MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT CÂU THẦN CHÚ
Nguyên Thành biên soạn
Tương tự, để được tái sanh lên các cõi Trời cần phải tu tập đủ Mười điều lành (Thập thiện đạo), bao gồm:
1. Không sát sanh, thường làm việc tha thứ và phóng sanh.
2. Không trộm cắp, thường tu hạnh bố thí, giúp đỡ, san sẻ với mọi người.
3. Không tà dâm, luôn giữ lòng chung thủy một vợ một chồng.
4. Không nói dối, luôn nói lời chân thật.
5. Không nói trau chuốt, thô tục, thường nói những lời có ý nghĩa, có ích lợi.
6. Không nói đâm thọc, gây chia rẽ, thường nói những lời tạo ra sự đoàn kết, thương yêu nhau.
7. Không nói lời độc ác, gây tổn hại, thường nói những lời ôn hòa, nhu thuận.
8. Không tham lam, luôn quán xét rằng mọi thứ của cải vật chất đều chỉ là giả tạm, không thường tồn.
9. Không sân nhuế, thường tu tập hạnh từ bi, nhẫn nhục.
10. Không ngu mê, tà kiến, thường sáng suốt tu tập theo chánh kiến.
Việc thực hiện được như trên là một quá trình tự thân phấn đấu lâu dài, mới có thể khiến cho sự trì giới hay tu tập thiện hạnh trở thành hoạt động tự nhiên của thân, ngữ, tâm. Trên thực tế, nếu không có một sự quyết tâm kiên trì thì quả thực rất khó để làm được trọn vẹn.
Đó là vì sự tu tập đơn thuần như trên được gọi là con đường lập hạnh bằng tự lực bản thân. Con đường này tuy hoàn toàn đúng đắn nhưng trong thực tế là quá khó để thực hiện trong kiếp người ngắn ngủi! Bởi lẽ, sự huân tập các tập khí xấu ác của mỗi chúng ta đều đã bắt đầu từ vô thủy đến nay, mà sự tu tập thiện hạnh thì hầu như quá ít ỏi. (Đây cũng chính là một trong các lý do khiến chúng ta hôm nay đang hiện hữu trong cõi Ta-bà này.) Mặt khác, việc hình thành được một tính tốt cần phải hành trì nhiều năm, nhưng sự nhiễm ô một thói xấu chỉ cần trong vài ngày! Nếu làm một bài toán bù trừ qua lại sẽ thấy rõ: việc xấu gia tăng theo cấp số nhân, trong khi việc thiện gia tăng theo cấp số cộng!
Tiện thể, người viết cũng xin nêu ra sự gia tăng của một nghiệp xấu đã tạo như thế nào qua sự xác quyết của giáo điển:
“Nếu bạn giết một con trùng nhỏ bé mà không tu hành tịnh hóa ngay trong ngày, sức nặng của nghiệp bất thiện đó sẽ tăng lên gấp đôi ở ngày kế tiếp; ngày thứ ba lại tăng gấp đôi, ngày thứ 15 sẽ nặng như giết một con người. Đạo sư Pabongka Decheng Nyingpo còn xác quyết rằng vào ngày thứ 18 thì nghiệp xấu này sẽ tăng lên gấp 131.072 lần. Và như thế, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm trôi qua, một nghiệp bất thiện nhỏ sẽ nhân lên nhiều lần, sớm muộn gì cũng sẽ trở thành một ngọn núi với kích thước của trái đất này. Và đến lúc chết, nó trở nên quá đỗi nặng nề...”
Với thực tế như vậy, làm sao chúng ta có thể trở nên một người hiền thiện hoàn hảo? Tựa như kẻ nghèo khó, dẫu nỗ lực đến đâu cũng chỉ làm ra được 100 đồng mà việc chi tiêu nuôi sống hằng ngày đã mất cả 1.000 đồng, biết bao giờ có tiền tích trữ phòng khi ốm đau, nói chi đến chuyện làm giàu?
Sự bế tắc của vấn đề ở đây chỉ có thể được giải quyết nhờ biết sử dụng kèm theo một sức mạnh giúp đỡ từ bên ngoài. Ví như người nghèo khó kia, bỗng nhiên nhận lại được quan hệ với cha mẹ giàu có từ lâu thất lạc, liền được cha mẹ giúp cho những khoản tiền lớn, cộng thêm với sự cần kiệm và chịu khó của mình nên chẳng mấy chốc sẽ trở nên giàu có, thoát khỏi nỗi khổ đói nghèo.
Đức Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi vô lượng chính là cha mẹ giàu có đã từ lâu thất lạc của tất cả chúng ta. Khi chúng ta đặt niềm tin vững chắc vào Ngài, đó là ta thiết lập lại mối quan hệ mà chính ta đã từ lâu đánh mất do sự si mê. Ngay khi đó, ta sẽ nhận được sự giúp đỡ của Ngài với những “khoản tiền lớn” là lực gia trì thông qua việc trì niệm thần chú Mani. Với sự giúp đỡ to lớn này, kèm theo với nỗ lực tu tập của tự thân chúng ta, chắc chắn ta sẽ trở nên giàu có cả về mặt tâm linh cũng như thể chất: khi còn sống sẽ được khang an, thịnh vượng, hạnh phúc và khi qua đời chắc chắn sẽ được vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-mi-đà.
Vì sao được như vậy? Mật điển Ghuyasamaja khẳng định:
“Ai tìm giải thoát trong chốn luân hồi, thì ngay tại đó họ cũng được tăng trưởng thịnh vượng trong cuộc sống đời thường.”
Phương pháp hành trì thật đơn giản như đã nêu trên. Phần tự lực của hành giả tất nhiên là thiết yếu, nhưng thành tựu chính là nhờ vào phần tha lực gia trì vô song của vị Bổn tôn Quán Âm Tứ Thủ. Nhờ đó, hành giả khi đã nỗ lực hành trì thì chắc chắn sẽ dễ dàng thành tựu, và chính trong quá trình hành trì miên mật đó mà việc trì giới và tu tập thiện hạnh cũng tự nhiên được thành tựu. Điều này sở dĩ có được là vì hành giả đã thông qua sự hành trì mà chuyển hóa được tâm thức, và khi tâm thức đã chuyển hóa thì mọi hành vi cũng như nghiệp lực đều dần dần được chuyển hóa theo hướng tốt đẹp hơn. Đây là một đặc điểm ưu việt của Mật thừa, mà ở đây cụ thể là chúng ta đang áp dụng phương pháp trì niệm thần chú Mani do Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ dạy.
Sau đây là một câu chuyện có thật ở Tây Tạng, chứng minh rằng khi thực hành Mật thừa cũng là cùng lúc thực hành cả Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ Tát thừa.
Lạt-ma Rinchen Zangpo là đạo sư danh tiếng nhất Tây Tạng, được Nhà vua cử làm phiên dịch cho Đạo sư Atisha từ Ấn Độ sang giáo hóa. Ngài Rinchen Zangpo lớn hơn Ngài Atisha đến 24 tuổi, đã làu thông kinh điển Phật giáo. Bởi vậy, thật tự hào khi Ngài Zangpo kể ra hàng loạt kinh luận mình đã đọc và thực hành. Ngài Atisha khâm phục thốt lên: “Sau khi gặp Ngài, tôi thấy thật ra chẳng cần tôi ở Tây Tạng làm gì, vì đã có một vị đạo sư như Ngài là quá đủ rồi!”
Tuy vậy, muốn thử nghiệm lại việc thực hành Pháp như thế nào để quyết định việc trở lại Ấn Độ, Ngài Atisha đặt câu hỏi: “Theo Ngài thì thế nào, Rinchen Zangpo, ta nên tu các giáo pháp theo thứ tự có trước có sau hay có thể hành trì cùng lúc?”
Ngài Rinchen Zangpo đáp ngay: “Theo thứ tự có trước, có sau.”
