nào tôi cũng quét dọn chuồng gia súc, chuồng rất rộng và nồng nặc mùi hôi. Sau khi cọ rửa sạch sẽ, tôi sẽ để cửa chuồng mở cho thoáng. Chỗ nào trong chuồng cũng ẩm ướt cộng với sức nóng của mặt trời nên hơi nước ngập đầy bên trong. Phân chuồng được xúc vào xô và tôi đội lên đầu để mang ra vườn phơi khô. Một phần của đống phân chuồng ấy là phân ngựa được dùng riêng để bón đất trong vườn. Cha tôi bảo đó là thứ phân bón tốt nhất. Phân cừu thì dành để đun trong lò nướng bánh mì. Khi phân thật khô, tôi ngồi bệt xuống đất và tôi dùng tay để nặn chúng thành những bánh nhỏ rồi chất thành đống để đun dần.
Cừu được lùa ra đồng ăn cỏ từ sáng sớm. Khoảng mười một giờ trưa, khi mặt trời lên cao và nắng nóng thì ra đồng đưa cừu về chuồng. Đàn cừu ăn và ngủ. Tôi cũng vào nhà để ăn trưa. Một ít dầu trong bát, bánh mì nóng, chè, ôliu và hoa quả. Buổi tối có thịt gà, thịt cừu non hoặc thịt thỏ. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng ăn thịt với cơm, với bột nhào do tự chế biến. Rau củ đều được hái từ vườn nhà.
Khi trời quá nóng thì tôi quay sang lo việc nhà. Tôi nhào bột để làm bánh mì. Tôi cho bọn cừu con ăn. Tôi nắm lấy mảng da ở cổ chúng như nắm những con mèo, rồi giơ chúng lên ngang với đầu ti của cừu mẹ để cho chúng bú. Lúc nào cũng có nhiều cừu non nên tôi lần lượt cho từng con bú. Con nào đã bú no, tôi trả nó về chỗ cũ và mang một con khác đến cho tới khi cả đàn bú xong. Sau đó tôi chăm đến đàn dê được nhốt riêng ở một góc chuồng. Hai con ngựa được nhốt riêng và bốn con bò cái cũng vậy. Chuồng gia súc quả thực rất rộng: có khoảng sáu mươi con cừu và ít nhất bốn mươi con dê. Đàn ngựa luôn được thả ngoài bãi cỏ, đến tối mới dắt về chuồng. Ngựa chỉ để cho em trai tôi và cha tôi cưỡi đi dạo, chúng tôi không bao giờ được động tới. Khi hoàn tất công việc trong chuồng gia súc, tôi về nhà mà vẫn để ngỏ cửa chuồng vì trời rất nóng, vả lại đã có hàng rào chắn bằng gỗ, thứ gỗ rất nặng và dày ngăn không cho những con vật xổng ra ngoài.
Sau đó tôi phải ra vườn khi mặt trời xuống thấp. Hầu như ngày nào cũng có nhiều cà chua chín cần phải hái. Có lần, do nhầm lẫn tôi hái một quả cà chua còn xanh. Tôi vẫn không quên quả cà chua xanh ấy! Ngồi trong nhà bếp tôi vẫn thường nghĩ đến nó. Nó nửa vàng nửa đỏ, chỉ mới chín ương. Khi về nhà, tôi đã nghĩ đến việc giấu nó đi nhưng không kịp vì cha tôi cũng đã về đến nhà. Tôi biết là không nên hái nó nhưng khi đó vì mải hái nhanh nên tôi không ngừng được. Vốn phải nhanh chóng làm việc trong nhà thành ra những cử chỉ của tôi trở nên máy móc, những ngón tay của tôi cứ xoay thoăn thoắt quanh những trái cà chua, sang phải, sang trái, rồi sang phải, sang trái, từ ngọn xuống gốc…và quả cà chua cuối cùng, quả cà chua ít được ánh nắng chiếu đến nhất, bỗng dưng nằm gọn trong tay tôi, ngoài ý muốn của tôi. Và nó nằm đó, rất dễ nhận thấy trong cái chậu. Cha tôi hét lên: “Mày điên đấy à? Mày xem mày đã làm cái gì kia? Quả cà chua còn xanh như thế mà mày lại hái! Đồ thối thây!”
Và ông đánh tôi rồi cầm quả cà chua bóp mạnh đến nát bét trên đầu tôi. Hạt và nước cà chua chảy ròng ròng trên người tôi. “Bây giờ thì ăn đi! Ăn đi!” Ông ấn quả cà chua vào mồm tôi, bôi những thứ còn lại lên mặt tôi. Tôi cứ tưởng quả cà này mặc dù còn xanh nhưng vẫn có thể ăn được, nhưng nó đắng chát đến phát lợm. Do bị ép nên tôi phải nuốt. Sau đó tôi không còn muốn ăn gì nữa, tôi khóc mãi, và thấy dạ dày mình cuộn lên. Nhưng cha tôi còn dúi đầu tôi xuống chiếc đĩa và bắt tôi phải ăn, gần như một con chó. Tôi không cựa quậy được, đầu tôi đau nhói vì ông xoắn nghiến tóc tôi. Con bé con bà vợ thứ hai của của cha tôi bật cười chế nhạo tôi. Cha tôi vung tay tát nó mạnh đến nỗi những thứ con bé đang nhai trong miệng văng hết ra ngoài và nó bật khóc. Tôi càng kêu van đau đớn, ông lại càng ra sức dúi mặt tôi vào sâu trong đống bột. Ông còn lấy bột vo lại thành từng viên nhét vào mồm tôi cho đến lúc chiếc dĩa sạch nhẵn không còn chút bột nào mới thôi, ông đã nổi điên. Sau đó ông lấy khăn lau tay, ném cái khăn đó lên đầu tôi rồi thản nhiên đi ra hàng hiên ngồi dưới bóng râm.
