Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Xuất gia tìm đạo

24/02/201116:04(Xem: 9319)
3. Xuất gia tìm đạo

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

3. Xuất gia tìm đạo

Một đêm khuya, thừa dịp quân lính canh gác và cung phi mỹ nữ đã ngủ say sau một cuộc yến tiệc linh đình, Thái tử quyết chí ra đi. Ngài vội vàng đánh thức tên giữ ngựa Xa-nặc (Channa) dậy để thắng cương con ngựa Kiền Trắc (Kantaka) của Ngài. Trước khi ra đi, Thái tử đi dọc theo hành lang nội cung, đến trước phòng công chúa Da Du Đà La và người con trai đang ngủ say.

Thái tử hé cửa nhìn vào, lòng Ngài xót xa cho người vợ trẻ và đứa con trai còn nhỏ dại của mình. Nhưng đối với sự đau khổ của nhân loại thì lòng thương xót của Ngài còn da diết hơn. Sau đó, hai thầy trò cùng nhau trốn ra khỏi thành vào đêm mồng tám tháng hai. Lúc đó Ngài được 19 tuổi. Thái tử ra đi là Ngài chấp nhận từ bỏ tất cả. Ngài đã để lại phụ vương, ngai vàng, vợ đẹp con xinh và cuộc sống hạnh phúc của một hoàng tử. Sự hy sinh của Ngài không phải là sự từ bỏ của một người già, đau ốm hay của một người nghèo, bệnh tật đã ngán ngẫm cuộc đời, mà đây chính là sự hy sinh từ bỏ của một vị hoàng tử đang tuổi thanh xuân và đang sống trong quyền quý giàu sang. Quả thật đó là một sự từ bỏ, hy sinh vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử của nhân loại.

Khi vào đến rừng sâu, Ngài tìm đến bờ sông Anomà. Nơi đây Ngài cắt tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Xa nặc đem về. Bây giờ Thái tử một mình ra đi với bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ và bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Khi thì Ngài ngồi dưới bóng cây, khi thì Ngài nằm nghĩ qua đêm trong một hang đá. Mặc dầu đi chân không và đầu để trần, Ngài vẫn đi bình thản giữa nắng nóng ban ngày cũng như trong những đêm sương lạnh mà tất cả mọi năng lực cũng như ý chí của Ngài đều dồn về với một lý tưởng cao cả là cố tìm cho được một chân lý tối thượng, lý lẽ của sự sống chết và con đường dẫn tới giải thoát để đạt đến cõi Niết bàn bất tử. Ban đầu, Thái tử đã tìm tới thụ giáo với hai đạo sư danh tiếng nhất ở Ấn Độ thời bấy giờ là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta.

Cả hai vị đều tu theo phép Du già và chứng được những cấp thiền định cao nhất. Ngài Alara thì chứng được cấp thiền Vô sở hữu xứ còn ngài Uddaka thì chứng được cấp thiền Phi tướng phi phi tướng xứ. Đây là những cấp thiền thuộc về vô sắc giới cao nhất mà các tu sĩ Du già có thể đạt được thời bấy giờ. Nhưng đối với Thái tử thì chỉ một thời gian ngắn là Ngài đã đạt được hai cấp thiền nói trên. Nhưng rồi Ngài nhận thấy chân lý và lối tu hành của họ cũng không có gì siêu thoát vì Ngài nghĩ rằng bên cạnh thiền định xuất thần phải còn một cái gì khác cần thiết cho sự tìm lối giải thoát của Ngài.

Vì băn khoăn như thế nên Ngài chọn phương pháp tu khổ hạnh cực đoan may ra Ngài có thể tìm thấy ánh sáng của chân đạo. Ngài tìm đến một nơi có tên là Uruvela. Tại đây có một làng nhỏ mà Ngài có thể đi khất thực hàng ngày. Cảnh vật chung quanh đây thì đẹp đẽ và yên lặng rất thích hợp cho thiền định của Ngài. Cùng đến nơi đây với Thái tử còn có năm nhà tu khác là các ông Kiều Trần Như (Kondana), Ác Bê, Thập Lực, Ma Ha Nam và Bạc Đề. Họ đi theo và tôn kính Ngài như là Đạo sư của họ và họ hy vọng rằng khi Ngài chứng được chân lý bằng cách hành xác thì Ngài sẽ truyền lại chân lý đó cho họ.

Lối tu nầy đòi hỏi người tu phải sống một cách kham khổ từ nhịn ăn uống đến dãi nắng dầm sương, hành thân hoại thể một cách ghê rợn. Ngài đã sống sáu năm trong chổ hoang dã, ghê sợ, trong những bãi tha ma hay những nơi dơ bẩn. Ngài từ chối tắm giặt và không mặc áo quần, tệ hại hơn nữa Ngài còn dầm mình trong nắng hạ ban ngày, và chịu lạnh buốt trong những bụi cây của những đêm đông.

Ngài không cần dùng nhiều thực phẩm, cố gắng nhịn đói dần dần cho đến khi cái thân đẹp đẽ, vốn là thân Đế vương, mà giờ đây teo rút lại chỉ còn da bọc xương. Bởi vì Ngài nghĩ rằng nếu muốn đạt đến chổ Giác ngộ tối thượng thì mình phải can đảm từ bỏ những gì bên ngoài đã làm cho mình vướng bận cũng như sự thỏa mãn của thân thể.

Một hôm vì quá kiệt sức, Ngài ngã quỵ bên dòng sông Ni Liên (Neranjara) và khi tỉnh dậy Ngài mới tỉnh ngộ mà nhận thấy rằng lối tu nầy chỉ hành hạ thân xác mà không giải thoát được gì. Ngài nghĩ rằng những rối răm và những căn nguyên của sự đau khổ không phải là từ bên ngoài mà chính là khả năng để từ bỏ những dục vọng từ trong tâm. Vì nhận thức như vậy, nên Ngài quyết định chọn một con đường mới để đi tìm sự giải thoát và Ngài gọi nó là con đường trung đạo. Theo con đường trung đạo nầy thì Ngài đã dùng Giới, Định và Tuệ để tiêu diệt những ô nhiễm ở trong tâm thức và sau cùng sẽ trừ hết các căn bản bất thiện. Khi Ngài quyết định như thế, năm nhà tu khổ hạnh trước đây theo Ngài đã từ bỏ Ngài và gọi Ngài là người bỏ cuộc vì không tiếp tục tu hành theo như trước. Ngài nhận thấy rằng sức mạnh của cơ thể là một điều rất cần thiết cho thiền định nên Ngài liền xuống sông Ni Liên tắm rửa và bắt đầu trì khai khuất thực. Mặc dù tấm thân tứ đại là vô thường, nhưng Ngài vẫn cần nó như là chiếc thuyền để đưa Ngài đến bên kia bến bờ Giác ngộ.

Sau khi Ngài thọ bát cháo sữa do một thôn nữ tên là Sujata cúng dường, thì sức khỏe của Ngài lần hồi khôi phục. Rồi Ngài đi đến dưới gốc cây Tát-bạt-la (Pippala: sau nầy được gọi là cây Bồ-đề, có nghĩa là cây Giác ngộ), Ngài ngồi tỉnh tọa dưới cây Bồ-đề trên một nắm cỏ khô, tham thiền và thề rằng:

“Nếu ta ngồi đây mà không chứng được đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không bao giờ đứng dậy”.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2024(Xem: 845)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
04/06/2024(Xem: 1522)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 2738)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 2509)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3025)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 5941)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2201)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 8142)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 14899)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com