HOA
CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim
Đó là thực trạng một số vị thầy tổ cho đệ tử mình vào học trung cấp khi đệ tử còn chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ngoài đời. Có vị đang ngồi ghế lớp 9, lớp 10 đã được sư phụ cho chuyển sang hệ bổ túc, để đi học vào ban đêm, còn ban ngày thì đến lớp Phật học. Thử hỏi, một người chưa qua tuổi 18, vẫn như một thiếu niên non nớt, mà gánh trên vai một lúc hai chương trình học như thế, làm sao kham nổi? Chương trình phổ thông vốn đã nặng nề, ai cũng kêu than, giải quyết xong bài vở đã đuối cho mấy cô chú sa di lắm rồi. Khi chuyển sang hệ bổ túc dĩ nhiên chương trình có nhẹ đi, nhưng đó lại là một sự đánh đổi đáng tiếc, bởi hệ bổ túc không thể nào tốt hơn hệ chính quy, tự nhiên người học thiệt thòi. Rốt cuộc, khi gánh hai chương trình, những học viên này phải học theo kiểu đối phó, thế học lẫn Phật học đều không chất lượng. Vì vậy mới có tình trạng người có bằng cấp hẳn hoi mà không viết nổi một văn bản suôn sẻ, không hướng dẫn được đạo tràng...
Nhưng còn tai hại hơn nữa, khi đạo hạnh chưa thâm sâu thì cái bằng cấp vô tình tiếp tay cho lòng ngã mạn của tuổi trẻ, gây nên những điều đáng tiếc.
Xin quý vị trụ trì, thầy tổ hãy bình tĩnh mà nuôi đệ tử như trồng một cái cây, nếu chưa đủ năm tháng thì đừng bắt nó ra hoa, kết trái sớm quá, để rồi chỉ vài lứa thu hoạch vội vàng cái cây đó sẽ èo uột nhanh chóng. Nhiều nhà vườn đã mạnh dạn cắt bỏ lứa trái chiến để dưỡng cây kia mà. Hãy để các cô chú sa di non nớt của chúng ta được ngồi yên trong ngôi trường phổ thông, học hành trọn vẹn. Kinh nghiệm cho thấy những vị nào học giỏi phần thế học thì sau này sẽ tiếp thu rất tốt phần Phật học, không cần phải nôn nóng. Nếu cần, thì thầy tổ tại chùa có thể bồi dưỡng hằng ngày về kinh kệ, giới luật, chữ Hán, chuẩn bị một số vốn liếng để khi bước vào trung cấp Phật học không quá bỡ ngỡ. (Bởi theo chúng tôi biết, các học viên trung cấp sợ nhất môn Hán văn, lơ mơ là "bơi" theo không kịp.). Vậy cũng là khá nhiều đối với lứa tuổi thiếu niên, vì còn biết bao chuyện chấp tác trong chùa, đám sám, lễ lạc quanh năm. Khi xong phần thế học, các cô chú sa di sẽ tập trung vào Phật học một cách tối đa, bảo đảm chất lượng.
Thêm một vấn đề nữa, các vị đệ tử còn nhỏ tuổi mà đã xa lìa sự dạy dỗ, chăm sóc của thầy tổ thì có nguy cơ không tốt. Trường Phật học dĩ nhiên cũng có thanh quy, nhưng vì quá đông nên không thể nào bằng cái tình gần gũi của thầy trò tại nơi trú xứ, vì vậy dễ xảy ra những tiêu cực, đặc biệt với lứa tuổi chưa đủ lớn, chưa đủ nhận định, bản lĩnh. Cây còn non thì phải được sự che chắn gió bão, nếu không gãy cành như chơi!
Cuối cùng, ngồi tính toán thì một người tốt nghiệp lớp 12 mới 18 tuổi, học trung cấp Phật học 3 năm, mới 21 tuổi, học tiếp Cao cấp hoặc Cao đẳng 4 năm nữa, cũng chỉ 25 tuổi. Đâu đã gọi là già? Các vị tôn túc còn e tuổi đó đạo hạnh chưa vững, sợ khi ra làm Phật sự còn vướng phải nhiều hệ lụy nữa kia. Xu hướng hiện nay là "trẻ hóa cán bộ", hầu hết mọi người đều tán đồng, nhưng không có nghĩa là phải trẻ hóa bằng mọi cách đến mức quên đi cái chuẩn cần thiết cho một vị tu sĩ về học lực, phẩm hạnh. Vì vậy, chúng ta khẩn trương nhưng không vội vàng mà đào tạo ra những cây non, kém chất lượng. Thà chậm một vài năm nhưng gặt hái thành quả lâu dài.
