SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh
Tục ngữ có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần.” Điều này nói lên được tầm quan trọng của những người hàng xóm. Bởi vì những khi “tối lửa tắt đèn”, nếu có hoạn nạn bạn không thể nào trông đợi người thân mình có thể đến giúp đỡ nhanh chóng hơn là các ông bà hàng xóm.
Thế nhưng, cho dù bạn có không cần quan tâm đến việc “phòng xa” khi hoạn nạn, thì những người hàng xóm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của bạn. Hoặc là họ làm cho cuộc sống của bạn tươi đẹp hơn, hoặc là họ đẩy nó đến chỗ tồi tệ, căng thẳng nhất.
Ngoài giờ làm việc ra, phần lớn thời gian chúng ta sinh hoạt ở nhà. Và nếu bạn may mắn có được một công việc làm tại nhà thì vấn đề lại càng quan trọng hơn. Khi bạn ở nhà, dù muốn dù không bạn sẽ chịu một số ảnh hưởng nhất định từ những người hàng xóm. Dù không là những ảnh hưởng quan trọng nhưng lại là những ảnh hưởng lập đi lập lại hàng ngày, hàng tháng... Vì thế, nếu không may đó là những ảnh hưởng xấu thì bạn thật khó lòng phớt lờ đi được.
Nếu hàng tuần, hoặc thậm chí hàng đêm, bạn đều phải nhức nhối cả hai lỗ tai vì tiếng nhạc xập xình phát ra từ một dàn loa “hảo hạng” bên hàng xóm, bạn có thể hiểu ngay được điều tôi muốn nói ở đây. Vấn đề là bạn không thể khiếu nại đến đâu đó với lý do là mình “không muốn nghe nhạc”, vì e rằng điều đó có vẻ khôi hài quá.
Bạn cũng có thể không sao mở cửa sổ được vì những mùi hương “thân thương quyến rũ” từ cái chuồng heo hàng xóm cứ liên tục bay sang. Mà thậm chí có đóng cả cửa sổ thì nó cũng vẫn tìm cách “chui” vào được.
Bạn cũng có thể phải cấm cửa mấy đứa con mình không được bước ra khỏi nhà, vì cứ mỗi lần chúng lang thang sang hàng xóm đều phải nhận lãnh một “dấu ấn” nhất định nào đó khi quay về, chỉ vì các vị “tiểu anh hùng” bên nhà hàng xóm.
Và rất nhiều những vấn đề rắc rối nhỏ nhặt, vụn vặt khác, mà đôi khi cũng khó lòng kể ra hết được...
Nhưng nhiều khi bạn cũng có thể may mắn có được những người hàng xóm tốt. Họ sẽ là những người bạn tốt có điều kiện để giúp đỡ bạn nhiều nhất. Bạn cũng có thể sẽ chia sẻ được với họ cả những khó khăn hoặc buồn vui trong cuộc sống của mình.
Dù sao đi nữa, rõ ràng là bạn cũng rất cần quan tâm đến việc nên ứng xử như thế nào với những người hàng xóm. Bạn cần biết cách hoá giải những khó khăn, làm cho chúng trở nên “dễ chịu” hơn đôi chút chẳng hạn. Và cũng cần biết cách gìn giữ những mối quan hệ tốt, nếu như không muốn chúng sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
Giữ hoà khí là chiếc chìa khoá vàng trong giao tiếp với những người hàng xóm. Tuy nhiên, không phải bao giờ việc này cũng có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Để có thể giữ hoà khí với những người hàng xóm khó tính hoặc ... có “cá tính mạnh”, bạn cần có một sự kiên nhẫn thích hợp và thời gian để tạo thiện cảm.
Điều trước tiên nên nhớ là đừng bao giờ tranh hơn thua với những người hàng xóm của bạn. Hay nói khác hơn là nên có một chuẩn mực đánh giá khác hơn cho sự “hơn thua”. Ở đây, nếu bạn giữ được hoà khí, tạo được thiện cảm với một người hàng xóm, có nghĩa là bạn đã thắng. Ngược lại, cho dù bạn có thể làm cho người ấy phải lép vế, hoặc thậm chí xin lỗi bạn nhưng với một sự hiềm khích trong lòng, xem như bạn đã thua. Sở dĩ như vậy là vì tính cách “sát sườn” của những người hàng xóm. Có thể họ chào thua bạn lần này, nhưng ai mà biết được... hãy đợi đấy!
Bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc này ngược lại về phía mình. Nhường nhịn không có nghĩa là chịu thua. Và nếu bạn khéo léo biết “hạ mình” đúng lúc, nhiều khi bạn sẽ đạt được những kết quả rất bất ngờ.
