Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Bồ-tát Di Lặc

24/02/201116:04(Xem: 9523)
42. Bồ-tát Di Lặc

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

42. Bồ-tát Di Lặc

Trong vô số kiếp trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Đại Thống Trí Như Lai thì lúc bấy giờ Đức Di Lặc (tiền thân) và Đức Phật Thích Ca (tiền thân) đồng phát tâm Bồ-đề. Đến khi Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh ra đời thì Đức Di Lặc (tiền thân) mới phát tâm xuất gia. Mặc dầu đã xuất gia nhưng tánh Ngài lại hay cẩu thả và quen theo lối phong lưu đài các. Cộng thêm tính phóng túng cũng như chẳng chịu chú tâm tu hành nên Ngài thành Phật trễ sau Đức Thích Ca gần mười tiểu kiếp. Về sau, nhờ Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp tu Duy Thức nên Ngài mới chứng được “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”.

Vì nhận thấy giàu sang phú quý, danh vọng quyền tước đều như chiếc bóng trong gương, như trăng dưới nước nên Ngài tận diệt hết vọng tưởng say mê và hư vọng giả cảnh. Bởi thế Ngài được Phật thích Ca thọ ký cho Ngài sau sẽ thành Phật ở thế giới Ta bà nầy.

Thân hiện tại của Đức Di Lặc: Khi Đức Phật Thích Ca giáng sinh ở ấn Độ cách đây trên 2500 năm thì Ngài hiện thân vào gia đình của người Bà-la-môn tên là Ba Ba Lơi ở về phía Nam Ấn Độ nhằm ngày mùng một tháng giêng âm lịch. Họ của Ngài là A Dật Đa (không ai hơn) và tên là Di Lặc (từ thị). Tên họ nầy tiêu biểu cho lòng từ bi hỷ xả vô biên của Ngài. Từ bao nhiêu kiếp cho đến ngày thành Phật, Ngài vẫn lấy hiệu là Di Lặc.

Kinh Di Lặc thượng sanh có nói: Ngày rằm tháng hai sau khi giảng kinh nầy 12 năm thì Ngài nhập diệt nơi Ngài sinh trưởng. Sau đó, Ngài sẽ sanh lên cõi trời Đầu suất để chờ khi tuổi thọ của con người trên thế gian nầy giảm rồi tăng trở lại. Trong khoảng kiếp tuổi thọ tăng thì loài người sẽ sống đến tám vạn tuổi. Và đến bấy giờ thì Ngài mới giáng sinh xuống cõi nầy. Sau đó Ngài đến cây Long Hoa tu thành ngôi Chánh Giác. Khi Ngài thành Phật thì Ngài sẽ hóa độ chúng sinh vô lượng đến sáu vạn năm mới nhập diệt.

Hóa thân của đức Di Lặc: Ngài đã hiện ra thành nhiều thân để lẫn lộn với loài người ngõ hầu có cơ hội hóa độ chúng sinh. Trong các hóa thân của Ngài thì Phật tử ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam biết và thờ nhiều hơn hết là thân Ngài Bố Đại Hòa thượng. Chính Ngài đã hiện thân làm một vị Hòa thượng tại đất Minh châu huyện Phụng Hóa bên Trung Hoa. Ngài thường quẩy cái đáy bằng vải và đi khắp chợ búa xóm làng. Ngài thường tụ hợp các trẻ con lại rồi phân phát cho chúng bánh kẹo. Ngài giảng dạy Phật pháp và nói chuyện rất vui thú nên Ngài đi đến đâu thì các em tụ họp đông đảo đến đó. Ngài thường giảng kinh cho người nghèo và làm nhiều điều mầu nhiệm lạ thường. Lúc bấy giờ không ai biết Ngài là người như thế nào cả, do đó họ chỉ cùng nhau kêu là Bố Đại Hòa thượng (ông Hòa thượng mang đáy bằng vải). Mãi cho đến đời Lương Niên Hiếu Trịnh Minh năm thứ ba thì Ngài tụ họp chúng sinh tại chùa Nhạc Lâm. Ngài ngồi ngay thẳng và nói bài kệ như sau:

Di Lặc chơn Di Lặc

Hóa thân thiên bách ức

Thời thời thị thời nhơn

Thời nhơn giai bất thức.