Tác giả: Diệu Kim
PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI
CÂY HÃY CÒN NON
Hiện nay đang là mùa tuyển sinh của các lớp trung cấp Phật học tại nhiều tỉnh, là cơ hội tốt cho các tăng ni trẻ tham gia học tập. Tuy nhiên, có một thực trạng không biết có nên khuyến khích hay cần phải khuyên ngăn dừng lại?Đó là thực trạng một số vị thầy tổ cho đệ tử mình vào học trung cấp khi đệ tử còn chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ngoài đời. Có vị đang ngồi ghế lớp 9, lớp 10 đã được sư phụ cho chuyển sang hệ bổ túc, để đi học vào ban đêm, còn ban ngày thì đến lớp Phật học. Thử hỏi, một người chưa qua tuổi 18, vẫn như một thiếu niên non nớt, mà gánh trên vai một lúc hai chương trình học như thế, làm sao kham nổi? Chương trình phổ thông vốn đã nặng nề, ai cũng kêu than, giải quyết xong bài vở đã đuối cho mấy cô chú sa di lắm rồi. Khi chuyển sang hệ bổ túc dĩ nhiên chương trình có nhẹ đi, nhưng đó lại là một sự đánh đổi đáng tiếc, bởi hệ bổ túc không thể nào tốt hơn hệ chính quy, tự nhiên người học thiệt thòi. Rốt cuộc, khi gánh hai chương trình, những học viên này phải học theo kiểu đối phó, thế học lẫn Phật học đều không chất lượng. Vì vậy mới có tình trạng người có bằng cấp hẳn hoi mà không viết nổi một văn bản suôn sẻ, không hướng dẫn được đạo tràng...
Nhưng còn tai hại hơn nữa, khi đạo hạnh chưa thâm sâu thì cái bằng cấp vô tình tiếp tay cho lòng ngã mạn của tuổi trẻ, gây nên những điều đáng tiếc.
Xin quý vị trụ trì, thầy tổ hãy bình tĩnh mà nuôi đệ tử như trồng một cái cây, nếu chưa đủ năm tháng thì đừng bắt nó ra hoa, kết trái sớm quá, để rồi chỉ vài lứa thu hoạch vội vàng cái cây đó sẽ èo uột nhanh chóng. Nhiều nhà vườn đã mạnh dạn cắt bỏ lứa trái chiến để dưỡng cây kia mà. Hãy để các cô chú sa di non nớt của chúng ta được ngồi yên trong ngôi trường phổ thông, học hành trọn vẹn. Kinh nghiệm cho thấy những vị nào học giỏi phần thế học thì sau này sẽ tiếp thu rất tốt phần Phật học, không cần phải nôn nóng. Nếu cần, thì thầy tổ tại chùa có thể bồi dưỡng hằng ngày về kinh kệ, giới luật, chữ Hán, chuẩn bị một số vốn liếng để khi bước vào trung cấp Phật học không quá bỡ ngỡ. (Bởi theo chúng tôi biết, các học viên trung cấp sợ nhất môn Hán văn, lơ mơ là "bơi" theo không kịp.). Vậy cũng là khá nhiều đối với lứa tuổi thiếu niên, vì còn biết bao chuyện chấp tác trong chùa, đám sám, lễ lạc quanh năm. Khi xong phần thế học, các cô chú sa di sẽ tập trung vào Phật học một cách tối đa, bảo đảm chất lượng.
Thêm một vấn đề nữa, các vị đệ tử còn nhỏ tuổi mà đã xa lìa sự dạy dỗ, chăm sóc của thầy tổ thì có nguy cơ không tốt. Trường Phật học dĩ nhiên cũng có thanh quy, nhưng vì quá đông nên không thể nào bằng cái tình gần gũi của thầy trò tại nơi trú xứ, vì vậy dễ xảy ra những tiêu cực, đặc biệt với lứa tuổi chưa đủ lớn, chưa đủ nhận định, bản lĩnh. Cây còn non thì phải được sự che chắn gió bão, nếu không gãy cành như chơi!
Cuối cùng, ngồi tính toán thì một người tốt nghiệp lớp 12 mới 18 tuổi, học trung cấp Phật học 3 năm, mới 21 tuổi, học tiếp Cao cấp hoặc Cao đẳng 4 năm nữa, cũng chỉ 25 tuổi. Đâu đã gọi là già? Các vị tôn túc còn e tuổi đó đạo hạnh chưa vững, sợ khi ra làm Phật sự còn vướng phải nhiều hệ lụy nữa kia. Xu hướng hiện nay là "trẻ hóa cán bộ", hầu hết mọi người đều tán đồng, nhưng không có nghĩa là phải trẻ hóa bằng mọi cách đến mức quên đi cái chuẩn cần thiết cho một vị tu sĩ về học lực, phẩm hạnh. Vì vậy, chúng ta khẩn trương nhưng không vội vàng mà đào tạo ra những cây non, kém chất lượng. Thà chậm một vài năm nhưng gặt hái thành quả lâu dài.
Gửi ý kiến của bạn