Tôi vừa thu dọn khay đĩa vừa khóc. Mặt tôi, tóc tôi , mắt tôi dính đầy thức ăn. Và như thường lệ, tôi lấy chổi quét dọn từng miếng bột vụn cha tôi đánh rơi dưới đất.
Trong suốt một thời gian dài, tôi đã quên nhiều sự kiện quan trọng, như việc em gái tôi mất tích chẳng hạn, nhưng không bao giờ tôi quên câu chuyện quả cà chua xanh và nỗi nhục bị đối xử tệ hơn một con chó. Và tệ nhất là cảnh cha tôi, sau khi cho tôi một trận đòn nên thân mà hầu như ngày nào tôi cũng phải nhận, thản nhiên ra hàng hiên dưới bóng râm ngủ trưa như một ông vua. Ông là biểu tượng của chế độ nô lệ mà tôi phải cúi đầu chấp nhận, và tôi phải đưa lưng hứng chịu những trận đòn roi như mẹ tôi, như chị em tôi. Nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao tôi căm ghét cha tôi. Tôi chỉ mong chiếc khăn choàng phu–la ông đang quàng thít chặt cổ khiến cho ông chết ngạt.
Đó là cuộc sống thường nhật. Khoảng bốn giờ sáng chúng tôi lùa cừu và dê ra đồng ăn cỏ cho đến khi mặt trời lặn. Chị tôi đi trước dẫn đường và bao giờ tôi cũng đi đằng sau với cây gậy trong tay để thúc đàn gia súc tiến lên phía trước, và nhất là đe nẹt mấy con dê. Chúng lúc nào cũng quậy phá, chỉ chực chạy quáng quàng. Khi đã ra đến đồng cỏ rồi thì được yên tĩnh một chút, ở đây chỉ có chúng tôi và đàn gia súc. Tôi lấy một quả dưa hấu rồi đập lên hòn đá cho nó nứt toác ra. Khi về nhà, chúng tôi chỉ sợ có ai biết vì áo bị loang lổ do nước dưa bắn lên. Chúng tôi đi thẳng vào chuồng cừu, mặc nguyên áo trên người, chỉ té nước lên gột cho sạch, trước khi cha mẹ kịp nhìn thấy. Không có chuyện cởi áo ra, nhưng cũng may là áo khô rất nhanh.
Mặt trời ngả sang một màu vàng kỳ lạ và tiến xa về hướng chân trời. Bầu trời chuyển từ xanh sang xám, cần phải về trước khi màn đêm buông xuống. Ở quê tôi, trời thường tối rất nhanh nên làm việc gì cũng phải nhanh như mặt trời, đếm từng bước đi trên đường, men theo bờ tường và một lần nữa cánh cửa sắt đóng sập lại ngay sau lưng.
Lùa gia súc vào chuồng xong cũng là lúc vắt sữa bò và cừu. Tôi còn nhớ là tay tôi mỏi nhừ. Một cái bình đựng sữa to đặt ngay dưới bụng con bò, một chiếc ghế đẩu thấp lè tè, tôi nắm một chân con bò kẹp chặt vào giữa hai chân tôi để nó không núc nhích và cũng để tia sữa không phun ra chỗ khác mà phun thẳng vào cái xô. Nếu để sữa chảy thành vũng dưới đất hoặc chỉ rơi vài giọt thôi là không sống nổi với cha tôi!... Ông sẽ vừa tát liên hồi vừa hét ầm lên rằng tôi vừa để mất của ông một miếng pho mát! Bầu vú con bò nào cũng rất to và cứng vì căng sữa, còn tay tôi thì bé quá. Hai cánh tay tôi mỏi nhừ, phải mất rất nhiều thời gian tôi mới vắt sữa xong, và tôi kiệt sức. Có lần, hồi ấy trong chuồng có khoảng sáu con bò, tôi vừa vắt sữa vừa ngủ gật. Tôi gục đầu vào cái xô, hai chân kẹp lấy chân con bò. Không may cho tôi là cha tôi đi vào và ông hét lên: “Charmuta! Con đĩ!” Nói rồi ông túm tóc tôi lôi xềnh xệch trong chuồng và tôi bị một trận đòn tối tăm mặt mũi bằng chiếc thắt lưng da. Tôi vẫn còn nguyền rủa chiếc thắt lưng da to bản ấy, chiếc thắt lưng da mà cha tôi thường đeo với một chiếc khác bé hơn. Chiếc thắt lưng bé ấy quất xuống rất mạnh. Ông cầm chặt một đầu và thẳng tay vung xuống. Khi dùng chiếc thắt lưng to, ông phải gấp đôi nó lại và nó rất nặng. Tôi vừa khóc vừa van lạy nhưng tôi càng kêu đau bao nhiêu thì ông càng đánh mạnh bấy nhiêu và mắng tôi là đồ đĩ.
Tối đến, trong bữa ăn, tôi vẫn còn khóc. Mẹ tôi gạn hỏi lý do. Bà thấy rõ là tối đó cha tôi rất mạnh tay, nhưng bà cũng bị ông đánh luôn. Vừa đánh ông vừa bảo mẹ tôi là chuyện này không dính dáng gì đến bà, và bà không cần phải biết lý do vì đã có tôi biết thay cho bà.