Nếu bạn gặp phải một người hàng xóm khó tính, sự khiêm tốn, chủ động tạo hoà khí vẫn thường mang lại kết quả tốt đẹp. Bởi vì nói chung thì bất cứ ai cũng có những “điểm yếu” nhất định để bạn tấn công vào. Một vài lời thăm hỏi chân thành, hoặc đề nghị giúp đỡ khi cần thiết, thậm chí đôi khi là một bữa cơm khách thân mật... Những điều đó có thể góp phần làm êm dịu tình hình.
Ngay cả khi bạn bắt buộc phải đưa ra một sự phản đối – vì vấn đề đã vượt quá mức chịu đựng – hãy chọn làm điều đó theo cách ôn hoà nhất. Những cuộc “chiến tranh” với hàng xóm không bao giờ là “trận chiến cuối cùng”, vì thế phải nghĩ đến lúc còn “nhìn mặt nhau” về sau.
Hồi tôi còn nhỏ, tôi nhớ mẹ tôi thường sai tôi mang thức ăn ngon cho những người hàng xóm. Có khi chỉ là một bát canh, một đĩa đồ xào... thuộc loại đặc biệt mà ít khi chúng tôi có được. Mẹ tôi thường nói: “Người ăn thì còn, con ăn thì mất.” Tất nhiên, câu này chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó thôi, và đó chính là khía cạnh mà chúng ta đang bàn đến. Những cử chỉ đẹp như vậy thường được hàng xóm đón nhận với một sự trân trọng, trừ khi bạn gặp phải những người thuộc loại “phi thường”.
Tính nhẫn nhục của mẹ tôi với những người hàng xóm còn đáng ghi nhận hơn khi chúng tôi thỉnh thoảng lại bị mất cả những bát đĩa đã dùng để mang thức ăn đi cho, vì người ta “quên” trả lại! Nhưng mẹ tôi vẫn cười xoà mà chẳng bao giờ lấy đó làm bực mình. Bù lại, từ khi tôi khôn lớn, tôi chưa bao giờ thấy gia đình gặp phải bất cứ vấn đề gì rắc rối với các người hàng xóm.
Nguyên Minh
CHƯƠNG V: SỐNG ĐẸP GIỮA CUỘC ĐỜI
Những người hàng xóm
Trừ khi bạn lên sống tận miền Bắc cực xa xôi hay vùng núi cao hoang vắng nào đó, bằng không thì bạn nhất thiết phải sống giữa những người hàng xóm. Trong cuộc sống ngày nay, hàng xóm láng giềng là một trong những yếu tố mà chúng ta không có mấy khả năng lựa chọn, chỉ có thể làm thế nào đó để thích nghi với họ mà thôi. Quả thật, khi đi mua nhà, rất hiếm khi người ta có đủ điều kiện để cân nhắc đến yếu tố này.Tục ngữ có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần.” Điều này nói lên được tầm quan trọng của những người hàng xóm. Bởi vì những khi “tối lửa tắt đèn”, nếu có hoạn nạn bạn không thể nào trông đợi người thân mình có thể đến giúp đỡ nhanh chóng hơn là các ông bà hàng xóm.
Thế nhưng, cho dù bạn có không cần quan tâm đến việc “phòng xa” khi hoạn nạn, thì những người hàng xóm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của bạn. Hoặc là họ làm cho cuộc sống của bạn tươi đẹp hơn, hoặc là họ đẩy nó đến chỗ tồi tệ, căng thẳng nhất.
Ngoài giờ làm việc ra, phần lớn thời gian chúng ta sinh hoạt ở nhà. Và nếu bạn may mắn có được một công việc làm tại nhà thì vấn đề lại càng quan trọng hơn. Khi bạn ở nhà, dù muốn dù không bạn sẽ chịu một số ảnh hưởng nhất định từ những người hàng xóm. Dù không là những ảnh hưởng quan trọng nhưng lại là những ảnh hưởng lập đi lập lại hàng ngày, hàng tháng... Vì thế, nếu không may đó là những ảnh hưởng xấu thì bạn thật khó lòng phớt lờ đi được.
Nếu hàng tuần, hoặc thậm chí hàng đêm, bạn đều phải nhức nhối cả hai lỗ tai vì tiếng nhạc xập xình phát ra từ một dàn loa “hảo hạng” bên hàng xóm, bạn có thể hiểu ngay được điều tôi muốn nói ở đây. Vấn đề là bạn không thể khiếu nại đến đâu đó với lý do là mình “không muốn nghe nhạc”, vì e rằng điều đó có vẻ khôi hài quá.
Bạn cũng có thể không sao mở cửa sổ được vì những mùi hương “thân thương quyến rũ” từ cái chuồng heo hàng xóm cứ liên tục bay sang. Mà thậm chí có đóng cả cửa sổ thì nó cũng vẫn tìm cách “chui” vào được.
