HOA
CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim
Nhưng, trong niềm vui đó, vẫn gợn lên một chút ưu tư...
Tôi về quê, ghé thăm một vị thầy trẻ từng thân thiết với mình hồi còn đi học Phật học tại Sài Gòn, nay thầy về nhận chùa gần ba năm. Trông thấy ngôi Tam Bảo mà choáng váng. Hồi nào thầy than không có tiền trùng tu, bây giờ có người giúp đỡ dĩ nhiên tôi rất mừng. Nhưng nhìn cơ ngơi đồ sộ đến mức hình như không hòa hợp với bối cảnh chung quanh, và với cả nội dung bên trong. Những tượng Phật bằng đá đắt tiền trông hơi xa xỉ so với bối cảnh quanh đây là biết bao dân nghèo và ít học. Một cây đèn dược sư bằng gỗ quý mấy chục triệu đồng. Rồi những dãy nhà thênh thang nhưng không có hoạt động gì thì lấy ai về ở? Mấy năm trước, tôi bảo thầy xây dựng vừa phải thôi, còn dành thời gian và tiền bạc mà lo giáo hóa người dân, bởi hiện nay địa phương mong tăng ni trẻ về quê là để nâng cao trình độ dân chúng, giúp họ tu học trở thành người hiểu biết, hiền thiện. Điều đó mới là quan trọng nhất. Xây chùa cũng cần, nhưng xây pháp phải đi đôi. Giáo pháp còn thì đạo Phật mới thật sự còn, nếu không đạo Phật chỉ có cái vỏ thờ cúng, nghi lễ rình rang như một thứ tín ngưỡng. Tôi đến nhiều địa phương, thấy hình như đang có xu hướng xây cất chùa to Phật lớn, coi đó là "sự nghiệp" cả đời, hơn là quan tâm đến sự nghiệp phát triển trí tuệ, đạo đức cho Phật tử. Nhiều vùng sâu vùng xa mà cũng mọc lên những ngôi chùa hoành tráng, rồi bỏ mặc cho bụi thời gian vây phủ.
Có chùa, lớp gạch bông đang tốt mà thầy tự nhiên đòi lột ra lót lại, tốn chục triệu như chơi, nhưng lại không dám bỏ vài trăm ngàn ra mời giảng sư về thuyết pháp, nói gì mở cả lớp giáo lý hoặc đạo tràng tu học thường xuyên. Nhiều vị xây chùa để cạnh tranh uy tín, bảo rằng phải làm to nhất tỉnh mới nghe, cái động cơ xem ra đã không còn trong sáng.
Chúng ta cần nói thật với nhau như thế, đừng sợ mích lòng. Thiết nghĩ, Đức Phật đản sinh nơi rừng cây, thành đạo dưới gốc cây, và nhập Niết Bàn cũng tại rừng cây, nghĩa là Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, từ bỏ cả những tinh xá của các vị vua xây để cúng dường, thì sá gì những ngôi chùa chúng ta hiện nay. Tôi quan niệm tại những trung tâm chính thì nên xây chùa to, đẹp, mang dấu ấn văn hóa, còn những vùng phụ cận hoặc nông thôn xa xôi thì xây vừa phải, phù hợp với đại đa số dân chúng còn nghèo khó, hài hòa với môi trường thiên nhiên chung quanh. Còn lại thời gian, tiền bạc và sức khỏe thì tập trung mở mang những đạo tràng tu học cho Phật tử, và tạo điều kiện cho tăng ni trẻ cống hiến sau khi ra trường. Không có hoạt động Phật sự, người trẻ lánh mình trên thành phố luôn, vì họ không thích về quê chỉ để lau chùa, làm đám quanh năm.
Phật giáo cần cái nội dung bên trong, chứ bề ngoài đã tinh tươm lắm rồi. Thử tính số tiền xây chùa và số tiền đầu tư cho việc tu học, giáo dục, sẽ thấy chênh lệch gấp trăm, ngàn lần. Vậy không buồn sao được? Hoặc giả, với số tiền xây một ngôi chùa hoành tráng thì có thể san sẻ ra để xây hai, ba ngôi vừa vừa, rải đều trong địa bàn rộng lớn. Có nhiều nơi trong vòng đường kính 20 hoặc 50 cây số mà không có ngôi Tam Bảo làm điểm tựa tâm linh cho quần chúng, dân ở đó nói rằng rất thèm nghe tiếng chuông mõ sớm chiều. Nên chăng có sự chăm sóc tinh thần cho người dân một cách gần gũi thiết thực hơn.
Phật đản sanh là để khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến chứ đâu phải nhập chùa, nhập đám rình rang. Làm gì cũng phải giữ trung đạo, nơi thờ cúng mà tuềnh toàng quá thì có lỗi, mà xa xỉ quá cũng là đi ngược với trái tim Đức Phật.
