Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

34. Diệt đế

24/02/201116:04(Xem: 9676)
34. Diệt đế

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

34. Diệt đế
(Nirodha Dukkha) (Cessation of Suffering)

Qua hai phần Khổ đế và Tập đế thì chúng ta đã quen thuộc với đời là biển khổ và nguyên nhân nào đưa đến những cảnh khổ nầy. Nói như thế, không phải Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy đời là biển khổ để chúng ta nhìn cuộc đời này toàn là một màu đen âm u ảm đạm và không có chút ánh sáng. Sống như thế thì ích lợi gì? Và chân lý như vậy thì làm sao mà gọi là chân lý tối thượng cho được? Xin trả lời rằng giáo lý nhà Phật là một giáo lý hoàn toàn viên mãn để mang lại hạnh phúc chân thật cho tất cả mọi người. Đứng về phương diện tâm lý thì Đức Phật cho ta thấy rằng: khi đói thì mình mới thấu hiểu được giá trị lúc được no, cũng như kẻ nghèo thì sẽ sung sướng khi được giàu sang và khi đau ốm mới thấy giá trị của lúc còn lành mạnh. Cùng một ý nghĩa đó, Đạo Phật không phải chỉ giới thiệu những cảnh khổ ải, thê lương để gieo vào lòng chúng ta sự chán đời và tuyệt vọng, mà có mục đích để khai thị cho chúng sinh biết rõ tận căn cơ của mọi sự khổ để tìm phương pháp đạt đến một chân hạnh phúc và chứng được Niết Bàn.

Trong thế gian này chúng ta thường thấy có hai hạng người:

1) Hạng người thứ nhất là họ nhìn cuộc sống này với một tư tưởng lạc quan. Họ rất yêu đời bởi vì họ đang hưởng thụ giàu sang phú quý và công danh thành đạt. Cuộc đời này đối với họ thì lúc nào cũng đẹp như bài thơ nên họ không cần phải tu nhân tích đức và lo cho ngày mai. Họ nghĩ rằng với sự giàu có như vậy thì người khác cần đến họ chứ họ chả cần đến ai. Đối với những người nầy thì vật chất, tiền tài và danh vọng đã làm tâm trí của họ bị lu mờ. Họ chỉ thấy ngày nay mà quên đi ngày mai. Họ chỉ biết hiện tại mà không nghĩ gì đến kiếp tương lai. Phật giáo gọi họ là những kẻ không sáng suốt, mê muội. Tai sao thế? Chúng ta thấy trên thế gian nầy có ai giàu sang, quyền thế hơn vua Tần Thủy Hoàng ngày xưa chưa? Vậy vua nhà Tần bây giờ ở đâu? Có lẽ ông ta đã tiêu ma thành cát bụi từ mấy ngàn năm rồi còn đâu nữa mà an hưởng! Nên nhớ là cuộc đời tạm bợ mà chúng ta đang sống nầy chẳng khác chi là quán trọ chứ đâu phải là nhà. Họ có thể sung sướng ngày nay hoặc là kiếp nầy nhưng ngày mai, kiếp sau thì sao? Họ có thể thoát ra khỏi cảnh ốm đau, già yếu được không? Còn thân tứ đại của họ kéo dài được bao lâu để cho họ an hưởng? Cái sung sướng vật chất tạm bợ có phải là sung sướng chân thật không? Hay là càng giàu thì càng lo! Càng trèo cao thì càng té nặng.

2) Còn hạng người thứ hai là loại người thông minh và có trí tuệ sáng suốt. Thật vậy, chỉ có sự thức tỉnh sáng suốt mới cho chúng ta thấy đâu là mê, đâu là thật. Không phá mê thì làm sao mà khai ngộ cho được? Những hạnh phúc trên trần gian nầy đều là sự sung sướng giả tạo. Bởi vì khi vừa mới chớm thấy sung sướng thì chúng ta đã lo lắng bồn chồn, không biết sự sung sướng này sẽ kéo dài bao lâu. Lo lắng là đau khổ chứ ai gọi là sung sướng bao giờ. Thế thì chưa thấy sung sướng mà đau khổ đã hiện lên rồi. Người thông trí tuệ thì biết rằng mọi cấu tạo trên thế gian đều là vô thường bao gồm cả cái thân tứ đại của chúng ta. Một khi đã là vô thường thì làm sao mà tồn tại bất biến mãi mãi cho được. Nay có, mai không, lúc ẩn, lúc hiện biến chuyển quay cuồng theo thời gian.

