HOA
CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim
Suốt buổi sáng hôm sau trời vẫn ui ui một màu xám buồn, gió thổi những hạt mưa bay vào cửa sổ. Những giấc mơ vẫn bồng bềnh trôi, len vào tấm chăn mỏng, ôm ấp tôi như mẹ ấp con. Những giấc mơ chở tôi lang thang về đồng ruộng quê mình. Mùa này nước nổi khắp Mỹ An, Hồng Ngự, Tân Hồng. Mùa này bông điên điển nở vàng, khoe những chiếc hoa tai nhỏ xíu mà tôi thường lúc lắc đầu cho nó rung rinh chạm vào đôi má của mình. Thôi, đừng nói chuyện đem bông điên điển làm nhưn bánh xèo hay nấu canh chua với cá rô đồng mập ú. Gió Đồng Tháp Mười liêu xiêu thổi về miệt vườn. Hồi đó, mỗi lần hai chị em tôi bơi xuồng qua cầu Cái Tàu phải gồng tay giữ cho mái dầm thật chắc. Nước cuồn cuộn chảy, ngang chân cầu lại thành những cơn xoáy mạnh, đỏ au phù sa. Gió thổi lật vành nón lá te tua làm chị em tôi như cái nấm rơm gãy cổ. Nấm rơm em giỏi hơn nấm rơm chị, chuyên bơi đằng lái điều khiển chiếc xuồng. Nấm rơm chị thì giỏi hò hét, sợ em lệch hướng. Con trai không chấp, nó cười thầm: "Chị mình nhát dễ sợ!". Bông lục bình vùn vụt trôi qua. Nấm rơm em chỉ nghĩ tới chuyện dưới rễ lục bình có cá bống hay không, còn nấm rơm chị lại nghĩ lát nữa mình bẻ mấy cọng về chơi nhà chòi, lựa cọng nào bự bự làm bánh mì dồn thịt, còn bông tím thì cắm vào cái ly mà ngắm.
Đâu có ngờ, hơn mười năm sau, nấm rơm em nằm xuống đất, cái nón lật bay theo gió mãi mãi không về. Nấm rơm chị không khóc em ở bệnh viện, mà khóc trên dòng sông mỗi mùa nước đổ, mỗi mùa bông lục bình giấu những con cá bống dưới chùm rễ đen huyền. Trời ui ui thế này là dòng sông nhiều sóng lắm, nấm rơm chị cứ vượt sông và vẫn không biết bơi đến mãi tận bây giờ. Nhưng đã biết sợ. Sợ những bước chân tha phương kiếm sống sẽ chôn vùi ký ức như đất đã chôn vùi em, chôn vùi bà ngoại. Sợ tuổi già đến, chân sẽ mỏi, gối sẽ chùn, không còn bôn ba theo chuyến xe đò về thăm quê mỗi hè, mỗi Tết. Sợ những con sóng trong lòng sẽ lắng, không đủ sức khuấy nên những con chữ mắc nợ một đời. Một vùng quê mà tôi vác trên vai gần ba mươi năm, lểnh thểnh tha vào cái túi ấy hình ảnh của ông ngoại, bà ngoại, má, dì, cậu, mợ... Có người từng hiện hữu bên tôi, có người chỉ là những lời kể xa xăm huyền thoại. Và mỗi người lại gánh trên vai cái gánh của cuộc đời, chồng chất cả trong từng bến đình, cánh ruộng...
Trời vẫn ui ui một màu xám buồn, nối dài thêm những giấc mơ thường bị ngắt quãng bởi những bài báo, những tiết học Anh văn... Tôi lấy giấy ra, thẫn thờ ghi hai chữ, hoài hương...