Dịch là: Di Lặc thật là Di Lặc

Biến hóa trăm ngàn ức thân

Thường hiện trong đời

Mà người đời chẳng ai biết.

Nói xong bài kệ rồi thì Ngài an nhiên nhập diệt. Sau đó kẻ tăng người tục đều cùng nhau đến lễ bái cúng dường. Họ dựng tượng Ngài để thờ tại điện ở phía Đông chùa Nhạc Lâm.

Vì căn cứ theo ứng thân nầy nên trong các chùa ở Trung Hoa thường thờ tượng Ngài Bố Đại Hòa thượng với vẻ mặt hiền hòa hân hoan. Miệng thì cười vui vẻ và đó là tượng trưng cho đức hoan hỷ. Ngài thì người béo, bụng to và tay cầm cái đảy. Chung quanh có sáu em bé đang leo trèo trên mình Ngài. Đó là tượng trưng cho lục tặc khi đã bị Ngài hàng phục. Sự hóa thân nầy là một trong trăm ngàn hóa thân của Đức Di Lặc.

Tương lai của Đức Di Lặc: Hiện nay Đức Di Lặc là một vị Bồ-tát đang ở trên cung trời Đầu suất. Ngài đợi đến khi thế giới nầy hết kiếp giảm thứ 9 rồi đến kiếp tăng thứ 10, khi đó con người sẽ hưởng thọ được trên tám vạn tuổi, thì Ngài mới giáng sinh xuống cõi nầy. Ngài sẽ đầu thai vào nhà của một vị Bà la môn có tên là Tu Phạm Ma và thân mẫu của Ngài tên là Phạm Ma Bạt Đề. Khi sanh ra Ngài có nhiều tướng tốt, đức hạnh vẹn toàn và thông minh quán chúng. Lớn lên Ngài xuất gia tu hành và đến núi Kê Túc để nhận lãnh Y bát của Đức Phật Thích Ca do ngài Đại Ca Diếp trao lại. Sau đó Ngài đến ngồi dưới gốc cây Long Hoa dùng Kim cang trí để trừ sạch vi tế Vô minh và chứng đạo Vô thường Bồ-đề. Ngài thuyết pháp tại giảng đường Hoa Lâm dưới gốc cây Long Hoa. Lần thứ nhất thì Ngài độ cho được chín mươi sáu ức người trở thành A-la-hán. Lần thứ hai độ cho chín mươi bốn ức người thành A-la-hán. Và lần thứ ba Ngài độ cho chín mươi hai ức người thành A-la-hán. Thế nên gọi là ”Long hoa tam hội”. Ngài thuỵết pháp đến sáu vạn năm và hóa độ vô số chúng sanh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2025(Xem: 122)
Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâm là giải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central. Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.
15/01/2025(Xem: 106)
Trong rất nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam, cũng như truyện cổ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, có một niềm tin vững chắc rằng mỗi người chúng ta đều có một kiếp sau ở tương lai. Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau. Chuyện kiếp sau này cần được phân tích minh bạch, để không rơi vào một niềm tin nhầm lẫn.
15/01/2025(Xem: 130)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông. Để nói lên một phương pháp của Thiền rằng, trong khi thiền tập, hễ tin Phật hay nghi Phật đều sẽ hỏng, đều rơi vào bất thiện pháp, sẽ không thấy được pháp Vô Vi. Muốn vào đạo Phật, trước tiên phải tin và phải quy y Phật, Pháp, và Tăng. Người tu theo lời Phật dạy phải tin vào Tứ Thánh Đế, tức là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong khi tu tập, người tu phải thành tựu tín, giới, văn, thí, huệ mới có thể đoạn trừ bất thiện pháp. Như vậy, người không có lòng tin chắc thật vào Đức Phật sẽ không đi được con đường dài như thế để thành tựu giải thoát.