Trong nhà tôi, một ngày bình thường là một ngày ít nhất tôi cũng bị một cái tát hoặc một cú đá vì tội làm ăn chậm chạp, về tội nước pha chè không chịu sôi nhanh…Thỉnh thoảng tôi cũng tránh được một cái cốc đầu, nhưng không thường xuyên. Tôi không nhớ chị Kainat có bị đánh nhiều như tôi không nhưng chắc là có vì chị cũng có vẻ sợ hãi như tôi. Tôi vẫn giữ thói quen làm việc nhanh, bước đi thật nhanh như thể lúc nào cũng có một chiếc thắt lưng da thường xuyên rình rập. Con lừa chỉ cất bứơc khi bị gậy đập vào lưng. Nếu gậy ngừng đập, nó cũng ngừng đi. Giống hệt chúng tôi, chỉ khác là cha tôi đánh chúng tôi mạnh hơn đánh con lừa. Và sáng hôm sau, theo nguyên tắc, tôi bị đánh thêm mấy roi cốt để tôi đừng quên trận đòn thích đáng hôm qua. Cốt để tôi bước tiếp mà không ngủ gật giống như con lừa trên đường.
Chuyện về con lừa nhắc tôi đến một kỉ niệm khác liên quan đến mẹ tôi. Hôm ấy như thường lệ, tôi lùa đàn cừu ra đồng cỏ rồi quay về nhà thật nhanh để quét dọn chuồng trại. Mẹ tôi đi cùng tôi, bà giục tôi nhanh tay lên vì chúng tôi còn phải đi nhặt quả vả. Phải buộc các thùng gỗ lên lưng lừa và đi ra khỏi làng khá xa. Tôi không xác định được thời gian diễn ra chuyện này, chỉ nhớ buổi sáng hôm ấy hình như cũng gần với vụ cà chua xanh. Đó là lúc cuối mùa vì cây vả chỗ chúng tôi dừng chân đã trụi hết lá. Tôi buộc con lừa vào thân cây vả để ngăn không cho nó ăn quả và lá vả rụng đầy trên mặt đất.
Tôi bắt đầu nhặt và mẹ tôi bảo tôi: “Này Souad nghe tao bảo. Mày ở lại đây với con lừa và nhặt những quả vả rụng bên đường, nhưng không được đi ra xa, cứ ở quanh cái cây này thôi. Không được đi đâu cả. Nếu trông thấy cha mày cưỡi con ngựa bạch hoặc trông thấy thằng Assad hoặc bất cứ ai khác thì huýt sáo một tiếng, tao sẽ quay lại ngay.” Dặn xong, bà men theo con đường, đi một đoạn khá xa tới chỗ người đàn ông cưỡi ngựa đang đứng đợi. Người này tôi đã nhìn thấy mấy lần nên biết, hắn tên là Fadel. Đầu tròn, dáng người nhỏ bé nhưng khá khoẻ mạnh. Con ngựa của hắn được chăm sóc khá kỹ lưỡng, có bộ lông trắng và một đốm đen, đuôi được tết lại đến tận phía dưới trông như cái bím. Tôi không biết hắn ta có vợ hay chưa.
Mẹ tôi và hắn làm cái việc phản bội bố tôi. Thoạt nghe bà dặn tôi đã hiểu ra ngay. “Nếu trông thấy ai đến thì huýt sáo ra hiệu cho tao biết.” Người đàn ông cưỡi ngựa biến mất khỏi tầm nhìn của tôi, mẹ tôi cũng biến mất theo. Còn tôi, chỉ chú tâm nhặt những quả vả bên vệ đường. Ở chỗ ấy chẳng nhặt được bao nhiêu nhưng tôi không được đi xa hơn. Nếu đi ra xa, nhỡ cha tôi hoặc người nào đó đến thì tôi sẽ không nhìn thấy được.
Cũng thật lạ lùng tôi không hế ngạc nhiên vì chuyện này. Theo những kỉ niệm của tôi thì lúc bấy giờ tôi không cảm thấy lo sợ gì nhiều. Có lẽ vì mẹ tôi đã lên kế hoạch rất chu đáo. Con lừa bị buộc vào cây vả trụi lá, nó không thể ăn được bất cứ thứ gì. Với lối nhặt hái này thì buộc phải làm như thế. Tôi không cần phải canh chừng như trong chính vụ và có thể làm mọi việc của mình. Tôi đi về phía này mười bước, đi về phía kia mười bước, vừa đi vừa nhặt những quả vả rơi dưới đất và bỏ vào thùng. Từ chỗ đang đứng, tôi có thể bao quát cả đoạn đường dẫn về phía làng, nếu có ai đến, tôi có thể trông thấy từ xa và huýt sáo kịp lúc. Tôi không nhìn thấy Fadel hoặc mẹ tôi nhưng tôi đoán là họ chỉ ở cách đây quãng năm mười bước chân, đang nấp đâu đấy ngoài đồng. Như thế nếu có chuyện cấp bách xảy ra bà vẫn có thể nói là mình chỉ vắng mặt chốc lát để giải quyết nhu cầu cấp bách. Không một người đàn ông nào, kể cả cha tôi hay em trai tôi lại sỗ sàng tra hỏi về chuyện ấy. Làm như thế thật đáng hổ thẹn.
Tôi cũng không phải ở một mình lâu, thùng vả chỉ mới hơi đầy thì hai người đã trở về theo hai lối riêng rẽ. Mẹ tôi từ cánh đồng bước ra. Tôi trông thấy Fadel lên ngựa, lần thứ nhất hắn không với tới yên vì con ngựa cao quá. Hắn ta có chiếc roi ngựa bằng gỗ rất đẹp, rất mảnh. Trước khi đi, hắn ta còn cười với mẹ tôi.
