- 1. Những điều tai hại của truyện Tây Du
- 2. Thời thế ở nước Trung Hoa
- 3. Thân thế ngài Huyền Trang
- 4. Mấy bước đường đầu
- 5. Những điều nghe thấy
- 6. Những dân tộc lạ lùng
- 7. Gần đến Tây phương
- 8. Những tích Phật miền sông Hằng
- 9. Trải qua xứ Phật
- 10. Những vị Phật sống
- 11. Khi trở về
- 12. Công nghiệp của Ngài Huyền Trang
- 13. Phụ lục
VĂN MiNH NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Từ thế kỷ thứ năm đến đầu thế kỷ thứ bảy, nạn chiến tranh ở nước Trung Hoa xảy ra luôn. Trong xứ lộn xộn, con người xung đột nhau mãi. Sau khi ấy, thấy sự đau khổ quá nguy ngập, họ bèn đem mình nương theo giáo lý từ bi.
Thuở ấy lại nhằm vào khi thịnh phát của nhà Đường (618–906), mà chính Đường Thái Tông (627–649) là một người chinh chiến có danh, từng đi ngược về xuôi mà dẹp yên bờ cõi, khoác chiến bào cầm binh cùng các tướng tài đánh phạt Cao Ly và các nước láng giềng. Ròng rã mười mấy năm nhọc nhằn ngoài biên giới, điều binh khiển tướng, trừ phá các nơi loạn nghịch, rồi mới ngồi yên trên ngôi báu, xứng đáng bậc anh hùng.
Không ngờ thời kỳ chiến tranh ấy lại hóa ra là thời kỳ tôn giáo rất vẻ vang. Trong đời ấy, có hai tên tuổi tô điểm vào cho nền lịch sử nước Trung Hoa: một là vị vua anh hùng thống nhất giang san, hai là vị chân tăng chuyên tu đạo đức. Trong khi nhà vua lướt xông nơi trường huyết chiến, đánh Nam dẹp Bắc để khôi phục nước nhà, thì có một vị tăng ngay từ khi nhỏ tuổi đã lánh mình lên cảnh núi non tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây bắc Trung Hoa. Xa giặc giã, chuyên tâm tham thiền trong một ngôi chùa. Vị tăng ấy chính là ngài Huyền Trang vậy. Người vẫy vùng trong chốn trần gian, lừng lẫy ngồi trên thiên hạ; kẻ yên trụ trong chốn thiền môn, gác mình ngoài vòng danh lợi. Người xua binh đuổi giặc, một chèo chống chỏi giang sang; kẻ mõ trưa chuông tối, không mong cầu gì ngoài hai chữ Từ bi. Thế mà kẻ ở nhà thiền cũng được tôn sùng yêu kính như vị vua chúa oai quyền, lại còn có phần hơn nữa là khác. Danh tiếng vua Thái Tông là công trình mười mấy năm trên sương tuyết, ngựa hao, tướng chết, muôn dân xa cửa lìa nhà, trong ý có thích mà trong lòng vẫn lo. Còn ngài Huyền Trang tuy phải nhọc nhằn trải qua Tây-Vức thỉnh kinh, nhưng cái tâm bao giờ cũng vững vàng, tỉnh táo, thanh tịnh, thâm trầm.
Ngài Huyền Trang quê quán ở Lạc Dương, nằm về miền Bắc, thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ. Sanh vào khoảng năm 603, nhằm đời nhà Tùy (589–618). Đến năm 15, 16 tuổi, trong nước giặc giã rối ren, vì nhà Đường đang lúc nổi lên, đánh lại nhà Tùy để lấy thiên hạ. Ngài lánh mình qua tỉnh Tứ Xuyên để tìm nơi yên tĩnh mà tu học. Người ta nói Ngài là con một nhà quan. Cha Ngài là Trần Huệ, trong hàng sĩ phu có tài, nhưng thấy thời loạn nên chẳng muốn ra làm quan. Ngài là con thứ tư, vốn là dòng nho. Lúc nhỏ đã thông hiểu văn chương của Khổng giáo khá nhiều. Ai cũng ngỡ về sau Ngài sẽ thành một vị quan xuất sắc về chính trị, nào ngờ lại hướng theo con đường đạo đức rất sớm, chuyên cần học giáo lý từ bi của nhà Phật. Anh em bạn học và các tiểu tăng chùa Tịnh Độ ở Lạc Dương đều kính nể vì Ngài rất thông minh, đọc kinh nhớ nghĩa rành mạch. Bấy giờ Ngài mới được 13 tuổi. Hòa thượng thấy nhỏ chưa muốn truyền giới xuất gia, nhưng do Ngài thành tâm và sáng trí nên được nhận...
