HOA
CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim
Đi khoa ngoại, trước một ca vết mổ bị nhiễm trùng phải lau rửa rất đau đớn, tôi đã khóc trước khi bệnh nhân kịp nhăn mặt. Đi khoa nội, gặp một phụ nữ bị tạt axít vì ghen tuông, khắp người bỏng loét, khổ sở vô cùng, tôi cứ bần thần, và tự nhủ nếu ai đó tranh người yêu của tôi thì tôi xin nhường liền. Còn vô khoa sản, tôi đã đứng ngất ngây như bay khỏi mặt đất khi trông thấy một sinh linh bé nhỏ chui ra từ bụng mẹ. Ôi, điều kỳ diệu của tạo hóa! Đó không phải là một thực thể vật chất đơn thuần, mà là một phép mầu của tạo hóa! Tôi nghe tê dại từng tế bào trong mình, cảm nhận cái gì quá đỗi thiêng liêng! Tâm sự với mấy đứa bạn, tụi nó rờ đầu tôi: "Khùng!" Và cuối khoá, tôi là đứa sinh viên đỡ đẻ dở nhất.
Tôi luôn trầm tư về nỗi đau khổ của con người. Mười năm sau, tôi 28 tuổi, mới biết có một người đã trầm tư trước tôi hơn 25 thế kỷ, và đã tìm ra con đường cứu khổ cho nhân loại. Tôi càng hiểu rằng tất cả những thuốc men hôm nay không thể nào trị dứt những căn bệnh của thân thể, bởi vừa giải quyết xong bệnh đậu mùa thì đã xuất hiện AIDS, vừa xong bệnh phong cùi đã có ngay cúm gà thế chỗ... Trí tuệ của nhân loại cứ phải rượt đuổi những căn bệnh đến mệt nhoài, và khi tìm ra được thứ thuốc để trị nó thì cũng phải hy sinh biết bao mạng sống rồi. Vậy, cái bệnh đó là do nghiệp, có nghiệp là có bệnh, không cách gì thoát được. Muốn dứt nghiệp quả xảy ra, chỉ có con đường ngăn không cho nghiệp nhân tác tạo. Nghĩa là phải trị ngay từ cái gốc là "tâm bệnh", vì chính tâm bệnh mới tạo những nhân xấu, rồi đưa đến quả xấu, sanh lão bệnh tử trầm luân khổ ải.
Thế là, cuộc đời dun rủi, tôi giã từ ống tiêm để cầm cây bút, rồi cầm phấn bảng. Trong số học trò của tôi, có những em rất ngoan, nhưng cũng có những em là thành phần cá biệt. Tôi không thể chọn lọc rồi loại bỏ các em ấy, như kiểu các trường phổ thông hay làm để bảo vệ danh tiếng "trường điểm" của mình. Ngược lại, tôi cố tình chọn những em quậy phá và "mời" tới lớp. Bắt đầu một cuộc "chiến đấu" cùng những căn bệnh nặng như đánh lộn, chửi thề, nói tục, đánh bài, ăn cắp, đi chơi đêm, tập tành hút thuốc, uống rượu v.v... Lớn lên, những triệu chứng ấy có thể phát triển, di căn thành trộm cắp, mại dâm, đua xe, giết người, xì ke ma túy... Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hoặc phải ngăn bệnh từ khi còn rất nhẹ. Và "bác sĩ" tôi chỉ có những vị thuốc như từ bi, dịu dàng, kiên nhẫn, luôn luôn nở nụ cười, hoặc chịu khó lắng nghe tụi nhỏ kể lể chuyện gia đình, từ đó biết nguyên nhân nào đẩy nó vào bế tắc, biết những nỗi đau thầm kín để mà an ủi, chia buồn...