Tôi vờ như không thấy gì.
Chuyện ấy diễn ra thật nhanh. Hai người làm tình với nhau ở một chỗ nào đấy trên cánh đồng, sau các bụi cỏ hoặc ngổi cạnh nhau để chuyện suông, tôi cũng không muốn biết. Tôi không có quyền hỏi về những chuyện họ đã làm hay làm ra vẻ ngạc nhiên, chuyện đó không liên quan đến tôi. Mẹ tôi không bao giờ tâm sự với tôi về những chuyện thầm kín của bà. Bà cũng biết là tôi sẽ không nói chuyện này với ai, vì một lẽ đơn giản, tôi là tòng phạm và tôi sẽ bị đánh cho đến chết như bà. Cha tôi chỉ biết đánh đập những người đàn bà trong nhà, bắt họ phải làm lụng mang tiền về cho mình. Như thế việc mẹ tôi lấy cớ đi nhặt những quả vả đổ đầy thùng gỗ mang về cho ông để đi lăng nhăng với người đàn ông khác, rốt cuộc lại khiến tôi rất hài lòng. Mẹ tôi có lý.
Bây giờ chúng tôi sẽ phải nhặt thật nhanh để thùng vả được đầy tương xứng với thời gian đã trôi qua. Nếu không cha tôi sẽ hỏi: “Sao mang về toàn những thùng rỗng thế này, mày đã làm gì suốt thời gian ấy?” Và tôi sẽ được nếm mùi đau đớn từ chiếc thắt lưng da.
Từ chỗ nhặt vả về đến làng khá xa. Mẹ tôi ngồi trên lưng con lừa, hai chân hơi giạng ra quanh cổ con vật, thật sát vào đầu nó để những quả vả không bị giập, tôi đi lên trước dẫn đường cho con lừa và chúng tôi quay về với những thùng vả vừa đầy vừa nặng.
Đi được một đoạn, chúng tôi gặp một người đàn bà có tuổi đi một mình với con lừa cũng chở những thùng vả về nhà như chúng tôi. Bà ta già rồi nên không cần có người đi kèm. Bà ta đang đi trước chúng tôi. Mẹ tôi gật đầu chào và cả ba chúng tôi cùng tiếp tục cắm cúi bước trên đường. Con đường này rất hẹp và kinh khủng. Đầy chỗ lồi lõm và nhấp nhô toàn đá. Có nhiều đoạn dốc cao làm con lừa tải nặng phải ì ạch mãi mới mới tiến lên được. Đi được một đoạn, nó dừng khựng lại trên đỉnh dốc, trước một con rắn to và nhất định không chịu đi tiếp. Mẹ tôi hết đánh đến dỗ dành nhưng nó nhất mực không nghe. Đã thế nó còn bước thụt lùi, cánh mũi phập phồng vì sợ, giống hệt tôi. Tôi cũng ghét rắn. Đoạn dốc quả tình rất cao, những thùng vả trên lưng lừa chỉ chực đổ ụp xuống. Cũng may bà cụ đồng hành cùng chúng tôi có vẻ không sợ con rắn này, mặc dù nó rất to. Tôi không biết bà ta đã làm thế nào, chỉ thấy thân hình con rắn co lại, giãy giụa. Có lẽ bà ta đập bằng gậy… Cuối cùng, con rắn lách mình chui xuống khe núi và con lừa khi đó mới nhấc chân đi tiếp.
Quanh làng tôi có rất nhiều rắn, rắn bé, rắn to đủ cả. Ngày nào chúng tôi cũng trông thấy rắn và sợ chúng như sợ những quả mìn. Từ khi xảy ra chiến tranh với người Do Thái, khắp nơi đều có mìn. Ngay trong làng, người ta không sao biết được mình có thể chết lúc nào nếu tình cờ đạp trúng mìn. Dù sao chăng nữa, chuyện này tôi cũng đã nghe mọi người bàn tán ở nhà, dạo ông nội tôi hoặc chú tôi đến thăm. Mẹ dặn chúng tôi phải hết sức chú ý để tránh những quả mìn ấy, chúng nằm lẫn trong đá sỏi nên rất khó nhận biết và lúc nào tôi cũng nhìn về phía trước, chỉ sợ dẫm phải chúng. Tôi không nhớ mình đã nhìn thấy quả mìn hay chưa, nhưng tôi biết mối nguy hiểm vẫn luôn thường trực. Tốt nhất là không nên nhấc những hòn đá lên và trước khi bước thì phải nhìn thật kỹ. Còn lũ rắn thì chui vào tận trong nhà, trong kho chứa thóc mà làm tổ, giữa những bao gạo hay đống rơm trong chuồng gia súc.
Khi mẹ và tôi về đến nhà thì cha tôi vẫn chưa về. Thực nhẹ cả người vì lúc ấy đã mười giờ và chúng tôi về quá muộn. Vào giờ đó, mặt trời đã lên cao, hơi nóng hầm hập và những quả chín có thể héo quắt lại và mềm nhũn. Như thế là không được, quả vả phải tươi và phải được sửa soạn cẩn thận để cha tôi có thể mang ra chợ.
Tối rất thích công việc xếp vả vào thùng. Tôi chọn những chiếc lá vả đẹp nhất, thật to và thật xanh để lót dưới đáy thùng. Sau đó tôi nhẹ nhàng xếp quả vả vào, xếp thật ngay ngắn như xếp những món trang sức quý giá, giá, và lấy những chiếc lá to đậy lên để che ánh mặt trời. Với nho thì cũng làm như thế, lấy kéo cắt thành từng chùm, rửa thật kỹ, không để sót một quả giập hay một chiếc lá bẩn nào. Đáy thùng được lót bằng lá nho, phía trên cùng cũng đậy bằng lá nho, để nho luôn được tươi.
