LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
CHƯƠNG II: THỜI KỲ THỨ HAI
Trước thời đại của vua A-dục, có lẽ Phật giáo đã được biết đến ở Kashmir, nhưng chỉ đến giai đoạn cầm quyền của vị vua này thì Phật giáo mới có ảnh hưởng, khi Kashmir trở thành một phần lãnh địa của ông. Tỳ-kheo Madhyantika đã được phái đến để giáo hóa tại xứ này. Vua A-dục đã xây 500 tinh xá cho các vị A-la-hán và cúng dường vùng thung lũng này cho Tăng-già. Sau đó, vận mệnh Phật giáo thường xuyên thay đổi theo với chính sách của mỗi nhà cai trị.
Dưới thời vua Kanishka, một Hội đồng trưởng lão được thành lập để san định phần kinh điển của Nhất thiết hữu bộ. Từ đó về sau, kinh điển của phái này thường được viết bằng tiếng Sanskrit, và chỉ riêng sự kiện này cũng đã làm tăng thêm tầm quan trọng của những người Bà-la-môn về theo Phật giáo, vì chỉ có họ mới hoàn toàn am hiểu sự phức tạp của loại ngôn ngữ này.
Sau triều đại của các vua dòng Kushana, một phản ứng của những người đạo Hindu bắt đầu. Dưới triều vua Kinnara, nhiều tự viện bị phá hủy. Các vị vua giờ đây nói chung đều theo đạo Shiva, và vì thế sự bảo trợ từ phía hoàng gia không còn nữa.
Trong suốt thời kỳ thứ hai này, Kashmir nổi tiếng là một trung tâm nghiên cứu Phật giáo. Gần như tất cả những học giả Phật giáo từ thời ngài Mã Minh cho đến ngài Vô Trước đều đã từng cư ngụ một thời gian nào đó ở đây. Vào khoảng năm 250, ngài Ha-lê-bạt-ma3 soạn bộ Thành thật luận,4 một sự tổng hợp lý thú các quan điểm Đại thừa và Tiểu thừa. Các vị tăng Kashmir đã có đến Khotan, Trung Hoa và xứ Andhra, và chính một vị tăng Kashmir là Gunavarman đã giáo hóa thành công ở xứ Java vào hồi đầu thế kỷ 5.
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
CHƯƠNG II: THỜI KỲ THỨ HAI
(TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 500)
3. NEPAL VÀ KASHMIR
Phật giáo dường như đã có từ lâu ở Nepal, có lẽ ngay từ lúc khởi đầu của Phật giáo. Tuy nhiên, từ thế kỷ 7 trở về trước hầu như chúng ta không biết được gì nhiều. Và Phật giáo Nepal có nhiều khả năng là không khác biệt đáng kể so với Phật giáo ở Bắc Ấn. Trong truyền sử Svyambhupurna, ngài Văn-thù được dành cho một vị trí quan trọng, từng đi từ Trung Hoa đến Svyambhu, làm biến mất một hồ nước lớn lúc đó chiếm cả vùng thung lũng, và lập nên thành phố Kathmandu, và đặt vua Dharmikara, người được ngài mang theo từ xứ Đại Trung Hoa1 đến, làm người cai trị ở đó. Chính đức Phật đã đản sanh tại vườn Lam-tỳ-ni2 ở Nepal, và vua A-dục được biết là đã đến chiêm bái thánh tích này và có dựng lên một trụ đá khắc chữ.Trước thời đại của vua A-dục, có lẽ Phật giáo đã được biết đến ở Kashmir, nhưng chỉ đến giai đoạn cầm quyền của vị vua này thì Phật giáo mới có ảnh hưởng, khi Kashmir trở thành một phần lãnh địa của ông. Tỳ-kheo Madhyantika đã được phái đến để giáo hóa tại xứ này. Vua A-dục đã xây 500 tinh xá cho các vị A-la-hán và cúng dường vùng thung lũng này cho Tăng-già. Sau đó, vận mệnh Phật giáo thường xuyên thay đổi theo với chính sách của mỗi nhà cai trị.
Dưới thời vua Kanishka, một Hội đồng trưởng lão được thành lập để san định phần kinh điển của Nhất thiết hữu bộ. Từ đó về sau, kinh điển của phái này thường được viết bằng tiếng Sanskrit, và chỉ riêng sự kiện này cũng đã làm tăng thêm tầm quan trọng của những người Bà-la-môn về theo Phật giáo, vì chỉ có họ mới hoàn toàn am hiểu sự phức tạp của loại ngôn ngữ này.
Sau triều đại của các vua dòng Kushana, một phản ứng của những người đạo Hindu bắt đầu. Dưới triều vua Kinnara, nhiều tự viện bị phá hủy. Các vị vua giờ đây nói chung đều theo đạo Shiva, và vì thế sự bảo trợ từ phía hoàng gia không còn nữa.
Trong suốt thời kỳ thứ hai này, Kashmir nổi tiếng là một trung tâm nghiên cứu Phật giáo. Gần như tất cả những học giả Phật giáo từ thời ngài Mã Minh cho đến ngài Vô Trước đều đã từng cư ngụ một thời gian nào đó ở đây. Vào khoảng năm 250, ngài Ha-lê-bạt-ma3 soạn bộ Thành thật luận,4 một sự tổng hợp lý thú các quan điểm Đại thừa và Tiểu thừa. Các vị tăng Kashmir đã có đến Khotan, Trung Hoa và xứ Andhra, và chính một vị tăng Kashmir là Gunavarman đã giáo hóa thành công ở xứ Java vào hồi đầu thế kỷ 5.
Gửi ý kiến của bạn