Đường đã chọn, người cứ vậy mà đi. Ngài Huyền Trang rất mộ triết lý đạo đức nhà Phật. Phật giáo lúc ấy đã chia thành nhiều phái với nhiều nghĩa lý khác nhau, đại khái có Tiểu thừa và Đại thừa. Ngài vốn hâm mộ tư tưởng thâm trầm, phóng khoáng của Đại thừa, nên hằng lo việc tu tập rất chuyên cần, chăm chỉ.
Thời cuộc éo le, người muốn tu học cũng khó lòng ngồi yên một bề tham thiền được. Giặc giã rối ren, binh vua Đường liên tiếp đánh dẹp các chỗ dấy loạn, thành ra khắp trong nước không có mấy nơi được yên. Trên đường đầy những thây chết chất chồng; nạn trộm cướp nổi lên phá hại dân lành. Người ta đánh bậy giết càn, nào kể đến kẻ tu hành. Những người nhà chùa cũng phải mạnh ai nấy lánh...
Nhà Tùy vừa phế xong, nhà Đường mới thành lập (618). Vua Cao Tổ cầm quyền thiên hạ, kế truyền cho con là Lý Thế Dân. Thế Dân lấy hiệu là Thái Tông (627), ở ngôi cũng chưa được yên. Vua tôi chỉ lo việc binh gia để bình trị các nơi ngoại xâm nội loạn, chẳng nghĩ gì đến cuộc chấn hưng đạo đức! Ngài Huyền Trang đành phải lên núi miền Tứ Xuyên mà lo việc tu học. May gặp được một số tăng sĩ cũng đi lánh nạn giặc cướp, ngụ tại thị trấn của tỉnh Tứ Xuyên là Thành đô. Cùng nhau hội hợp, vừa tu tập vừa nghiên cứu thêm nghĩa lý đạo mầu. Ngài ở đó vài năm, việc tu học tiến triển nhiều, hiểu sâu đạo lý. Chẳng những Ngài thông thạo nhiều pháp môn, Ngài lại còn rõ hết tông chỉ đại lược của mỗi tông phái đạo Phật đương thời. Ngài không phải là người chỉ biết bảo thủ kiến thức của mình; cho đến chỗ kiến giải của người khác Ngài rõ biết nữa. Nhất là Ngài quan tâm tìm hiểu thấu đáo cả nhiều môn học khác nhau, không xem thường bỏ qua môn nào. Nhờ sự nghiên cứu rộng ấy mà về sau, khi đến các cảnh chùa lớn có tiếng tăm, những vị cao tăng ai cũng kiêng nể tài học rộng hiểu sâu của Ngài. Lại cũng nhờ đó mà khi đi khắp nước Ấn Độ, Ngài tiếp thu thêm các vấn đề đạo lý rất nhanh chóng, dễ dàng. Hơn thế nữa, về sau khi làm công việc phiên dịch, Ngài có đủ tri thức để phân biện rành rẽ các pháp môn khác nhau trong kinh điển.