Rồi đến mùa thu hoạch súp lơ, bí đao, cà tím, cà chua và bí rợ. Cha tôi cũng bán cả những miếng pho mát do chính ta tôi làm ra. Tôi cho sữa vào một cái xô to bằng kim loại. Tôi vớt lớp mỡ béo vàng ngậy bám quanh mép xô và cả lớp kem sữa để riêng ra làm món “laban” rồi đánh thành từng gói riêng bán trong dịp lễ Ramadan. Những thứ ấy được đựng trong các xô to và cho tôi dùng nhựa cứng để đóng gói sao cho sản phẩm làm ra không bị ôi thiu. Trên mỗi gói, ông ghi “laban” bằng chữ Ả Rập.
Với sữa, tiếng Ả Rập gọi là “halib”, tôi làm sữa chua và pho mát theo lối thủ công. Tôi có một tấm vải thưa màu trắng và một cái bát sắt. Trước tiên tôi múc sữa đầy miệng bát sao cho miếng pho mát nào cũng cùng một kích cỡ, sau đó tôi cho sữa vào tấm vải, buộc nút thật chặt cho nước sữa chảy vào xô. Khi những miếng pho mát đã ráo nước, tôi xếp chúng lên một cái khay to mạ vàng, rồi lấy vải đậy lên trên để ánh mặt trời và đàn ruồi không làm hỏng. Sau đó tôi cho miếng pho mát vào cái hộp trắng mà cha tôi đã ghi chữ pho mát bằng tiếng Ả Rập trên đó. Một khi đã được đóng gói, những miếng pho mát đều chằn chặn nom rất bắt mắt. Vào chính vụ, hầu như ngày nào cha tôi cũng mang hoa quả và rau củ ra chợ bán. Riêng pho mát và sữa, mỗi tuần chỉ đi bán hai ngày.
Chờ cho mọi người chất hàng lên xe xong xuôi thì cha tôi mới ngồi vào chỗ tay lái chiếc xe tải nhỏ, nếu không kịp chất hàng lên xe thì chết với cha tôi. Ông ngồi ở phía trước với mẹ tôi, còn tôi ngồi phía sau, bị chèn cứng giữa các thùng hàng. Mất khoảng nửa giờ đi xe. Khi đến nơi, tôi trông thấy nhiều tòa nhà lớn. Đó là thành phố, một thành phố xinh đẹp và rất sạch. Có nhiều đèn đỏ để xe cộ phải dừng lại. Những cửa hàng đẹp đẽ. Tôi nhớ đã trông thấy một tủ kính bầy hàng với một manocanh mặc váy cô dâu. Nhưng tôi không được phép đi dạo và càng không được phép đi xem các cửa hàng. Miệng tôi cứ há hốc và cổ tôi muốn vẹo đi khi phải ngoảnh đầu lại để được nhìn thật lâu các cửa hàng đó từ xa. Chưa bao giờ tôi được trông thấy những thứ như thế.
Tôi cũng rất thích đi thăm các nơi trong thành phố ấy, nhưng đến lúc tôi nhìn thấy những đứa con gái đi trên hè phố, mặc váy ngắn để lộ cẳng chân thì tôi lại đâm ra xấu hổ. Giá được gặp chúng thật gần, có lẽ tôi đã nhổ vào mặt chúng khi chúng đi qua. Đúng là bọn charmuta… Đối với tôi, chúng thực là đáng tởm. Chúng đi một mình, không có bố mẹ bên cạnh. Tôi tự nhủ thầm rằng những đứa như thế sẽ không bao giờ lấy được chồng. Sẽ chẳng có một người đàn ông nào chịu hỏi chúng làm vợ vì chúng đã phô bày cả hai chân ra và đã trang điểm, tô môi đỏ chót. Và tôi không hiểu tại sao người ta lại không nhốt chúng lại.
Giờ tôi mới nhận ra rằng nếp sống ở làng tôi đã không hề thay đổi kể từ thời mẹ tôi được sinh ra, từ thời bà tôi và xa xưa hơn nữa. Liệu những đứa con gái này có bị đánh đập như tôi không? Họ có phải làm lụng quần quật như tôi không? Có bị giam cầm trong nhà như tôi không? Có bị xem là nô lệ như tôi không? Tôi không được phép rời xa chiếc xe tải của cha tôi nửa bước. Ông trông coi việc dỡ hàng xuống và thu tiền về. Còn tôi, khi thấy ông đưa tay ra hiệu thì tôi phải trèo ngay lên xe, chui vào tận bên trong, ngoan ngoãn như một con lừa, với một thú vui ngắn ngủi và độc nhất là được ngồi rỗi một lúc và nhìn qua khe những thùng trái cây và rau củ cảnh nhột nhịp của những cửa hàng mà tôi biết mình không được đến.
Khu chợ rất to. Nho leo trên giàn tạo thành một dạng mái che nên trái cây bày bán bên dưới lúc này cũng ở trong bóng râm. Chúng rất đẹp. Khi đã bán hết hàng, cha tôi vui lắm. Ông một mình đến gặp người bán hàng trước khi chợ đóng cửa và mang tiền về. Tôi trông thấy ông cầm tiền trên tay. Ông đếm đi đếm lại rồi cất vào một cái túi nhỏ bằng vải có dây buộc đeo vào cổ. Cha đã sắm sửa những tiện nghi hiện đại cho ngôi nhà nhờ vào tiền bán hàng ấy.