Nghe câu trả lời này, Atisha không đồng ý, Ngài nói một giọng như ra lệnh: “Tất cả các giáo pháp được hành trì cùng một lúc. Tất cả các vị thánh đều hiện thân từ một gốc, và chỉ cần chứng ngộ các vị đó trong một khoảnh khắc duy nhất. Hoàn toàn vô ích nếu như hiểu biết hàng ngàn pháp sự mà bỏ quên đi phút giây mà tất cả đều hội tụ và tất cả đều giải thoát.”
Thấy vị tỳ-kheo Tây Tạng có vẻ chưa tin hẳn, Đạo sư Atisha nói tiếp: “Bây giờ tôi đã biết vì sao tôi phải đến Tây Tạng!”
Sau đó, Ngài Rinchen Zangpo được Đạo sư Atisha chỉ giáo, chuyển sang thực hành thiền quán Bổn tôn. Mười năm sau, vị tỳ kheo già đó đã chứng đạt tự tại, không lệ thuộc vào bất kỳ phương tiện nào nữa. Trước khi chết, Ngài Rinchen Zangpo, người đã giác ngộ, tập hợp đệ tử lại và tâm sự: “Tới lúc ta cao tuổi, ta còn phải học và tu tập thiền định Thanh văn. Sau khi gặp Atisha, tâm ta mới được giải thoát trong phép thiền quán đích thực.”
Trong tác phẩm “Mật thừa Tây Tạng”, Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV chỉ ra 31 điểm tinh yếu về sự khác biệt giữa Tiểu thừa (Thanh văn, Độc giác thừa) và Đại thừa (gồm Thừa Hoàn Thiện là Đại thừa Hiển giáo, Kim cương thừa là Đại thừa Mật giáo), trong đó Ngài đối chiếu đặc điểm ưu việt của Mật thừa so với Thừa Hoàn Thiện (Đại thừa Hiển giáo) qua các điểm như sau:
Hai Đại thừa, tức là Thừa Hoàn Thiện và Mật thừa, có cùng quả vị và trí huệ; bởi thế sự khác biệt nằm ở phương tiện, đó là đặc trưng đặc biệt Yoga hóa thần của Tantra. (Điểm khác biệt thứ 18)
Phương tiện trong Thừa Hoàn Thiện và Mật thừa là như nhau về nền tảng của thực hành, đó là tâm Bồ-đề và những công hạnh song hành là Lục Ba-la-mật. Tuy nhiên, Mật thừa có đặc trưng phụ trội là Yoga Hóa thần. Tánh không là đặc trưng của Yoga Hóa thần vì Bổn tôn lưu xuất từ Chân tâm của hành giả, chứ không từ đâu khác như Yoga Hóa thần của ngoại đạo phi Phật giáo. (Điểm khác biệt thứ 20)
Sự khác biệt về tốc độ giữa hai Đại thừa là do một sự tích tập công đức nhanh hơn trong Mật thừa (nếu người ta có thể thực hành nó), có từ sự trau giồi Yoga Hóa thần. Đây là phương pháp thiền quán Bổn tôn trong bối cảnh thanh tịnh triệt để: nơi chốn một đức Như Lai trụ xứ sau khi giác ngộ viên mãn; thân thể là sự biểu lộ của Pháp thân trong môi trường chung quanh và những thánh chúng tùy tùng; những y báo hiển lộ của cấp độ Phật tánh; những đại lực vô dụng công của một vị Phật giáo hóa chúng sanh. Những trạng thái tương tự với 4 yếu tố này là thánh tướng của vị Phật được thiền quán trong Mật thừa. (Điểm khác biệt thứ 21)
Thừa Hoàn Thiện không có thiền quán Bổn tôn (Yoga Hóa thần) dù cho có sự thiền định trau giồi một hình thức tương tự của Pháp thân, tức là thiền quán Chân như, tánh Không. (Điểm khác biệt thứ 26)
Đối với Mật thừa, thì sự khác biệt trong tốc độ nhanh hơn so với Thừa Hoàn Thiện là đoạn đường từ lúc bắt đầu con đường “Tư lương đạo” đến “Kiến đạo” nhanh hơn một A-tăng-kỳ kiếp so với thời gian cần thiết trong Thừa Hoàn Thiện. (Điểm khác biệt thứ 29)
Ngoài ra, Đạo sư Khetsun Sangpo, người được Đức Đạt-lai Lạt-ma đặc cử giảng dạy ở Nhật Bản 10 năm, đã khẳng định:
“Mật thừa giống như một căn nhà ở giữa cánh đồng rộng mà chúng ta có thể vào từ bất cứ hướng nào: đông, tây, nam, bắc. Hành giả không bị bắt buộc phải vào một lối nào, vì có đủ các pháp môn thích hợp cho từng hạng người. Trong các thừa Thanh văn và Bồ Tát, hành giả phải đi theo một con đường hẹp, còn trong Thần chú thừa (Mật thừa) thì có nhiều phương tiện dị thường để tích lũy công đức và trí huệ một cách nhanh chóng, vì vậy hành giả mau đạt giác ngộ. Nhanh và dễ là đặc điểm của Mật thừa.”
Đức Đạt-lai Lạt-ma dạy rằng, đã là người là Phật tử thì nên chọn theo Tantra (Mật chú thừa), và nên theo Tantra Yoga Tối Thượng (Du-già Tối thượng của Mật thừa) nếu có thể được, bởi vì đó là chọn lựa tốt nhất, bởi vì Vajradhara chỉ dạy Tantra Yoga Tối thượng.
Nhưng Ngài chỉ dạy điều này với những ai có thể thực hành. Với những người mà Tantra Yoga Tối Thượng không thích hợp thì Ngài dạy Tantra Yoga (Du-già Tương tục). Với những người mà Tantra Yoga không thích hợp thì Ngài dạy Tantra Thực Hiện. Với những người không thích hợp với Tantra Thực Hiện thì Ngài dạy Tantra Hoạt Động. Với những người không thích hợp với Tantra Hoạt Động thì Ngài dạy theo kinh điển, trong đó ngay cả tên gọi Mật thừa cũng không có.
Như vậy, những hành giả Mật thừa sẽ có cơ hội tu hành ở những giai đoạn Du-già khác nhau tùy theo khả năng của mình.
Nếu chư vị nào đang tu hành theo Tịnh độ tông, có nghĩa là chuyên tâm niệm Phật A-mi-đà thì cũng có trì chú trong thời công phu của mình như thần chú Thủ lăng nghiêm, chú Đại bi, chú Vãng sanh, chú Thiên nữ, chú Kiết tường... bao gồm 10 thần chú gọi là “thập chú”.
Các thiền sư vĩ đại cũng khuyên mọi người trì chú như Ngài Vĩnh Minh, Hám Sơn ngày xưa. Ngày nay thì có các Ngài Quảng Khâm, Tuyên Hóa...
Tuy vậy, cách hành trì xen kẽ như thế không “thuần Mật” như Mật thừa Tây Tạng hiện nay.
Một số Phật tử có thể sẽ hỏi rằng, hành giả Tịnh độ tông khi qua đời sẽ vãng sanh về cõi Phật A-mi-đà, còn hành giả Mật tông thì sẽ về đâu? Ngay từ đầu sách, người viết đã nêu rõ đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm là khi trì niệm thần chú Mani của Ngài, lúc lâm chung Ngài sẽ đón rước về Tây phương Cực lạc của Phật A-mi-đà, cho dù trước kia người đó từng phạm tội ngũ nghịch.
Tuy nhiên, cần nên biết rằng pháp môn trì niệm thần chú ở đây có thể đi đôi với sự phát nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc. Đó là quan điểm của Mật gia Song Nguyễn chúng tôi, đã xác định ngay từ buổi đầu tu học.