Vậy đâu là chân hạnh phúc?

Đây là điểm hay nhất trong toàn bộ giáo lý của Đức Phật vì nó là cứu cánh của chúng sinh khi tu đạo. Thử nghĩ cả đời chúng ta cố gắng tu hành mà cuối cùng không đạt đến chỗ này được thì thực là uổng công phí sức. Cũng như người học sinh cho dầu có học hành cực khổ cách mấy mà không thi đỗ thì chẳng ích lợi gì. Công trình dồi kinh mài sử chẳng khác nào như dã tràng xe cát biển đông mà thôi. Chỉ khi nào chúng ta chứng được chân hạnh phúc thì lúc đó chúng ta mới thật sự đạt được hạnh phúc viên mãn và không còn bị chi phối bởi luật sanh tử luân hồi cũng như không còn phiền não chấp trước đeo đuổi ta nữa.

Vậy thế nào là chân hạnh phúc?

Phật giáo không dạy con người những hạnh phúc tạm bợ nhất thời của thế gian vì chính nó là cội nguồn của biết bao lo âu phiền não và khổ đau sau nầy. Chẳng hạn như chúng ta vừa mới mua một cái nhà thật sang thật đẹp. Ngày tân gia chắc chắn phải là ngày mà gia đình hảnh diện và hạnh phúc. Nhưng cái hạnh phúc nầy kéo dài bao lâu? Vài tháng sau thì chủ nhà phải lo lắng nào là tiền nhà, tiền thuế, tiền bảo hiểm, tiền bảo trì và bao nhiêu món tiền khác liên quan đến căn nhà nầy. Vậy cái hạnh phúc nhất thời trong vài tháng đầu có phải là cội nguồn của biết bao lo lắng buồn phiền của những năm tháng sau nầy. Vì thế hạnh phúc mà đạo Phật nhấn mạnh ở đây chính là sự an lạc, thanh tịnh trong tâm của con người. Đây chính là Niết bàn trong trần thế vậy.

Sau cùng, Diệt đế là chân lý chân thật, chắc chắn và giúp chúng sinh đạt được một hạnh phúc chân thật, viên mãn. Một khi chúng sinh chứng được quả vị nầy thì chúng sinh đó đã chứng được Niết Bàn vậy.

Nhưng trước khi nói về Niết Bàn, chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị tất cả những giai đoạn từ lúc mới bắt đầu tu cho tới khi đạt đến quả vị Bồ-tát, và Phật. Vâng, đây không phải là việc dễ dàng mà đạt được. Nhưng nếu chúng ta cố gắng trì công thì giấc mơ kia một ngày nào đó sẽ biến thành sự thật. Bởi vì ngày xưa Nguyễn Bá Học cũng nói:” Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Hay là:” Không sợ bông hồng kia có quá nhiều gai, mà chỉ sợ trong những gai kia không có một đóa hoa hồng mà thôi”. Thật vậy, Đức Phật đã hiểu rõ sự khó khăn nầy nên Ngài đã chế ra 84,000 pháp môn khác nhau để giúp chúng sinh tùy theo căn cơ và khả năng của mình mà cố gắng tu hành ngõ hầu đạt thành chánh quả. Do đó mới có câu:

“Nắm lấy chuổi tràng trần niệm dứt,

Nghiểm nhiên thành Phật đã từ lâu”.

Vậy chúng ta phải qua những giai đoạn nào?

Tu Gia Hạnh: Đây là giai đoạn khởi đầu trong cuộc đời tu hành của chúng ta. Việc đầu tiên là phải thông qua giáo lý căn bản của đạo Phật bắt đầu từ luật Nhân quả Luân hồi, thuyết Vô thường Vô ngã, Nghiệp căn và Nghiệp báo, Từ Bi hỷ xả, Bố thí, Trì giới và cuối cùng là Tứ diệu đế. Một khi quý vị đã nắm chắc những điều căn bản đó thì những điều thấy biết sai lầm điên đảo sẽ tan biến mất.Tuy nhiên, muốn trừ bỏ tất cả mọi Kiến hoặc, thì chúng ta phải cần nhiều thì giờ tu tập để loại mọi thành kiến mê lầm của phàm phu mà đến Thánh trí để dự vào vòng Thánh quả.

