THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Mỗi giây phút chánh niệm có thể được diễn tả bằng cảm giác đang có mặt trong thân. Trong khi ta kinh hành, thường thì cảm giác ở thân nổi bật hơn hết. Khi ta ngồi thiền, cảm giác ở thân có thể trở nên rất tinh tế và ta có thể cảm thấy dường như thân mình biến mất. Nhưng dầu sao đi nữa, ta vẫn có thể nhận diện và gọi tên được kinh nghiệm ấy.
Mỗi giây phút chánh niệm cũng có thể được nhận diện bằng trạng thái tâm thức của nó. Đôi khi, những thiền sinh mới cho rằng “trạng thái tâm thức” ở đây có nghĩa là những cảm xúc mạnh. Họ nói: “Hôm nay tôi không có một tâm thức đặc biệt nào khởi lên cả!” Những cảm xúc mạnh dễ nhận diện, trong khi chánh niệm về những tâm thức vi tế đòi hỏi một sự chú ý rất bén nhạy.
Mỗi giây phút chánh niệm cũng được đi kèm bằng một cảm thọ. Chúng ta thường có khuynh hướng ghi nhận những cảm thọ dễ chịu và khó chịu nhiều hơn là những cảm thọ có tính cách trung hòa, bởi vì chúng hấp dẫn ta hoặc cảnh báo ta, còn những cảm thọ trung hòa thì không có gì thích thú. Vì thế, tâm ta thường xao lãng.
Mỗi giây phút chánh niệm cũng là một cơ hội để ta tiếp xúc với chân lý.
Trong giờ kinh hành này, bạn hãy sử dụng cả bốn lãnh vực chánh niệm để quán chiếu kinh nghiệm của mình.
Trong những phút đầu, cho phép tâm ý ta an trú nơi những cảm giác trong thân. Cảm nhận toàn thân mình, cảm nhận bàn chân mình. Trong khi tiếp tục đi, bắt đầu ghi nhận những cảm thọ khởi lên: dễ chịu, khó chịu hay trung hòa. Rồi bắt đầu tự hỏi “Ta đang có một trạng thái tâm thức nào đây?” Thỉnh thoảng tự nhủ: “Cái gì là sự thật?”
Bạn có thể thay đổi bốn thấu kính ấy thường xuyên theo mỗi hơi thở, mỗi 5 phút, hay bất cứ lúc nào bạn muốn. Vì chỉ có một sự thật mà thôi.
Nhìn cùng lúc từ mọi phương diện sẽ cho ta một quang cảnh toàn diện nhất. Cũng giống như một bức tranh của Picasso, trong cùng một lúc bạn nhìn thấy mọi khía cạnh và cả từ trên đầu của một đối tượng.
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Hướng dẫn kinh hành buổi tối
Bạn đã thực tập chánh niệm trong tất cả bốn lãnh vực mà đức Phật chỉ dạy trong kinh Tứ niệm xứ (Bốn lãnh vực quán niệm). Bạn chú ý đến cảm giác ở thân, chú ý đến cảm thọ, đến các trạng thái tâm thức và đến những tuệ giác. Đức Phật giảng về mỗi lãnh vực riêng rẽ, nhưng ngài không hề dạy rằng chúng riêng biệt và độc lập lẫn nhau. Thật ra chúng không hề và không thể tách rời nhau. Không có bất cứ một sự vật gì mà lại có thể riêng biệt và độc lập với những sự vật khác. Và bạn có thể cần thực tập cùng lúc bốn lãnh vực ấy.Mỗi giây phút chánh niệm có thể được diễn tả bằng cảm giác đang có mặt trong thân. Trong khi ta kinh hành, thường thì cảm giác ở thân nổi bật hơn hết. Khi ta ngồi thiền, cảm giác ở thân có thể trở nên rất tinh tế và ta có thể cảm thấy dường như thân mình biến mất. Nhưng dầu sao đi nữa, ta vẫn có thể nhận diện và gọi tên được kinh nghiệm ấy.
Mỗi giây phút chánh niệm cũng có thể được nhận diện bằng trạng thái tâm thức của nó. Đôi khi, những thiền sinh mới cho rằng “trạng thái tâm thức” ở đây có nghĩa là những cảm xúc mạnh. Họ nói: “Hôm nay tôi không có một tâm thức đặc biệt nào khởi lên cả!” Những cảm xúc mạnh dễ nhận diện, trong khi chánh niệm về những tâm thức vi tế đòi hỏi một sự chú ý rất bén nhạy.
Mỗi giây phút chánh niệm cũng được đi kèm bằng một cảm thọ. Chúng ta thường có khuynh hướng ghi nhận những cảm thọ dễ chịu và khó chịu nhiều hơn là những cảm thọ có tính cách trung hòa, bởi vì chúng hấp dẫn ta hoặc cảnh báo ta, còn những cảm thọ trung hòa thì không có gì thích thú. Vì thế, tâm ta thường xao lãng.
Mỗi giây phút chánh niệm cũng là một cơ hội để ta tiếp xúc với chân lý.
Trong giờ kinh hành này, bạn hãy sử dụng cả bốn lãnh vực chánh niệm để quán chiếu kinh nghiệm của mình.
Trong những phút đầu, cho phép tâm ý ta an trú nơi những cảm giác trong thân. Cảm nhận toàn thân mình, cảm nhận bàn chân mình. Trong khi tiếp tục đi, bắt đầu ghi nhận những cảm thọ khởi lên: dễ chịu, khó chịu hay trung hòa. Rồi bắt đầu tự hỏi “Ta đang có một trạng thái tâm thức nào đây?” Thỉnh thoảng tự nhủ: “Cái gì là sự thật?”
Bạn có thể thay đổi bốn thấu kính ấy thường xuyên theo mỗi hơi thở, mỗi 5 phút, hay bất cứ lúc nào bạn muốn. Vì chỉ có một sự thật mà thôi.
Nhìn cùng lúc từ mọi phương diện sẽ cho ta một quang cảnh toàn diện nhất. Cũng giống như một bức tranh của Picasso, trong cùng một lúc bạn nhìn thấy mọi khía cạnh và cả từ trên đầu của một đối tượng.
Gửi ý kiến của bạn