- 1. Tiểu sử Đức Phật Thích Ca
- 2. Đời là bể khổ
- 3. Xuất gia tìm đạo
- 4. Thành đạo
- 5. Hóa độ chúng sinh
- 6. An Cư Kiết Hạ và Tịnh Xá
- 7. Pháp Nạn
- 8. Tam tạng kinh
- 9. Đức Phật nhập diệt
- 10. Lời Tán Thán Đức Phật
- 11. Phổ Hiền Bồ Tát
- 12. Văn Thù Sư Lợi Bổ Tát
- 13. Nghiệp và Nghiệp Quả
- 14. Luân Hồi
- 15. Sự Thờ Cúng và Lễ Bái
- 16. Nhân Quả
- 17. Giới thiệu Kinh Pháp Hoa
- 18. Nhẫn nhục
- 19. Từ Bi Hỷ Xả
- 20. Bố Thí Ba-la-mật
- 21. Ý Nghĩa Chữ Vạn Trong Phật Giáo
- 22. Trì Giới Ba-La-Mật
- 23. 32 Tướng Tốt Của Đức Phật
- 24. Quy y Tam Bảo
- 25. Sự Tích Kinh Lăng Nghiêm
- 26. Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức
- 27. Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm
- 28. Vô Thường – Vô Ngã
- 29. Con Người Từ Đâu Đến
- 30. Kinh Kim Cang Bát Nhã
- 31. Tứ Diệu đế
- 32. Khổ đế
- 33. Tập đế
- 34. Diệt đế
- 35. Niết bàn
- 36. Đạo đế
- 37. Tứ niệm xứ
- 38. Tứ chánh cần
- 39. Ngũ căn – Ngũ lực
- 40. Thất Bồ-đề
- 41. Bát chánh đạo
- 42. Bồ-tát Di Lặc
- 43. Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 44. Thiền
- 45. Đức Phật A Di Đà
- 46. Đại Thế Chí Bồ Tát
- 47. Quán Thế Âm Bồ Tát
- 48. Pháp tu Tịnh độ
- 49. Ăn chay
- 50. Quan Thánh
- 51. Nho Giáo
- 52. Đạo giáo
Lê Sỹ Minh Tùng
Đây là một trong Lục độ mà tự nó có ảnh hưởng sâu rộng trong Phật giáo. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã nhiều lần nghe đến chữ bố thí mà chính mình cũng không hề để ý đến. Đạo Phật là đạo từ bi, có nghĩa là tình thương bao la của chúng ta cho tất cả mọi chúng sinh. Chính Đức Phật vì lòng từ bi mà đã xuất gia, từ bỏ giàu sang phú quý, cung vàng điện ngọc, để tìm chánh đạo ngõ hầu giúp chúng sinh thoát ra cảnh khổ.
Vậy làm thế nào để phát huy lòng từ bi?
Sau khi Đúc Phật thành đạo, Ngài truyền dạy chúng sinh hãy cố gắng mở rộng lòng từ bi của mình càng nhiều càng tốt, mà phương pháp thực hành tốt nhất là bố thí. Do đó, Ngài đã chế ra pháp môn Bố thí Ba-la-mật với tôn chỉ là phải thực hành điều tốt để tự độ cho mình và độ cho người ngõ hầu giúp chúng ta có cơ hội thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử để đến bờ giác ngộ.
Vậy thế nào là Bố thí?
Bố là cùng khắp, thí là cho là biếu, do đó Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi người, mọi vật và mọi nơi. Còn Ba-la-mật là đến bờ bên kia.
Nói như vậy, Bố thí Ba-la-mật là một môn tu hành bằng phương pháp bố thí vì nó có sức mạnh như là một chiếc thuyền để đưa mình và đưa người từ nơi mê muội đến bờ giác ngộ của chư Phật.
Vậy chúng ta phải Bố thí bằng cách nào?
Theo Phật giáo, thì Bố thí được chia làm ba loại: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí.