Đến năm 21 tuổi, Ngài thọ giới cụ túc, trở thành một vị tăng sĩ chính thức và đã có danh tiếng khắp nơi. Bấy giờ, loạn lạc đã yên dần, Ngài từ giã miền Tứ Xuyên mà đi đến Trường An, là nơi trung tâm Phật giáo và là kinh đô nước Trung Hoa lúc bấy giờ. Từ trước cho đến đời vua Thái Tông, đã hơn 500 năm đạo Phật được các vị cao tăng bên Ấn Độ truyền sang Trung Hoa, đều lấy đất Trường An làm nơi trú ngụ và hoằng pháp. Vì ở kinh đô có nhiều bậc thức giả, học cao, có thể hiểu được Phật pháp, và lại có nhiều giới quyền thế đủ sức hộ đạo mà truyền bá cho rộng khắp. Nơi đó người ta thường dịch chữ Phạn sang chữ Hán để cho nhiều người có thể học hỏi kinh điển Đại thừa cũng như Tiểu thừa. Vào thời ngài Huyền Trang, các tông phái khác nhau diễn giải kinh điển Phật giáo nhiều khi có mâu thuẫn, không nhất quán với nhau. Phái nào tin theo phái nấy, bảo thủ lấy kiến giải của mình, không ai đồng ý với ai, tạo thành sự khó khăn rất lớn cho người học Phật. Nhất là những người có thiện tâm muốn tu học, nhưng mới bước vào chẳng thể hiểu được đâu là mối đạo. Điều này rất quan trọng, nhưng lại chẳng mấy người đương thời quan tâm đến. Trong hoàn cảnh ấy, ngài Huyền Trang luôn suy nghĩ và lo lắng mãi. Ngài nghĩ rằng, chỉ có cách đi đến tận bên Thiên Trúc, tìm lấy những kinh sách nguyên thủy của đạo Phật, mới có thể làm chỗ đối chiếu mà phân biệt đúng sai, tà chánh. Nghĩ như vậy, Ngài liền phát nguyện sẽ đi sang Thiên Trúc để trực tiếp học hỏi với các cao tăng và nghiên cứu cho rõ ràng những chỗ còn khiếm khuyết, lẫn lộn, mơ hồ trong giáo pháp hiện có ở nước mình.
Sau khi quyết định, Ngài cùng nhiều nhà sư cùng chí hướng dâng sớ lên vua Thái Tông xin đi Ấn Độ. Nhưng vua không thuận lòng, xuống chiếu cấm Ngài không được đi xa. Nguyên là vì lúc bấy giờ việc triều chánh vẫn chưa yên ổn, ở nước ngoài người ta chưa mấy kiêng vì, việc bang giao với các nước lân cận cũng chưa được thân mật, đậm đà. Vua không thuận cho ngài Huyền Trang đi Ấn Độ là vì không nỡ để cho Ngài đi nguy khó một mình. Mấy bạn cùng chí hướng đã bị vua cấm, không còn ai dám bạo gan nghĩ đến chuyện đi nữa. Ngài Huyền Trang vẫn biết cuộc hành trình có nhiều hiểm nguy, nhưng Ngài không lo sợ. Ngài tự nghĩ rằng: Bần tăng không màng đến sự vui sướng trên đời này, thì còn sợ sệt gì mà chẳng dám đi? Lòng mộ đạo khiến Ngài không còn lui bước. Ngài nhất định ra đi, chẳng quản gió bụi tuyết sương, chẳng quản hùm beo ác thú, không cần thánh chỉ và giấy tờ của vua, và cũng không yêu cầu ai tiếp giúp mình. Ngài vào một ngôi chùa linh, làm lễ Phật và cầu xin phò hộ cho mình đi thỉnh kinh. Sau đó, Ngài được thấy một điềm mộng lành làm cho Ngài càng quyết chí hơn.
Một hôm Ngài nằm chiêm bao thấy quả núi Tu di nổi lên giữa biển. Ngài muốn lên đến đỉnh núi, đã sắp đánh liều lội ngang sóng biển. Bỗng đâu một tòa sen hiện lại dưới chân và đưa Ngài qua đến triền núi. Núi cao biệt mù, đá chập chồng ghê gớm không thể nào lần bước đi lên được. Liền đó chợt có một ngọn gió huyền bí đưa Ngài lên đến tận đỉnh núi. Trông ra thấy chân trời mênh mông, một mình đứng trên cao, xem đủ các nơi.
Đó chính là điềm lành báo trước việc Ngài sẽ thành tựu trong chuyến đi qua các nơi thánh tích mà nghiên cứu đạo pháp. Khi tỉnh dậy Ngài thấy lòng hân hoan lắm.
Chỉ mấy hôm sau, Ngài một mình cất bước ra đi, nhằm một ngày trong trẻo mùa thu, tháng tám năm 629.