Thỉnh thoảng, "bác sĩ" cho thêm vitamin là bánh kẹo, tập vở, cho bệnh nhân bồi dưỡng, khoái chí. Tất nhiên, cũng có khi bệnh trở nặng quá thì bác sĩ chích cho một mũi kháng sinh nhức nhối là rầy la hoặc quỳ hương. Thậm chí bác sĩ có thể... giận, không thèm nói chuyện, để bệnh nhân hoảng hồn chịu uống thuốc. Lâu lắm, cũng có trường hợp bác sĩ rạch cho một đường dao phẫu thuật là lấy roi đánh thiệt tình, nếu không cái mủ lì lợm, cứng đầu cứ mưng trong thịt trong tim, thành ổ áp-xe dữ tợn. Ngược lại, có khi bác sĩ biến thành cô hộ lý, làm luôn những việc như cắt móng tay, tắm rửa, chải đầu, bím tóc, khâu lại cái nút áo bị đứt... Bệnh nhân rưng rưng nhìn bác sĩ. Vậy rồi ngoan hơn, dễ thương hơn.
Một vài sư cô đến thăm lớp học, quá oải, lắc đầu. Tôi cười: "Chúng sanh là vậy cô ơi! Nếu họ ngoan hiền sẵn rồi thì đâu cần mình giáo hóa chi nữa. Chính vì họ nghiệp chướng nặng nề nên mình mới tới hóa độ. Ví như bệnh viện, phải tiếp nhận người có bệnh chứ không lẽ tiếp nhận người khoẻ mạnh, phải không cô? Và mình đang là vị bác sĩ chữa trị tâm bệnh chứ không phải thân bệnh. Mà bác sĩ cần ưu tiên cấp cứu những ca bệnh nặng. Chính những kẻ quá quậy như thế lại cần giáo hóa trước những người căn cơ hiền thục. Và con cũng không nóng vội. Một căn bệnh đơn giản như thương hàn mà còn trị cả tháng, lao phổi thì phác đồ lên tới 6 tháng, 9 tháng, còn ung thư thì kéo dài đến mấy năm trời. Chưa kể, bệnh còn tái đi tái lại nữa chứ đâu phải trị một lần là dứt. Vậy mình mới tiếp cận người ta có 2, 3 tháng dễ đâu đã kết quả có liền. Con cứ từ từ mà đi!"
Bác sĩ tôi thật tình cũng nhiều lúc muốn bó tay, nhưng rồi kiên nhẫn đi tiếp. Cứ "tận nhân lực" sẽ "tri thiên mệnh". Bác sĩ cứ xài hết các bài thuốc, chừng nào bệnh nhân không hồi phục thì lúc ấy mới dám nói là "số phận". Tôi nhớ "bài thuốc" đầu tiên là dụ tụi nhỏ viết câu Nam-mô A-di-đà Phật. Tôi giả bộ nói: "Nè tụi con, sư ông bên quận 7 nhờ cô viết câu niệm Phật này vô giấy để rằm tháng 7 đốt lên cầu nguyện cho mọi người. Nhưng cô không rảnh. Tụi con viết giùm cô đi. Cô thấy sư ông kêu mấy đứa bên quận 7 viết, mỗi tờ sư ông cho nó 2.000 đồng. Tụi con viết thì lãnh tiền mua bánh ăn." Tụi nhỏ nhao nhao đăng ký liền.
Tôi phát mỗi đứa 2 tờ giấy học trò, dặn viết mỗi hàng một câu niệm Phật, phải viết thật ngay thẳng, chữ đẹp, ai cẩu thả thì bị trừ điểm, trừ tiền. Mỗi tờ 4 trang, mỗi trang 22 hàng, vậy là 88 câu niệm Phật, 2 tờ là 176 câu. Chiều, tụi nó đem giấy tới lãnh tiền. Tôi bấm bụng chi mấy chục ngàn. Thì tôi đang áp dụng bài học trong truyện cổ Phật giáo, lấy vật chất dụ người ta tu, chừng nào họ giác ngộ thì thôi. Vài ngày sau, tôi giảm giá xuống, còn 1.500 đồng, tụi nó cũng chịu. Rồi vài ngày nữa, chỉ còn 1.000 đồng, vẫn ô-kê.