Tôi thích được trèo lên chiếc xe tải vì đấy là những khoảnh khắc tôi được nghỉ ngơi. Suốt thời gian xe chạy, tôi không phải làm gì, chỉ thảnh thơi ngồi yên. Nhưng khi vào đến chợ thì tôi phải luôn chân luôn tay, chuyển các thùng hàng thật nhanh. Cha tôi muốn cho mọi người thấy vợ ông và con gái ông luôn làm việc cật lực. Lúc nào tôi cũng cùng làm với mẹ tôi. Cha tôi không bao giờ dẫn theo cùng lúc hai đứa con gái ra chợ.
Những hôm chị tôi ra chợ cùng cha mẹ, tôi ở nhà lấy nước rửa sân và cứ để đó cho nắng làm khô. Tôi sửa soạn các món ăn và làm bánh mì. Tôi ngồi bệt xuống đất, dốc bột ra khay to, đổ thêm nước và muối rồi nhồi bằng tay. Sau đó tôi lấy tấm vải trắng phủ lên khối bột rồi chờ nó nở ra. Tôi đi khơi lại lò nướng bánh cho nó nóng đều. Chỗ dành riêng để làm bánh mì rộng như một gian nhà nhỏ có nóc bằng gỗ và bên trong là một chiếc lò nướng bánh có lửa cháy âm ỉ suốt ngày. Than cháy dở có thể giữ được rất lâu nhưng trước khi nướng bánh phải khơi lên cho thật nóng.
Không gì đẹp bằng một khối bột đang nở ra…. Tôi rất thích làm bánh mì. Tôi khoét một lỗ tròn trên tảng bột để trông cho đẹp trước khi cho bột vào lò. Và để không bị dính vào tay, tôi thọc hai bàn tay vào bao đựng bột rồi vuốt lên tảng bột nhồi làm cho nó trở nên vừa trắng vừa mềm mại. Như thế là có một cái bánh to, tuyệt đẹp, một cái bánh tròn trĩnh, xinh xắn, và trong cùng một khay thì cái nào cũng phải giống cái nào. Nếu không tôi sẽ bị cha tôi cầm cả khay bánh ném vào mặt.
Khi bánh chín, tôi quét lò và dọn sạch tro. Khi từ trong đó đi ra, mái tóc, khuôn mặt, lông mày, lông mi của tôi đều xám vì bụi. Tôi phải lắc lắc giũ bụi như một con chó có rận.
Một hôm tôi đang ở trong nhà thì thấy có khói bốc lên từ nóc nhà gỗ của gian nhà làm bánh. Tôi cùng chị tôi chạy ra xem và chúng tôi bắt đầu kêu lên có cháy. Cha tôi cũng chạy lại và xách theo xô nước. Lửa bốc phừng phừng và mọi thứ đều cháy sạch. Bên trong lò bánh có những cục đen xì giống như cục cứt dê. Thì ra tôi đã quên một cái bánh trong lò và không quét sạch tro than. Một hòn than cháy đượm còn sót lại đã gây ra đám cháy. Đó là lỗi của tôi. Lẽ ra tôi không được để sót bánh trong lò như thế và nhất là không nên quên lấy một thanh củi cào kỹ đống tro để gạt bỏ những hòn than còn đượm.
Tôi là thủ phạm gây ra trận hoả hoạn. Đó thực là thảm hoạ tồi tệ nhất.
Và cha tôi đã cho tôi một trận đòn khủng khiếp hơn bao giờ hết. Tôi bị ông đá và dùng gậy đập vào lưng. Ông nắm tóc tôi, ghì mạnh làm tôi khuỵu gối rồi dí mặt tôi vào đống tro, cũng may là chúng chỉ còn ấm. Tôi ngạt thở, bọt mép tôi sùi ra, tro chui vào đầy mũi và miệng, hai mắt tôi đỏ quạch. Ông bắt tôi phải ăn tro để trừng phạt tôi. Khi được ông buông ra, tôi khóc nức nở. Tóc tôi, mặt tôi, nửa đen nửa xám với hai con mắt đỏ như quả cà chua. Đây là một lỗi rất nặng do tôi gây ra, nếu không có chị tôi và mẹ tôi đứng đấy thì có lẽ cha tôi đã ném tôi vào lửa trước khi dập tắt đám cháy.
Cần phải mua gạch xây lại chiếc lò và công việc rất mất thời gian. Hằng ngày, tôi được nghe những lời chửi bới, những câu chì chiết cay độc. Tôi khom lưng chạy thẳng xuống chuồng gia súc, tôi cắm mặt quét dọn sân, không dám nhìn lên. Tôi nghĩ cha tôi ghét bỏ tôi thật sự, mặc dù ngoài cái lỗi ấy tôi luôn làm lụng chăm chỉ.
Buổi xế chiều, trước khi màn đêm xuống là thời gian dành cho việc giặt dũ. Tôi giặt tất cả đồ khăn vải trong nhà, tôi mang những tấm da cừu ra đập bụi, tôi quét dọn, nấu nướng, cho gia súc ăn, cọ rửa chuồng trại. Rất hiếm khi tôi được nghỉ ngơi.
Buổi tối bọn con gái chúng tôi không bao giờ được ra ngoài. Cha mẹ tôi thường xuyên ra ngoài, họ đi thăm hàng xóm, đến chơi nhà bạn bè. Em trai tôi cũng rất hay đi, nhưng chúng tôi thì không bao giờ. Chúng tôi không có bạn, chị cả tôi không bao giờ về thăm chúng tôi. Người lạ duy nhất mà thỉnh thoảng tôi gặp là bà hàng xóm Enam. Bà có một cái đốm trong tròng mắt, dân làng chế nhạo bà và mọi người đều biết rằng bà chẳng bao giờ lấy được chồng.