Đoàn Trung Còn soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Thân thế ngài Huyền Trang
Đạo Phật không phát triển nhanh chóng ở Trung Hoa là bởi chiến tranh. Nhưng lại cũng nhờ có chiến tranh nên mới được thịnh hành, thật là một nghịch lý. Con người, từ bậc vua chúa đến hạng bình dân, lúc còn trai trẻ tráng kiện thì lòng những mong tung hoành trong vũ trụ, chí nam nhi muốn xoay ngược càn khôn. Ý đã muốn là tất nhiên phải làm. Nào là ra mặt anh hùng thà chết chẳng chịu thua ai. Nào là say mê những cuộc chiến trận quyết giành chiến thắng, nào là giết người thây chất thành núi, máu chảy thành sông, cho đến khi trừ xong những kẻ đối nghịch, một tay tóm thâu các nước láng giềng. Sau chiến tranh, cha xa con, chồng biệt vợ, nhà cửa tiêu điều, ruộng nương bỏ phế. Người ngồi trên trông xuống trăm họ khổ nguy ắt cũng đau lòng! Cảnh huống lao đao lận đận kéo dài đến mấy chục năm. Bấy giờ con người mới hồi tâm, bị nạn khổ mới tỉnh hồn, cái tánh tự cao liền tự nó trở thành khiêm hạ, rồi trông lên mà vái lạy Phật trời.Từ thế kỷ thứ năm đến đầu thế kỷ thứ bảy, nạn chiến tranh ở nước Trung Hoa xảy ra luôn. Trong xứ lộn xộn, con người xung đột nhau mãi. Sau khi ấy, thấy sự đau khổ quá nguy ngập, họ bèn đem mình nương theo giáo lý từ bi.
Thuở ấy lại nhằm vào khi thịnh phát của nhà Đường (618–906), mà chính Đường Thái Tông (627–649) là một người chinh chiến có danh, từng đi ngược về xuôi mà dẹp yên bờ cõi, khoác chiến bào cầm binh cùng các tướng tài đánh phạt Cao Ly và các nước láng giềng. Ròng rã mười mấy năm nhọc nhằn ngoài biên giới, điều binh khiển tướng, trừ phá các nơi loạn nghịch, rồi mới ngồi yên trên ngôi báu, xứng đáng bậc anh hùng.
Không ngờ thời kỳ chiến tranh ấy lại hóa ra là thời kỳ tôn giáo rất vẻ vang. Trong đời ấy, có hai tên tuổi tô điểm vào cho nền lịch sử nước Trung Hoa: một là vị vua anh hùng thống nhất giang san, hai là vị chân tăng chuyên tu đạo đức. Trong khi nhà vua lướt xông nơi trường huyết chiến, đánh Nam dẹp Bắc để khôi phục nước nhà, thì có một vị tăng ngay từ khi nhỏ tuổi đã lánh mình lên cảnh núi non tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây bắc Trung Hoa. Xa giặc giã, chuyên tâm tham thiền trong một ngôi chùa. Vị tăng ấy chính là ngài Huyền Trang vậy. Người vẫy vùng trong chốn trần gian, lừng lẫy ngồi trên thiên hạ; kẻ yên trụ trong chốn thiền môn, gác mình ngoài vòng danh lợi. Người xua binh đuổi giặc, một chèo chống chỏi giang sang; kẻ mõ trưa chuông tối, không mong cầu gì ngoài hai chữ Từ bi. Thế mà kẻ ở nhà thiền cũng được tôn sùng yêu kính như vị vua chúa oai quyền, lại còn có phần hơn nữa là khác. Danh tiếng vua Thái Tông là công trình mười mấy năm trên sương tuyết, ngựa hao, tướng chết, muôn dân xa cửa lìa nhà, trong ý có thích mà trong lòng vẫn lo. Còn ngài Huyền Trang tuy phải nhọc nhằn trải qua Tây-Vức thỉnh kinh, nhưng cái tâm bao giờ cũng vững vàng, tỉnh táo, thanh tịnh, thâm trầm.