1) Tu-Đà-Hoàn: Một khi đã qua được giai đoạn đầu thì ý thức của chúng ta đã sáng suốt không còn bị mê lầm nữa. Tuy nhiên thất thức vẫn còn chấp ngã nên chúng ta vẫn còn nằm trong vòng luân hồi sanh tử. Một khi phá được cái chấp ngã thì chúng ta đã chứng được vị Tu-Đa-Hoàn.

2) Tư-Đà-Hàm: Sau khi chứng được quả Tu-Đà-Hoàn ở trên, có nghĩa là chúng ta đã loại được Kiến hoặc nhưng chưa đụng tới Tư hoặc. Tư hoặc là loại nặng ký và gồm có 9 phần (hạ hạ, hạ trung, hạ thượng, trung hạ, trung trung, trung thượng, thượng hạ, thượng trung, thượng thượng). Nếu chúng ta đạt được 6 phần đầu thì quý vị đã chứng được Tu-Đà-Hàm. Đây là quả vị thứ hai trong Thánh văn thừa.

3) A-Na-Hàm: tạm dịch là bất lai, có nghĩa là không trở về cõi dục nữa. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng của kẻ tu hành bởi vì khi bước qua ngưỡng cửa này thì họ không còn ảnh hưởng của sự sanh tử nữa. Họ sẽ không còn bị tái sanh trừ khi chính họ phát nguyện trở lại cõi nầy để độ sanh. Nếu chúng ta cố gắng đạt 3 phần còn laị của Tư hoặc thí quý vị đã chứng được quả A-Na-Hàm.

4) A-La-Hán: Khi chúng ta đã bỏ được những mê lầm của Kiến hoặc và Tư hoặc thì việc sau cùng là phải cố gắng loại bỏ phần còn lại của mê lầm là Vi Tế hoặc.

Ø Đối với Tham vi tế, chúng ta có thể dùng Thiền định để đạt minh Tâm kiến tánh hoặc Niệm Phật cho đến khi nhất Tâm bất loạn để chế phục và tiêu diệt nó.

Ø Đối với Sân vi tế, đối với loại nầy thì thật khó mà nhận biết được những hiện tượng nhỏ nhặt nầy bởi vì nó chỉ phát hiện dưới hình thức tiềm năng. Chẳng hạn như đôi khi chúng ta cảm thấy chán nản buồn bực mà không hiểu tại sao. Những tình cảm này xuất hiện rất yếu ớt đến nổi chúng ta chỉ có thể cảm nhận nó một cách mơ hồ hoặc là đôi khi không thể nhận biết được. Để trừ Sân vi tế, con người phải phát tâm Bồ-đề, tham thiền hay niệm Phật để làm cho tâm trong lành, hiền hòa. Cố gắng làm cho mọi người được an vui thì tâm của họ sẽ an tịnh.

Ø Đối với Si vi tế, chúng sinh phải phát huy trí tuệ để giúp cho tâm thanh tịnh bởi vì trí tuệ lúc nào cũng thắng vô minh.

Khi đã loại bỏ mọi Vi Tế thì chúng sinh đã chứng được quả A-La-hán. Đây là quả vị cao nhất trong Thanh văn thừa. Đến đây, thì quý vị có phước đức hoàn toàn, trí tuệ cao cả, không còn bị phiền não quấy phá, và dĩ nhiên không bị luân hồi sanh tử chi phối nữa. Đối với con người, thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử là một thành công vĩ đại bởi vì họ không bị sống chết, khổ đau, lo buồn và sợ hãi chi phối nữa.

Khi đã chứng được quả vị A-La-hán thì chúng sinh có hai chọn lựa:

1) Nếu chúng sinh thỏa chí với địa vị này mà không muốn phát tâm tu thêm để đạt những quả vị cao hơn thì được gọi là Bất hối tâm đơn A-la-hán.