Bạn cũng có thể phải cấm cửa mấy đứa con mình không được bước ra khỏi nhà, vì cứ mỗi lần chúng lang thang sang hàng xóm đều phải nhận lãnh một “dấu ấn” nhất định nào đó khi quay về, chỉ vì các vị “tiểu anh hùng” bên nhà hàng xóm.
Và rất nhiều những vấn đề rắc rối nhỏ nhặt, vụn vặt khác, mà đôi khi cũng khó lòng kể ra hết được...
Nhưng nhiều khi bạn cũng có thể may mắn có được những người hàng xóm tốt. Họ sẽ là những người bạn tốt có điều kiện để giúp đỡ bạn nhiều nhất. Bạn cũng có thể sẽ chia sẻ được với họ cả những khó khăn hoặc buồn vui trong cuộc sống của mình.
Dù sao đi nữa, rõ ràng là bạn cũng rất cần quan tâm đến việc nên ứng xử như thế nào với những người hàng xóm. Bạn cần biết cách hoá giải những khó khăn, làm cho chúng trở nên “dễ chịu” hơn đôi chút chẳng hạn. Và cũng cần biết cách gìn giữ những mối quan hệ tốt, nếu như không muốn chúng sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
Giữ hoà khí là chiếc chìa khoá vàng trong giao tiếp với những người hàng xóm. Tuy nhiên, không phải bao giờ việc này cũng có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Để có thể giữ hoà khí với những người hàng xóm khó tính hoặc ... có “cá tính mạnh”, bạn cần có một sự kiên nhẫn thích hợp và thời gian để tạo thiện cảm.
Điều trước tiên nên nhớ là đừng bao giờ tranh hơn thua với những người hàng xóm của bạn. Hay nói khác hơn là nên có một chuẩn mực đánh giá khác hơn cho sự “hơn thua”. Ở đây, nếu bạn giữ được hoà khí, tạo được thiện cảm với một người hàng xóm, có nghĩa là bạn đã thắng. Ngược lại, cho dù bạn có thể làm cho người ấy phải lép vế, hoặc thậm chí xin lỗi bạn nhưng với một sự hiềm khích trong lòng, xem như bạn đã thua. Sở dĩ như vậy là vì tính cách “sát sườn” của những người hàng xóm. Có thể họ chào thua bạn lần này, nhưng ai mà biết được... hãy đợi đấy!
Bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc này ngược lại về phía mình. Nhường nhịn không có nghĩa là chịu thua. Và nếu bạn khéo léo biết “hạ mình” đúng lúc, nhiều khi bạn sẽ đạt được những kết quả rất bất ngờ.
Nếu bạn gặp phải một người hàng xóm khó tính, sự khiêm tốn, chủ động tạo hoà khí vẫn thường mang lại kết quả tốt đẹp. Bởi vì nói chung thì bất cứ ai cũng có những “điểm yếu” nhất định để bạn tấn công vào. Một vài lời thăm hỏi chân thành, hoặc đề nghị giúp đỡ khi cần thiết, thậm chí đôi khi là một bữa cơm khách thân mật... Những điều đó có thể góp phần làm êm dịu tình hình.
Ngay cả khi bạn bắt buộc phải đưa ra một sự phản đối – vì vấn đề đã vượt quá mức chịu đựng – hãy chọn làm điều đó theo cách ôn hoà nhất. Những cuộc “chiến tranh” với hàng xóm không bao giờ là “trận chiến cuối cùng”, vì thế phải nghĩ đến lúc còn “nhìn mặt nhau” về sau.
Hồi tôi còn nhỏ, tôi nhớ mẹ tôi thường sai tôi mang thức ăn ngon cho những người hàng xóm. Có khi chỉ là một bát canh, một đĩa đồ xào... thuộc loại đặc biệt mà ít khi chúng tôi có được. Mẹ tôi thường nói: “Người ăn thì còn, con ăn thì mất.” Tất nhiên, câu này chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó thôi, và đó chính là khía cạnh mà chúng ta đang bàn đến. Những cử chỉ đẹp như vậy thường được hàng xóm đón nhận với một sự trân trọng, trừ khi bạn gặp phải những người thuộc loại “phi thường”.
Tính nhẫn nhục của mẹ tôi với những người hàng xóm còn đáng ghi nhận hơn khi chúng tôi thỉnh thoảng lại bị mất cả những bát đĩa đã dùng để mang thức ăn đi cho, vì người ta “quên” trả lại! Nhưng mẹ tôi vẫn cười xoà mà chẳng bao giờ lấy đó làm bực mình. Bù lại, từ khi tôi khôn lớn, tôi chưa bao giờ thấy gia đình gặp phải bất cứ vấn đề gì rắc rối với các người hàng xóm.
Gửi ý kiến của bạn