Vì sao như vậy? Bởi vì người con nào cũng muốn theo cha mẹ sinh sống để được thương yêu, che chở. Cũng vậy, chúng ta hành trì pháp môn trì chú Mani của Mật thừa Tây Tạng là đương nhiên công nhận người bảo hộ cao quý nhất, hiệu quả nhất của mình là Bồ Tát Quán Thế Âm. Hiện nay, trụ xứ của Ngài là ở hai cõi tịnh độ: Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-mi-đà, và cõi Hoan Hỷ Cực lạc là cảnh giới Potala của Ngài. Trong khi sống chúng ta theo chân Ngài, phát nguyện trở về cảnh giới của Ngài. Dĩ nhiên, sau khi chết ta cũng theo Ngài về cõi Tịnh độ, vì câu thần chú của Ngài là kim chỉ nam cho chúng ta nhắm hướng.
Với niềm tin kiên cố qua nhiều năm tháng hành trì, chúng ta sẽ không sợ hãi vào lúc lâm chung, mà ngược lại đó là lúc cảm nhận niềm vui sắp được giải thoát khỏi thân nghiệp, được về với quốc độ Cực Lạc của Ngài.
Chúng tôi sẽ dựa vào một số luận điển để giải thích thêm về niềm tin này.
Theo giáo pháp Mật tông, sau khi mạng chung, thần thức chúng ta sẽ mang thân trung ấm trong một cảnh giới trung gian giữa đời sống cũ và đời sống mới (cõi trung ấm), vậy thần chú Mani có tác dụng gì vào lúc đó?
Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm (quyển 8) thì vào lúc chết có hai cách mà tâm thức chúng sinh có thể đi tới: đi thẳng lên hoặc đi thẳng xuống. Đi thẳng lên cõi Tịnh độ là cách của một hành giả thượng thặng được giải thoát ngay sau khi chấm dứt hơi thở sau cùng. Đi thẳng xuống địa ngục là những ai đã phạm tội ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết Thánh tăng, gây chia rẽ Tăng đoàn, phỉ báng Giáo pháp của Đức Phật. Sự báng bổ Giáo pháp có nghĩa là sau khi bắt đầu con đường tu tập và tự hứa giữ giới luật, giới nguyện, sau khi đã đặt niềm tin và sự sùng mộ nơi Pháp, đã hoàn toàn tin tưởng vào Đức Phật và Phật pháp, rồi lại hoàn toàn thay đổi thái độ, phát triển cái thấy sai lệch (tà kiến) và cho rằng các giáo lý đều không chân thật, và không có nhân quả, không có gì là ác hạnh.
Đối với hành giả giác ngộ giải thoát không có thân trung ấm (bardo). Họ đạt giải thoát vào Pháp thân khi trút hơi thở cuối cùng. Nếu điều đó không xảy ra với chúng ta, những hành giả bình thường, thì vào lúc đó khi mang thân bardo, chúng ta bắt đầu tri giác các hiện tượng. Năm màu ánh sáng sẽ xuất hiện và từ đó các cõi tịnh độ của các Bổn tôn sẽ phô diễn. Nếu chúng ta có thói quen thực hành thiền quán Bổn tôn, thì nhờ niềm tin của mình, khi ta nhìn thấy Ngài trong bardo, ta sẽ cảm nhận được sự cuốn hút về phía Ngài và được giải thoát trong giác tánh Báo thân.
Khi đang mang thân bardo, một câu thần chú Mani lúc đó có hiệu quả mãnh liệt, vì nó báo hiệu cho ta biết đâu là Bổn tôn của mình. Đây là lý do cơ bản để chúng ta tự nhắc nhở mình hành trì pháp môn này suốt cuộc đời để sử dụng trong giây phút hệ trọng đó.
Một số Phật tử hoài nghi rằng lâu nay họ quen tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện để cầu siêu cha mẹ, ông bà, họ hàng thân thích, như vậy áp dụng trì niệm thần chú Mani cho việc hộ niệm, cầu siêu có được kết quả chăng? Để giải thích vướng mắc này, người viết xin trích dẫn lời dạy xác quyết mới đây nhất vào năm 1986 ở Mỹ Quốc của Hòa thượng Tuyên Hóa, cao tăng đắc đạo người Trung Quốc, khi thuyết giảng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có nói: “Bồ Tát Địa Tạng khuyến khích mọi người niệm thần chú Lục tự đại minh. Nếu quý vị nào trì niệm thì khi cầu xin bất cứ điều gì cũng sẽ được toại nguyện.”
Một số khác lại suy diễn, khi hộ niệm người hấp hối lúc lâm chung, người ta thường quen mời chư tăng ni tụng kinh A-di-đà, hoặc đọc thần chú Vãng sanh của Ngài. Như vậy, thần chú Mani của Bồ Tát Quán Âm áp dụng lúc đó có linh nghiệm không?
Tiện đây, người viết xin xác quyết lại một lần nữa: Bồ Tát Quán Âm đã tuyên xưng Ngài là hiện thân của tất cả chư Phật, còn thần chú Mani của Ngài có công năng đóng cửa sáu nẻo luân hồi, thì sự hộ niệm bằng thần chú Mani có tác dụng như khi đọc thần chú Vãng sanh hoặc đọc tụng kinh A-di-đà. Dĩ nhiên, điều này dễ dàng hơn cho mọi người vì thần chú Mani chỉ có sáu âm tiết, ai cũng có thể đọc tụng hoặc trì niệm được.
°
Mật gia Song Nguyễn là nơi tịnh cư tu tập của người viết, đã từ lâu chọn pháp môn trì chú Mani làm cốt lõi tu tập, song hành với phát nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc. Những hành giả của Mật gia Song Nguyễn tuy ở những trình độ tâm linh khác nhau nhưng đều dùng thần chú Mani làm nền tảng tiến tu. Ở đây, khi tọa thiền đều thực hành theo Nghi quỹ Mật giáo, áp dụng Ba phương tiện tối thượng, trong đó phần chính là trì niệm thần chú Mani.
Cần nhấn mạnh rằng từ “trì niệm” có nghĩa là đọc thầm trong tâm trí, không phát ra âm thanh như khi “trì tụng”. Ở thiền phòng luôn tôn trí linh ảnh, hoặc tôn tượng Đức Quán Âm Tứ Thủ trước mặt hành giả để dễ thiền quán Bổn tôn bên ngoài. Bên cạnh đó, ngoài những phẩm vật cúng dường cố định, còn có trang trí đồ hình Mạn-đà-la, đồ hình các câu thần chú Mật tông.
Tư thế tọa thiền tuy không bắt buộc ngồi kiết già, nhưng đây là một mục tiêu đầu tiên cần phải đạt được trước khi muốn tiến nhanh trên đạo lộ giải thoát. Việc tọa thiền không ấn định số lần trong ngày và thời gian mỗi lần, chỉ tùy theo khả năng và tâm trạng của mỗi hành giả.
Hành giả có thể ngồi 5 phút một thời thiền, hoặc nhiều cho đến bao nhiêu tùy ý. Hành giả ngồi thiền bao nhiêu thời trong ngày cũng được, nhưng ít nhất là mỗi ngày một thời. Tuy nhiên, hành giả Mật gia Song Nguyễn không được bỏ tọa thiền quá 3 ngày liên tục.
Theo truyền thống, mỗi ba tháng một lần vào ngày mồng một âm lịch có chương trình Pháp hội mang tên là “Đêm trắng Mật gia”. Đêm đó, mỗi hành giả tham gia thực hành tâm linh từ 23 giờ cho đến 5 giờ sáng hôm sau. Chương trình gồm những hoạt động Phật pháp khác nhau. Tiêu biểu dưới đây là chương trình Pháp hội “Đêm trắng Mật gia” được tổ chức vào mồng một tháng Giêng năm Kỷ sửu (2009):
I. Tọa thiền từ 23 giờ đến 24 giờ
II. Thiền hành từ 24g10 đến 24g30
III. Đọc tụng giới nguyện Mật giáo từ 1h30 đến 2g00
IV. Thiền hành từ 2g00 đến 2g20
V. Pháp thoại từ 2g30 đến 3g30
VI. Thiền hành từ 3g40 đến 4.00
VII. Giảng pháp từ 4g00 đến 5g00
Ở đây cần có vài giải thích.