1) Tài thí: là đem tiền bạc, của cải, vật chất của mình cho người khác. Phần tài thí thì có thể chia làm hai loại:
v Nội tài: là chỉ về bản thân của chúng ta. Đây là sự bố thí cao đẹp nhất mà chỉ có những người giàu lòng từ bi mới làm được, bởi vì loại bố thí này đòi hỏi chúng ta đôi khi phải hy sinh cả sinh mạng và đời sống của mình cho kẻ khác. Có một trường họp điển hình là biến cố 9/11 năm 2001 đả làm sụp đổ hai tòa nhà chọc trời ở Nữu ước. Khi hai tòa cao ốc nầy còn đang bùng cháy, thì có biết bao lính cứu hỏa, cũng như cảnh sát đã bất chấp mọi nguy hiểm tiến vào bên trong, chạy lên cầu thang để cứu những người thường dân vô tội còn đang bị kẹt ở bên trong. Và sự sụp đổ nhanh chóng của hai tòa cao ốc này đã giết chết trên mấy trăm lính cứu hỏa cũng như cảnh sát. Mặc dầu họ đang thi hành phận sự, nhưng với lòng can đảm bất chấp hiểm nguy, đã chứng minh sự hy sinh cao cả của họ cho sự sống của người khác và sự hy sinh này chính là Bố thí nội tài vậy.
v Ngoại tài: là những vật thường dùng như thức ăn, đồ mặc, tiền bạc, xe cộ, nhà cửa… Khi chúng ta đem những thứ ấy cho những người túng thiếu, nghèo khổ thì gọi là Bố thí ngoại tài. Mặc dầu ở Hoa kỳ nhưng không phải là người Việt nam nào cũng thành công trên đất nước này cả. Dù thành công nhiều hay ít, tất cả chúng ta cùng có chung một quan niệm là chia sẻ, giúp đở người thân ở bên quê nhà. Khi họ nghèo khổ thì sự giúp đở đó mới có giá trị. Giúp cho họ có miếng cơm manh áo thì còn gì phước đức nào cho bằng. Thấy một nụ cười nở trên khuôn mặt khốn khổ thì cỏn hạnh phúc nào bằng. Đây chẳng những là chúng ta bố thí ngoại tài mà tự chúng ta đã tạo cho mình không biết bao nhiêu là thiện nghiệp, và chính những thiện nghiệp này sẽ giúp chúng ta thoát ra khỏi cảnh sinh tử luân hồi. Bởi thế thi hào Nguyễn Du cũng có câu:
“Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người“
Thật vậy, việc làm phúc đức thì biết bao nhiêu cho đủ, nhưng giúp đở những ngưòi nghèo khổ, những kẻ đang gặp cảnh túng cùng, hoặc là người hoạn nạn là tạo cho chúng ta có cơ hội để phát huy lòng từ bi và tâm Bồ-đề.
2) Pháp thí: chúng ta là những người học Phật thì chúng ta nên cố gắng học hỏi để thông hiểu nhửng căn bản của Phật pháp bởi vì Đức Phật đã dạy rằng: “muốn đạt được đạo viên mãn, trước hết phải biết đạo, biết đạo rồi mới tu đạo, có tu đạo mới mong thành đạo”. Khi đã hiểu Phật pháp, thì chúng ta có thể đem những lời dạy quý báu của Như Lai ra khuyên bảo cho người khác để họ làm lành tránh dữ, cải tà quy chánh, và sống một cuộc đời đạo hạnh, thì chính chúng ta đã pháp thí cho họ rồi. Pháp thí có giá trị hơn cả tài thí, bởi vì tài thí thì chỉ giúp đở người khác về phương diện vật chất trong một thời gian hay tối đa là một đời, còn pháp thí thì giúp đỡ về phương diện tinh thần, không riêng gì cho người nghèo khổ, mà luôn cho cả giới giàu sang, quyền tước. Bởi vì chúng ta đã mang ảnh hưởng tốt đẹp đến cho họ, chẳng những trong một giai đoạn, mà còn gieo nhân lành cho nhiều đời nhiều kiếp về sau. Vì những lẽ đó, chúng ta đừng bao giờ bỏ mất bất cứ cơ hôi nào để làm pháp thí.
Sống trong một xã hội đầy dẫy phức tạp nhưng thiếu đạo đức như ở Hoa kỳ, con người có khá hơn về vật chất nhưng về tinh thần và nền tảng gia đình thì sa sút thê thảm, bởi thế sự hiếu để trong gia đình không còn giống như hồi còn ở quê nhà. Để tránh những trường họp này có thể xảy ra trong gia đình của chúng ta, hay nói một cách khác là muốn bảo tồn nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt, thì học hỏi Phật pháp là một cứu cánh để có thể tự giúp ta mà còn có thể giúp cho người được. Tại sao có thể làm được?