Ngài Huyền Trang quê quán ở Lạc Dương, nằm về miền Bắc, thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ. Sanh vào khoảng năm 603, nhằm đời nhà Tùy (589–618). Đến năm 15, 16 tuổi, trong nước giặc giã rối ren, vì nhà Đường đang lúc nổi lên, đánh lại nhà Tùy để lấy thiên hạ. Ngài lánh mình qua tỉnh Tứ Xuyên để tìm nơi yên tĩnh mà tu học. Người ta nói Ngài là con một nhà quan. Cha Ngài là Trần Huệ, trong hàng sĩ phu có tài, nhưng thấy thời loạn nên chẳng muốn ra làm quan. Ngài là con thứ tư, vốn là dòng nho. Lúc nhỏ đã thông hiểu văn chương của Khổng giáo khá nhiều. Ai cũng ngỡ về sau Ngài sẽ thành một vị quan xuất sắc về chính trị, nào ngờ lại hướng theo con đường đạo đức rất sớm, chuyên cần học giáo lý từ bi của nhà Phật. Anh em bạn học và các tiểu tăng chùa Tịnh Độ ở Lạc Dương đều kính nể vì Ngài rất thông minh, đọc kinh nhớ nghĩa rành mạch. Bấy giờ Ngài mới được 13 tuổi. Hòa thượng thấy nhỏ chưa muốn truyền giới xuất gia, nhưng do Ngài thành tâm và sáng trí nên được nhận...
Đường đã chọn, người cứ vậy mà đi. Ngài Huyền Trang rất mộ triết lý đạo đức nhà Phật. Phật giáo lúc ấy đã chia thành nhiều phái với nhiều nghĩa lý khác nhau, đại khái có Tiểu thừa và Đại thừa. Ngài vốn hâm mộ tư tưởng thâm trầm, phóng khoáng của Đại thừa, nên hằng lo việc tu tập rất chuyên cần, chăm chỉ.
Thời cuộc éo le, người muốn tu học cũng khó lòng ngồi yên một bề tham thiền được. Giặc giã rối ren, binh vua Đường liên tiếp đánh dẹp các chỗ dấy loạn, thành ra khắp trong nước không có mấy nơi được yên. Trên đường đầy những thây chết chất chồng; nạn trộm cướp nổi lên phá hại dân lành. Người ta đánh bậy giết càn, nào kể đến kẻ tu hành. Những người nhà chùa cũng phải mạnh ai nấy lánh...
Nhà Tùy vừa phế xong, nhà Đường mới thành lập (618). Vua Cao Tổ cầm quyền thiên hạ, kế truyền cho con là Lý Thế Dân. Thế Dân lấy hiệu là Thái Tông (627), ở ngôi cũng chưa được yên. Vua tôi chỉ lo việc binh gia để bình trị các nơi ngoại xâm nội loạn, chẳng nghĩ gì đến cuộc chấn hưng đạo đức! Ngài Huyền Trang đành phải lên núi miền Tứ Xuyên mà lo việc tu học. May gặp được một số tăng sĩ cũng đi lánh nạn giặc cướp, ngụ tại thị trấn của tỉnh Tứ Xuyên là Thành đô. Cùng nhau hội hợp, vừa tu tập vừa nghiên cứu thêm nghĩa lý đạo mầu. Ngài ở đó vài năm, việc tu học tiến triển nhiều, hiểu sâu đạo lý. Chẳng những Ngài thông thạo nhiều pháp môn, Ngài lại còn rõ hết tông chỉ đại lược của mỗi tông phái đạo Phật đương thời. Ngài không phải là người chỉ biết bảo thủ kiến thức của mình; cho đến chỗ kiến giải của người khác Ngài rõ biết nữa. Nhất là Ngài quan tâm tìm hiểu thấu đáo cả nhiều môn học khác nhau, không xem thường bỏ qua môn nào. Nhờ sự nghiên cứu rộng ấy mà về sau, khi đến các cảnh chùa lớn có tiếng tăm, những vị cao tăng ai cũng kiêng nể tài học rộng hiểu sâu của Ngài. Lại cũng nhờ đó mà khi đi khắp nước Ấn Độ, Ngài tiếp thu thêm các vấn đề đạo lý rất nhanh chóng, dễ dàng. Hơn thế nữa, về sau khi làm công việc phiên dịch, Ngài có đủ tri thức để phân biện rành rẽ các pháp môn khác nhau trong kinh điển.