Thiền hành tức là thiền trong tư thế đang đi. Phương pháp thiền hành ở Mật gia là khi đi trì niệm thần chú Mani. Chân trái bước trước niệm Om mani, chân phải bước sau niệm Padme hum.
Pháp thoại là lời tự bạch của mỗi hành giả về kinh nghiệm tu tập của mình, hoặc có khi là ý kiến của mỗi hành giả về một chủ đề chung, chẳng hạn như “Vai trò của niềm tin trong đạo Phật”.
Giảng pháp là việc của Giáo thọ thiện tri thức, mỗi chương trình Pháp hội sẽ có mỗi bài thuyết pháp khác nhau. Sau đó là thảo luận, giải đáp thắc mắc về Phật pháp.
Đặc biệt cần nhấn mạnh là việc đọc tụng giới luật Biệt giải thoát, giới nguyện Mật giáo và giới nguyện Bồ-đề tâm của hành giả Mật tông.
Trong Mật gia Song Nguyễn, có hành giả phát nguyện giữ đầy đủ 98 giới (10 Biệt giới giải thoát, 24 giới nguyện Mật giáo, 64 giới nguyện Bồ-đề tâm ), có hành giả thọ trì 5 giới hoặc 10 giới Biệt giải thoát... Tuy nhiên, ít nhất hành giả cũng phải thệ nguyện giữ được 5 giới Biệt giải thoát. Mỗi tháng 2 lần đọc tụng giới nguyện vào ngày rằm và mồng một âm lịch. Có như vậy, thần lực của thần chú mới được gia tăng theo thời gian.
Vai trò tối quan trọng của giới luật được Đức Phật nhấn mạnh trong kinh Đại Bát Niết-bàn, được thuyết giảng ngay trước khi ngài nhập diệt:
“Này A-nan! Giới luật [Phật đã chế định sẽ] là bậc thầy lớn nhất của các ông, y theo đó mà tu hành có thể đạt được định và tuệ rất thâm sâu, thoát khỏi thế tục.”
Thiển nghĩ, cho dù không am hiểu giáo lý Mật tông của Phật giáo, nhưng hình ảnh của Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV đang mang ánh sáng Mật tông đến với hàng triệu người, được hoan nghênh nhiệt liệt trên thế giới hiện nay, qua đó chúng ta cũng đủ cơ sở xác quyết rằng việc thực hành giáo pháp đem lại lợi lạc cho nhiều người, mà trước hết là bản thân ta.
Lạt-ma Thubten Zopa, người mà chúng ta biết đã khuyến tấn đệ tử của mình là đạo hữu Iran Green thực hiện công trình điêu khắc Ngọc Phật “Polar Pride” (Niềm kiêu hãnh của Bắc Cực), rồi sau đó triển lãm tại Việt Nam, vào giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 4 năm 2009, khẳng định:
“Mọi vấn đề rắc rối xảy ra đều do không thực hành Pháp; mọi sự trở nên hanh thông là nhờ thực hành Pháp.”
Bản thân Ngài là một minh chứng sống động hiện nay về thực hành pháp môn trì chú Mani, đã làm lợi lạc cho vô số chúng sanh qua những kỳ nhập thất trì tụng thần chú Mani được tổ chức ở đất nước Nepal, cả ở phương Tây dưới sự chủ trì của chi nhánh Tổ chức Bảo vệ Truyền thống Đại thừa (FPMT).
Thêm một Đạo sư vĩ đại với công hạnh siêu phàm khác là Pháp vương Gyalwang Drukpa thứ XII, đứng đầu dòng phái Drukpa có chiều dài truyền thừa qua 800 năm, đã phát động phong trào “Sống để yêu thương” trên toàn thế giới. Ngài còn chủ trương giáo hóa nhiều nước Á Châu, trong đó có Việt Nam bằng chuyến hoằng hóa giáo pháp Mật tông, ban lễ Quán đảnh cho Phật tử ở nước ta liên tiếp 2 lần (2007 và 2008). Ngài đã chủ trì buổi lễ cầu nguyện cho thế giới hòa bình bằng trì niệm tập thể thần chú Mani 100 triệu biến như đã nêu ở đầu sách.
Thực sung sướng biết bao khi chúng ta được biết, và những ai là hành giả Mật tông đều công nhận, Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV, Pháp vương Gyalwang thứ XII, là những hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Để kết luận, người viết xin được trích dẫn hai điều tâm huyết trong tác phẩm “37 Pháp hành Bồ Tát đạo” của Đạo sư Thogme Zangpo khuyên chúng ta nên thực hiện:
– Đã được thân người quý hiếm với đầy đủ tự do và thuận lợi, vậy hãy chuyên cần lắng nghe, suy gẫm và thực hành giáo pháp bất kể ngày đêm, để giải thoát cho mình và chúng sanh khỏi biển khổ luân hồi. Đó là pháp hành Bồ Tát đạo. (Pháp hành thứ nhất)
– Thân bằng quyến thuộc lâu năm rồi cũng sẽ chia tay. Tài sản tạo dựng bằng mồ hôi và nước mắt rồi cũng phải bỏ lại. Thần thức là khách trọ trong căn nhà thân xác rồi cũng phải ra đi. Đừng bám víu vào kiếp sống này. Đó là pháp hành Bồ Tát đạo. (Pháp hành thứ tư)
Giờ đây, mỗi người chúng ta hãy tự quyết định vận mệnh tâm linh của chính mình! Cho dù ở phương diện nào đi nữa, chúng ta cũng phải hiểu rằng chìa khóa thành công trong mọi nỗ lực là sự tinh tấn, có nghĩa là quyết tâm và chí khí. Nếu bạn quyết tâm được giàu có, bắt đầu với chỉ số tiền nhỏ, cuối cùng bạn cũng có thể là triệu phú. Nếu bạn quyết tâm học, rồi bạn sẽ trở thành uyên bác. Nếu bạn quyết định thiền tập, rồi bạn sẽ tìm ra phương thức giải thoát khỏi ràng buộc thế sự, để tập trung cho thực hành Pháp. Tùy bạn chọn lựa mục đích thế gian hay xuất thế gian.
Qua thực hành Pháp, giống như một nhà vô địch khuất phục những đối thủ truyền kiếp của mình, bạn sẽ đánh bại một lần cho tất cả mai sau, sự chấp ngã đã ăn sâu tận gốc rễ tâm thức của mình trong vô số tiền kiếp. Đó là lời khuyên chân thành và sáng suốt của Đạo sư Dilgo Khyentse.
Và người viết xin nêu ra một yếu tính giác ngộ được chỉ rõ trong kinh sách: “Không ai sở hữu được Phật pháp, ngoại trừ những người kiên trì thực hành Pháp.”
Cuối cùng là quy định cần thiết bảo đảm thành công trong thực hành Pháp mà Mật gia Song Nguyễn tuân thủ, gồm 4 điều sau đây: (1) niềm tin kiên định, (2) không mảy may nghi ngờ pháp môn mình đang hành trì dù bị tác động tiêu cực từ thế sự; (3) thực hành đều đặn và (4) giữ kín việc tu tập.
Viết xong tại Mật gia Song Nguyễn ngày 21 tháng 3 năm 2009, nhân dịp Đại lễ Bồ Tát Quán Thế Âm 19 tháng 2 năm Kỷ Sửu và sự kiện Tượng Phật Ngọc “Polar Pride” được triển lãm tại Việt Nam.