15/01/2025(Xem: 106)
Bài này sẽ nói về vai trò của người cư sĩ với nhiệm vụ nên học nhiều về Kinh điển, nên hiểu Phật pháp cho thâm sâu, nên tu tinh tấn để làm gương cho người đời thường, và nên sống đơn giản nhằm thích nghi với mọi hoàn cảnh cần để hoằng pháp. Không phải ai cũng có cơ duyên để học nhiều về Kinh điển. May mắn, thời nay chúng ta đã có kinh điển dịch ra tiếng Việt rất nhiều. Các Kinh điển, Bộ Nikaya và Bộ A Hàm đều đã dịch ra tiếng Việt. Trong khi đó, các buổi giảng Kinh do nhiều vị tăng ni thực hiện đã phổ biến nhiều trên YouTube và các trang web về Phật học. Những gì thắc mắc, có thể hỏi trên mạng Google hay các mạng trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT hay Gemini, đều có thể được giải thích ở mức độ tổng quát. Tuy nhiên các giải thích này đều khả vấn, có khi là trích dẫn theo sự giải thích của các học giả Ky Tô Giáo hay không phải Phật tử, cần kiểm chứng.
15/01/2025(Xem: 105)
Trong khi học Phật, chúng ta thường đọc thấy ba pháp ấn là vô thường, khổ, và vô ngã. Đôi khi, chúng ta đọc thấy trong kinh nói về bốn pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết Bàn. Tùy theo dị biệt bộ phái, mỗi vị thầy ưa nói cách này hay cách kia. Thực tế, nói cách nào cũng đúng, cũng phù hợp kinh điển. Trong khi đó, theo cách nhìn của Thiền tông Việt Nam, tất cả các pháp tự thân đã là tịch diệt, bời vì lìa phiền não thì không có bồ đề, lìa sanh tử thì không có Niết bàn. Cũng như sóng không lìa nước, và ảnh không lìa gương. Do vậy, Thiền tông nêu lên ý chỉ là phải nhìn thấy để sống với pháp tánh, với Niết bàn tự tâm.
15/01/2025(Xem: 118)
Trong nhiều kinh, Đức Phật khi giải thích về vô thường đã hỏi rằng có phải mắt và cái được thấy là vô thường hay không, rồi hỏi có phải tai và cái được nghe là vô thường hay không, và rồi vân vân. Như thế, đối với nhiều người tu, quán sát nơi con mắt sẽ là bước đầu để học đạo giải thoát. Tuy nhiên, đối với Thiền Tông Việt Nam, có một số vị thầy dạy rằng hãy nhìn như một người mù nhìn, và hãy nghe như một người điếc nghe. Lời dạy về con đường giải thoát này là như thế nào?
15/01/2025(Xem: 117)
Khi chúng ta nói rằng nhiều người Việt Nam đã học đạo từ khi nằm nôi, chỉ là một hình ảnh cho thấy Phật giáo đã gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam từ nhiểu ngàn năm. Nhiều lời dạy trong Kinh Phật đã ăn sâu vào trong chính sử, và cả huyền sử của dân tộc Việt.
15/01/2025(Xem: 104)
Khi đọc Thiền sử Trung Hoa và Việt Nam, chúng ta thường gặp một số vị sư truyền dạy, hay trả lời bằng những cách không dùng lời nói. Người ta thường gọi đó là vô ngôn, là không sử dụng ngôn ngữ. Chữ này có lẽ không thích nghi, vì chữ vô ngôn có khi chỉ là sự im lặng, khi không muốn nói. Có lẽ, chữ thích hợp nên là cái biết xa lìa khái niệm không thể mô tả bằng ngôn ngữ được.
19/10/2024(Xem: 748)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]