Khi thấy tụi nhỏ "thấm màu" rồi, tôi xoay qua "bài thuốc" thứ hai. Tôi khắc cái mộc đỏ có chữ "Phước Huệ song tu" và hình hoa sen, rồi đóng vô cuốn sổ nhỏ, phát mỗi đứa một cuốn, bảo tới chùa Long Nguyên tụng kinh. Mỗi tối tụng xong thời kinh thì tôi ký tên vào chỗ hoa sen, hoặc nhờ sư cô trong chùa ký xác nhận, cuối tuần tổng kết được bao nhiêu hoa sen thì lãnh quà tương đương. Quà là bánh kẹo, quần áo, cặp sách... Đứa nào cũng mừng. Những ngày đầu tôi phải dẫn tụi nhỏ đi tụng kinh. Trời ơi, tụng thì ít mà quậy phá thì nhiều! Nhưng rồi sau chúng cũng ngoan dần và có thể tự đi tụng một mình. Chùa khen ngợi lẫn mắng vốn xen kẽ, thôi thì cũng đỡ, cũng nhét được ít lời Phật dạy vào những cái đầu cứng cỏi.
Giai đoạn ba, tôi mở lớp giáo lý tại nhà, bắt học những điều căn bản nhất như Tam quy, Ngũ giới, Hiếu thảo, Thập thiện nghiệp... Học thêm cả tiếng Anh, ca hát... Cái nhà như cái chợ, có vui cười, có cãi lộn, có đánh nhau, có cảm ơn, có bi bô lời Phật dạy...
Và sau một năm thì tôi cho các em "xuất viện", bởi tôi còn nhiều lớp học khác để đi. Dẫu sao, những hạt giống Phật đã gieo cấy vào tâm thức kia nếu không trổ quả ngay trong kiếp này thì cũng sẽ xuất hiện vào những kiếp sau, còn hơn là không có hạt giống nào. Tôi không kỳ vọng quá cao vào các em, chỉ cầu mong các em có chút duyên với Phật pháp là đủ để người đi sau tiếp tục hóa độ. Tôi chỉ là người đưa đò một đoạn ngắn mà thôi. Sẽ có người dìu các em đi tiếp. Hay nói cách khác, tôi chỉ là "trạm y tế tuyến xã" tạm cấp cứu cho bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên. Nơi đó có nhiều "bác sĩ áo lam" tận tình và tài giỏi hơn!
Tác giả: Diệu Kim
PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI
BÁC SĨ
Mười tám tuổi, tôi vào ngành y, nhưng hành trang cũ lại là cô học sinh giỏi văn của tỉnh. Những ngày thực tập ở bệnh viện, cảm nhận của tôi dường như không phải là cảm nhận của một người thầy thuốc...Đi khoa ngoại, trước một ca vết mổ bị nhiễm trùng phải lau rửa rất đau đớn, tôi đã khóc trước khi bệnh nhân kịp nhăn mặt. Đi khoa nội, gặp một phụ nữ bị tạt axít vì ghen tuông, khắp người bỏng loét, khổ sở vô cùng, tôi cứ bần thần, và tự nhủ nếu ai đó tranh người yêu của tôi thì tôi xin nhường liền. Còn vô khoa sản, tôi đã đứng ngất ngây như bay khỏi mặt đất khi trông thấy một sinh linh bé nhỏ chui ra từ bụng mẹ. Ôi, điều kỳ diệu của tạo hóa! Đó không phải là một thực thể vật chất đơn thuần, mà là một phép mầu của tạo hóa! Tôi nghe tê dại từng tế bào trong mình, cảm nhận cái gì quá đỗi thiêng liêng! Tâm sự với mấy đứa bạn, tụi nó rờ đầu tôi: "Khùng!" Và cuối khoá, tôi là đứa sinh viên đỡ đẻ dở nhất.
Tôi luôn trầm tư về nỗi đau khổ của con người. Mười năm sau, tôi 28 tuổi, mới biết có một người đã trầm tư trước tôi hơn 25 thế kỷ, và đã tìm ra con đường cứu khổ cho nhân loại. Tôi càng hiểu rằng tất cả những thuốc men hôm nay không thể nào trị dứt những căn bệnh của thân thể, bởi vừa giải quyết xong bệnh đậu mùa thì đã xuất hiện AIDS, vừa xong bệnh phong cùi đã có ngay cúm gà thế chỗ... Trí tuệ của nhân loại cứ phải rượt đuổi những căn bệnh đến mệt nhoài, và khi tìm ra được thứ thuốc để trị nó thì cũng phải hy sinh biết bao mạng sống rồi. Vậy, cái bệnh đó là do nghiệp, có nghiệp là có bệnh, không cách gì thoát được. Muốn dứt nghiệp quả xảy ra, chỉ có con đường ngăn không cho nghiệp nhân tác tạo. Nghĩa là phải trị ngay từ cái gốc là "tâm bệnh", vì chính tâm bệnh mới tạo những nhân xấu, rồi đưa đến quả xấu, sanh lão bệnh tử trầm luân khổ ải.