Phật giáo là một nền giáo dục dựa trên căn bản hiếu đạo. Nếu chúng ta không phải là những người con hiếu đạo, thì làm sao chúng ta có thể trở thành những người học trò tốt được. Chúng ta thường hay niệm: ”Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu-ni Phật”, thế thì bổn sư có nghĩa là thầy, còn chúng ta là đệ tử, có nghĩa là học trò. Người học trò tốt đối với Đức Phật trước hết phải là người con hiếu đạo trong gia đình. Quý vị còn nhớ chính Đức Phật phải vội vả quay về thăm vua cha khi nghe tin ông sắp từ trần. Không phải Đức Phật khi thành Phật thì Ngài quên đi cha mẹ hay gia đình, mà chính Ngài đã hóa độ cho toàn thể dòng họ Thích Ca, giúp cho từng người học hỏi Phật pháp để tự mình có thể chứng được Niết Bàn như Ngài vậy. Nên nhớ Đạo Phật ai tu người ấy chứng. Phật chỉ có là người chỉ đường cho ta đi mà thôi, chứ không độ trì cho ta thành Phật được. Mục đích của Phật khi về thăm cha lần chót là muốn đem giáo lý nhiệm mầu của Ngài để giảng giải cho vua cha thông hiểu trước khi lìa đời để vua cha có cơ được vãng sanh. Chính Đức Phật đã chứng minh cho chúng ta thấy tuy Ngài là Phật, nhưng Ngài luôn luôn giữ tròn chữ hiếu, chẳng những Ngài ban pháp thí cho tất cả chúng sanh, mà Ngài còn ban pháp thí cho chính cha mẹ của Ngài nữa.
3) Vô úy thí: vô úy là không sợ. Vô úy thí là giúp cho người khác không còn sợ. Mới nghe qua thì chúng ta thấy pháp này chả có chi là quan trọng, nhưng khi nghĩ lại thì chúng ta thấy cái sợ đã chiếm quá nữa cuộc đời của chúng ta. Khi còn nhỏ thì chúng ta sợ rắn rít, bò cạp, hoặc sợ ma…khi lớn lên thì sợ thiếu ăn, thiếu mặc, sợ giăc, sợ thi rớt, sợ kiếm không ra việc làm, sợ thiếu công danh sự nghiệp, sợ thua sút với bạn bè, khi già thì sợ đau, sợ bịnh, và cuối cùng là sợ chết. Nếu muốn kể cho hết tất cả những nỗi sợ, thì phải nói cã đời vẫn chưa xong.
Đời sống hàng ngày đã khổ, lại càng khổ thêm vì sợ. Cho nên làm cho họ hết sợ chính là chúng ta đã cứu cho họ bớt đi quá nữa nỗi khổ đau trong kiếp sống này. Lòng từ bi của Đức Phật không nở thấy chúng sinh khổ vì sợ nên đã chế ra pháp thí vô úy này.
Muốn giúp người, trườc hết chúng ta phải luyện cho mình một đức tính đừng sợ. Làm thế nào mà đạt đến điều này?
Khi đã hiểu thuyết vô thường của nhà Phật thì chúng ta không còn sợ cái gì cả, bởi vì nếu chúng ta không tham lam tiền của, thì chúng ta không sợ mất, không màng danh lợi thì không sợ thất vọng, cái thân tứ đại này là giả tạo, nên không sợ chết.
Với ý nghĩ đó, người tu hành theo môn vô úy có thể sẵn sàng để nhảy xuống sông cứu người chết đuối, hoặc xông vào đám cướp để cứu người lương thiện.
Nói tóm lại, người tu hành thí vô úy, thì lúc nào cũng đem sự an vui, bình tỉnh đến cho mọi người, và mọi vật.
Nhưng tất cả sự Bố thí có đem lại cùng kết quả như nhau không?
Chúng ta đều biết rõ là Bố thí là một pháp môn để tự độ và độ tha, nhưng nếu người Bố thí có dụng tâm không trong sạch, thì việc làm của họ không còn ý nghĩa gì cả, hay nói một cách khác là nó không có một giá trị tốt đẹp nào về việc bố thí của họ. Thí dụ điển hình là nếu chúng ta đem tiền về Việt nam để giúp những viện mồ côi, nhưng nếu chúng ta muốn rao giảng việc này cho mọi người biết để được tiếng khen và sau đó thì trừ vào thuế, thì việc làm này của chúng ta không có ý nghĩa gì hết.
Chỉ có những người Bố thí với dụng ý trong sạch, thì đó mới là Bố thí theo đúng ý nghĩa của nó mà thôi.
Còn đối với người nhận thì sao?