Tác giả: Diệu Kim
PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI
NỖI BUỒN MÙA PHẬT ĐẢN
Phật Đản năm nay rất tưng bừng, vì Việt Nam được Liên Hiệp Quốc đồng ý cho phép tổ chức lễ Vesak thế giới. Cả nước từ trung ương đến địa phương đều trang hoàng và làm lễ tốt hơn mọi năm. Ai lại không thấy vinh hạnh!Nhưng, trong niềm vui đó, vẫn gợn lên một chút ưu tư...
Tôi về quê, ghé thăm một vị thầy trẻ từng thân thiết với mình hồi còn đi học Phật học tại Sài Gòn, nay thầy về nhận chùa gần ba năm. Trông thấy ngôi Tam Bảo mà choáng váng. Hồi nào thầy than không có tiền trùng tu, bây giờ có người giúp đỡ dĩ nhiên tôi rất mừng. Nhưng nhìn cơ ngơi đồ sộ đến mức hình như không hòa hợp với bối cảnh chung quanh, và với cả nội dung bên trong. Những tượng Phật bằng đá đắt tiền trông hơi xa xỉ so với bối cảnh quanh đây là biết bao dân nghèo và ít học. Một cây đèn dược sư bằng gỗ quý mấy chục triệu đồng. Rồi những dãy nhà thênh thang nhưng không có hoạt động gì thì lấy ai về ở? Mấy năm trước, tôi bảo thầy xây dựng vừa phải thôi, còn dành thời gian và tiền bạc mà lo giáo hóa người dân, bởi hiện nay địa phương mong tăng ni trẻ về quê là để nâng cao trình độ dân chúng, giúp họ tu học trở thành người hiểu biết, hiền thiện. Điều đó mới là quan trọng nhất. Xây chùa cũng cần, nhưng xây pháp phải đi đôi. Giáo pháp còn thì đạo Phật mới thật sự còn, nếu không đạo Phật chỉ có cái vỏ thờ cúng, nghi lễ rình rang như một thứ tín ngưỡng. Tôi đến nhiều địa phương, thấy hình như đang có xu hướng xây cất chùa to Phật lớn, coi đó là "sự nghiệp" cả đời, hơn là quan tâm đến sự nghiệp phát triển trí tuệ, đạo đức cho Phật tử. Nhiều vùng sâu vùng xa mà cũng mọc lên những ngôi chùa hoành tráng, rồi bỏ mặc cho bụi thời gian vây phủ.
Có chùa, lớp gạch bông đang tốt mà thầy tự nhiên đòi lột ra lót lại, tốn chục triệu như chơi, nhưng lại không dám bỏ vài trăm ngàn ra mời giảng sư về thuyết pháp, nói gì mở cả lớp giáo lý hoặc đạo tràng tu học thường xuyên. Nhiều vị xây chùa để cạnh tranh uy tín, bảo rằng phải làm to nhất tỉnh mới nghe, cái động cơ xem ra đã không còn trong sáng.
Chúng ta cần nói thật với nhau như thế, đừng sợ mích lòng. Thiết nghĩ, Đức Phật đản sinh nơi rừng cây, thành đạo dưới gốc cây, và nhập Niết Bàn cũng tại rừng cây, nghĩa là Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, từ bỏ cả những tinh xá của các vị vua xây để cúng dường, thì sá gì những ngôi chùa chúng ta hiện nay. Tôi quan niệm tại những trung tâm chính thì nên xây chùa to, đẹp, mang dấu ấn văn hóa, còn những vùng phụ cận hoặc nông thôn xa xôi thì xây vừa phải, phù hợp với đại đa số dân chúng còn nghèo khó, hài hòa với môi trường thiên nhiên chung quanh. Còn lại thời gian, tiền bạc và sức khỏe thì tập trung mở mang những đạo tràng tu học cho Phật tử, và tạo điều kiện cho tăng ni trẻ cống hiến sau khi ra trường. Không có hoạt động Phật sự, người trẻ lánh mình trên thành phố luôn, vì họ không thích về quê chỉ để lau chùa, làm đám quanh năm.
Phật giáo cần cái nội dung bên trong, chứ bề ngoài đã tinh tươm lắm rồi. Thử tính số tiền xây chùa và số tiền đầu tư cho việc tu học, giáo dục, sẽ thấy chênh lệch gấp trăm, ngàn lần. Vậy không buồn sao được? Hoặc giả, với số tiền xây một ngôi chùa hoành tráng thì có thể san sẻ ra để xây hai, ba ngôi vừa vừa, rải đều trong địa bàn rộng lớn. Có nhiều nơi trong vòng đường kính 20 hoặc 50 cây số mà không có ngôi Tam Bảo làm điểm tựa tâm linh cho quần chúng, dân ở đó nói rằng rất thèm nghe tiếng chuông mõ sớm chiều. Nên chăng có sự chăm sóc tinh thần cho người dân một cách gần gũi thiết thực hơn.
Phật đản sanh là để khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến chứ đâu phải nhập chùa, nhập đám rình rang. Làm gì cũng phải giữ trung đạo, nơi thờ cúng mà tuềnh toàng quá thì có lỗi, mà xa xỉ quá cũng là đi ngược với trái tim Đức Phật.
Gửi ý kiến của bạn