LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
CHƯƠNG IV: MỘT NGÀN NĂM CUỐI
Chính khả năng làm pháp thuật của người Tây Tạng đã gây ấn tượng mạnh nhất đối với người Mông Cổ. Marco Polo đã kể lại nhiều điều kỳ lạ về những pháp thuật đa dạng mà các vị Lạt-ma đã làm tại triều đình của Đại Hãn,2 và sau này, khi đức Đạt-lai Lạt-ma du hành đến thăm Altan Chagan, thủ lĩnh của miền đông Mông Cổ, ngài cũng bộc lộ năng lực mầu nhiệm của mình ở khắp mọi nơi, như làm cho những con sông chảy ngược lên đồi, những con suối trào lên giữa sa mạc, và những dấu móng ngựa của ngài để lại tạo thành hàng chữ “Án Ma Ni Bát Di Hồng”.3
Do việc người Mông Cổ tin theo Phật giáo, các vị Lạt-ma giờ đây đảm nhận những nghi lễ pháp thuật mà trước kia do đạo Shaman thực hiện. Việc coi trọng sinh mạng theo giáo lý đạo Phật được bắt buộc thực hiện theo luật pháp, cấm hẳn việc hy sinh đàn bà, nô lệ và súc vật theo tập tục của đạo Shaman, và hạn chế việc săn bắn.
Với kết quả của lần hóa đạo đầu tiên, Lạt-ma giáo chia sẻ sự giàu có của đế quốc Mông Cổ, có thể lập nên nhiều chùa và đền thờ ở Trung Hoa, đặc biệt là ở Bắc Kinh, và có được quyền lực mạnh mẽ dưới triều nhà Nguyên (1279-1367).4
Lần hóa đạo thứ hai được theo sau bởi một sự nhiệt thành tín ngưỡng cho thấy những gì mà Phật giáo có thể tạo ra được trên khắp lãnh thổ của một quốc gia. Lòng sùng đạo của dân Mông Cổ dường như là không có giới hạn. Kinh điển được dịch sang tiếng Mông Cổ, và hàng ngàn tự viện nguy nga được xây cất, với số người xuất gia chiếm đến 45% số nam giới trong nước, và là những trung tâm thường xuyên của các sinh hoạt văn hóa đáng kể.
Vào thế kỷ 13, sự chinh phục Iran của người Mông Cổ đã dẫn đến việc thành lập các trung tâm văn hóa Phật giáo trên lãnh thổ Iran khoảng nửa thế kỷ trước khi các lãnh tụ Mông Cổ chuyển sang theo Hồi giáo vào năm 1295.1
Lần thứ hai người Mông Cổ quay sang với Phật giáo đã lan rộng tôn giáo này sang các sắc dân du mục khác, như người Buryat và Kalmuk. Urga trở thành một trung tâm lớn của Lạt-ma giáo.
Vị Hutuktu2 cuối cùng mất năm 1924, và quyền hạn chuyển sang nhà nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. Suốt trong 300 năm, lòng sùng kính của người Mông Cổ đối với Phật giáo đã thể hiện rõ qua sự nhiệt thành mạnh mẽ, và bởi vì niềm tin sâu xa, họ đã không tính đến cái giá phải trả: một mức độ suy kiệt nhất định của đất nước, như trường hợp tương tự của Triều Tiên vào thế kỷ 14. Lẽ tất nhiên là khi ấy họ buộc phải quay sang một đối tượng khác hơn.
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
CHƯƠNG IV: MỘT NGÀN NĂM CUỐI
(TỪ NĂM 1000 ĐẾN NĂM 1978)
8. MÔNG CỔ
Người Mông Cổ hai lần được giáo hóa bởi các cao tăng Tây Tạng. Lần đầu vào năm 1261 là vị đứng đầu dòng Saskya tên là Thags-pa, và lần tiếp theo vào năm 1577 là đức Đạt-lai Lạt-ma.1 Trong khoảng thời gian từ năm 1368 đến năm 1577, họ lại quay lại với đạo Shaman ở bản xứ.Chính khả năng làm pháp thuật của người Tây Tạng đã gây ấn tượng mạnh nhất đối với người Mông Cổ. Marco Polo đã kể lại nhiều điều kỳ lạ về những pháp thuật đa dạng mà các vị Lạt-ma đã làm tại triều đình của Đại Hãn,2 và sau này, khi đức Đạt-lai Lạt-ma du hành đến thăm Altan Chagan, thủ lĩnh của miền đông Mông Cổ, ngài cũng bộc lộ năng lực mầu nhiệm của mình ở khắp mọi nơi, như làm cho những con sông chảy ngược lên đồi, những con suối trào lên giữa sa mạc, và những dấu móng ngựa của ngài để lại tạo thành hàng chữ “Án Ma Ni Bát Di Hồng”.3
Do việc người Mông Cổ tin theo Phật giáo, các vị Lạt-ma giờ đây đảm nhận những nghi lễ pháp thuật mà trước kia do đạo Shaman thực hiện. Việc coi trọng sinh mạng theo giáo lý đạo Phật được bắt buộc thực hiện theo luật pháp, cấm hẳn việc hy sinh đàn bà, nô lệ và súc vật theo tập tục của đạo Shaman, và hạn chế việc săn bắn.
Với kết quả của lần hóa đạo đầu tiên, Lạt-ma giáo chia sẻ sự giàu có của đế quốc Mông Cổ, có thể lập nên nhiều chùa và đền thờ ở Trung Hoa, đặc biệt là ở Bắc Kinh, và có được quyền lực mạnh mẽ dưới triều nhà Nguyên (1279-1367).4
Lần hóa đạo thứ hai được theo sau bởi một sự nhiệt thành tín ngưỡng cho thấy những gì mà Phật giáo có thể tạo ra được trên khắp lãnh thổ của một quốc gia. Lòng sùng đạo của dân Mông Cổ dường như là không có giới hạn. Kinh điển được dịch sang tiếng Mông Cổ, và hàng ngàn tự viện nguy nga được xây cất, với số người xuất gia chiếm đến 45% số nam giới trong nước, và là những trung tâm thường xuyên của các sinh hoạt văn hóa đáng kể.
Vào thế kỷ 13, sự chinh phục Iran của người Mông Cổ đã dẫn đến việc thành lập các trung tâm văn hóa Phật giáo trên lãnh thổ Iran khoảng nửa thế kỷ trước khi các lãnh tụ Mông Cổ chuyển sang theo Hồi giáo vào năm 1295.1
Lần thứ hai người Mông Cổ quay sang với Phật giáo đã lan rộng tôn giáo này sang các sắc dân du mục khác, như người Buryat và Kalmuk. Urga trở thành một trung tâm lớn của Lạt-ma giáo.
Vị Hutuktu2 cuối cùng mất năm 1924, và quyền hạn chuyển sang nhà nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. Suốt trong 300 năm, lòng sùng kính của người Mông Cổ đối với Phật giáo đã thể hiện rõ qua sự nhiệt thành mạnh mẽ, và bởi vì niềm tin sâu xa, họ đã không tính đến cái giá phải trả: một mức độ suy kiệt nhất định của đất nước, như trường hợp tương tự của Triều Tiên vào thế kỷ 14. Lẽ tất nhiên là khi ấy họ buộc phải quay sang một đối tượng khác hơn.
Gửi ý kiến của bạn