Nguyên Thành biên soạn
TỰ QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TÂM LINH
Người Phật tử tại gia nếu giữ được trọn vẹn Năm giới (Ngũ giới) thì sau khi chết chắc chắn sẽ được tái sanh vào cõi người. Năm giới đó là: không giết hại, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm và không uống rượu.Tương tự, để được tái sanh lên các cõi Trời cần phải tu tập đủ Mười điều lành (Thập thiện đạo), bao gồm:
1. Không sát sanh, thường làm việc tha thứ và phóng sanh.
2. Không trộm cắp, thường tu hạnh bố thí, giúp đỡ, san sẻ với mọi người.
3. Không tà dâm, luôn giữ lòng chung thủy một vợ một chồng.
4. Không nói dối, luôn nói lời chân thật.
5. Không nói trau chuốt, thô tục, thường nói những lời có ý nghĩa, có ích lợi.
6. Không nói đâm thọc, gây chia rẽ, thường nói những lời tạo ra sự đoàn kết, thương yêu nhau.
7. Không nói lời độc ác, gây tổn hại, thường nói những lời ôn hòa, nhu thuận.
8. Không tham lam, luôn quán xét rằng mọi thứ của cải vật chất đều chỉ là giả tạm, không thường tồn.
9. Không sân nhuế, thường tu tập hạnh từ bi, nhẫn nhục.
10. Không ngu mê, tà kiến, thường sáng suốt tu tập theo chánh kiến.
Việc thực hiện được như trên là một quá trình tự thân phấn đấu lâu dài, mới có thể khiến cho sự trì giới hay tu tập thiện hạnh trở thành hoạt động tự nhiên của thân, ngữ, tâm. Trên thực tế, nếu không có một sự quyết tâm kiên trì thì quả thực rất khó để làm được trọn vẹn.
Đó là vì sự tu tập đơn thuần như trên được gọi là con đường lập hạnh bằng tự lực bản thân. Con đường này tuy hoàn toàn đúng đắn nhưng trong thực tế là quá khó để thực hiện trong kiếp người ngắn ngủi! Bởi lẽ, sự huân tập các tập khí xấu ác của mỗi chúng ta đều đã bắt đầu từ vô thủy đến nay, mà sự tu tập thiện hạnh thì hầu như quá ít ỏi. (Đây cũng chính là một trong các lý do khiến chúng ta hôm nay đang hiện hữu trong cõi Ta-bà này.) Mặt khác, việc hình thành được một tính tốt cần phải hành trì nhiều năm, nhưng sự nhiễm ô một thói xấu chỉ cần trong vài ngày! Nếu làm một bài toán bù trừ qua lại sẽ thấy rõ: việc xấu gia tăng theo cấp số nhân, trong khi việc thiện gia tăng theo cấp số cộng!
Tiện thể, người viết cũng xin nêu ra sự gia tăng của một nghiệp xấu đã tạo như thế nào qua sự xác quyết của giáo điển:
“Nếu bạn giết một con trùng nhỏ bé mà không tu hành tịnh hóa ngay trong ngày, sức nặng của nghiệp bất thiện đó sẽ tăng lên gấp đôi ở ngày kế tiếp; ngày thứ ba lại tăng gấp đôi, ngày thứ 15 sẽ nặng như giết một con người. Đạo sư Pabongka Decheng Nyingpo còn xác quyết rằng vào ngày thứ 18 thì nghiệp xấu này sẽ tăng lên gấp 131.072 lần. Và như thế, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm trôi qua, một nghiệp bất thiện nhỏ sẽ nhân lên nhiều lần, sớm muộn gì cũng sẽ trở thành một ngọn núi với kích thước của trái đất này. Và đến lúc chết, nó trở nên quá đỗi nặng nề...”
Với thực tế như vậy, làm sao chúng ta có thể trở nên một người hiền thiện hoàn hảo? Tựa như kẻ nghèo khó, dẫu nỗ lực đến đâu cũng chỉ làm ra được 100 đồng mà việc chi tiêu nuôi sống hằng ngày đã mất cả 1.000 đồng, biết bao giờ có tiền tích trữ phòng khi ốm đau, nói chi đến chuyện làm giàu?
Sự bế tắc của vấn đề ở đây chỉ có thể được giải quyết nhờ biết sử dụng kèm theo một sức mạnh giúp đỡ từ bên ngoài. Ví như người nghèo khó kia, bỗng nhiên nhận lại được quan hệ với cha mẹ giàu có từ lâu thất lạc, liền được cha mẹ giúp cho những khoản tiền lớn, cộng thêm với sự cần kiệm và chịu khó của mình nên chẳng mấy chốc sẽ trở nên giàu có, thoát khỏi nỗi khổ đói nghèo.
Đức Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi vô lượng chính là cha mẹ giàu có đã từ lâu thất lạc của tất cả chúng ta. Khi chúng ta đặt niềm tin vững chắc vào Ngài, đó là ta thiết lập lại mối quan hệ mà chính ta đã từ lâu đánh mất do sự si mê. Ngay khi đó, ta sẽ nhận được sự giúp đỡ của Ngài với những “khoản tiền lớn” là lực gia trì thông qua việc trì niệm thần chú Mani. Với sự giúp đỡ to lớn này, kèm theo với nỗ lực tu tập của tự thân chúng ta, chắc chắn ta sẽ trở nên giàu có cả về mặt tâm linh cũng như thể chất: khi còn sống sẽ được khang an, thịnh vượng, hạnh phúc và khi qua đời chắc chắn sẽ được vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-mi-đà.
Vì sao được như vậy? Mật điển Ghuyasamaja khẳng định:
“Ai tìm giải thoát trong chốn luân hồi, thì ngay tại đó họ cũng được tăng trưởng thịnh vượng trong cuộc sống đời thường.”
Phương pháp hành trì thật đơn giản như đã nêu trên. Phần tự lực của hành giả tất nhiên là thiết yếu, nhưng thành tựu chính là nhờ vào phần tha lực gia trì vô song của vị Bổn tôn Quán Âm Tứ Thủ. Nhờ đó, hành giả khi đã nỗ lực hành trì thì chắc chắn sẽ dễ dàng thành tựu, và chính trong quá trình hành trì miên mật đó mà việc trì giới và tu tập thiện hạnh cũng tự nhiên được thành tựu. Điều này sở dĩ có được là vì hành giả đã thông qua sự hành trì mà chuyển hóa được tâm thức, và khi tâm thức đã chuyển hóa thì mọi hành vi cũng như nghiệp lực đều dần dần được chuyển hóa theo hướng tốt đẹp hơn. Đây là một đặc điểm ưu việt của Mật thừa, mà ở đây cụ thể là chúng ta đang áp dụng phương pháp trì niệm thần chú Mani do Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ dạy.
Sau đây là một câu chuyện có thật ở Tây Tạng, chứng minh rằng khi thực hành Mật thừa cũng là cùng lúc thực hành cả Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ Tát thừa.
Lạt-ma Rinchen Zangpo là đạo sư danh tiếng nhất Tây Tạng, được Nhà vua cử làm phiên dịch cho Đạo sư Atisha từ Ấn Độ sang giáo hóa. Ngài Rinchen Zangpo lớn hơn Ngài Atisha đến 24 tuổi, đã làu thông kinh điển Phật giáo. Bởi vậy, thật tự hào khi Ngài Zangpo kể ra hàng loạt kinh luận mình đã đọc và thực hành. Ngài Atisha khâm phục thốt lên: “Sau khi gặp Ngài, tôi thấy thật ra chẳng cần tôi ở Tây Tạng làm gì, vì đã có một vị đạo sư như Ngài là quá đủ rồi!”
Tuy vậy, muốn thử nghiệm lại việc thực hành Pháp như thế nào để quyết định việc trở lại Ấn Độ, Ngài Atisha đặt câu hỏi: “Theo Ngài thì thế nào, Rinchen Zangpo, ta nên tu các giáo pháp theo thứ tự có trước có sau hay có thể hành trì cùng lúc?”