2) Nếu chúng sinh có lợi căn lợi trí và muốn phát tâm tu luyện thêm chứ không tự mãn ở địa vị đã chứng thì được gọi là Hồi tâm đại A-la-hán.

Thêm một điểm nữa là khi tu luyện, hể chúng ta đoạn trừ mê lầm được chừng nào thì chứng quả đến chừng ấy chớ không phải chờ sanh qua kiếp khác mới chứng được quả kia đâu.

Một khi quý vị chứng được quả Tu-Đa-Hoàn thì chúng sinh có được 5 phép thần thông sau đây:

1) Thiên nhãn thông: là có nhãn lực nhìn thấy khắp muôn loài cùng sự sanh hóa trong thế gian bao la hiện tại.

2) Thiên nhĩ thông: là có nhĩ lực để nghe khắp mọi nơi bao gồm loài người và lòai vật.

3) Tha tâm thông: là có tâm lực biết được tâm niệm sở cấu của kẻ khác.

4) Túc mạng thông: là có trí lực hiểu biết các kiếp trước của mình.

5) Thần tức thông: là có thể thu nhận được thần thông tự tại như ý muốn.

Năm phép thần thông nầy, tuy có phần đặc biệt hơn người thường nhiều nhưng chưa đạt được điểm quan trọng nhất là Lậu Tận Thông. Bởi vì chứng được lậu tận thông sẽ mang đến trí tuệ thông suốt của ba đời. Không còn bị các phiền não làm ngăn cản và thoát ra được cảnh sanh tử luân hồi. Chỉ có những vị A-la-hán mới chứng được quả vị này.

Sau cùng, Đức Phật dạy chúng sanh phải trải qua 55 quả vị thì mới thành Phật được. Đó là: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Tứ gia hạnh, Thập địa và sau cùng là Đẳng giác. Song song với 55 quả vị nầy thì chúng sinh còn phải đương đầu với 50 món ma và đây là những điều nguy hiểm nhứt trên đường tu hành.

Chúng ta hiện tại đang sống trong thời mạc pháp thành thử không có gì là lạ khi chúng ta nghe có người tự xưng mình là Bồ-tát nầy hay Quán Thế Âm nọ. Đức Phật khi còn sanh tiền đã nghiêm cấm các đệ tử của Ngài về việc mạo xưng này.

Phật dạy rằng:

”A Nan, chính thật Bồ-tát hay A-la-hán thị hiện, mà còn không cho người biết, tại sao những người phàm phu lại dám mạo nhận xưng mình là Phật, hay Bồ-tát... Cũng như người cùng đinh, mà mạo xưng mình là Đế vương, thì sẽ bị tội tru diệt. A Nan, nếu người tu hành, không đoạn trừ đại vọng ngữ, mà muốn được đạo, thì cũng như người tự cắn cái rún của mình, làm sao mà cắn được”.

