HOA
CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim
Chợt nhớ, có một vị học giả nổi tiếng khắp Việt Nam vì bỏ cả đời sưu tầm đồ cổ, toàn những thứ đặc biệt quý giá. Có những món ông phải dành dụm tất cả tiền bạc trong nhà để mua cho bằng được. Trong tay ông là một tài sản to lớn, dù ông vẫn sống rất đạm bạc. Khi ông qua đời, căn nhà và bộ sưu tập của ông được hiến cho nhà nước. Nhưng, người ta đã không bảo quản chu đáo như ông kỳ vọng, mà một số đồ quý bị vứt lăn lóc, sách vở thì mối mọt gặm nhấm. Căn nhà cũng xuống cấp trầm trọng, ẩm thấp, mục gãy và bị đám con cháu chia năm xẻ bảy, tranh chấp kiện tụng ầm ĩ dư luận. Chính cái khối tài sản ấy làm động lòng tham của dòng họ. Báo chí lên tiếng, thiên hạ thở dài, oán trách hậu thế tệ bạc...
Riêng tôi, tôi lại trách ông, hay nói đúng hơn là thương ông. Ông có tình yêu đối với các sản phẩm văn hóa, nhưng ông không nhìn thấy cái lẽ vô thường. Cuộc đời này có cái gì thường hằng vĩnh viễn đâu mà chúng ta lại mơ giữ gìn nó đến vô tận vô biên? Ông có thể giữ lại những món đồ cổ của nhà Thanh, nhà Tống... ừ thì cho là như vậy đã quý, thế còn những món xưa hơn nữa, trước đó hằng bao nhiêu thế kỷ, thì ai đang giữ? Hay là nó cũng đã bị chôn vùi, tan rã? Ông đã nỗ lực, nhưng khi ông nằm xuống lòng đất thì mọi nỗ lực đó tan thành mây khói. Một đời góp nhặt mà con cháu lại ăn chơi, phá hết của gia bảo, trở lại nghèo trắng tay. Chạnh lòng, giá như ông dùng số tiền to lớn ấy mà đi bố thí, làm lợi ích cho xã hội, thì đúng là để phúc đức cho con cháu, có khi bây giờ nó đỗ đạt nên người, giàu sang vinh hiển, làm rạng danh ông.
Và cái lẽ vô thường trước sau gì cũng thực thi quyền lực mạnh mẽ của nó, sẽ lại chôn vùi những món quý giá kia trở lại lòng đất, lòng biển, nơi người ta đã tìm thấy nó bị đắm chìm. Chỉ cần một cơn sóng gió đại dương, hoặc một cơn động đất, một cuộc chiến tranh, là mọi sự vật sẽ lại tan tác. Chính cái mạng sống con người còn mong manh dường này, huống chi đem cái mạng sống ấy đi giữ gìn từng món đồ vô tri giác?
Những năm gần đây thế giới có quá nhiều thiên tai và thảm hoạ chiến tranh, tai nạn giao thông đường thủy, đường bộ lẫn đường hàng không. Báo chí đưa tin liên tục, rúng động toàn cầu. Cảm giác mỗi người đều đang ngồi trên một lớp băng mỏng, không biết vỡ ra bất cứ lúc nào, cuốn ta vào dòng xoáy thăm thẳm của cái chết...
Vậy thì, có còn đủ thời gian và sức lực để đi góp nhặt những món đồ của nghìn xưa? Và nghìn sau, ai sẽ là người lưu giữ? Thôi thì, như một thú chơi của người đời, cũng tạm chấp nhận, nhưng đến ngôi Tam bảo mà cũng quên lẽ vô thường thì hơi... oái oăm! Không chừng, bao nhiêu "ngã sở" dồn hết cho những món đồ quý giá, khó mà bước đi thong dong. Trước mắt đã thấy, thầy đi đâu cũng lo có kẻ trộm vào chùa bẻ khoá tủ, ai làm gì mạnh tay cũng lo đụng vỡ món đồ. Mệt quá thầy ơi!
Sực nhớ mình cũng có một món "đồ cổ" quý giá vô cùng. Món này không xác định được niên đại, đã có từ vô thỉ. Và mình đã chôn vùi nó, đã làm rơi nó không biết bao nhiêu lần, rồi lại khai quật không biết bao nhiêu kiếp. Có giữ thì giữ cái này đây, phải làm cho nó luôn vẹn nguyên đẹp đẽ. Khó lắm! Nhưng thế mới thật là người biết chơi đồ cổ!
Tác giả: Diệu Kim
PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI
ĐỒ CỔ
Vô chùa, thấy trong cái tủ lớn tại phòng khách trưng bày nhiều món đồ cổ khá đắt tiền. Thầy hãnh diện giới thiệu từng món. Tôi ngơ ngác không phân biệt nổi món nào đời Thanh, món nào đời Tống... Biết là quý, nhưng đứng xa xa mà nhìn thôi!Chợt nhớ, có một vị học giả nổi tiếng khắp Việt Nam vì bỏ cả đời sưu tầm đồ cổ, toàn những thứ đặc biệt quý giá. Có những món ông phải dành dụm tất cả tiền bạc trong nhà để mua cho bằng được. Trong tay ông là một tài sản to lớn, dù ông vẫn sống rất đạm bạc. Khi ông qua đời, căn nhà và bộ sưu tập của ông được hiến cho nhà nước. Nhưng, người ta đã không bảo quản chu đáo như ông kỳ vọng, mà một số đồ quý bị vứt lăn lóc, sách vở thì mối mọt gặm nhấm. Căn nhà cũng xuống cấp trầm trọng, ẩm thấp, mục gãy và bị đám con cháu chia năm xẻ bảy, tranh chấp kiện tụng ầm ĩ dư luận. Chính cái khối tài sản ấy làm động lòng tham của dòng họ. Báo chí lên tiếng, thiên hạ thở dài, oán trách hậu thế tệ bạc...
Riêng tôi, tôi lại trách ông, hay nói đúng hơn là thương ông. Ông có tình yêu đối với các sản phẩm văn hóa, nhưng ông không nhìn thấy cái lẽ vô thường. Cuộc đời này có cái gì thường hằng vĩnh viễn đâu mà chúng ta lại mơ giữ gìn nó đến vô tận vô biên? Ông có thể giữ lại những món đồ cổ của nhà Thanh, nhà Tống... ừ thì cho là như vậy đã quý, thế còn những món xưa hơn nữa, trước đó hằng bao nhiêu thế kỷ, thì ai đang giữ? Hay là nó cũng đã bị chôn vùi, tan rã? Ông đã nỗ lực, nhưng khi ông nằm xuống lòng đất thì mọi nỗ lực đó tan thành mây khói. Một đời góp nhặt mà con cháu lại ăn chơi, phá hết của gia bảo, trở lại nghèo trắng tay. Chạnh lòng, giá như ông dùng số tiền to lớn ấy mà đi bố thí, làm lợi ích cho xã hội, thì đúng là để phúc đức cho con cháu, có khi bây giờ nó đỗ đạt nên người, giàu sang vinh hiển, làm rạng danh ông.
Và cái lẽ vô thường trước sau gì cũng thực thi quyền lực mạnh mẽ của nó, sẽ lại chôn vùi những món quý giá kia trở lại lòng đất, lòng biển, nơi người ta đã tìm thấy nó bị đắm chìm. Chỉ cần một cơn sóng gió đại dương, hoặc một cơn động đất, một cuộc chiến tranh, là mọi sự vật sẽ lại tan tác. Chính cái mạng sống con người còn mong manh dường này, huống chi đem cái mạng sống ấy đi giữ gìn từng món đồ vô tri giác?
Những năm gần đây thế giới có quá nhiều thiên tai và thảm hoạ chiến tranh, tai nạn giao thông đường thủy, đường bộ lẫn đường hàng không. Báo chí đưa tin liên tục, rúng động toàn cầu. Cảm giác mỗi người đều đang ngồi trên một lớp băng mỏng, không biết vỡ ra bất cứ lúc nào, cuốn ta vào dòng xoáy thăm thẳm của cái chết...
Vậy thì, có còn đủ thời gian và sức lực để đi góp nhặt những món đồ của nghìn xưa? Và nghìn sau, ai sẽ là người lưu giữ? Thôi thì, như một thú chơi của người đời, cũng tạm chấp nhận, nhưng đến ngôi Tam bảo mà cũng quên lẽ vô thường thì hơi... oái oăm! Không chừng, bao nhiêu "ngã sở" dồn hết cho những món đồ quý giá, khó mà bước đi thong dong. Trước mắt đã thấy, thầy đi đâu cũng lo có kẻ trộm vào chùa bẻ khoá tủ, ai làm gì mạnh tay cũng lo đụng vỡ món đồ. Mệt quá thầy ơi!
Sực nhớ mình cũng có một món "đồ cổ" quý giá vô cùng. Món này không xác định được niên đại, đã có từ vô thỉ. Và mình đã chôn vùi nó, đã làm rơi nó không biết bao nhiêu lần, rồi lại khai quật không biết bao nhiêu kiếp. Có giữ thì giữ cái này đây, phải làm cho nó luôn vẹn nguyên đẹp đẽ. Khó lắm! Nhưng thế mới thật là người biết chơi đồ cổ!
Gửi ý kiến của bạn