THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Thật ra, có một lý do rất chính đáng. Lẽ dĩ nhiên chân lý có mặt trong mỗi giây phút, và ta có thể tiếp xúc với tuệ giác giải thoát trong khi đi giữa một siêu thị, cũng như khi ngồi trên tọa cụ trong một khóa ẩn cư - nhưng một thời gian ẩn cư thì vẫn khác. Ở đây ta không có gì để khiến mình lo ra. Không có gì để ta tự tiêu khiển. Và vì không có một nơi nào để ta có thể tự trốn tránh chính mình, nên trong một khoá ẩn cư ta có cơ hội để quay nhìn lại và hiểu rõ chính mình hơn.
Nhưng tự hiểu mình chỉ mới là một sự bắt đầu. Tuệ giác giải thoát bắt nguồn từ sự nhìn thấy rõ chân tướng của sự việc hơn là của chính ta. Khi ta bắt đầu thấy được sự thật về nguyên nhân và sự chấm dứt của khổ đau, ta sẽ có khả năng sống tự tại hơn. Và khi ta ở một mình, không có gì để gây sự xao lãng, đó là điều kiện rất tốt để ta có thể bắt đầu thật sự nhìn thấy.
Nguyên nhân thúc đẩy tôi tham dự một khóa tu chánh niệm lần đầu tiên là do sự hăng hái của chồng tôi. Anh ta trở về sau một khóa tu mười ngày và bảo tôi: “Việc này hay lắm. Em phải đi mới được!” Vài tháng sau, chính tôi lại là người hăng hái diễn tả kinh nghiệm tu tập của mình với một người bạn, và cũng không quên nhấn mạnh đến chương trình khá cam go và khắc khổ trong khóa tu. Những điều này không gây ấn tượng tốt lắm với anh ta. Nghe xong anh chỉ nói: “Tôi không tin là chị ngồi yên một mình với chính mình trong hai tuần!”
Không có điều gì kỳ diệu hay lớn lao xảy đến với tôi trong khoá tu đầu tiên. Không có một tâm thức kỳ lạ nào khởi lên và tôi cũng chẳng có được tuệ giác về một điều gì hết. Trong phần lớn thời gian tôi đã vất vả tranh đấu với những khó khăn, buồn ngủ, và thân tôi thì đau nhức. Tôi rất khó có thể tập trung. Nhưng tôi hoàn toàn bị say mê bởi giáo pháp đức Phật giảng về khổ đau. Nếu ngay trong kiếp sống này và với thân này, tâm an lạc là chuyện có thể được, thì tôi rất sẵn sàng ngồi một mình với tâm ý của mình.
Chương trình trong quyển cẩm nang này được soạn cho một khóa ẩn cư thiền tập ba ngày. Dù vậy, ta vẫn có thể sửa đổi một chút để thích hợp hơn với một khóa ẩn cư nhiều ngày. Lặp lại ngày thứ hai cho mỗi một ngày mới thêm vào. Chương trình của ngày thứ ba được dành cho ngày cuối, trở về nhà, cho dù nó có là ngày thứ chín, hay thứ ba mươi cũng vậy.
Và cho dù khóa tu ẩn cư của bạn có dài bao nhiêu ngày, lời hướng dẫn cuối cùng vẫn chỉ có bấy nhiêu thôi: “Bây giờ, bạn hãy trở về nhà và tiếp tục giữ chánh niệm mãi mãi.”
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN MỘT: CHUẨN BỊ CHO KHÓA TU
Nhưng tại sao phải cần sự ẩn cư và tĩnh tâm?
Chánh niệm là một lối sống trong cuộc đời, thay vì là một phương cách áp dụng riêng cho một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Như vậy, việc thực hiện một thời gian ẩn cư có cần thiết không? Nếu mục đích của sự thực tập là làm sao có được sự tỉnh thức và quân bình ngay giữa cuộc đời, thì tại sao ta không thực tập giữa cuộc sống, mà lại đi tìm những nơi yên tĩnh, lánh xa phố thị làm gì?Thật ra, có một lý do rất chính đáng. Lẽ dĩ nhiên chân lý có mặt trong mỗi giây phút, và ta có thể tiếp xúc với tuệ giác giải thoát trong khi đi giữa một siêu thị, cũng như khi ngồi trên tọa cụ trong một khóa ẩn cư - nhưng một thời gian ẩn cư thì vẫn khác. Ở đây ta không có gì để khiến mình lo ra. Không có gì để ta tự tiêu khiển. Và vì không có một nơi nào để ta có thể tự trốn tránh chính mình, nên trong một khoá ẩn cư ta có cơ hội để quay nhìn lại và hiểu rõ chính mình hơn.
Nhưng tự hiểu mình chỉ mới là một sự bắt đầu. Tuệ giác giải thoát bắt nguồn từ sự nhìn thấy rõ chân tướng của sự việc hơn là của chính ta. Khi ta bắt đầu thấy được sự thật về nguyên nhân và sự chấm dứt của khổ đau, ta sẽ có khả năng sống tự tại hơn. Và khi ta ở một mình, không có gì để gây sự xao lãng, đó là điều kiện rất tốt để ta có thể bắt đầu thật sự nhìn thấy.
Nguyên nhân thúc đẩy tôi tham dự một khóa tu chánh niệm lần đầu tiên là do sự hăng hái của chồng tôi. Anh ta trở về sau một khóa tu mười ngày và bảo tôi: “Việc này hay lắm. Em phải đi mới được!” Vài tháng sau, chính tôi lại là người hăng hái diễn tả kinh nghiệm tu tập của mình với một người bạn, và cũng không quên nhấn mạnh đến chương trình khá cam go và khắc khổ trong khóa tu. Những điều này không gây ấn tượng tốt lắm với anh ta. Nghe xong anh chỉ nói: “Tôi không tin là chị ngồi yên một mình với chính mình trong hai tuần!”
Không có điều gì kỳ diệu hay lớn lao xảy đến với tôi trong khoá tu đầu tiên. Không có một tâm thức kỳ lạ nào khởi lên và tôi cũng chẳng có được tuệ giác về một điều gì hết. Trong phần lớn thời gian tôi đã vất vả tranh đấu với những khó khăn, buồn ngủ, và thân tôi thì đau nhức. Tôi rất khó có thể tập trung. Nhưng tôi hoàn toàn bị say mê bởi giáo pháp đức Phật giảng về khổ đau. Nếu ngay trong kiếp sống này và với thân này, tâm an lạc là chuyện có thể được, thì tôi rất sẵn sàng ngồi một mình với tâm ý của mình.
Chương trình trong quyển cẩm nang này được soạn cho một khóa ẩn cư thiền tập ba ngày. Dù vậy, ta vẫn có thể sửa đổi một chút để thích hợp hơn với một khóa ẩn cư nhiều ngày. Lặp lại ngày thứ hai cho mỗi một ngày mới thêm vào. Chương trình của ngày thứ ba được dành cho ngày cuối, trở về nhà, cho dù nó có là ngày thứ chín, hay thứ ba mươi cũng vậy.
Và cho dù khóa tu ẩn cư của bạn có dài bao nhiêu ngày, lời hướng dẫn cuối cùng vẫn chỉ có bấy nhiêu thôi: “Bây giờ, bạn hãy trở về nhà và tiếp tục giữ chánh niệm mãi mãi.”
Gửi ý kiến của bạn