SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh
Cách nhìn về hôn nhân ngày xưa khác hơn ngày nay rất nhiều, có những khía cạnh nghiêm khắc hơn nên cũng có thể nói là nhìn nhận hôn nhân một cách quan trọng hơn. Ngày nay, vấn đề hôn nhân có thể nói là vừa phức tạp lại cũng vừa đơn giản hơn xưa. Nói rằng phức tạp, là vì hôn nhân chịu rất nhiều yếu tố tác động, chẳng hạn như vấn đề bình quyền nam nữ, luật hôn nhân, quan điểm mới về quan hệ vợ chồng, quan hệ mới trong kinh tế gia đình... và rất nhiều yếu tố khác nữa. Còn nói rằng đơn giản, là vì vấn đề hôn nhân ngày nay gần như chỉ còn là vấn đề riêng của hai người, những tác động của gia đình hoặc xã hội đều rơi vào hàng thứ yếu, và quan hệ hôn nhân cũng không còn giữ được tính bất di bất dịch như ngày xưa, mà thật không may lại là một thứ quan hệ có thể thường xuyên “xoá đi làm lại”.
Chính vì những khác biệt đó, để giữ được một quan hệ tốt trong hôn nhân, ngày nay người ta cần biết nhiều hơn, cũng như phải chủ động làm nhiều điều hơn. Và cũng vì mối đe doạ tan vỡ của một cuộc hôn nhân ngày nay là cao hơn nhiều so với trước đây.
° ° °
Một trong những khác biệt lớn có thể dễ dàng nhận ra trong quan niệm của ngày nay là việc xem hôn nhân không còn là vấn đề bắt buộc nữa. Cha mẹ không còn theo như ngày xưa, ép buộc con cái phải lập gia đình ngay cả khi chúng không muốn, mà bản thân mỗi người thì tỷ lệ những người chọn sống độc thân đang ngày càng lên cao. Ở nước ta, con số này đã bắt đầu đáng gây chú ý, còn ở những nước công nghiệp, nó đã lên cao đến mức kỷ lục so với trước đây. Ngoài ra, số người lập gia đình trễ – trên ba mươi, hoặc thậm chí chờ đến bốn mươi – cũng gia tăng đáng kể. Đây cũng là những đặc điểm cần chú ý khi phân tích về quan hệ hôn nhân trong thời hiện đại.
Vì sao người ta chọn sống độc thân hoặc lập gia đình trễ? Có những lý do khác nhau cho hiện tượng này. Một số người muốn dành thời gian để hưởng thụ những tiện nghi mà đời sống hiện đại mang đến, không muốn bị trói buộc vào một cuộc sống hôn nhân đầy trách nhiệm. Những người này có thể sống buông thả, theo cách mà họ cho là thoải mái nhất. Cũng chính những người có quan điểm thiếu lành mạnh này là những người thường hay vướng vào những quan hệ lăng nhăng không chính thức, thường chỉ để đùa vui qua đường mà không thật sự nghĩ đến việc xây dựng lâu dài.
Nhưng một số khác có những lý do chính đáng hơn. Chẳng hạn họ muốn xây dựng, củng cố sự nghiệp, năng lực hay kiến thức thật vững chãi trước khi lập gia đình. Cũng có người không cố ý lập gia đình muộn, nhưng niềm đam mê trong công việc hoặc một sự nghiệp mà họ đang theo đuổi đã làm cho họ không nghĩ đến việc lập gia đình, cho đến một thời gian thích hợp nào đó.
Nói chung, lập gia đình quá sớm cũng là một điều không tốt. Cả hai bên đều còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết để có thể đương đầu với những khó khăn không lường trước trong cuộc sống gia đình.
Nhưng lập gia đình quá trễ sẽ rơi vào cảnh “cha già con muộn”, và sự rủi ro không nuôi dưỡng con cái thành tài cũng là điều đáng lo ngại.
Vì thế, nếu bạn quyết định lập gia đình, nên cân nhắc các yếu tố vào những lúc thích hợp để đi đến quyết định vào một thời điểm vừa phải. Thế nào là vừa phải? Có thể nói đó là khi bạn đã nắm vững những yêu cầu của đời sống gia đình và có đủ sự vững chãi cần thiết cả về mặt tinh thần cũng như vật chất để tự lập trong cuộc sống. Thực tế cho thấy những cuộc hôn nhân vào thời điểm khi mà hai người đều đã có sự cân nhắc và chuẩn bị chín chắn ít có nguy cơ tan rã hơn những cuộc hôn nhân vội vã bốc đồng của tuổi mới lớn.
Đối với những người chọn cuộc sống độc thân, đôi khi có thể là vì theo đuổi một đời sống tinh thần đặc biệt mà trong đó họ không xem việc lập gia đình là cần thiết. Nhưng cũng có đôi khi đó chỉ là dấu hiệu của sự thiếu quân bình trong các yếu tố tâm sinh lý, hoặc đơn giản hơn là một sự chọn lựa, đòi hỏi vượt quá thực tế như tôi đã có lần đề cập đến trước đây. Dù là gì đi nữa thì đây cũng không phải là đối tượng trao đổi của chúng ta trong tập sách này.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học gần đây, việc lập gia đình không chỉ đơn thuần là đáp ứng các nhu cầu về tính dục và duy trì nòi giống. Sự kết hợp tình cảm nam nữ còn tạo ra những điều kiện tâm sinh lý cần thiết để con người tiếp tục phát triển bình thường. Một cuộc sống gia đình hạnh phúc thật sự giúp người ta dễ dàng phát triển thêm năng lực sáng tạo cũng như nhiều khả năng khác trong cuộc sống. Ngoài ra, tình cảm lứa đôi còn là chỗ dựa rất cần thiết cho mỗi người khi có những biến cố bất ngờ trong cuộc sống. Tuy nhiên, như đã nói, phải là một gia đình thật sự hạnh phúc, nghĩa là phải giữ được một mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp.
° ° °
Quan hệ hôn nhân là một quan hệ phức tạp. Đối với hôn nhân trong thời đại này, mối quan hệ đó không thể được xây dựng tốt dựa hoàn toàn theo bản năng như trước đây, mà cần phải có những hiểu biết nhất định. Trước hết, bạn cần phải nhận thức đúng được tầm quan trọng của người bạn đời chung sống với mình, sau đó phải biết được người ấy cần những gì nơi bạn, và cuối cùng là bạn có thể đòi hỏi những gì có thể xem là hợp lý từ nơi người ấy. Khi bạn nhận thức đúng được những vấn đề này, bạn sẽ tự biết cách làm thế nào để xây dựng hoặc giữ gìn một gia đình hạnh phúc.
Trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện với 800 phụ nữ tiêu biểu tại Hoa Kỳ, người ta đã thử đi tìm xem phụ nữ nghĩ thế nào về việc xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Nhiều yếu tố quan trọng khác nhau đã được các nhà tâm lý học trong cuộc nghiên cứu này nêu ra. Sau khi nhận được những kết quả sau đây, họ đã tỏ ra khá ngạc nhiên vì có vẻ như không thật sự giống với những gì mà họ dự đoán.
– 84% cho rằng các mối quan hệ cá nhân giữ vai trò hàng đầu. Điều này có nghĩa là, người có khả năng xây dựng một gia đình hạnh phúc phải là người có khả năng duy trì tốt các quan hệ bè bạn, quan hệ trong gia đình, quan hệ với con cái và thậm chí cả quan hệ với các đồng nghiệp trong công việc nữa.
– 81% cho rằng yếu tố quan trọng nhất là có một gia đình trọn vẹn, nghĩa là có đủ con cái theo ý muốn – một trai một gái chẳng hạn – và vợ chồng cùng tham gia nuôi dạy con cái.
– 36,5% cho rằng yếu tố quan trọng nhất là phải thành công về tài chánh.
– 10,5% cho rằng yếu tố quan trọng nhất là đạt được quyền lực trong xã hội
Những con số này nói lên suy nghĩ của người phụ nữ trong xã hội phương Tây có vẻ gì đó như đang đến gần những suy nghĩ của người phụ nữ Á Đông chúng ta. Bạn có thể thấy hai yếu tố “quyền lực” và “tài chánh” đã bị đẩy xuống cuối bảng với rất ít người tán thành. Trong khi yếu tố “biết ăn biết ở” được đưa lên hàng đầu. Đứng ở hàng tiếp theo, không thua kém bao nhiêu, là một ước mơ đơn giản về “gian nhà tranh hai quả tim vàng”, nghĩa là một gia đình theo đúng nghĩa mà không nhất thiết phải giàu sang dư giả mới gọi là hạnh phúc.
Nhưng đó cũng chỉ là “chuyện người khác”, nói nghe chơi cho vui và có thể dùng để “tham khảo” vậy thôi. Còn nếu bạn thực sự muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc thì không cần phải điều tra quá nhiều người như thế mà chỉ cần điều tra kỹ một mình ... bà xã hoặc ông xã ở nhà thôi!
Vai trò của người vợ và người chồng trong quan hệ hôn nhân ngày nay được xem như là ngang nhau – ít nhất cũng là trên lý thuyết. Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở chỗ “ngang nhau” hoặc “hơn nhau”, mà là ở chỗ mỗi người đều phải nhận thức đúng được tầm quan trọng của người bạn đời cùng chung sống với mình. Phần lớn các cuộc hôn nhân tan vỡ đều có sự đóng góp của yếu tố thiếu tôn trọng lẫn nhau, mà điều đó tất nhiên là xuất phát từ việc mỗi người đã không nhận thức được tầm quan trọng của người kia.
Khi không thấy được tầm quan trọng của người bạn đời, người ta lại rất thường hay có khuynh hướng thấy rõ hơn, và thường là quá đáng, tầm quan trọng của ... chính mình. Nếu bạn có lúc nào đó rơi vào một trong các ý tưởng tương tự thuộc loại này, tôi khuyên bạn hãy bắt đầu nghĩ lại ngay trước khi mọi việc đã là quá trễ.