Từ trên sân thượng, tôi nhìn thấy ngôi biệt thự của bọn nhà giàu. Họ ngồi trên sân thượng bật đèn sáng choang, tôi nghe tiếng họ cười và trông thấy họ ăn uống ngoài trời, cả vào ban đêm. Còn chúng tôi thì bị nhốt chặt trong phòng như đàn thỏ bị nhốt trong chuồng. Trong làng tôi, tôi chỉ nhớ mỗi gia đình giàu có ấy, nhà họ nằm cách nhà tôi không xa, và nà Enam, một gái già cô độc thường ngồi một mình ngay trước cửa nhà. Thú tiêu khiển duy nhất của tôi là những chuyến đi trên chiếc xe tải nhỏ để ra chợ bán hàng.
Thời gian nghỉ ngơi quá hiếm hoi…Những lúc không làm công việc trong nhà thì chúng tôi lại giúp những người khác trong làng. Và họ cũng thế, cứ rảnh rỗi lại đến phụ giúp chúng tôi.
Làng chúng tôi có rất nhiều con gái suýt soát tuổi nhau và người ta thường dùng ôtô chở chúng tôi đi thu hoạch súp lơ ở một cánh đồng rộng. Tôi còn nhớ cánh đồng súp lơ ấy! Nó rộng đến mức chẳng nhìn thấy bờ bên kia và người ta có cảm tưởng không bao giờ thu hoạch được hết số súp lơ ở đấy! Ông tài xế thấp bé đến nỗi phải kê thêm một cái gối trên chỗ ngồi mới lái được xe. Đầu ông ta tròn, bé xíu, trông rất buồn cười, tóc thì húi cua cụt lủn.
Chúng tôi hái súp lơ cả ngày. Tất cả đám con gái đều lăn lê bò toài trên mặt đất và xếp thành hàng như thường lệ, dưới sự giám sát của một người đàn bà có tuổi, tay lăm lăm cây gậy. Chớ có tính đến chuyện lề mề! Súp lơ được chất lên một chiếc xe tải lớn. Ngày làm việc kết thúc, người ta để chiếc xe tải lại đó và chúng tôi lên ôtô về làng. Dọc hai bên đường có rất nhiều cam. Vì chúng tôi khát nước nên tài xế cho xe đỗ lại và bảo chúng tôi mỗi đứa hái một quả cam rồi quay lại ngay.
“Một quả và halas!” Câu đó có nghĩa là “chỉ một quả thôi, không được hai quả đâu đấy.”
Tất cả bọn con gái chạy nhanh về chỗ xe đỗ rồi leo lên xe. Đó là đoạn đường hẹp nên tài xế cho xe chạy lùi. Bỗng nhiên ông ta đột ngột tắt máy, nhảy xuống đất và kêu to đến nỗi tất cả bọn con gái đều nhốn nháo trèo ra khỏi xe.
Ông ta đã đâm phải một đứa con gái, Đầu của con bé bị bánh xe cán lên. Lúc đó tôi đang đứng ngay phía trước, tôi cúi xuống nắm lấy mớ tóc nó kéo lên, đinh ninh là con bé vẫn sống. nhưng cái đầu nó vẫn dính chặt dưới đất và tôi kinh hãi ngất đi.
Sau đó, tôi nhớ là tôi lại được đưa lên ôtô và nằm tựa lên đầu gối bà đã trông coi chúng tôi hái súp lơ. Ông tài xế dừng xe trước cửa từng nhà một để bọn con gái bước xuống. Vì chúng tôi không được phép về nhà một mình, ngay cả khi chúng tôi đã về đến làng. Khi tôi bước xuống cửa nhà mình, bà kia nói với mẹ tôi là tôi đang ốm. Tối hôm ấy mẹ tỏ ra rất dịu dàng với tôi vì bà kia đã kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Bà ta buộc phải thuật lại cho các bà mẹ có con gái đi làm việc ngày hôm ấy về vụ tai nạn và ông tài xế phải đỗ xe chờ bên ngoài. Có lẽ để cho tất cả mọi người đều trả lời giống nhau?
Thật lạ là tai nạn xảy đến với đúng con bé ấy. Khi bẻ súp lơ lúc nào nó cũng đứng ở giữa hàng, không bao giờ ở đầu hoặc cuối hàng. Cũng nên biết ở xứ tôi, nếu một đứa con gái mà được những đứa khác quây chặt như thế có nghĩa là đứa con gái ấy đang có ý định bỏ trốn. Và tôi nhận thấy rằng con bé ấy lúc nào cũng bị những đứa khác vây quanh và bị giữ chặt, không được đổi chỗ trong hàng. Đối với tôi, đó là chuyện lạ lùng, nhất là không thấy có ai nói chuyện với nó. Thậm chí chúng tôi không được nhìn nó vì nó là charmuta. Nếu nói chuyện với nó chúng tôi cũng bị coi là charmuta như nó. Có phải ông tài xế đã cố ý cho xe đâm chết nó không? Trong làng, những lời bàn tán rộ lên trong suốt một thời gian dài. Cảnh sát đã đến hỏi chúng tôi, họ tập họp tất cả chúng tôi tới chỗ cánh đồng xảy ra tai nạn. Có ba cảnh sát và đối với chúng tôi, việc được nhìn thấy người đàn ông trong bộ đồng phục cảnh sát là một chuyện vô cùng lớn lao. Chúng tôi không dám nhìn thẳng vào mắt họ, chỉ biết tỏ ra kính cẩn, rụt rè và chỉ cho họ thấy nơi sự việc diễn ra. Tôi cúi xuống. Ở đây đã đặt sẵn một cái đầu giả. Tôi đưa tay nhấc lên. Họ bảo tôi: “Halas, halas, halas…” và cuộc điều tra kết thúc.