Đến năm 21 tuổi, Ngài thọ giới cụ túc, trở thành một vị tăng sĩ chính thức và đã có danh tiếng khắp nơi. Bấy giờ, loạn lạc đã yên dần, Ngài từ giã miền Tứ Xuyên mà đi đến Trường An, là nơi trung tâm Phật giáo và là kinh đô nước Trung Hoa lúc bấy giờ. Từ trước cho đến đời vua Thái Tông, đã hơn 500 năm đạo Phật được các vị cao tăng bên Ấn Độ truyền sang Trung Hoa, đều lấy đất Trường An làm nơi trú ngụ và hoằng pháp. Vì ở kinh đô có nhiều bậc thức giả, học cao, có thể hiểu được Phật pháp, và lại có nhiều giới quyền thế đủ sức hộ đạo mà truyền bá cho rộng khắp. Nơi đó người ta thường dịch chữ Phạn sang chữ Hán để cho nhiều người có thể học hỏi kinh điển Đại thừa cũng như Tiểu thừa. Vào thời ngài Huyền Trang, các tông phái khác nhau diễn giải kinh điển Phật giáo nhiều khi có mâu thuẫn, không nhất quán với nhau. Phái nào tin theo phái nấy, bảo thủ lấy kiến giải của mình, không ai đồng ý với ai, tạo thành sự khó khăn rất lớn cho người học Phật. Nhất là những người có thiện tâm muốn tu học, nhưng mới bước vào chẳng thể hiểu được đâu là mối đạo. Điều này rất quan trọng, nhưng lại chẳng mấy người đương thời quan tâm đến. Trong hoàn cảnh ấy, ngài Huyền Trang luôn suy nghĩ và lo lắng mãi. Ngài nghĩ rằng, chỉ có cách đi đến tận bên Thiên Trúc, tìm lấy những kinh sách nguyên thủy của đạo Phật, mới có thể làm chỗ đối chiếu mà phân biệt đúng sai, tà chánh. Nghĩ như vậy, Ngài liền phát nguyện sẽ đi sang Thiên Trúc để trực tiếp học hỏi với các cao tăng và nghiên cứu cho rõ ràng những chỗ còn khiếm khuyết, lẫn lộn, mơ hồ trong giáo pháp hiện có ở nước mình.
Sau khi quyết định, Ngài cùng nhiều nhà sư cùng chí hướng dâng sớ lên vua Thái Tông xin đi Ấn Độ. Nhưng vua không thuận lòng, xuống chiếu cấm Ngài không được đi xa. Nguyên là vì lúc bấy giờ việc triều chánh vẫn chưa yên ổn, ở nước ngoài người ta chưa mấy kiêng vì, việc bang giao với các nước lân cận cũng chưa được thân mật, đậm đà. Vua không thuận cho ngài Huyền Trang đi Ấn Độ là vì không nỡ để cho Ngài đi nguy khó một mình. Mấy bạn cùng chí hướng đã bị vua cấm, không còn ai dám bạo gan nghĩ đến chuyện đi nữa. Ngài Huyền Trang vẫn biết cuộc hành trình có nhiều hiểm nguy, nhưng Ngài không lo sợ. Ngài tự nghĩ rằng: Bần tăng không màng đến sự vui sướng trên đời này, thì còn sợ sệt gì mà chẳng dám đi? Lòng mộ đạo khiến Ngài không còn lui bước. Ngài nhất định ra đi, chẳng quản gió bụi tuyết sương, chẳng quản hùm beo ác thú, không cần thánh chỉ và giấy tờ của vua, và cũng không yêu cầu ai tiếp giúp mình. Ngài vào một ngôi chùa linh, làm lễ Phật và cầu xin phò hộ cho mình đi thỉnh kinh. Sau đó, Ngài được thấy một điềm mộng lành làm cho Ngài càng quyết chí hơn.
Một hôm Ngài nằm chiêm bao thấy quả núi Tu di nổi lên giữa biển. Ngài muốn lên đến đỉnh núi, đã sắp đánh liều lội ngang sóng biển. Bỗng đâu một tòa sen hiện lại dưới chân và đưa Ngài qua đến triền núi. Núi cao biệt mù, đá chập chồng ghê gớm không thể nào lần bước đi lên được. Liền đó chợt có một ngọn gió huyền bí đưa Ngài lên đến tận đỉnh núi. Trông ra thấy chân trời mênh mông, một mình đứng trên cao, xem đủ các nơi.
Đó chính là điềm lành báo trước việc Ngài sẽ thành tựu trong chuyến đi qua các nơi thánh tích mà nghiên cứu đạo pháp. Khi tỉnh dậy Ngài thấy lòng hân hoan lắm.
Chỉ mấy hôm sau, Ngài một mình cất bước ra đi, nhằm một ngày trong trẻo mùa thu, tháng tám năm 629.
Gửi ý kiến của bạn