Trong thế gian này, không một ai có thể nói là họ có đầy đủ mọi thứ, nếu may mắn họ có đầy đủ về vật chất, thì họ lại thiếu thốn về tinh thần, nếu được phần nầy, thì lại thiếu phần khác, thành thử sự bố thí đối với họ là một sự vổ về, an ủi, và mang lại cho cuộc sống của họ thêm phần ý nghĩa.
Còn đối với người cho thì sao?
Không có gì sung sướng hơn là thấy nụ cười trên môi của những người mình giúp đở. Mổi khi chúng ta đem tiền của hay trí tuệ ra Bố thí, thì chúng ta đã chiến thắng lòng tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ của chúng ta, và đó là cách làm cho lòng từ bi phát triển một cách tốt đẹp nhất. Thêm nửa, mỗi khi chúng ta dám hy sinh tính mạng của mình để cứu giúp người là chúng ta có dịp thử thách lòng tham sống, sợ chết, cũng như trau dồi thêm đức tính lợi tha.
Còn nếu chúng ta lý luận dựa theo thuyết luân hồi Nhân quả, mỗi khi chúng ta đem tài vật ra bố thí, thì chúng ta đã nghiễm nhiên tạo cho mình một cái nhân tốt mà nhà Phật gọi là Phước đức. Chính cái phước đức này sẽ mang lại sự giàu có cho chúng ta trong hậu kiếp. Rất nhiều người đi chùa cầu nguyện để được giàu sang, hoặc những người khác tính ngày tính đêm, tìm trăm mưu ngàn chước để được làm giàu. Họ làm như vậy bởi vì họ không hiểu giáo lý của nhà Phật mà thôi. Nếu chúng ta thấy có người hiện tại mà giàu sang phú quý, là tại vì kiếp trước họ đã tạo rất nhiều Phúc đức cho nên kiếp này phúc đức mang đến cho họ. Họ không cần phải đi chùa, hay họ không cần tính ngày tính đêm thì giàu sang vẩn gỏ cửa nhà họ như thường.
Còn những người đem Pháp thí giúp đở người khác thì họ đã tự gieo cho mình rất nhiều Công đức. Những công đức nầy sẻ đền bù cho họ thật nhiều trí tuệ ở kiếp sau. Nói một cách khác là nếu họ không thoát ra khỏi vòng luân hồi thì kiếp sau họ sẽ là những người thông minh đỉnh đạt.
Sau cùng, những ngưới tu hành thí vô úy thì kiếp sau sẽ đem lại cho họ một cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.
Nói tóm lại, Bố thí Ba-la-mật là một việc làm cao cả, vừa độ ngừơi mà vừa độ mình, và nó là một chiếc bè để đưa chúng ta đến bờ Giác ngộ, từ địa vị phàm phu đến quả vị Bồ-tát.
Tại sao một thân mà có bảy báu Bố thí?
Phật trả lời rằng:”Nếu chẳng tham là bố thí, như con mắt chẳng tham sắc tốt và các vật đẹp là sắc bửu bố thí. Lỗ tai chẳng nghe tiếng vui đờn ca xướng hát là thính bửu bố thí. Lỗ mủi chẳng tham ngửi hơi thơm tho vật là là hương bửu bố thí. Cái lưỡi chẳng tham vị béo ngọt ngon là vị bửu bố thí. Cái thân chẳng tham mặc quần áo tốt đẹp là xúc bửu bố thí. Ý chẳng tham danh lợi, ân ái dục tình là pháp bửu bố thí. Tánh chẳng tham những sự dục lạc trong thế gian là Phật bửu bố thí. Nếu có được bảy báu bố thí nầy thì phước đức hơn là bảy báu trong thế gian như kim, ngân, lưu ly, trân châu, mã não, san hô, hổ phách”.
v Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng tại sao không tu thì chẳng thành Phật?
Phật dạy rằng: ”Không phải là không thành Phật, chỉ vì nghiệp chướng rất nhiều. Tại sao? Chúng sanh vì mê muội điên đảo từ đời vô thỉ đến nay, chẳng trồng căn lành mà chỉ tạo ác nghiệp, oan oan buộc nhau, nghiệp nghiệp kéo nhau, bên nầy chẳng chịu buông bên kia, bên kia chẳng chịu tha bên nầy, kết thành cái lưới nghiệp dẫy đầy trong thế gian, cho nên thường vào ra ba đường lại sáu nẻo, gặp gở nhau ăn nuốt lẫn nhau, báo ứng xoay vần không bao giờ dứt. Dù gặp chánh pháp, nhưng căn cơ mờ tối, ma chướng chập chồng, đường đạo khó phát triển nên chẳng đặng thành chánh quả”.