Chúng tôi trèo lên ôtô. Ông tài xế khóc. Ông ta lái xe thật nhanh và không bình tĩnh như mọi khi. Chiếc xe nhảy chồm trên đường và tôi còn nhớ bà trông coi chúng tôi hôm nọ phải đưa tay ôm ngực vì đôi vú của bà ta cũng nhảy chồm lên như chiếc xe. Sau đó ông tài xế bị đi tù. Theo chúng tôi và những người trong làng, đó không phải là một vụ tai nạn.
Sau đó tôi bị ốm trong một thời gian dài. Tôi luôn mường tượng ra cảnh tôi nhấc cái đầu bị xe cán bẹp nát của con bé ấy lên và tôi sợ bố mẹ tôi vì tất cả những điều mà họ nói về con bé. Có lẽ nó làm một chuyện xấu xa gì đấy, nhưng tôi không biết là chuyện gì. Tôi chỉ biết là người ta bảo nó là charmuta. Ban đêm tôi không ngủ được, lúc nào tôi cũng nhìn thấy cái đầu bị cán bẹp dí của con bé, tôi nghe thấy tiếng bánh xe lăn khi chiếc xe chạy thụt lùi. Không bao giờ tôi quên được hình ảnh con bé ấy. Mặc dù chính tôi cũng đã trải qua không ít những tình huống đau đớn nhưng hình ảnh ấy vẫn cứ gán chặt trong tâm trí tôi. Con bé cũng trạc tuổi tôi, tóc cắt ngắn khá đẹp. Cũng lạ ở chỗ là nó lại cắt tóc ngắn, bọn con gái trong làng không cắt tóc ngắn bao giờ. Vậy thì tại sao chỉ mình nó cắt? Nó khác hẳn chúng tôi, nó ăn mặc đẹp hơn. Chuyện gì đã khiến mọi người xem nó là charmuta? Tôi không bao giờ biết được. Nhưng tôi biết rõ chuyện của tôi.
*Càng lớn lên, tôi càng trông đợi mình sớm được lấy chồng. Trông đợi với rất nhiều hy vọng. Nhưng chị Kainat không được ai hỏi đến và hình như chị không có vẻ gì lo lắng cả. Như thể chị đã chấp nhận trở thành một gái già, một việc mà tôi cho là rất kinh khủng cho cả chị và tôi vì tôi đang đợi đến lượt mình.
Tôi bắt đầu cảm thấy xấu hổ mỗi khi đến dự lễ cưới của người khác, tôi sợ bị người ta chế giễu. Lấy chồng để được tự do là điều tốt đẹp nhất mà tôi có thể mong mỏi. Tuy nhiên ngừơi đàn bà dù có chồng nếu dại dột làm chuyện sai trái vẫn mất mạng như chơi. Tôi còn nhớ câu chuyện về một chị đã có bốn con. Chồng chị chắc là viên chức làm việc ngoài thành phố vì lúc nào cũng thấy mặc áo vest. Mỗi lần gặp trên đường, tôi đều thấy anh ta đi nhanh, đôi giày làm cát tung bụi mù phía sau lưng anh ta.
Chị vợ anh ta tên là Souheila, và một hôm, tôi nghe mẹ tôi bảo trong làng người ta bàn tán về chị ta. Họ nghĩ là chị có dan díu với người chủ của cửa hàng vì chị ta thường đến đấy mua bánh mì, rau củ quả. Có lẽ nhà chị ta không có vườn rộng như nhà chúng tôi. Có lẽ chị ta đã lén lút đi lại với người đàn ông đó như mẹ tôi đã lén lút đi lại với Fadel. Một ngày kia, mẹ tôi kể là hai người anh ruột đã đến đến tận nhà và chặt đầu chị ta. Họ để cái xác lại trên sàn nhà và mang cái đầu đi diễu khắp làng. Mẹ cũng nói là khi anh chồng đi làm về nghe tin vợ bị chặt đầu thì anh ta mừng lắm vì chị ta bị nghi ngờ đã lăng nhăng với người chủ cửa hàng. Mặc dù chị ra không đẹp lắm và chị đã có bốn con.
Tôi không trông thấy hai người đàn ông mang đầu em gái mình đi diễu trong làng mà chỉ nghe mẹ tôi kể lại. Tôi cũng đã đủ lớn để hiểu, nhưng tôi không sợ. Có lẽ vì tôi không trông thấy gì, chắc chắn là như vậy. Trong thâm tâm, tôi cho rằng gia đình tôi chẳng có ai là charmuta cả nên những chuyện ấy có lẽ không xảy đến với tôi. Những người đàn bà ấy bị trừng phạt cũng là lẽ thường thôi. Còn bình thường hơn chuyện con bé trạc tuổi tôi bị ôtô cán chết.
Tôi không thể ngờ được rằng những mẩu chuỵên ngồi lê đôi mách tầm thường, những điều phỏng đoán bóng gió của hàng xóm, thậm chí những chuyện bịa đặt dối trá lại có thể biến bất cứ người phụ nữ nào thành charmuta và đẩy người ấy đến chỗ chết để bảo toàn danh dự của người khác.
Đó là cái mà người ta gọi là tội ác vì danh dự, “jarimat al sharaf”, và đối với những người đàn ông ở đất nước tôi thì đó là không phải là tội ác.
Gửi ý kiến của bạn