Ngài Rinchen Zangpo đáp ngay: “Theo thứ tự có trước, có sau.”
Nghe câu trả lời này, Atisha không đồng ý, Ngài nói một giọng như ra lệnh: “Tất cả các giáo pháp được hành trì cùng một lúc. Tất cả các vị thánh đều hiện thân từ một gốc, và chỉ cần chứng ngộ các vị đó trong một khoảnh khắc duy nhất. Hoàn toàn vô ích nếu như hiểu biết hàng ngàn pháp sự mà bỏ quên đi phút giây mà tất cả đều hội tụ và tất cả đều giải thoát.”
Thấy vị tỳ-kheo Tây Tạng có vẻ chưa tin hẳn, Đạo sư Atisha nói tiếp: “Bây giờ tôi đã biết vì sao tôi phải đến Tây Tạng!”
Sau đó, Ngài Rinchen Zangpo được Đạo sư Atisha chỉ giáo, chuyển sang thực hành thiền quán Bổn tôn. Mười năm sau, vị tỳ kheo già đó đã chứng đạt tự tại, không lệ thuộc vào bất kỳ phương tiện nào nữa. Trước khi chết, Ngài Rinchen Zangpo, người đã giác ngộ, tập hợp đệ tử lại và tâm sự: “Tới lúc ta cao tuổi, ta còn phải học và tu tập thiền định Thanh văn. Sau khi gặp Atisha, tâm ta mới được giải thoát trong phép thiền quán đích thực.”
Trong tác phẩm “Mật thừa Tây Tạng”, Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV chỉ ra 31 điểm tinh yếu về sự khác biệt giữa Tiểu thừa (Thanh văn, Độc giác thừa) và Đại thừa (gồm Thừa Hoàn Thiện là Đại thừa Hiển giáo, Kim cương thừa là Đại thừa Mật giáo), trong đó Ngài đối chiếu đặc điểm ưu việt của Mật thừa so với Thừa Hoàn Thiện (Đại thừa Hiển giáo) qua các điểm như sau:
Hai Đại thừa, tức là Thừa Hoàn Thiện và Mật thừa, có cùng quả vị và trí huệ; bởi thế sự khác biệt nằm ở phương tiện, đó là đặc trưng đặc biệt Yoga hóa thần của Tantra. (Điểm khác biệt thứ 18)
Phương tiện trong Thừa Hoàn Thiện và Mật thừa là như nhau về nền tảng của thực hành, đó là tâm Bồ-đề và những công hạnh song hành là Lục Ba-la-mật. Tuy nhiên, Mật thừa có đặc trưng phụ trội là Yoga Hóa thần. Tánh không là đặc trưng của Yoga Hóa thần vì Bổn tôn lưu xuất từ Chân tâm của hành giả, chứ không từ đâu khác như Yoga Hóa thần của ngoại đạo phi Phật giáo. (Điểm khác biệt thứ 20)
Sự khác biệt về tốc độ giữa hai Đại thừa là do một sự tích tập công đức nhanh hơn trong Mật thừa (nếu người ta có thể thực hành nó), có từ sự trau giồi Yoga Hóa thần. Đây là phương pháp thiền quán Bổn tôn trong bối cảnh thanh tịnh triệt để: nơi chốn một đức Như Lai trụ xứ sau khi giác ngộ viên mãn; thân thể là sự biểu lộ của Pháp thân trong môi trường chung quanh và những thánh chúng tùy tùng; những y báo hiển lộ của cấp độ Phật tánh; những đại lực vô dụng công của một vị Phật giáo hóa chúng sanh. Những trạng thái tương tự với 4 yếu tố này là thánh tướng của vị Phật được thiền quán trong Mật thừa. (Điểm khác biệt thứ 21)
Thừa Hoàn Thiện không có thiền quán Bổn tôn (Yoga Hóa thần) dù cho có sự thiền định trau giồi một hình thức tương tự của Pháp thân, tức là thiền quán Chân như, tánh Không. (Điểm khác biệt thứ 26)
Đối với Mật thừa, thì sự khác biệt trong tốc độ nhanh hơn so với Thừa Hoàn Thiện là đoạn đường từ lúc bắt đầu con đường “Tư lương đạo” đến “Kiến đạo” nhanh hơn một A-tăng-kỳ kiếp so với thời gian cần thiết trong Thừa Hoàn Thiện. (Điểm khác biệt thứ 29)
Ngoài ra, Đạo sư Khetsun Sangpo, người được Đức Đạt-lai Lạt-ma đặc cử giảng dạy ở Nhật Bản 10 năm, đã khẳng định:
“Mật thừa giống như một căn nhà ở giữa cánh đồng rộng mà chúng ta có thể vào từ bất cứ hướng nào: đông, tây, nam, bắc. Hành giả không bị bắt buộc phải vào một lối nào, vì có đủ các pháp môn thích hợp cho từng hạng người. Trong các thừa Thanh văn và Bồ Tát, hành giả phải đi theo một con đường hẹp, còn trong Thần chú thừa (Mật thừa) thì có nhiều phương tiện dị thường để tích lũy công đức và trí huệ một cách nhanh chóng, vì vậy hành giả mau đạt giác ngộ. Nhanh và dễ là đặc điểm của Mật thừa.”
Đức Đạt-lai Lạt-ma dạy rằng, đã là người là Phật tử thì nên chọn theo Tantra (Mật chú thừa), và nên theo Tantra Yoga Tối Thượng (Du-già Tối thượng của Mật thừa) nếu có thể được, bởi vì đó là chọn lựa tốt nhất, bởi vì Vajradhara chỉ dạy Tantra Yoga Tối thượng.
Nhưng Ngài chỉ dạy điều này với những ai có thể thực hành. Với những người mà Tantra Yoga Tối Thượng không thích hợp thì Ngài dạy Tantra Yoga (Du-già Tương tục). Với những người mà Tantra Yoga không thích hợp thì Ngài dạy Tantra Thực Hiện. Với những người không thích hợp với Tantra Thực Hiện thì Ngài dạy Tantra Hoạt Động. Với những người không thích hợp với Tantra Hoạt Động thì Ngài dạy theo kinh điển, trong đó ngay cả tên gọi Mật thừa cũng không có.
Như vậy, những hành giả Mật thừa sẽ có cơ hội tu hành ở những giai đoạn Du-già khác nhau tùy theo khả năng của mình.
Nếu chư vị nào đang tu hành theo Tịnh độ tông, có nghĩa là chuyên tâm niệm Phật A-mi-đà thì cũng có trì chú trong thời công phu của mình như thần chú Thủ lăng nghiêm, chú Đại bi, chú Vãng sanh, chú Thiên nữ, chú Kiết tường... bao gồm 10 thần chú gọi là “thập chú”.
Các thiền sư vĩ đại cũng khuyên mọi người trì chú như Ngài Vĩnh Minh, Hám Sơn ngày xưa. Ngày nay thì có các Ngài Quảng Khâm, Tuyên Hóa...
Tuy vậy, cách hành trì xen kẽ như thế không “thuần Mật” như Mật thừa Tây Tạng hiện nay.
Một số Phật tử có thể sẽ hỏi rằng, hành giả Tịnh độ tông khi qua đời sẽ vãng sanh về cõi Phật A-mi-đà, còn hành giả Mật tông thì sẽ về đâu? Ngay từ đầu sách, người viết đã nêu rõ đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm là khi trì niệm thần chú Mani của Ngài, lúc lâm chung Ngài sẽ đón rước về Tây phương Cực lạc của Phật A-mi-đà, cho dù trước kia người đó từng phạm tội ngũ nghịch.
Tuy nhiên, cần nên biết rằng pháp môn trì niệm thần chú ở đây có thể đi đôi với sự phát nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc. Đó là quan điểm của Mật gia Song Nguyễn chúng tôi, đã xác định ngay từ buổi đầu tu học.