Tác giả: Diệu Kim
PHẦN II: HƯƠNG ĐẠO TÌNH ĐỜI
HOÀI HƯƠNG
Bão đâu ở miền Trung mà Sài Gòn mưa dầm suốt mấy ngày. Ban đêm tôi đội áo mưa đến lớp speaking, rồi băng qua con đường dài dằng dặc xem một chương trình sân khấu để viết bài cho báo. Giữa hai khoảng "ca đêm" ấy là cơn đói gào bụng vì chiều chưa kịp ăn gì, và lạnh đến cắn chặt hai hàm răng, cố giữ chặt tay ga mặc cho chiếc honda đưa mình đi. Và lao vào hàng mì gõ như một vị cứu tinh. Ít năng lượng nạp được làm hai hàng cây bên đường bớt "lung linh" hơn. Rồi hàng cây xếp lá ngủ yên tiễn tôi về một đoạn đường khuya. Lại lạnh, lại nhập nhòa, lung linh, và mơ những giấc hoài hương...Suốt buổi sáng hôm sau trời vẫn ui ui một màu xám buồn, gió thổi những hạt mưa bay vào cửa sổ. Những giấc mơ vẫn bồng bềnh trôi, len vào tấm chăn mỏng, ôm ấp tôi như mẹ ấp con. Những giấc mơ chở tôi lang thang về đồng ruộng quê mình. Mùa này nước nổi khắp Mỹ An, Hồng Ngự, Tân Hồng. Mùa này bông điên điển nở vàng, khoe những chiếc hoa tai nhỏ xíu mà tôi thường lúc lắc đầu cho nó rung rinh chạm vào đôi má của mình. Thôi, đừng nói chuyện đem bông điên điển làm nhưn bánh xèo hay nấu canh chua với cá rô đồng mập ú. Gió Đồng Tháp Mười liêu xiêu thổi về miệt vườn. Hồi đó, mỗi lần hai chị em tôi bơi xuồng qua cầu Cái Tàu phải gồng tay giữ cho mái dầm thật chắc. Nước cuồn cuộn chảy, ngang chân cầu lại thành những cơn xoáy mạnh, đỏ au phù sa. Gió thổi lật vành nón lá te tua làm chị em tôi như cái nấm rơm gãy cổ. Nấm rơm em giỏi hơn nấm rơm chị, chuyên bơi đằng lái điều khiển chiếc xuồng. Nấm rơm chị thì giỏi hò hét, sợ em lệch hướng. Con trai không chấp, nó cười thầm: "Chị mình nhát dễ sợ!". Bông lục bình vùn vụt trôi qua. Nấm rơm em chỉ nghĩ tới chuyện dưới rễ lục bình có cá bống hay không, còn nấm rơm chị lại nghĩ lát nữa mình bẻ mấy cọng về chơi nhà chòi, lựa cọng nào bự bự làm bánh mì dồn thịt, còn bông tím thì cắm vào cái ly mà ngắm.
Đâu có ngờ, hơn mười năm sau, nấm rơm em nằm xuống đất, cái nón lật bay theo gió mãi mãi không về. Nấm rơm chị không khóc em ở bệnh viện, mà khóc trên dòng sông mỗi mùa nước đổ, mỗi mùa bông lục bình giấu những con cá bống dưới chùm rễ đen huyền. Trời ui ui thế này là dòng sông nhiều sóng lắm, nấm rơm chị cứ vượt sông và vẫn không biết bơi đến mãi tận bây giờ. Nhưng đã biết sợ. Sợ những bước chân tha phương kiếm sống sẽ chôn vùi ký ức như đất đã chôn vùi em, chôn vùi bà ngoại. Sợ tuổi già đến, chân sẽ mỏi, gối sẽ chùn, không còn bôn ba theo chuyến xe đò về thăm quê mỗi hè, mỗi Tết. Sợ những con sóng trong lòng sẽ lắng, không đủ sức khuấy nên những con chữ mắc nợ một đời. Một vùng quê mà tôi vác trên vai gần ba mươi năm, lểnh thểnh tha vào cái túi ấy hình ảnh của ông ngoại, bà ngoại, má, dì, cậu, mợ... Có người từng hiện hữu bên tôi, có người chỉ là những lời kể xa xăm huyền thoại. Và mỗi người lại gánh trên vai cái gánh của cuộc đời, chồng chất cả trong từng bến đình, cánh ruộng...
Trời vẫn ui ui một màu xám buồn, nối dài thêm những giấc mơ thường bị ngắt quãng bởi những bài báo, những tiết học Anh văn... Tôi lấy giấy ra, thẫn thờ ghi hai chữ, hoài hương...
Gửi ý kiến của bạn