Khi nói về tâm phiền não, tâm ô nhiễm thì có người hỏi: Nếu tâm này (tâm ô nhiễm) bị diệt thì lấy gì để tiếp tục tu hành? Xin thưa: Tâm của chúng ta có hai phần: chơn thể và vọng tưởng. Khi diệt, thì chúng ta chỉ diệt cái tâm “vọng tưởng” mà thôi chớ không phải diệt cái “chơn thể” của tâm. Cũng như vì gió mà làm cho nước nổi sóng. Nếu gió ngừng thì sóng sẽ lặn chớ nước không bị diệt.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2025(Xem: 122)
Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâm là giải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central. Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.
15/01/2025(Xem: 106)
Trong rất nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam, cũng như truyện cổ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, có một niềm tin vững chắc rằng mỗi người chúng ta đều có một kiếp sau ở tương lai. Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau. Chuyện kiếp sau này cần được phân tích minh bạch, để không rơi vào một niềm tin nhầm lẫn.
15/01/2025(Xem: 130)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông. Để nói lên một phương pháp của Thiền rằng, trong khi thiền tập, hễ tin Phật hay nghi Phật đều sẽ hỏng, đều rơi vào bất thiện pháp, sẽ không thấy được pháp Vô Vi. Muốn vào đạo Phật, trước tiên phải tin và phải quy y Phật, Pháp, và Tăng. Người tu theo lời Phật dạy phải tin vào Tứ Thánh Đế, tức là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong khi tu tập, người tu phải thành tựu tín, giới, văn, thí, huệ mới có thể đoạn trừ bất thiện pháp. Như vậy, người không có lòng tin chắc thật vào Đức Phật sẽ không đi được con đường dài như thế để thành tựu giải thoát.
15/01/2025(Xem: 106)
Bài này sẽ nói về vai trò của người cư sĩ với nhiệm vụ nên học nhiều về Kinh điển, nên hiểu Phật pháp cho thâm sâu, nên tu tinh tấn để làm gương cho người đời thường, và nên sống đơn giản nhằm thích nghi với mọi hoàn cảnh cần để hoằng pháp. Không phải ai cũng có cơ duyên để học nhiều về Kinh điển. May mắn, thời nay chúng ta đã có kinh điển dịch ra tiếng Việt rất nhiều. Các Kinh điển, Bộ Nikaya và Bộ A Hàm đều đã dịch ra tiếng Việt. Trong khi đó, các buổi giảng Kinh do nhiều vị tăng ni thực hiện đã phổ biến nhiều trên YouTube và các trang web về Phật học. Những gì thắc mắc, có thể hỏi trên mạng Google hay các mạng trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT hay Gemini, đều có thể được giải thích ở mức độ tổng quát. Tuy nhiên các giải thích này đều khả vấn, có khi là trích dẫn theo sự giải thích của các học giả Ky Tô Giáo hay không phải Phật tử, cần kiểm chứng.
15/01/2025(Xem: 105)
Trong khi học Phật, chúng ta thường đọc thấy ba pháp ấn là vô thường, khổ, và vô ngã. Đôi khi, chúng ta đọc thấy trong kinh nói về bốn pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết Bàn. Tùy theo dị biệt bộ phái, mỗi vị thầy ưa nói cách này hay cách kia. Thực tế, nói cách nào cũng đúng, cũng phù hợp kinh điển. Trong khi đó, theo cách nhìn của Thiền tông Việt Nam, tất cả các pháp tự thân đã là tịch diệt, bời vì lìa phiền não thì không có bồ đề, lìa sanh tử thì không có Niết bàn. Cũng như sóng không lìa nước, và ảnh không lìa gương. Do vậy, Thiền tông nêu lên ý chỉ là phải nhìn thấy để sống với pháp tánh, với Niết bàn tự tâm.
15/01/2025(Xem: 118)
Trong nhiều kinh, Đức Phật khi giải thích về vô thường đã hỏi rằng có phải mắt và cái được thấy là vô thường hay không, rồi hỏi có phải tai và cái được nghe là vô thường hay không, và rồi vân vân. Như thế, đối với nhiều người tu, quán sát nơi con mắt sẽ là bước đầu để học đạo giải thoát. Tuy nhiên, đối với Thiền Tông Việt Nam, có một số vị thầy dạy rằng hãy nhìn như một người mù nhìn, và hãy nghe như một người điếc nghe. Lời dạy về con đường giải thoát này là như thế nào?
15/01/2025(Xem: 117)
Khi chúng ta nói rằng nhiều người Việt Nam đã học đạo từ khi nằm nôi, chỉ là một hình ảnh cho thấy Phật giáo đã gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam từ nhiểu ngàn năm. Nhiều lời dạy trong Kinh Phật đã ăn sâu vào trong chính sử, và cả huyền sử của dân tộc Việt.
15/01/2025(Xem: 104)
Khi đọc Thiền sử Trung Hoa và Việt Nam, chúng ta thường gặp một số vị sư truyền dạy, hay trả lời bằng những cách không dùng lời nói. Người ta thường gọi đó là vô ngôn, là không sử dụng ngôn ngữ. Chữ này có lẽ không thích nghi, vì chữ vô ngôn có khi chỉ là sự im lặng, khi không muốn nói. Có lẽ, chữ thích hợp nên là cái biết xa lìa khái niệm không thể mô tả bằng ngôn ngữ được.
19/10/2024(Xem: 749)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]