Vì sao như vậy? Bởi vì người con nào cũng muốn theo cha mẹ sinh sống để được thương yêu, che chở. Cũng vậy, chúng ta hành trì pháp môn trì chú Mani của Mật thừa Tây Tạng là đương nhiên công nhận người bảo hộ cao quý nhất, hiệu quả nhất của mình là Bồ Tát Quán Thế Âm. Hiện nay, trụ xứ của Ngài là ở hai cõi tịnh độ: Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-mi-đà, và cõi Hoan Hỷ Cực lạc là cảnh giới Potala của Ngài. Trong khi sống chúng ta theo chân Ngài, phát nguyện trở về cảnh giới của Ngài. Dĩ nhiên, sau khi chết ta cũng theo Ngài về cõi Tịnh độ, vì câu thần chú của Ngài là kim chỉ nam cho chúng ta nhắm hướng.
Với niềm tin kiên cố qua nhiều năm tháng hành trì, chúng ta sẽ không sợ hãi vào lúc lâm chung, mà ngược lại đó là lúc cảm nhận niềm vui sắp được giải thoát khỏi thân nghiệp, được về với quốc độ Cực Lạc của Ngài.
Chúng tôi sẽ dựa vào một số luận điển để giải thích thêm về niềm tin này.
Theo giáo pháp Mật tông, sau khi mạng chung, thần thức chúng ta sẽ mang thân trung ấm trong một cảnh giới trung gian giữa đời sống cũ và đời sống mới (cõi trung ấm), vậy thần chú Mani có tác dụng gì vào lúc đó?
Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm (quyển 8) thì vào lúc chết có hai cách mà tâm thức chúng sinh có thể đi tới: đi thẳng lên hoặc đi thẳng xuống. Đi thẳng lên cõi Tịnh độ là cách của một hành giả thượng thặng được giải thoát ngay sau khi chấm dứt hơi thở sau cùng. Đi thẳng xuống địa ngục là những ai đã phạm tội ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết Thánh tăng, gây chia rẽ Tăng đoàn, phỉ báng Giáo pháp của Đức Phật. Sự báng bổ Giáo pháp có nghĩa là sau khi bắt đầu con đường tu tập và tự hứa giữ giới luật, giới nguyện, sau khi đã đặt niềm tin và sự sùng mộ nơi Pháp, đã hoàn toàn tin tưởng vào Đức Phật và Phật pháp, rồi lại hoàn toàn thay đổi thái độ, phát triển cái thấy sai lệch (tà kiến) và cho rằng các giáo lý đều không chân thật, và không có nhân quả, không có gì là ác hạnh.
Đối với hành giả giác ngộ giải thoát không có thân trung ấm (bardo). Họ đạt giải thoát vào Pháp thân khi trút hơi thở cuối cùng. Nếu điều đó không xảy ra với chúng ta, những hành giả bình thường, thì vào lúc đó khi mang thân bardo, chúng ta bắt đầu tri giác các hiện tượng. Năm màu ánh sáng sẽ xuất hiện và từ đó các cõi tịnh độ của các Bổn tôn sẽ phô diễn. Nếu chúng ta có thói quen thực hành thiền quán Bổn tôn, thì nhờ niềm tin của mình, khi ta nhìn thấy Ngài trong bardo, ta sẽ cảm nhận được sự cuốn hút về phía Ngài và được giải thoát trong giác tánh Báo thân.
Khi đang mang thân bardo, một câu thần chú Mani lúc đó có hiệu quả mãnh liệt, vì nó báo hiệu cho ta biết đâu là Bổn tôn của mình. Đây là lý do cơ bản để chúng ta tự nhắc nhở mình hành trì pháp môn này suốt cuộc đời để sử dụng trong giây phút hệ trọng đó.
Một số Phật tử hoài nghi rằng lâu nay họ quen tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện để cầu siêu cha mẹ, ông bà, họ hàng thân thích, như vậy áp dụng trì niệm thần chú Mani cho việc hộ niệm, cầu siêu có được kết quả chăng? Để giải thích vướng mắc này, người viết xin trích dẫn lời dạy xác quyết mới đây nhất vào năm 1986 ở Mỹ Quốc của Hòa thượng Tuyên Hóa, cao tăng đắc đạo người Trung Quốc, khi thuyết giảng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có nói: “Bồ Tát Địa Tạng khuyến khích mọi người niệm thần chú Lục tự đại minh. Nếu quý vị nào trì niệm thì khi cầu xin bất cứ điều gì cũng sẽ được toại nguyện.”
Một số khác lại suy diễn, khi hộ niệm người hấp hối lúc lâm chung, người ta thường quen mời chư tăng ni tụng kinh A-di-đà, hoặc đọc thần chú Vãng sanh của Ngài. Như vậy, thần chú Mani của Bồ Tát Quán Âm áp dụng lúc đó có linh nghiệm không?
Tiện đây, người viết xin xác quyết lại một lần nữa: Bồ Tát Quán Âm đã tuyên xưng Ngài là hiện thân của tất cả chư Phật, còn thần chú Mani của Ngài có công năng đóng cửa sáu nẻo luân hồi, thì sự hộ niệm bằng thần chú Mani có tác dụng như khi đọc thần chú Vãng sanh hoặc đọc tụng kinh A-di-đà. Dĩ nhiên, điều này dễ dàng hơn cho mọi người vì thần chú Mani chỉ có sáu âm tiết, ai cũng có thể đọc tụng hoặc trì niệm được.
°
Mật gia Song Nguyễn là nơi tịnh cư tu tập của người viết, đã từ lâu chọn pháp môn trì chú Mani làm cốt lõi tu tập, song hành với phát nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc. Những hành giả của Mật gia Song Nguyễn tuy ở những trình độ tâm linh khác nhau nhưng đều dùng thần chú Mani làm nền tảng tiến tu. Ở đây, khi tọa thiền đều thực hành theo Nghi quỹ Mật giáo, áp dụng Ba phương tiện tối thượng, trong đó phần chính là trì niệm thần chú Mani.
Cần nhấn mạnh rằng từ “trì niệm” có nghĩa là đọc thầm trong tâm trí, không phát ra âm thanh như khi “trì tụng”. Ở thiền phòng luôn tôn trí linh ảnh, hoặc tôn tượng Đức Quán Âm Tứ Thủ trước mặt hành giả để dễ thiền quán Bổn tôn bên ngoài. Bên cạnh đó, ngoài những phẩm vật cúng dường cố định, còn có trang trí đồ hình Mạn-đà-la, đồ hình các câu thần chú Mật tông.
Tư thế tọa thiền tuy không bắt buộc ngồi kiết già, nhưng đây là một mục tiêu đầu tiên cần phải đạt được trước khi muốn tiến nhanh trên đạo lộ giải thoát. Việc tọa thiền không ấn định số lần trong ngày và thời gian mỗi lần, chỉ tùy theo khả năng và tâm trạng của mỗi hành giả.
Hành giả có thể ngồi 5 phút một thời thiền, hoặc nhiều cho đến bao nhiêu tùy ý. Hành giả ngồi thiền bao nhiêu thời trong ngày cũng được, nhưng ít nhất là mỗi ngày một thời. Tuy nhiên, hành giả Mật gia Song Nguyễn không được bỏ tọa thiền quá 3 ngày liên tục.
Theo truyền thống, mỗi ba tháng một lần vào ngày mồng một âm lịch có chương trình Pháp hội mang tên là “Đêm trắng Mật gia”. Đêm đó, mỗi hành giả tham gia thực hành tâm linh từ 23 giờ cho đến 5 giờ sáng hôm sau. Chương trình gồm những hoạt động Phật pháp khác nhau. Tiêu biểu dưới đây là chương trình Pháp hội “Đêm trắng Mật gia” được tổ chức vào mồng một tháng Giêng năm Kỷ sửu (2009):
I. Tọa thiền từ 23 giờ đến 24 giờ
II. Thiền hành từ 24g10 đến 24g30
III. Đọc tụng giới nguyện Mật giáo từ 1h30 đến 2g00
IV. Thiền hành từ 2g00 đến 2g20
V. Pháp thoại từ 2g30 đến 3g30
VI. Thiền hành từ 3g40 đến 4.00
VII. Giảng pháp từ 4g00 đến 5g00
Ở đây cần có vài giải thích.