Khi người chồng là trụ cột tài chánh của gia đình, anh ta thường lấy đó làm “lý do chính đáng” để tự xem mình là “trung tâm vũ trụ”. Nhưng anh ta không biết rằng, ngay cả trong trường hợp đó, người vợ cũng không nghĩ như anh, mà vẫn thường tự cho rằng công việc chăm sóc con cái, nhà cửa là ... quan trọng hơn nhiều!
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi cả hai vợ chồng đều có thu nhập. Nhưng nói chung trong bất cứ trường hợp nào thì chuyện tranh cãi “ai quan trọng hơn ai” mãi mãi là một vấn đề không có đáp án nếu mỗi người đều khăng khăng nhìn theo cách của mình. Vấn đề thật tế nhị ở đây là, những ý nghĩ so sánh ấy mỗi người đều thường giữ lại âm ỉ trong tâm tưởng mình chứ không hề nói ra, nhưng nó lại chính là động lực thúc đẩy làm bùng nổ những cơn nóng giận, cáu gắt hoặc cãi vã... về những chuyện khác! Vì thế, vấn đề thường là cứ ngấm ngầm tồn tại cho đến lúc ... không còn tồn tại được nữa, nghĩa là đường ai nấy đi.
Bạn có thể phát hiện và tự mình “điều trị” căn bệnh này một cách hữu hiệu. Nguyên tắc được áp dụng ở đây rất đơn giản và rất ... xưa. Đó là nguyên tắc “tiên trách kỷ, hậu trách bỉ”– Trước tiên hãy tự trách mình trước khi đổ lỗi cho người khác. Chỉ cần bạn chịu lùi một bước, bạn sẽ tiến đến được hai, ba bước, và thậm chí là sau đó có thể đều bước tiến lên cho đến suốt cuộc đời.
Thật ra, ông bà xưa đã từng nói “của chồng công vợ” để chỉ đến sự đóng góp quan trọng như nhau của cả hai vợ chồng. Đôi khi tôi cũng lấy làm ngạc nhiên về những ý tưởng đúng đắn vượt thời đại của người xưa, ngay cả khi mà chủ nghĩa nam nữ bình quyền vẫn còn là một điều gì đó chưa từng được đề cập đến trên xứ sở này.
Nếu bạn chịu suy nghĩ một cách khách quan, bạn sẽ thấy điều này là hoàn toàn chính xác. Mỗi người đều có những đóng góp vào việc xây dựng gia đình mà người kia không sao thay thế được. Bạn có làm được tất cả những gì mà vợ bạn đã làm và vẫn âm thầm tiếp tục làm hàng ngày hay chăng? Ngay cả khi bạn nói rằng được với tất cả những công việc nhà đầy rối rắm vụn vặt, thì bạn vẫn phải trăm ngàn lần biết ơn cô ấy về việc đã sinh ra những đứa con kháu khỉnh làm trung tâm điểm cho cả gia đình. Ngược lại, người vợ cũng không thể không đánh giá cao hoặc cảm thông với những khó khăn vất vả, lo toan của người chồng trong vai trò trụ cột của gia đình. Anh ấy phải đương đầu với hầu hết mọi chuyện ngoài xã hội, để có thể xứng đáng là một “đấng nam nhi” và đảm bảo cho vợ con một đời sống tốt đẹp nhất như có thể.
Hơn thế nữa, tiền đồ của con cái bao giờ cũng là một nỗi lo toan không thôi trong lòng bạn, và vì thế bạn nên cảm thông một điều là người bạn đời của mình cũng đang mang nặng trong lòng một mối lo toan như thế. Bởi vì cha mẹ nào lại chẳng thương con? Và tôi chắc là bạn cũng không ngây thơ đến nỗi đặt ra câu hỏi “ai thương con nhiều hơn?”.
Một khi bạn đã nhận thức đúng được vấn đề, đừng lo là người vợ hay chồng của bạn không nghĩ được như thế. Đây là một vấn đề có tính cách tác động lẫn nhau. Khi bạn đã nhỏ nhẹ lùi bước và bày tỏ sự tôn trọng của mình một cách chân thành, tôi tin chắc là bạn sẽ nhận được sự “hồi đáp” một cách tương xứng, thậm chí thường là tốt đẹp hơn cả sự mong đợi của bạn.
Tuy nhiên, việc nhận thức đúng đắn và tôn trọng lẫn nhau chỉ mới là nền tảng ban đầu cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Để duy trì hạnh phúc gia đình, bạn cần đến những chất liệu nhất định để nuôi dưỡng nó. Hay nói cách khác, bạn cần biết được người bạn đời của mình đang mong đợi những gì ở nơi mình.
Nếu phải trả lời ngay câu hỏi này, nhiều người thường sẽ đưa ra câu trả lời rằng đó là sự quan tâm đúng mực, tinh thần trách nhiệm với gia đình, con cái, và nếu có thể được, là một sự cung ứng dồi dào về tài chánh. Vâng, đó là những điều hầu như ai cũng có thể thấy được như là những điều kiện cần thiết cho một gia đình hạnh phúc.
Tuy nhiên, đó chỉ là những điều cần mà chưa đủ. Nhiều cuộc hôn nhân vẫn hội đủ các điều kiện này mà vẫn đi đến tan vỡ như thường. Vậy, còn thiếu những yếu tố nào khác? Hay nói khác đi, trong hôn nhân người ta còn mong đợi những gì ngoài những việc đã nói trên?
Có thể bạn sẽ lấy làm ngạc nhiên phần nào về những điều sắp được trình bày sau đây, vì bạn sẽ cho rằng nó nhỏ nhặt biết bao! Nhưng xin đừng vội chủ quan. Ngôi nhà to lớn có thể sụp đổ chỉ vì những con mọt rất nhỏ. Và một công trình vĩ đại đến đâu cũng được xây lên từ những viên gạch không lấy gì làm lớn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của một cuộc hôn nhân mà hầu hết các tâm lý gia đều thừa nhận là sự phai nhạt đi của tình yêu ban đầu sau một thời kỳ chung sống. Những gì nóng bỏng nhất, đam mê nhất trong thời kỳ ban đầu dần dần nguội lạnh đi như một tiến trình tự nhiên tất yếu.
Có câu chuyện vui về một cặp vợ chồng trẻ. Khi còn yêu nhau, Chủ nhật nào chàng cũng đưa nàng đi lễ nhà thờ bằng một chiếc xe đạp. Đường đi đến nhà thờ phải qua một quãng dốc khá cao. Mỗi khi xe lên dốc, nàng thì thầm vào tai chàng: “Có mệt lắm không anh?” Chàng cố giấu đi hơi thở mệt nhọc, vui vẻ đáp lại: “Không, không sao đâu em.”
Khi hai người đã cưới nhau một thời gian sau – không biết là bao lâu – vẫn quãng đường dốc ấy, vẫn chiếc xe đạp ấy, nàng thì thầm vào tai chàng: “Có mệt lắm không anh?” Chàng thở ra phì phò, bực bội gắt lên: “Đường dốc thế này, người chứ có phải trâu hay sao mà không mệt!”
Chuyện đùa thôi, nhưng về mặt tâm lý thì đúng là như thế. Nếu bạn vẫn còn nuôi ảo tưởng về một tình yêu bất diệt trường tồn qua năm tháng, có lẽ bạn cần sớm xem xét lại vấn đề.
Thật ra, nói như thế cũng là chưa chính xác lắm và có phần khá bi quan. Nói đúng hơn là để có được một “tình yêu bất diệt”, bạn cần phải biết cách vun đắp, nuôi dưỡng nó. Bằng không, sự lạnh nhạt chỉ là một điều tất nhiên sớm muộn rồi cũng sẽ đến mà thôi.
Sau đây là một số lời khuyên thiết thực mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống gia đình của chính mình. Những điều này có giá trị nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình bởi vì chúng chính là những điều mà một người vợ hoặc người chồng mong đợi nơi người bạn đời cùng chung sống của mình.
1. Giữ mối liên hệ vào những lúc vợ chồng phải xa nhau, dù chỉ là trong một thời gian rất ngắn. Một cú điện thoại từ nơi làm việc gọi về nhà để nói vài lời thân mật, âu yếm, hoặc khi bạn phải đi công tác xa trong ngày, có giá trị nhắc nhở và duy trì tình cảm hơn xa so với số tiền cước điện thoại mà bạn phải trả. Nếu bạn giữ được thói quen này đều đặn, người vợ hay người chồng của bạn cũng sẽ hình thành thói quen mong đợi bạn gọi về. Tâm trạng mong ngóng này khiến cho hai người luôn có cảm giác là đang ở bên nhau.
2. Hãy quan tâm đến những điều mà vợ hay chồng của bạn mong muốn, và tạo điều kiện để thực hiện chúng, ngay cả những điều đơn giản nhất hoặc là những điều người ấy mong muốn cho bạn. Chẳng hạn, nếu cô ấy muốn may cho bạn một bộ đồ mới, đừng phản đối với lý do là chưa cần thiết. Dù là may đồ cho bạn nhưng đó là mong muốn của cô ấy, và bạn tốt hơn là nên tôn trọng.
3. Cùng nhau bàn thảo về những vấn đề tương lai. Rất có thể người vợ hay người chồng của bạn chẳng hiểu gì cả về công việc của bạn, nhưng đừng vì thế mà bỏ qua việc này. Khi được trao đổi ý kiến cùng nhau, thậm chí chỉ là lắng nghe nhau, người ta sẽ cảm nhận được sự tôn trọng lẫn nhau và càng thấy gắn bó nhau hơn.
4. Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và giải trí cùng nhau. Dù sao thì bạn cũng cần có thời gian nghỉ ngơi tối thiểu trong ngày. Hãy tranh thủ thời gian ấy để ở bên nhau. Sở thích của hai người có thể là khác nhau, nhưng sự chân thành có thể dẫn đến hoà hợp và tôn trọng lẫn nhau. Bạn cũng có thể chọn những hình thức giải trí nào mà cả hai người cùng ưa thích. Tốt nhất là chơi đùa cùng con cái.
5. Đừng quên bày tỏ sự quan tâm săn sóc nhau bất cứ khi nào có thể. Thậm chí một lời thăm hỏi về công việc trong ngày khi đi làm về, hoặc gắp thức ăn cho nhau trong bữa ăn... Những việc nhỏ nhặt như thế có thể có giá trị rất tích cực trong việc nhắc nhở và duy trì tình cảm đối với nhau.
6. Nên dành thời gian để thỉnh thoảng cùng đi ra khỏi nhà với nhau. Không cần thiết phải là một bữa ăn sang trọng tốn kém ở nhà hàng mới là dịp để bạn làm điều này. Chỉ cần chừng mười hoặc mười lăm phút đi dạo bên nhau trên con đường trước nhà vào buổi chiều hoặc tối cũng là quá đủ rồi.
7. Vào những dịp nhất định nào đó trong năm, hoặc đơn giản chỉ là sau một thời gian mà bạn cảm thấy đã khá lâu, nên nghĩ cách để làm cho vợ hoặc chồng mình phải ngạc nhiên về một món quà nào đó. Vấn đề không phải là thật đắt tiền, mà là làm thế nào để gây ra ngạc nhiên nhằm tạo sự phấn khích trong tình cảm qua việc bày tỏ sự quan tâm của bạn. Có thể là một chiếc áo khoác mới treo sẵn trên đầu giường nằm, để vừa sáng ra chợt thấy; hoặc một chai dầu gội mới loại mà bà xã rất thích nhưng không thường dùng – vì hơi đắt tiền – được bí mật đặt trong phòng tắm vào tối hôm trước...
8. Khi có dịp cùng nhau đến những nơi công cộng, đông người, đừng quên bày tỏ mối liên kết giữa hai người bằng cách nắm tay nhau. Thật đơn giản nhưng cũng thật hiệu quả mà rất nhiều người không nhớ đến.
9. Bày tỏ tình cảm của bạn mỗi ngày, vào những lúc chia tay nhau để đi làm hoặc khi đi làm về... Một nụ hôn vội lên trán hay một cái vuốt tóc trìu mến có vẻ như rất là nhỏ nhặt, nhưng nó nhắc nhở tình cảm cho nhau và không bao giờ là quá thừa.
10. Nếu có việc phải đi xa, đừng quên viết thư về. Ngay cả khi bạn có thể gọi điện thoại về nhà được thì một lá thư với lời lẽ thích hợp vẫn có tác dụng khác hơn, bởi nó là một cái gì đó cụ thể hơn, có thể nhìn ngắm để nhớ đến nhau.
11. Việc góp ý xây dựng nhau trong cuộc sống là điều tất nhiên, nhưng hãy làm điều đó thật khéo léo và nhất là đừng quá thường xuyên. Những bất đồng không đáng kể nên được bỏ qua đi thay vì là làm cho cuộc sống thêm phức tạp.
12. Cần chú ý tôn trọng những gì là riêng tư của nhau. Nhiều người quan niệm đã là vợ chồng thì có thể chia sẻ với nhau mọi thứ. Điều đó cũng đúng mà cũng không đúng. Nó chỉ đúng khi người ta tự nguyện chia sẻ cùng nhau, và không đúng khi một trong hai người tự ý xâm phạm những gì là riêng tư của người kia. Chẳng hạn, thư của một người bạn nào đó gửi cho vợ mình, đừng tự tiện bóc ra xem khi cô ấy không có nhà. Hoặc những điều nhỏ nhặt đại loại là như thế...
13. Đừng cho rằng việc nói lên những lời yêu nhau là không cần thiết sau khi đã cưới nhau. Có đấy. Và thậm chí là rất cần thiết nếu như bạn không muốn những tình cảm của mình ngày càng phai nhạt.
14. Hãy lắng nghe bất cứ khi nào người bạn đời của mình có nhu cầu muốn nói ra điều gì đó. Đôi khi có những chuyện bạn cho là không cần thiết, nhưng vấn đề không phải là câu chuyện mà là người nói ra câu chuyện. Lắng nghe là một cách để biểu lộ sự tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ cùng nhau.
15. Đừng bao giờ tự mình quyết định điều gì, dù là nhỏ nhặt. Đôi khi, vấn đề không phải là hỏi ý kiến lẫn nhau mà chỉ cần là thông báo cho nhau biết. Bởi vì chỉ cần được nghe biết về sự việc trước khi xảy ra cũng đủ để người ta không có cảm giác mình là một người ngoài cuộc.
16. Cần chia sẻ với nhau cả trách nhiệm lẫn quyền hạn trong gia đình. Theo tự nhiên thì người vợ bao giờ cũng có khuynh hướng tôn trọng và chấp nhận thua kém người chồng. Nhưng điều đó thường không là giải pháp lâu dài. Một người chồng khôn ngoan sẽ chia sẻ quyền hạn – kèm theo là trách nhiệm – trước khi có những dấu hiệu phản kháng từ người vợ. Bạn có thể bày tỏ sự chia sẻ quyền hạn bằng những cách rất đơn giản hàng ngày, chẳng hạn như nhường cho vợ chọn ngày giờ hoặc địa điểm đi chơi, chấp nhận mở chương trình ti-vi mà vợ ưa thích, hoặc ngừng xem bóng đá để lắng nghe vợ nói một câu chuyện nào đó...
17. Không có vấn đề hơn hoặc thua trong quan hệ vợ chồng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã thắng khi nhận được một lời xin lỗi hoặc thái độ thua thiệt của vợ hoặc chồng mình, bạn đã lầm. Vấn đề là sự hài hoà trong quan hệ, vì đó mới chính là nền tảng của hạnh phúc gia đình. Suy cho cùng thì bạn thấy điều nào quan trọng hơn: một không khí đầm ấm, hoà thuận, hay một cảm giác thoả mãn lòng tự ái nhưng sẽ mất tất cả. Nhưng vấn đề quả đúng là như vậy.
18. Chia sẻ với nhau không chỉ những niềm vui, sự thành công, mà ngay cả những thất bại, âu lo hay muộn phiền trong cuộc sống. Nên biết rằng, khi không được chia sẻ những nỗi buồn của người chồng hoặc người vợ, người ta sẽ phát sinh mặc cảm là có một sự ngăn cách nhất định nào đó.
19. Chấp nhận những khác biệt, bất đồng nhất định nào đó giữa hai người, chỉ trừ khi đó là mối đe doạ cho sinh hoạt chung của cả gia đình, chẳng hạn như sự nghiện ngập hay những đam mê tai hại... Nếu bạn biết chấp nhận, bạn sẽ dễ hài lòng hơn với cuộc sống chung. Nhưng dù bạn có không muốn chấp nhận thì thật ra bạn cũng rất khó lòng thay đổi, nếu không muốn nói là không thể được.
20. Mỗi người phải luôn có ý thức phục thiện, sửa đổi lỗi lầm. Nói chung, hầu hết các lỗi lầm khi mắc phải lần đầu tiên đều có thể được tha thứ, nhưng chúng sẽ bắt đầu gây ra sự khó chịu kể từ lần tái phạm thứ hai, thứ ba... Bởi vì chúng tạo ra cho người khác cảm giác là không có sự thay đổi tích cực.
Những điều nêu trên có thể là nhỏ nhặt khi bạn mới nhìn qua, nhưng hiệu quả của chúng quả thật không nhỏ nhặt chút nào. Và thực tế là chúng cũng không quá dễ thực hiện như bạn tưởng, mà luôn cần đến một thiện chí xây dựng với quyết tâm cao để theo đuổi một cách kiên trì. Tuy nhiên, kết quả chắc chắn sẽ hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực của bạn.
Tuy nhiên, quan hệ hôn nhân là một quan hệ hai chiều, vì thế mỗi bên đều phải có những đóng góp tích cực nhất định vào việc xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Cho dù bạn có tích cực và theo đuổi các biện pháp đúng đắn đến đâu đi chăng nữa, nhưng với một người vợ hoặc người chồng vô trách nhiệm thì vấn đề cũng sẽ chẳng cải thiện được gì. Tôi hy vọng đó không phải là trường hợp của bạn.
Vấn đề muốn nói ở đây là, bạn cần trao đổi một cách chân thành để khuyến khích vợ hoặc chồng mình cùng tham gia. Thường thì người chồng nên đóng vai trò tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp bảo vệ tình cảm chung, và người vợ cần biết cảm thông và chấp nhận thiện chí của chồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi người vợ cũng có thể có những thái độ tích cực giúp xoay chuyển một chiều hướng tình cảm đang xấu đi.
Như vậy, nếu như về phần mình bạn đã có những nỗ lực tích cực nhất để vun đắp hạnh phúc gia đình, thì bạn có thể chờ đợi, đòi hỏi những gì là hợp lý ở một người bạn đời?
° ° °
Một cách tối thiểu, bạn có thể đòi hỏi nơi vợ hoặc chồng mình một thiện chí xây dựng. Tất cả những nỗ lực của bạn sẽ là hoàn toàn vô ích khi đối phương là một người thiếu thiện chí xây dựng trong hôn nhân, và điều này thì có rất nhiều nguyên nhân mà chúng ta không thể đề cập hết ở nơi đây.
Ngoài ra, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là sự hiểu biết, cảm thông và chấp nhận vấn đề. Nhiều quan hệ căng thẳng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, và một khi bạn chưa giải quyết được sự thiếu hiểu biết này thì mọi nỗ lực nhằm cải thiện tình hình đều vô ích. Để có được sự hiểu biết lẫn nhau, mỗi người đều phải chịu lắng nghe và cảm thông người khác. Đây cũng là một trong những yếu tố mà bạn có thể đòi hỏi nơi vợ hoặc chồng mình để giúp cho quan hệ hôn nhân được bền vững. Tuy nhiên, một phần nào đó bạn cũng có thể có những ảnh hưởng chủ động nhất định, chẳng hạn như cách trình bày vấn đề hoặc sự bày tỏ thiện chí một cách chân thành.
Tình huống lý tưởng nhất là khi cả hai vợ chồng đều có những hiểu biết thích đáng và sự tích cực trong việc xây dựng cũng như bảo vệ hạnh phúc trong hôn nhân. Thật ra, khi mới kết hôn thì hầu hết các gia đình đều ở trong tình huống này. Điều tệ hại nhất là người ta thường nghĩ đến vấn đề một cách muộn màng khi mà một trong hai người đã không còn giữ được ngọn lửa nhiệt tình nóng bỏng như xưa.
° ° °
Ngoài những gì đã đề cập đến như trên, quan hệ hôn nhân đôi khi cũng có thể xấu đi do một số những quan điểm sai lầm xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hoặc kinh nghiệm sống.
1. Một số người xem vợ hoặc chồng mình là một người bạn tốt – và do đó họ thường đòi hỏi nơi vợ hoặc chồng mình những điều giống như ở một người bạn tốt. Đây là một sai lầm. Điều đó cũng có thể xảy ra nhưng không phải bao giờ cũng vậy. Quan hệ bạn bè hoàn toàn khác với quan hệ hôn nhân. Tốt nhất là bạn nên tìm một người bạn tốt thật sự để chia sẻ hoặc hỗ trợ cho bạn những gì bạn cần, còn người chồng hoặc người vợ cần giữ đúng vai trò của họ mà thôi.
2. Một số người cho rằng hôn nhân có thể giúp thực hiện được những ước mơ của đời mình. Điều này không đúng. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp có thể đóng vai trò thúc đẩy tốt, nhưng đó không phải là động lực cần và đủ. Bạn vẫn phải có những nỗ lực thích đáng của riêng mình, vì hôn nhân không phải là cây đũa thần vạn năng như nhiều người lầm tưởng khi đang yêu.
3. Một số người cho rằng vợ chồng nên có những công việc giống nhau để đảm bảo quan hệ ngày càng gắn bó hơn. Điều này không đúng, hay nói chính xác hơn là không cần thiết. Sự gắn bó của hôn nhân phụ thuộc vào cách thức mà hai vợ chồng sinh hoạt khi ở bên nhau, còn đối với công việc làm hoặc thậm chí sở thích riêng không cần thiết phải giống nhau. Cách nghĩ sai lầm này dẫn đến những cố gắng gò bó tai hại, chẳng hạn người vợ cố theo chồng đi xem bóng đá, hoặc người chồng cố gắng ngồi trước máy thu hình với vợ để nghe dạy nấu ăn... Những điều này trong thực tế không thể kéo dài được và cũng không mang lại kết quả gì tốt đẹp.
4. Một số người cho rằng người chồng nên làm tốt những công việc “đàn ông”, trong khi người vợ thì đảm đương chuyện “đàn bà”. Sự phân vạch này là không cần thiết. Ngược lại, đôi khi vợ chồng cùng nấu ăn hay rửa chén bát có thể là những giây phút rất tuyệt vời.
5. Một số người cho rằng những cuộc hôn nhân không tốt đẹp sẽ được cứu vãn khi có con. Điều này không đúng. Khi đã có được quan hệ hôn nhân tốt đẹp, con cái sẽ là một mối liên kết chặt chẽ giữa hai người. Nhưng nếu đã “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, con cái sẽ càng là một gánh nặng, vì thế còn dễ làm cho cả hai sớm đi đến chỗ chia cách hơn.
6. Một số người cho rằng duy trì một cuộc hôn nhân không hạnh phúc vẫn tốt hơn là đi đến tan vỡ. Con cái đôi khi cũng là động lực để hai người “cắn răng chịu đựng” sống chung cùng nhau. Điều này không đúng. Cứu vãn sự tan vỡ của hôn nhân là điều cần thiết phải làm. Nhưng một khi mọi cố gắng đã vô hiệu và bạn có thể nhìn ra được những nguyên nhân không thể khắc phục nằm ở chỗ nào, thà rằng chia tay còn tốt hơn. Ngay cả với tâm lý con cái, dù việc sống với cha hoặc mẹ sau khi hôn nhân tan rã là điều rất đáng buồn, nhưng vẫn còn dễ chịu và ít căng thẳng tâm lý hơn là sống trong một gia đình thường xuyên có chiến tranh.
7. Một số người cho rằng những chuyện giận hờn thường làm cho cuộc sống hôn nhân trở nên ý vị, nhiều màu sắc hơn. Thật ra, nhiều màu sắc hơn là điều tất nhiên, nhưng tốt đẹp hơn không thì cần phải xem lại. Nói chung, sự giận dỗi thường xuyên tạo ra một cảm giác quen thuộc đến mức chán nản. Dù người kiên nhẫn đến đâu cũng không thể mãi mãi nghĩ đến chuyện dỗ dành. Xét cho cùng, quan hệ hôn nhân là một quan hệ đầy trách nhiệm, không giống với chuyện tình cảm trước khi cưới được.
8. Một số người cho rằng chuyện tình dục là không quan trọng, chỉ cần có tình cảm tốt đẹp với nhau là đủ. Điều này không đúng. Một trong những điều làm cho quan hệ hôn nhân khác hẳn với quan hệ bè bạn chính là hoạt động tình dục. Dù sao cũng phải thừa nhận đây là một nhu cầu trong đời sống vợ chồng. Vì thế, nếu một trong hai người, hoặc cả hai, không còn thấy ham muốn về mặt tình dục là cuộc hôn nhân ấy đã bắt đầu có vấn đề. Quan hệ tình dục ở mức độ thích hợp và có sự quan tâm lẫn nhau là dấu hiệu tốt của một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vì thế, việc từ chối hoặc thụ động khi có bất đồng về một chuyện khác là một thái độ thiếu khôn ngoan rất thường gặp.
9. Một số người cho rằng đã kết hôn với nhau rồi thì không còn cần thiết phải ghen tuông như khi chưa cưới. Họ cho rằng điều đó có hại cho cuộc sống chung, vì nó tỏ ra thiếu sự tin cậy lẫn nhau. Vấn đề là ở chỗ, tuy họ nghĩ như thế nhưng thường không làm được như thế. Ghen tuông là một bản năng hoàn toàn tự nhiên của con người mà lắm khi chúng ta không nhận ra được sự hiện hữu của nó. Trừ khi ở mức độ thái quá, bằng không thì đó cũng là một trong các yếu tố tất yếu để gìn giữ hạnh phúc cho cả hai người. Chẳng hạn, người chồng không thể viện cớ “hoàn toàn trong sạch” để duy trì quan hệ với nhiều bạn gái như khi chưa kết hôn. Nếu anh ta không tỉnh táo trong việc này, sự “trong sạch” của anh ta sẽ có nguy cơ hoen ố vào một lúc nào đó mà chính anh ta cũng không lường trước được.
10. Một số người cho rằng tiền bạc là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống gia đình, vì thế cho dù có những vấn đề bất ổn nào đó, chỉ cần cố gắng kiếm được thật nhiều tiền là sẽ giải quyết được tất cả, nhờ vào sự thoải mái về vật chất. Điều này không đúng. Một món quà đắt tiền quả là có giá trị mang lại niềm vui khác hơn một món xoàng xĩnh, nhưng đó là trong trường hợp mọi việc đang diễn ra bình thường. Nếu bạn chỉ chú trọng đến của cải vật chất, rồi có ngày bạn sẽ phải hối hận vì không thể dùng chúng để hàn gắn lại những rạn nứt trong tình cảm.
Ngày nay, tỷ lệ ly hôn đã lên đến mức đáng báo động. Nếu như trước kia đó là một điều có vẻ như chỉ được thấy trong các xã hội phương Tây, thì ngày nay kể cả các xã hội Á Đông cũng đã đối mặt với vấn đề. Ly hôn không chỉ là chuyện không may cho hai người, mà còn tạo ra nhiều hệ quả xấu khác. Những đứa trẻ lớn lên không cha hoặc không mẹ thường hiếm khi có được sự phát triển tâm sinh lý bình thường để trở thành những người hữu dụng cho xã hội. Phần lớn chúng phải chịu đựng khó khăn về vật chất hơn các trẻ em khác, và cả một gánh nặng tâm lý khiến cho chúng trở nên khác thường theo hướng tiêu cực. Trong một chừng mực nào đó, khi số người ly hôn là quá nhiều và con cái của họ chiếm một tỷ lệ đáng kể, xã hội không có mấy biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ hoặc ngăn ngừa các hậu quả xấu.
Vấn đề có thể cải thiện đáng kể nếu mỗi người đều ý thức được trách nhiệm của mình trong hôn nhân. Chính tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúp khắc phục và vượt qua những khó khăn tất yếu của đời sống vợ chồng. Bên cạnh đó, sự hiểu biết đúng đắn và nỗ lực tích cực của cả hai người trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến sự tan vỡ. Xét cho cùng, phần thưởng mà bạn nhận được trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc sẽ vô cùng xứng đáng so với những nỗ lực đã bỏ ra, và tương lai con cái bạn cũng hoàn toàn phụ thuộc vào những nỗ lực đúng đắn như thế.
Nguyên Minh
CHƯƠNG IV: QUAN HỆ HÔN NHÂN
Quan hệ hôn nhân
Quan hệ hôn nhân được xem như một điều tất yếu của đời người, và thời xưa kia còn được xem như một bổn phận của mỗi người. Nhất là người con trai trong gia đình. Bởi vì: “Có ba tội bất hiếu, trong đó không con nối dõi là tội lớn nhất.”Cách nhìn về hôn nhân ngày xưa khác hơn ngày nay rất nhiều, có những khía cạnh nghiêm khắc hơn nên cũng có thể nói là nhìn nhận hôn nhân một cách quan trọng hơn. Ngày nay, vấn đề hôn nhân có thể nói là vừa phức tạp lại cũng vừa đơn giản hơn xưa. Nói rằng phức tạp, là vì hôn nhân chịu rất nhiều yếu tố tác động, chẳng hạn như vấn đề bình quyền nam nữ, luật hôn nhân, quan điểm mới về quan hệ vợ chồng, quan hệ mới trong kinh tế gia đình... và rất nhiều yếu tố khác nữa. Còn nói rằng đơn giản, là vì vấn đề hôn nhân ngày nay gần như chỉ còn là vấn đề riêng của hai người, những tác động của gia đình hoặc xã hội đều rơi vào hàng thứ yếu, và quan hệ hôn nhân cũng không còn giữ được tính bất di bất dịch như ngày xưa, mà thật không may lại là một thứ quan hệ có thể thường xuyên “xoá đi làm lại”.
Chính vì những khác biệt đó, để giữ được một quan hệ tốt trong hôn nhân, ngày nay người ta cần biết nhiều hơn, cũng như phải chủ động làm nhiều điều hơn. Và cũng vì mối đe doạ tan vỡ của một cuộc hôn nhân ngày nay là cao hơn nhiều so với trước đây.
° ° °
Một trong những khác biệt lớn có thể dễ dàng nhận ra trong quan niệm của ngày nay là việc xem hôn nhân không còn là vấn đề bắt buộc nữa. Cha mẹ không còn theo như ngày xưa, ép buộc con cái phải lập gia đình ngay cả khi chúng không muốn, mà bản thân mỗi người thì tỷ lệ những người chọn sống độc thân đang ngày càng lên cao. Ở nước ta, con số này đã bắt đầu đáng gây chú ý, còn ở những nước công nghiệp, nó đã lên cao đến mức kỷ lục so với trước đây. Ngoài ra, số người lập gia đình trễ – trên ba mươi, hoặc thậm chí chờ đến bốn mươi – cũng gia tăng đáng kể. Đây cũng là những đặc điểm cần chú ý khi phân tích về quan hệ hôn nhân trong thời hiện đại.
Vì sao người ta chọn sống độc thân hoặc lập gia đình trễ? Có những lý do khác nhau cho hiện tượng này. Một số người muốn dành thời gian để hưởng thụ những tiện nghi mà đời sống hiện đại mang đến, không muốn bị trói buộc vào một cuộc sống hôn nhân đầy trách nhiệm. Những người này có thể sống buông thả, theo cách mà họ cho là thoải mái nhất. Cũng chính những người có quan điểm thiếu lành mạnh này là những người thường hay vướng vào những quan hệ lăng nhăng không chính thức, thường chỉ để đùa vui qua đường mà không thật sự nghĩ đến việc xây dựng lâu dài.
Nhưng một số khác có những lý do chính đáng hơn. Chẳng hạn họ muốn xây dựng, củng cố sự nghiệp, năng lực hay kiến thức thật vững chãi trước khi lập gia đình. Cũng có người không cố ý lập gia đình muộn, nhưng niềm đam mê trong công việc hoặc một sự nghiệp mà họ đang theo đuổi đã làm cho họ không nghĩ đến việc lập gia đình, cho đến một thời gian thích hợp nào đó.
Nói chung, lập gia đình quá sớm cũng là một điều không tốt. Cả hai bên đều còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết để có thể đương đầu với những khó khăn không lường trước trong cuộc sống gia đình.
Nhưng lập gia đình quá trễ sẽ rơi vào cảnh “cha già con muộn”, và sự rủi ro không nuôi dưỡng con cái thành tài cũng là điều đáng lo ngại.
Vì thế, nếu bạn quyết định lập gia đình, nên cân nhắc các yếu tố vào những lúc thích hợp để đi đến quyết định vào một thời điểm vừa phải. Thế nào là vừa phải? Có thể nói đó là khi bạn đã nắm vững những yêu cầu của đời sống gia đình và có đủ sự vững chãi cần thiết cả về mặt tinh thần cũng như vật chất để tự lập trong cuộc sống. Thực tế cho thấy những cuộc hôn nhân vào thời điểm khi mà hai người đều đã có sự cân nhắc và chuẩn bị chín chắn ít có nguy cơ tan rã hơn những cuộc hôn nhân vội vã bốc đồng của tuổi mới lớn.
Đối với những người chọn cuộc sống độc thân, đôi khi có thể là vì theo đuổi một đời sống tinh thần đặc biệt mà trong đó họ không xem việc lập gia đình là cần thiết. Nhưng cũng có đôi khi đó chỉ là dấu hiệu của sự thiếu quân bình trong các yếu tố tâm sinh lý, hoặc đơn giản hơn là một sự chọn lựa, đòi hỏi vượt quá thực tế như tôi đã có lần đề cập đến trước đây. Dù là gì đi nữa thì đây cũng không phải là đối tượng trao đổi của chúng ta trong tập sách này.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học gần đây, việc lập gia đình không chỉ đơn thuần là đáp ứng các nhu cầu về tính dục và duy trì nòi giống. Sự kết hợp tình cảm nam nữ còn tạo ra những điều kiện tâm sinh lý cần thiết để con người tiếp tục phát triển bình thường. Một cuộc sống gia đình hạnh phúc thật sự giúp người ta dễ dàng phát triển thêm năng lực sáng tạo cũng như nhiều khả năng khác trong cuộc sống. Ngoài ra, tình cảm lứa đôi còn là chỗ dựa rất cần thiết cho mỗi người khi có những biến cố bất ngờ trong cuộc sống. Tuy nhiên, như đã nói, phải là một gia đình thật sự hạnh phúc, nghĩa là phải giữ được một mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp.
° ° °
Quan hệ hôn nhân là một quan hệ phức tạp. Đối với hôn nhân trong thời đại này, mối quan hệ đó không thể được xây dựng tốt dựa hoàn toàn theo bản năng như trước đây, mà cần phải có những hiểu biết nhất định. Trước hết, bạn cần phải nhận thức đúng được tầm quan trọng của người bạn đời chung sống với mình, sau đó phải biết được người ấy cần những gì nơi bạn, và cuối cùng là bạn có thể đòi hỏi những gì có thể xem là hợp lý từ nơi người ấy. Khi bạn nhận thức đúng được những vấn đề này, bạn sẽ tự biết cách làm thế nào để xây dựng hoặc giữ gìn một gia đình hạnh phúc.
Trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện với 800 phụ nữ tiêu biểu tại Hoa Kỳ, người ta đã thử đi tìm xem phụ nữ nghĩ thế nào về việc xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Nhiều yếu tố quan trọng khác nhau đã được các nhà tâm lý học trong cuộc nghiên cứu này nêu ra. Sau khi nhận được những kết quả sau đây, họ đã tỏ ra khá ngạc nhiên vì có vẻ như không thật sự giống với những gì mà họ dự đoán.
– 84% cho rằng các mối quan hệ cá nhân giữ vai trò hàng đầu. Điều này có nghĩa là, người có khả năng xây dựng một gia đình hạnh phúc phải là người có khả năng duy trì tốt các quan hệ bè bạn, quan hệ trong gia đình, quan hệ với con cái và thậm chí cả quan hệ với các đồng nghiệp trong công việc nữa.
– 81% cho rằng yếu tố quan trọng nhất là có một gia đình trọn vẹn, nghĩa là có đủ con cái theo ý muốn – một trai một gái chẳng hạn – và vợ chồng cùng tham gia nuôi dạy con cái.
– 36,5% cho rằng yếu tố quan trọng nhất là phải thành công về tài chánh.
– 10,5% cho rằng yếu tố quan trọng nhất là đạt được quyền lực trong xã hội
Những con số này nói lên suy nghĩ của người phụ nữ trong xã hội phương Tây có vẻ gì đó như đang đến gần những suy nghĩ của người phụ nữ Á Đông chúng ta. Bạn có thể thấy hai yếu tố “quyền lực” và “tài chánh” đã bị đẩy xuống cuối bảng với rất ít người tán thành. Trong khi yếu tố “biết ăn biết ở” được đưa lên hàng đầu. Đứng ở hàng tiếp theo, không thua kém bao nhiêu, là một ước mơ đơn giản về “gian nhà tranh hai quả tim vàng”, nghĩa là một gia đình theo đúng nghĩa mà không nhất thiết phải giàu sang dư giả mới gọi là hạnh phúc.
Nhưng đó cũng chỉ là “chuyện người khác”, nói nghe chơi cho vui và có thể dùng để “tham khảo” vậy thôi. Còn nếu bạn thực sự muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc thì không cần phải điều tra quá nhiều người như thế mà chỉ cần điều tra kỹ một mình ... bà xã hoặc ông xã ở nhà thôi!
Vai trò của người vợ và người chồng trong quan hệ hôn nhân ngày nay được xem như là ngang nhau – ít nhất cũng là trên lý thuyết. Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở chỗ “ngang nhau” hoặc “hơn nhau”, mà là ở chỗ mỗi người đều phải nhận thức đúng được tầm quan trọng của người bạn đời cùng chung sống với mình. Phần lớn các cuộc hôn nhân tan vỡ đều có sự đóng góp của yếu tố thiếu tôn trọng lẫn nhau, mà điều đó tất nhiên là xuất phát từ việc mỗi người đã không nhận thức được tầm quan trọng của người kia.
Khi không thấy được tầm quan trọng của người bạn đời, người ta lại rất thường hay có khuynh hướng thấy rõ hơn, và thường là quá đáng, tầm quan trọng của ... chính mình. Nếu bạn có lúc nào đó rơi vào một trong các ý tưởng tương tự thuộc loại này, tôi khuyên bạn hãy bắt đầu nghĩ lại ngay trước khi mọi việc đã là quá trễ.
Khi người chồng là trụ cột tài chánh của gia đình, anh ta thường lấy đó làm “lý do chính đáng” để tự xem mình là “trung tâm vũ trụ”. Nhưng anh ta không biết rằng, ngay cả trong trường hợp đó, người vợ cũng không nghĩ như anh, mà vẫn thường tự cho rằng công việc chăm sóc con cái, nhà cửa là ... quan trọng hơn nhiều!
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi cả hai vợ chồng đều có thu nhập. Nhưng nói chung trong bất cứ trường hợp nào thì chuyện tranh cãi “ai quan trọng hơn ai” mãi mãi là một vấn đề không có đáp án nếu mỗi người đều khăng khăng nhìn theo cách của mình. Vấn đề thật tế nhị ở đây là, những ý nghĩ so sánh ấy mỗi người đều thường giữ lại âm ỉ trong tâm tưởng mình chứ không hề nói ra, nhưng nó lại chính là động lực thúc đẩy làm bùng nổ những cơn nóng giận, cáu gắt hoặc cãi vã... về những chuyện khác! Vì thế, vấn đề thường là cứ ngấm ngầm tồn tại cho đến lúc ... không còn tồn tại được nữa, nghĩa là đường ai nấy đi.
Bạn có thể phát hiện và tự mình “điều trị” căn bệnh này một cách hữu hiệu. Nguyên tắc được áp dụng ở đây rất đơn giản và rất ... xưa. Đó là nguyên tắc “tiên trách kỷ, hậu trách bỉ”– Trước tiên hãy tự trách mình trước khi đổ lỗi cho người khác. Chỉ cần bạn chịu lùi một bước, bạn sẽ tiến đến được hai, ba bước, và thậm chí là sau đó có thể đều bước tiến lên cho đến suốt cuộc đời.
Thật ra, ông bà xưa đã từng nói “của chồng công vợ” để chỉ đến sự đóng góp quan trọng như nhau của cả hai vợ chồng. Đôi khi tôi cũng lấy làm ngạc nhiên về những ý tưởng đúng đắn vượt thời đại của người xưa, ngay cả khi mà chủ nghĩa nam nữ bình quyền vẫn còn là một điều gì đó chưa từng được đề cập đến trên xứ sở này.
Nếu bạn chịu suy nghĩ một cách khách quan, bạn sẽ thấy điều này là hoàn toàn chính xác. Mỗi người đều có những đóng góp vào việc xây dựng gia đình mà người kia không sao thay thế được. Bạn có làm được tất cả những gì mà vợ bạn đã làm và vẫn âm thầm tiếp tục làm hàng ngày hay chăng? Ngay cả khi bạn nói rằng được với tất cả những công việc nhà đầy rối rắm vụn vặt, thì bạn vẫn phải trăm ngàn lần biết ơn cô ấy về việc đã sinh ra những đứa con kháu khỉnh làm trung tâm điểm cho cả gia đình. Ngược lại, người vợ cũng không thể không đánh giá cao hoặc cảm thông với những khó khăn vất vả, lo toan của người chồng trong vai trò trụ cột của gia đình. Anh ấy phải đương đầu với hầu hết mọi chuyện ngoài xã hội, để có thể xứng đáng là một “đấng nam nhi” và đảm bảo cho vợ con một đời sống tốt đẹp nhất như có thể.
Hơn thế nữa, tiền đồ của con cái bao giờ cũng là một nỗi lo toan không thôi trong lòng bạn, và vì thế bạn nên cảm thông một điều là người bạn đời của mình cũng đang mang nặng trong lòng một mối lo toan như thế. Bởi vì cha mẹ nào lại chẳng thương con? Và tôi chắc là bạn cũng không ngây thơ đến nỗi đặt ra câu hỏi “ai thương con nhiều hơn?”.
Một khi bạn đã nhận thức đúng được vấn đề, đừng lo là người vợ hay chồng của bạn không nghĩ được như thế. Đây là một vấn đề có tính cách tác động lẫn nhau. Khi bạn đã nhỏ nhẹ lùi bước và bày tỏ sự tôn trọng của mình một cách chân thành, tôi tin chắc là bạn sẽ nhận được sự “hồi đáp” một cách tương xứng, thậm chí thường là tốt đẹp hơn cả sự mong đợi của bạn.
Tuy nhiên, việc nhận thức đúng đắn và tôn trọng lẫn nhau chỉ mới là nền tảng ban đầu cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Để duy trì hạnh phúc gia đình, bạn cần đến những chất liệu nhất định để nuôi dưỡng nó. Hay nói cách khác, bạn cần biết được người bạn đời của mình đang mong đợi những gì ở nơi mình.
Nếu phải trả lời ngay câu hỏi này, nhiều người thường sẽ đưa ra câu trả lời rằng đó là sự quan tâm đúng mực, tinh thần trách nhiệm với gia đình, con cái, và nếu có thể được, là một sự cung ứng dồi dào về tài chánh. Vâng, đó là những điều hầu như ai cũng có thể thấy được như là những điều kiện cần thiết cho một gia đình hạnh phúc.
Tuy nhiên, đó chỉ là những điều cần mà chưa đủ. Nhiều cuộc hôn nhân vẫn hội đủ các điều kiện này mà vẫn đi đến tan vỡ như thường. Vậy, còn thiếu những yếu tố nào khác? Hay nói khác đi, trong hôn nhân người ta còn mong đợi những gì ngoài những việc đã nói trên?
Có thể bạn sẽ lấy làm ngạc nhiên phần nào về những điều sắp được trình bày sau đây, vì bạn sẽ cho rằng nó nhỏ nhặt biết bao! Nhưng xin đừng vội chủ quan. Ngôi nhà to lớn có thể sụp đổ chỉ vì những con mọt rất nhỏ. Và một công trình vĩ đại đến đâu cũng được xây lên từ những viên gạch không lấy gì làm lớn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của một cuộc hôn nhân mà hầu hết các tâm lý gia đều thừa nhận là sự phai nhạt đi của tình yêu ban đầu sau một thời kỳ chung sống. Những gì nóng bỏng nhất, đam mê nhất trong thời kỳ ban đầu dần dần nguội lạnh đi như một tiến trình tự nhiên tất yếu.
Có câu chuyện vui về một cặp vợ chồng trẻ. Khi còn yêu nhau, Chủ nhật nào chàng cũng đưa nàng đi lễ nhà thờ bằng một chiếc xe đạp. Đường đi đến nhà thờ phải qua một quãng dốc khá cao. Mỗi khi xe lên dốc, nàng thì thầm vào tai chàng: “Có mệt lắm không anh?” Chàng cố giấu đi hơi thở mệt nhọc, vui vẻ đáp lại: “Không, không sao đâu em.”
Khi hai người đã cưới nhau một thời gian sau – không biết là bao lâu – vẫn quãng đường dốc ấy, vẫn chiếc xe đạp ấy, nàng thì thầm vào tai chàng: “Có mệt lắm không anh?” Chàng thở ra phì phò, bực bội gắt lên: “Đường dốc thế này, người chứ có phải trâu hay sao mà không mệt!”
Chuyện đùa thôi, nhưng về mặt tâm lý thì đúng là như thế. Nếu bạn vẫn còn nuôi ảo tưởng về một tình yêu bất diệt trường tồn qua năm tháng, có lẽ bạn cần sớm xem xét lại vấn đề.
Thật ra, nói như thế cũng là chưa chính xác lắm và có phần khá bi quan. Nói đúng hơn là để có được một “tình yêu bất diệt”, bạn cần phải biết cách vun đắp, nuôi dưỡng nó. Bằng không, sự lạnh nhạt chỉ là một điều tất nhiên sớm muộn rồi cũng sẽ đến mà thôi.
Sau đây là một số lời khuyên thiết thực mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống gia đình của chính mình. Những điều này có giá trị nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình bởi vì chúng chính là những điều mà một người vợ hoặc người chồng mong đợi nơi người bạn đời cùng chung sống của mình.
1. Giữ mối liên hệ vào những lúc vợ chồng phải xa nhau, dù chỉ là trong một thời gian rất ngắn. Một cú điện thoại từ nơi làm việc gọi về nhà để nói vài lời thân mật, âu yếm, hoặc khi bạn phải đi công tác xa trong ngày, có giá trị nhắc nhở và duy trì tình cảm hơn xa so với số tiền cước điện thoại mà bạn phải trả. Nếu bạn giữ được thói quen này đều đặn, người vợ hay người chồng của bạn cũng sẽ hình thành thói quen mong đợi bạn gọi về. Tâm trạng mong ngóng này khiến cho hai người luôn có cảm giác là đang ở bên nhau.
2. Hãy quan tâm đến những điều mà vợ hay chồng của bạn mong muốn, và tạo điều kiện để thực hiện chúng, ngay cả những điều đơn giản nhất hoặc là những điều người ấy mong muốn cho bạn. Chẳng hạn, nếu cô ấy muốn may cho bạn một bộ đồ mới, đừng phản đối với lý do là chưa cần thiết. Dù là may đồ cho bạn nhưng đó là mong muốn của cô ấy, và bạn tốt hơn là nên tôn trọng.
3. Cùng nhau bàn thảo về những vấn đề tương lai. Rất có thể người vợ hay người chồng của bạn chẳng hiểu gì cả về công việc của bạn, nhưng đừng vì thế mà bỏ qua việc này. Khi được trao đổi ý kiến cùng nhau, thậm chí chỉ là lắng nghe nhau, người ta sẽ cảm nhận được sự tôn trọng lẫn nhau và càng thấy gắn bó nhau hơn.
4. Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và giải trí cùng nhau. Dù sao thì bạn cũng cần có thời gian nghỉ ngơi tối thiểu trong ngày. Hãy tranh thủ thời gian ấy để ở bên nhau. Sở thích của hai người có thể là khác nhau, nhưng sự chân thành có thể dẫn đến hoà hợp và tôn trọng lẫn nhau. Bạn cũng có thể chọn những hình thức giải trí nào mà cả hai người cùng ưa thích. Tốt nhất là chơi đùa cùng con cái.
5. Đừng quên bày tỏ sự quan tâm săn sóc nhau bất cứ khi nào có thể. Thậm chí một lời thăm hỏi về công việc trong ngày khi đi làm về, hoặc gắp thức ăn cho nhau trong bữa ăn... Những việc nhỏ nhặt như thế có thể có giá trị rất tích cực trong việc nhắc nhở và duy trì tình cảm đối với nhau.
6. Nên dành thời gian để thỉnh thoảng cùng đi ra khỏi nhà với nhau. Không cần thiết phải là một bữa ăn sang trọng tốn kém ở nhà hàng mới là dịp để bạn làm điều này. Chỉ cần chừng mười hoặc mười lăm phút đi dạo bên nhau trên con đường trước nhà vào buổi chiều hoặc tối cũng là quá đủ rồi.
7. Vào những dịp nhất định nào đó trong năm, hoặc đơn giản chỉ là sau một thời gian mà bạn cảm thấy đã khá lâu, nên nghĩ cách để làm cho vợ hoặc chồng mình phải ngạc nhiên về một món quà nào đó. Vấn đề không phải là thật đắt tiền, mà là làm thế nào để gây ra ngạc nhiên nhằm tạo sự phấn khích trong tình cảm qua việc bày tỏ sự quan tâm của bạn. Có thể là một chiếc áo khoác mới treo sẵn trên đầu giường nằm, để vừa sáng ra chợt thấy; hoặc một chai dầu gội mới loại mà bà xã rất thích nhưng không thường dùng – vì hơi đắt tiền – được bí mật đặt trong phòng tắm vào tối hôm trước...
8. Khi có dịp cùng nhau đến những nơi công cộng, đông người, đừng quên bày tỏ mối liên kết giữa hai người bằng cách nắm tay nhau. Thật đơn giản nhưng cũng thật hiệu quả mà rất nhiều người không nhớ đến.
9. Bày tỏ tình cảm của bạn mỗi ngày, vào những lúc chia tay nhau để đi làm hoặc khi đi làm về... Một nụ hôn vội lên trán hay một cái vuốt tóc trìu mến có vẻ như rất là nhỏ nhặt, nhưng nó nhắc nhở tình cảm cho nhau và không bao giờ là quá thừa.
10. Nếu có việc phải đi xa, đừng quên viết thư về. Ngay cả khi bạn có thể gọi điện thoại về nhà được thì một lá thư với lời lẽ thích hợp vẫn có tác dụng khác hơn, bởi nó là một cái gì đó cụ thể hơn, có thể nhìn ngắm để nhớ đến nhau.
11. Việc góp ý xây dựng nhau trong cuộc sống là điều tất nhiên, nhưng hãy làm điều đó thật khéo léo và nhất là đừng quá thường xuyên. Những bất đồng không đáng kể nên được bỏ qua đi thay vì là làm cho cuộc sống thêm phức tạp.
12. Cần chú ý tôn trọng những gì là riêng tư của nhau. Nhiều người quan niệm đã là vợ chồng thì có thể chia sẻ với nhau mọi thứ. Điều đó cũng đúng mà cũng không đúng. Nó chỉ đúng khi người ta tự nguyện chia sẻ cùng nhau, và không đúng khi một trong hai người tự ý xâm phạm những gì là riêng tư của người kia. Chẳng hạn, thư của một người bạn nào đó gửi cho vợ mình, đừng tự tiện bóc ra xem khi cô ấy không có nhà. Hoặc những điều nhỏ nhặt đại loại là như thế...
13. Đừng cho rằng việc nói lên những lời yêu nhau là không cần thiết sau khi đã cưới nhau. Có đấy. Và thậm chí là rất cần thiết nếu như bạn không muốn những tình cảm của mình ngày càng phai nhạt.
14. Hãy lắng nghe bất cứ khi nào người bạn đời của mình có nhu cầu muốn nói ra điều gì đó. Đôi khi có những chuyện bạn cho là không cần thiết, nhưng vấn đề không phải là câu chuyện mà là người nói ra câu chuyện. Lắng nghe là một cách để biểu lộ sự tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ cùng nhau.
15. Đừng bao giờ tự mình quyết định điều gì, dù là nhỏ nhặt. Đôi khi, vấn đề không phải là hỏi ý kiến lẫn nhau mà chỉ cần là thông báo cho nhau biết. Bởi vì chỉ cần được nghe biết về sự việc trước khi xảy ra cũng đủ để người ta không có cảm giác mình là một người ngoài cuộc.
16. Cần chia sẻ với nhau cả trách nhiệm lẫn quyền hạn trong gia đình. Theo tự nhiên thì người vợ bao giờ cũng có khuynh hướng tôn trọng và chấp nhận thua kém người chồng. Nhưng điều đó thường không là giải pháp lâu dài. Một người chồng khôn ngoan sẽ chia sẻ quyền hạn – kèm theo là trách nhiệm – trước khi có những dấu hiệu phản kháng từ người vợ. Bạn có thể bày tỏ sự chia sẻ quyền hạn bằng những cách rất đơn giản hàng ngày, chẳng hạn như nhường cho vợ chọn ngày giờ hoặc địa điểm đi chơi, chấp nhận mở chương trình ti-vi mà vợ ưa thích, hoặc ngừng xem bóng đá để lắng nghe vợ nói một câu chuyện nào đó...
17. Không có vấn đề hơn hoặc thua trong quan hệ vợ chồng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã thắng khi nhận được một lời xin lỗi hoặc thái độ thua thiệt của vợ hoặc chồng mình, bạn đã lầm. Vấn đề là sự hài hoà trong quan hệ, vì đó mới chính là nền tảng của hạnh phúc gia đình. Suy cho cùng thì bạn thấy điều nào quan trọng hơn: một không khí đầm ấm, hoà thuận, hay một cảm giác thoả mãn lòng tự ái nhưng sẽ mất tất cả. Nhưng vấn đề quả đúng là như vậy.
18. Chia sẻ với nhau không chỉ những niềm vui, sự thành công, mà ngay cả những thất bại, âu lo hay muộn phiền trong cuộc sống. Nên biết rằng, khi không được chia sẻ những nỗi buồn của người chồng hoặc người vợ, người ta sẽ phát sinh mặc cảm là có một sự ngăn cách nhất định nào đó.
19. Chấp nhận những khác biệt, bất đồng nhất định nào đó giữa hai người, chỉ trừ khi đó là mối đe doạ cho sinh hoạt chung của cả gia đình, chẳng hạn như sự nghiện ngập hay những đam mê tai hại... Nếu bạn biết chấp nhận, bạn sẽ dễ hài lòng hơn với cuộc sống chung. Nhưng dù bạn có không muốn chấp nhận thì thật ra bạn cũng rất khó lòng thay đổi, nếu không muốn nói là không thể được.
20. Mỗi người phải luôn có ý thức phục thiện, sửa đổi lỗi lầm. Nói chung, hầu hết các lỗi lầm khi mắc phải lần đầu tiên đều có thể được tha thứ, nhưng chúng sẽ bắt đầu gây ra sự khó chịu kể từ lần tái phạm thứ hai, thứ ba... Bởi vì chúng tạo ra cho người khác cảm giác là không có sự thay đổi tích cực.
Những điều nêu trên có thể là nhỏ nhặt khi bạn mới nhìn qua, nhưng hiệu quả của chúng quả thật không nhỏ nhặt chút nào. Và thực tế là chúng cũng không quá dễ thực hiện như bạn tưởng, mà luôn cần đến một thiện chí xây dựng với quyết tâm cao để theo đuổi một cách kiên trì. Tuy nhiên, kết quả chắc chắn sẽ hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực của bạn.
Tuy nhiên, quan hệ hôn nhân là một quan hệ hai chiều, vì thế mỗi bên đều phải có những đóng góp tích cực nhất định vào việc xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Cho dù bạn có tích cực và theo đuổi các biện pháp đúng đắn đến đâu đi chăng nữa, nhưng với một người vợ hoặc người chồng vô trách nhiệm thì vấn đề cũng sẽ chẳng cải thiện được gì. Tôi hy vọng đó không phải là trường hợp của bạn.
Vấn đề muốn nói ở đây là, bạn cần trao đổi một cách chân thành để khuyến khích vợ hoặc chồng mình cùng tham gia. Thường thì người chồng nên đóng vai trò tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp bảo vệ tình cảm chung, và người vợ cần biết cảm thông và chấp nhận thiện chí của chồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi người vợ cũng có thể có những thái độ tích cực giúp xoay chuyển một chiều hướng tình cảm đang xấu đi.
Như vậy, nếu như về phần mình bạn đã có những nỗ lực tích cực nhất để vun đắp hạnh phúc gia đình, thì bạn có thể chờ đợi, đòi hỏi những gì là hợp lý ở một người bạn đời?
° ° °
Một cách tối thiểu, bạn có thể đòi hỏi nơi vợ hoặc chồng mình một thiện chí xây dựng. Tất cả những nỗ lực của bạn sẽ là hoàn toàn vô ích khi đối phương là một người thiếu thiện chí xây dựng trong hôn nhân, và điều này thì có rất nhiều nguyên nhân mà chúng ta không thể đề cập hết ở nơi đây.
Ngoài ra, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là sự hiểu biết, cảm thông và chấp nhận vấn đề. Nhiều quan hệ căng thẳng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, và một khi bạn chưa giải quyết được sự thiếu hiểu biết này thì mọi nỗ lực nhằm cải thiện tình hình đều vô ích. Để có được sự hiểu biết lẫn nhau, mỗi người đều phải chịu lắng nghe và cảm thông người khác. Đây cũng là một trong những yếu tố mà bạn có thể đòi hỏi nơi vợ hoặc chồng mình để giúp cho quan hệ hôn nhân được bền vững. Tuy nhiên, một phần nào đó bạn cũng có thể có những ảnh hưởng chủ động nhất định, chẳng hạn như cách trình bày vấn đề hoặc sự bày tỏ thiện chí một cách chân thành.
Tình huống lý tưởng nhất là khi cả hai vợ chồng đều có những hiểu biết thích đáng và sự tích cực trong việc xây dựng cũng như bảo vệ hạnh phúc trong hôn nhân. Thật ra, khi mới kết hôn thì hầu hết các gia đình đều ở trong tình huống này. Điều tệ hại nhất là người ta thường nghĩ đến vấn đề một cách muộn màng khi mà một trong hai người đã không còn giữ được ngọn lửa nhiệt tình nóng bỏng như xưa.
° ° °
Ngoài những gì đã đề cập đến như trên, quan hệ hôn nhân đôi khi cũng có thể xấu đi do một số những quan điểm sai lầm xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hoặc kinh nghiệm sống.
1. Một số người xem vợ hoặc chồng mình là một người bạn tốt – và do đó họ thường đòi hỏi nơi vợ hoặc chồng mình những điều giống như ở một người bạn tốt. Đây là một sai lầm. Điều đó cũng có thể xảy ra nhưng không phải bao giờ cũng vậy. Quan hệ bạn bè hoàn toàn khác với quan hệ hôn nhân. Tốt nhất là bạn nên tìm một người bạn tốt thật sự để chia sẻ hoặc hỗ trợ cho bạn những gì bạn cần, còn người chồng hoặc người vợ cần giữ đúng vai trò của họ mà thôi.
2. Một số người cho rằng hôn nhân có thể giúp thực hiện được những ước mơ của đời mình. Điều này không đúng. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp có thể đóng vai trò thúc đẩy tốt, nhưng đó không phải là động lực cần và đủ. Bạn vẫn phải có những nỗ lực thích đáng của riêng mình, vì hôn nhân không phải là cây đũa thần vạn năng như nhiều người lầm tưởng khi đang yêu.
3. Một số người cho rằng vợ chồng nên có những công việc giống nhau để đảm bảo quan hệ ngày càng gắn bó hơn. Điều này không đúng, hay nói chính xác hơn là không cần thiết. Sự gắn bó của hôn nhân phụ thuộc vào cách thức mà hai vợ chồng sinh hoạt khi ở bên nhau, còn đối với công việc làm hoặc thậm chí sở thích riêng không cần thiết phải giống nhau. Cách nghĩ sai lầm này dẫn đến những cố gắng gò bó tai hại, chẳng hạn người vợ cố theo chồng đi xem bóng đá, hoặc người chồng cố gắng ngồi trước máy thu hình với vợ để nghe dạy nấu ăn... Những điều này trong thực tế không thể kéo dài được và cũng không mang lại kết quả gì tốt đẹp.
4. Một số người cho rằng người chồng nên làm tốt những công việc “đàn ông”, trong khi người vợ thì đảm đương chuyện “đàn bà”. Sự phân vạch này là không cần thiết. Ngược lại, đôi khi vợ chồng cùng nấu ăn hay rửa chén bát có thể là những giây phút rất tuyệt vời.
5. Một số người cho rằng những cuộc hôn nhân không tốt đẹp sẽ được cứu vãn khi có con. Điều này không đúng. Khi đã có được quan hệ hôn nhân tốt đẹp, con cái sẽ là một mối liên kết chặt chẽ giữa hai người. Nhưng nếu đã “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, con cái sẽ càng là một gánh nặng, vì thế còn dễ làm cho cả hai sớm đi đến chỗ chia cách hơn.
6. Một số người cho rằng duy trì một cuộc hôn nhân không hạnh phúc vẫn tốt hơn là đi đến tan vỡ. Con cái đôi khi cũng là động lực để hai người “cắn răng chịu đựng” sống chung cùng nhau. Điều này không đúng. Cứu vãn sự tan vỡ của hôn nhân là điều cần thiết phải làm. Nhưng một khi mọi cố gắng đã vô hiệu và bạn có thể nhìn ra được những nguyên nhân không thể khắc phục nằm ở chỗ nào, thà rằng chia tay còn tốt hơn. Ngay cả với tâm lý con cái, dù việc sống với cha hoặc mẹ sau khi hôn nhân tan rã là điều rất đáng buồn, nhưng vẫn còn dễ chịu và ít căng thẳng tâm lý hơn là sống trong một gia đình thường xuyên có chiến tranh.
7. Một số người cho rằng những chuyện giận hờn thường làm cho cuộc sống hôn nhân trở nên ý vị, nhiều màu sắc hơn. Thật ra, nhiều màu sắc hơn là điều tất nhiên, nhưng tốt đẹp hơn không thì cần phải xem lại. Nói chung, sự giận dỗi thường xuyên tạo ra một cảm giác quen thuộc đến mức chán nản. Dù người kiên nhẫn đến đâu cũng không thể mãi mãi nghĩ đến chuyện dỗ dành. Xét cho cùng, quan hệ hôn nhân là một quan hệ đầy trách nhiệm, không giống với chuyện tình cảm trước khi cưới được.
8. Một số người cho rằng chuyện tình dục là không quan trọng, chỉ cần có tình cảm tốt đẹp với nhau là đủ. Điều này không đúng. Một trong những điều làm cho quan hệ hôn nhân khác hẳn với quan hệ bè bạn chính là hoạt động tình dục. Dù sao cũng phải thừa nhận đây là một nhu cầu trong đời sống vợ chồng. Vì thế, nếu một trong hai người, hoặc cả hai, không còn thấy ham muốn về mặt tình dục là cuộc hôn nhân ấy đã bắt đầu có vấn đề. Quan hệ tình dục ở mức độ thích hợp và có sự quan tâm lẫn nhau là dấu hiệu tốt của một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vì thế, việc từ chối hoặc thụ động khi có bất đồng về một chuyện khác là một thái độ thiếu khôn ngoan rất thường gặp.
9. Một số người cho rằng đã kết hôn với nhau rồi thì không còn cần thiết phải ghen tuông như khi chưa cưới. Họ cho rằng điều đó có hại cho cuộc sống chung, vì nó tỏ ra thiếu sự tin cậy lẫn nhau. Vấn đề là ở chỗ, tuy họ nghĩ như thế nhưng thường không làm được như thế. Ghen tuông là một bản năng hoàn toàn tự nhiên của con người mà lắm khi chúng ta không nhận ra được sự hiện hữu của nó. Trừ khi ở mức độ thái quá, bằng không thì đó cũng là một trong các yếu tố tất yếu để gìn giữ hạnh phúc cho cả hai người. Chẳng hạn, người chồng không thể viện cớ “hoàn toàn trong sạch” để duy trì quan hệ với nhiều bạn gái như khi chưa kết hôn. Nếu anh ta không tỉnh táo trong việc này, sự “trong sạch” của anh ta sẽ có nguy cơ hoen ố vào một lúc nào đó mà chính anh ta cũng không lường trước được.
10. Một số người cho rằng tiền bạc là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống gia đình, vì thế cho dù có những vấn đề bất ổn nào đó, chỉ cần cố gắng kiếm được thật nhiều tiền là sẽ giải quyết được tất cả, nhờ vào sự thoải mái về vật chất. Điều này không đúng. Một món quà đắt tiền quả là có giá trị mang lại niềm vui khác hơn một món xoàng xĩnh, nhưng đó là trong trường hợp mọi việc đang diễn ra bình thường. Nếu bạn chỉ chú trọng đến của cải vật chất, rồi có ngày bạn sẽ phải hối hận vì không thể dùng chúng để hàn gắn lại những rạn nứt trong tình cảm.
Ngày nay, tỷ lệ ly hôn đã lên đến mức đáng báo động. Nếu như trước kia đó là một điều có vẻ như chỉ được thấy trong các xã hội phương Tây, thì ngày nay kể cả các xã hội Á Đông cũng đã đối mặt với vấn đề. Ly hôn không chỉ là chuyện không may cho hai người, mà còn tạo ra nhiều hệ quả xấu khác. Những đứa trẻ lớn lên không cha hoặc không mẹ thường hiếm khi có được sự phát triển tâm sinh lý bình thường để trở thành những người hữu dụng cho xã hội. Phần lớn chúng phải chịu đựng khó khăn về vật chất hơn các trẻ em khác, và cả một gánh nặng tâm lý khiến cho chúng trở nên khác thường theo hướng tiêu cực. Trong một chừng mực nào đó, khi số người ly hôn là quá nhiều và con cái của họ chiếm một tỷ lệ đáng kể, xã hội không có mấy biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ hoặc ngăn ngừa các hậu quả xấu.
Vấn đề có thể cải thiện đáng kể nếu mỗi người đều ý thức được trách nhiệm của mình trong hôn nhân. Chính tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúp khắc phục và vượt qua những khó khăn tất yếu của đời sống vợ chồng. Bên cạnh đó, sự hiểu biết đúng đắn và nỗ lực tích cực của cả hai người trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến sự tan vỡ. Xét cho cùng, phần thưởng mà bạn nhận được trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc sẽ vô cùng xứng đáng so với những nỗ lực đã bỏ ra, và tương lai con cái bạn cũng hoàn toàn phụ thuộc vào những nỗ lực đúng đắn như thế.
Gửi ý kiến của bạn