Thế là, cuộc đời dun rủi, tôi giã từ ống tiêm để cầm cây bút, rồi cầm phấn bảng. Trong số học trò của tôi, có những em rất ngoan, nhưng cũng có những em là thành phần cá biệt. Tôi không thể chọn lọc rồi loại bỏ các em ấy, như kiểu các trường phổ thông hay làm để bảo vệ danh tiếng "trường điểm" của mình. Ngược lại, tôi cố tình chọn những em quậy phá và "mời" tới lớp. Bắt đầu một cuộc "chiến đấu" cùng những căn bệnh nặng như đánh lộn, chửi thề, nói tục, đánh bài, ăn cắp, đi chơi đêm, tập tành hút thuốc, uống rượu v.v... Lớn lên, những triệu chứng ấy có thể phát triển, di căn thành trộm cắp, mại dâm, đua xe, giết người, xì ke ma túy... Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hoặc phải ngăn bệnh từ khi còn rất nhẹ. Và "bác sĩ" tôi chỉ có những vị thuốc như từ bi, dịu dàng, kiên nhẫn, luôn luôn nở nụ cười, hoặc chịu khó lắng nghe tụi nhỏ kể lể chuyện gia đình, từ đó biết nguyên nhân nào đẩy nó vào bế tắc, biết những nỗi đau thầm kín để mà an ủi, chia buồn...
Thỉnh thoảng, "bác sĩ" cho thêm vitamin là bánh kẹo, tập vở, cho bệnh nhân bồi dưỡng, khoái chí. Tất nhiên, cũng có khi bệnh trở nặng quá thì bác sĩ chích cho một mũi kháng sinh nhức nhối là rầy la hoặc quỳ hương. Thậm chí bác sĩ có thể... giận, không thèm nói chuyện, để bệnh nhân hoảng hồn chịu uống thuốc. Lâu lắm, cũng có trường hợp bác sĩ rạch cho một đường dao phẫu thuật là lấy roi đánh thiệt tình, nếu không cái mủ lì lợm, cứng đầu cứ mưng trong thịt trong tim, thành ổ áp-xe dữ tợn. Ngược lại, có khi bác sĩ biến thành cô hộ lý, làm luôn những việc như cắt móng tay, tắm rửa, chải đầu, bím tóc, khâu lại cái nút áo bị đứt... Bệnh nhân rưng rưng nhìn bác sĩ. Vậy rồi ngoan hơn, dễ thương hơn.
Một vài sư cô đến thăm lớp học, quá oải, lắc đầu. Tôi cười: "Chúng sanh là vậy cô ơi! Nếu họ ngoan hiền sẵn rồi thì đâu cần mình giáo hóa chi nữa. Chính vì họ nghiệp chướng nặng nề nên mình mới tới hóa độ. Ví như bệnh viện, phải tiếp nhận người có bệnh chứ không lẽ tiếp nhận người khoẻ mạnh, phải không cô? Và mình đang là vị bác sĩ chữa trị tâm bệnh chứ không phải thân bệnh. Mà bác sĩ cần ưu tiên cấp cứu những ca bệnh nặng. Chính những kẻ quá quậy như thế lại cần giáo hóa trước những người căn cơ hiền thục. Và con cũng không nóng vội. Một căn bệnh đơn giản như thương hàn mà còn trị cả tháng, lao phổi thì phác đồ lên tới 6 tháng, 9 tháng, còn ung thư thì kéo dài đến mấy năm trời. Chưa kể, bệnh còn tái đi tái lại nữa chứ đâu phải trị một lần là dứt. Vậy mình mới tiếp cận người ta có 2, 3 tháng dễ đâu đã kết quả có liền. Con cứ từ từ mà đi!"
Bác sĩ tôi thật tình cũng nhiều lúc muốn bó tay, nhưng rồi kiên nhẫn đi tiếp. Cứ "tận nhân lực" sẽ "tri thiên mệnh". Bác sĩ cứ xài hết các bài thuốc, chừng nào bệnh nhân không hồi phục thì lúc ấy mới dám nói là "số phận". Tôi nhớ "bài thuốc" đầu tiên là dụ tụi nhỏ viết câu Nam-mô A-di-đà Phật. Tôi giả bộ nói: "Nè tụi con, sư ông bên quận 7 nhờ cô viết câu niệm Phật này vô giấy để rằm tháng 7 đốt lên cầu nguyện cho mọi người. Nhưng cô không rảnh. Tụi con viết giùm cô đi. Cô thấy sư ông kêu mấy đứa bên quận 7 viết, mỗi tờ sư ông cho nó 2.000 đồng. Tụi con viết thì lãnh tiền mua bánh ăn." Tụi nhỏ nhao nhao đăng ký liền.
Tôi phát mỗi đứa 2 tờ giấy học trò, dặn viết mỗi hàng một câu niệm Phật, phải viết thật ngay thẳng, chữ đẹp, ai cẩu thả thì bị trừ điểm, trừ tiền. Mỗi tờ 4 trang, mỗi trang 22 hàng, vậy là 88 câu niệm Phật, 2 tờ là 176 câu. Chiều, tụi nó đem giấy tới lãnh tiền. Tôi bấm bụng chi mấy chục ngàn. Thì tôi đang áp dụng bài học trong truyện cổ Phật giáo, lấy vật chất dụ người ta tu, chừng nào họ giác ngộ thì thôi. Vài ngày sau, tôi giảm giá xuống, còn 1.500 đồng, tụi nó cũng chịu. Rồi vài ngày nữa, chỉ còn 1.000 đồng, vẫn ô-kê.
Khi thấy tụi nhỏ "thấm màu" rồi, tôi xoay qua "bài thuốc" thứ hai. Tôi khắc cái mộc đỏ có chữ "Phước Huệ song tu" và hình hoa sen, rồi đóng vô cuốn sổ nhỏ, phát mỗi đứa một cuốn, bảo tới chùa Long Nguyên tụng kinh. Mỗi tối tụng xong thời kinh thì tôi ký tên vào chỗ hoa sen, hoặc nhờ sư cô trong chùa ký xác nhận, cuối tuần tổng kết được bao nhiêu hoa sen thì lãnh quà tương đương. Quà là bánh kẹo, quần áo, cặp sách... Đứa nào cũng mừng. Những ngày đầu tôi phải dẫn tụi nhỏ đi tụng kinh. Trời ơi, tụng thì ít mà quậy phá thì nhiều! Nhưng rồi sau chúng cũng ngoan dần và có thể tự đi tụng một mình. Chùa khen ngợi lẫn mắng vốn xen kẽ, thôi thì cũng đỡ, cũng nhét được ít lời Phật dạy vào những cái đầu cứng cỏi.
Giai đoạn ba, tôi mở lớp giáo lý tại nhà, bắt học những điều căn bản nhất như Tam quy, Ngũ giới, Hiếu thảo, Thập thiện nghiệp... Học thêm cả tiếng Anh, ca hát... Cái nhà như cái chợ, có vui cười, có cãi lộn, có đánh nhau, có cảm ơn, có bi bô lời Phật dạy...
Và sau một năm thì tôi cho các em "xuất viện", bởi tôi còn nhiều lớp học khác để đi. Dẫu sao, những hạt giống Phật đã gieo cấy vào tâm thức kia nếu không trổ quả ngay trong kiếp này thì cũng sẽ xuất hiện vào những kiếp sau, còn hơn là không có hạt giống nào. Tôi không kỳ vọng quá cao vào các em, chỉ cầu mong các em có chút duyên với Phật pháp là đủ để người đi sau tiếp tục hóa độ. Tôi chỉ là người đưa đò một đoạn ngắn mà thôi. Sẽ có người dìu các em đi tiếp. Hay nói cách khác, tôi chỉ là "trạm y tế tuyến xã" tạm cấp cứu cho bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên. Nơi đó có nhiều "bác sĩ áo lam" tận tình và tài giỏi hơn!
Gửi ý kiến của bạn