Thiền hành tức là thiền trong tư thế đang đi. Phương pháp thiền hành ở Mật gia là khi đi trì niệm thần chú Mani. Chân trái bước trước niệm Om mani, chân phải bước sau niệm Padme hum.
Pháp thoại là lời tự bạch của mỗi hành giả về kinh nghiệm tu tập của mình, hoặc có khi là ý kiến của mỗi hành giả về một chủ đề chung, chẳng hạn như “Vai trò của niềm tin trong đạo Phật”.
Giảng pháp là việc của Giáo thọ thiện tri thức, mỗi chương trình Pháp hội sẽ có mỗi bài thuyết pháp khác nhau. Sau đó là thảo luận, giải đáp thắc mắc về Phật pháp.
Đặc biệt cần nhấn mạnh là việc đọc tụng giới luật Biệt giải thoát, giới nguyện Mật giáo và giới nguyện Bồ-đề tâm của hành giả Mật tông.
Trong Mật gia Song Nguyễn, có hành giả phát nguyện giữ đầy đủ 98 giới (10 Biệt giới giải thoát, 24 giới nguyện Mật giáo, 64 giới nguyện Bồ-đề tâm ), có hành giả thọ trì 5 giới hoặc 10 giới Biệt giải thoát... Tuy nhiên, ít nhất hành giả cũng phải thệ nguyện giữ được 5 giới Biệt giải thoát. Mỗi tháng 2 lần đọc tụng giới nguyện vào ngày rằm và mồng một âm lịch. Có như vậy, thần lực của thần chú mới được gia tăng theo thời gian.
Vai trò tối quan trọng của giới luật được Đức Phật nhấn mạnh trong kinh Đại Bát Niết-bàn, được thuyết giảng ngay trước khi ngài nhập diệt:
“Này A-nan! Giới luật [Phật đã chế định sẽ] là bậc thầy lớn nhất của các ông, y theo đó mà tu hành có thể đạt được định và tuệ rất thâm sâu, thoát khỏi thế tục.”
Thiển nghĩ, cho dù không am hiểu giáo lý Mật tông của Phật giáo, nhưng hình ảnh của Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV đang mang ánh sáng Mật tông đến với hàng triệu người, được hoan nghênh nhiệt liệt trên thế giới hiện nay, qua đó chúng ta cũng đủ cơ sở xác quyết rằng việc thực hành giáo pháp đem lại lợi lạc cho nhiều người, mà trước hết là bản thân ta.
Lạt-ma Thubten Zopa, người mà chúng ta biết đã khuyến tấn đệ tử của mình là đạo hữu Iran Green thực hiện công trình điêu khắc Ngọc Phật “Polar Pride” (Niềm kiêu hãnh của Bắc Cực), rồi sau đó triển lãm tại Việt Nam, vào giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 4 năm 2009, khẳng định:
“Mọi vấn đề rắc rối xảy ra đều do không thực hành Pháp; mọi sự trở nên hanh thông là nhờ thực hành Pháp.”
Bản thân Ngài là một minh chứng sống động hiện nay về thực hành pháp môn trì chú Mani, đã làm lợi lạc cho vô số chúng sanh qua những kỳ nhập thất trì tụng thần chú Mani được tổ chức ở đất nước Nepal, cả ở phương Tây dưới sự chủ trì của chi nhánh Tổ chức Bảo vệ Truyền thống Đại thừa (FPMT).
Thêm một Đạo sư vĩ đại với công hạnh siêu phàm khác là Pháp vương Gyalwang Drukpa thứ XII, đứng đầu dòng phái Drukpa có chiều dài truyền thừa qua 800 năm, đã phát động phong trào “Sống để yêu thương” trên toàn thế giới. Ngài còn chủ trương giáo hóa nhiều nước Á Châu, trong đó có Việt Nam bằng chuyến hoằng hóa giáo pháp Mật tông, ban lễ Quán đảnh cho Phật tử ở nước ta liên tiếp 2 lần (2007 và 2008). Ngài đã chủ trì buổi lễ cầu nguyện cho thế giới hòa bình bằng trì niệm tập thể thần chú Mani 100 triệu biến như đã nêu ở đầu sách.
Thực sung sướng biết bao khi chúng ta được biết, và những ai là hành giả Mật tông đều công nhận, Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV, Pháp vương Gyalwang thứ XII, là những hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Để kết luận, người viết xin được trích dẫn hai điều tâm huyết trong tác phẩm “37 Pháp hành Bồ Tát đạo” của Đạo sư Thogme Zangpo khuyên chúng ta nên thực hiện:
– Đã được thân người quý hiếm với đầy đủ tự do và thuận lợi, vậy hãy chuyên cần lắng nghe, suy gẫm và thực hành giáo pháp bất kể ngày đêm, để giải thoát cho mình và chúng sanh khỏi biển khổ luân hồi. Đó là pháp hành Bồ Tát đạo. (Pháp hành thứ nhất)
– Thân bằng quyến thuộc lâu năm rồi cũng sẽ chia tay. Tài sản tạo dựng bằng mồ hôi và nước mắt rồi cũng phải bỏ lại. Thần thức là khách trọ trong căn nhà thân xác rồi cũng phải ra đi. Đừng bám víu vào kiếp sống này. Đó là pháp hành Bồ Tát đạo. (Pháp hành thứ tư)
Giờ đây, mỗi người chúng ta hãy tự quyết định vận mệnh tâm linh của chính mình! Cho dù ở phương diện nào đi nữa, chúng ta cũng phải hiểu rằng chìa khóa thành công trong mọi nỗ lực là sự tinh tấn, có nghĩa là quyết tâm và chí khí. Nếu bạn quyết tâm được giàu có, bắt đầu với chỉ số tiền nhỏ, cuối cùng bạn cũng có thể là triệu phú. Nếu bạn quyết tâm học, rồi bạn sẽ trở thành uyên bác. Nếu bạn quyết định thiền tập, rồi bạn sẽ tìm ra phương thức giải thoát khỏi ràng buộc thế sự, để tập trung cho thực hành Pháp. Tùy bạn chọn lựa mục đích thế gian hay xuất thế gian.
Qua thực hành Pháp, giống như một nhà vô địch khuất phục những đối thủ truyền kiếp của mình, bạn sẽ đánh bại một lần cho tất cả mai sau, sự chấp ngã đã ăn sâu tận gốc rễ tâm thức của mình trong vô số tiền kiếp. Đó là lời khuyên chân thành và sáng suốt của Đạo sư Dilgo Khyentse.
Và người viết xin nêu ra một yếu tính giác ngộ được chỉ rõ trong kinh sách: “Không ai sở hữu được Phật pháp, ngoại trừ những người kiên trì thực hành Pháp.”
Cuối cùng là quy định cần thiết bảo đảm thành công trong thực hành Pháp mà Mật gia Song Nguyễn tuân thủ, gồm 4 điều sau đây: (1) niềm tin kiên định, (2) không mảy may nghi ngờ pháp môn mình đang hành trì dù bị tác động tiêu cực từ thế sự; (3) thực hành đều đặn và (4) giữ kín việc tu tập.
Viết xong tại Mật gia Song Nguyễn ngày 21 tháng 3 năm 2009, nhân dịp Đại lễ Bồ Tát Quán Thế Âm 19 tháng 2 năm Kỷ Sửu và sự kiện Tượng Phật Ngọc “Polar Pride” được triển lãm tại Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn