- 1. Mục đích của công việc
- 2. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...
- 3. Giết người đi thì ta ở với ai...
- 4. Buông bỏ gánh nặng
- 5. Giá trị của đồng tiền
- 6. Chấp nhận nghịch cảnh
- 7. Không chỉ là công việc
- 8. Giọt mồ hôi thanh thản
- 9. Đừng bao giờ bận rộn
- 10. Hãy tự biết mình
- 11. Chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực
- 12. Chú tâm vào công việc
- 13. Giờ nào việc nấy
- 14. Nghề nghiệp chân chánh
- 15. Thay lời kết
GIỌT MỒ HÔI THANH THẢN
Nguyên Minh
Lấy ví dụ từ một cửa hàng bán lẻ hay một tiệm hớt tóc chẳng hạn, khi lượng khách đột nhiên gia tăng gấp đôi, chắc chắn là sẽ không ai lại muốn từ chối phục vụ khách. Và vì thế mọi nhân viên đều phải gia tăng tốc độ cũng như thời gian làm việc. Nếu sự gia tăng này tiếp tục kéo dài, giải pháp tiếp theo phải là tăng thêm số nhân viên, nhưng trước khi điều đó xảy ra thì chắc chắn vẫn phải có một thời gian “quá tải”.
Và điều tất nhiên khi bạn làm chủ một cơ sở kinh doanh hay sản xuất vẫn là luôn mong muốn cho khối lượng công việc được gia tăng càng nhiều càng tốt, ngay cả khi điều đó sẽ làm cho bạn mệt nhọc hơn. Tuy nhiên, hệ quả tất yếu khi bạn có quá nhiều việc để làm là mọi thứ sẽ rất dễ trở nên rối rắm, ngay từ những suy nghĩ, tính toán trong đầu óc của bạn cho đến việc tổ chức, điều hành công việc cũng như ứng xử với mọi người chung quanh. Đúng như khuynh hướng thông thường vẫn được thể hiện qua cụm từ “bận rộn”.
Thật vậy, khi bạn phải liên tục xoay trở, xử lý rất nhiều công việc trong một khoảng thời gian quá ngắn, có nghĩa là lúc nào cũng “bận” thì thật khó để có thể giữ cho đầu óc được tỉnh táo, sáng suốt, không “rộn” lên vì mớ bòng bong của công việc!
Tuy nhiên, khuynh hướng “bận rộn” này thật ra lại cũng chỉ là một thói quen lâu ngày mà thôi. Nếu chúng ta có thể sáng suốt nhận ra điều này thì ta vẫn có thể giữ mình “bận” mà không “rộn”. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải hiểu được vì sao mà “bận và rộn” lại rất thường đi đôi với nhau.
Thật ra thì bản thân việc phải xử lý nhanh và liên tục nhiều công việc không dẫn đến sự rối rắm trong suy nghĩ và ứng xử của chúng ta. Vấn đề nằm ở chỗ là khi có nhiều việc để làm thì chúng ta luôn nảy sinh khuynh hướng nôn nóng muốn hoàn tất mọi việc cho thật nhanh, kèm theo với sự lo lắng là một phần công việc nào đó sẽ không kịp hoàn thành trong thời gian đã định.
Thật không may là khuynh hướng nôn nóng cũng như sự lo lắng đó hoàn toàn không giúp đẩy nhanh tốc độ làm việc, mà ngược lại nó còn làm giảm đáng kể hiệu quả của việc làm. Hơn thế nữa, sự nôn nóng và tâm trạng lo lắng này lại chính là nguyên nhân dẫn đến sự rối rắm trong suy nghĩ và mọi hành vi ứng xử của chúng ta.
Vì thế, ngay cả khi bạn đang có rất nhiều việc phải làm trong một thời gian nhất định, điều khôn ngoan hơn vẫn là duy trì sự bình tĩnh, sáng suốt để giải quyết tốt từng sự việc mà không để nảy sinh tâm trạng nôn nóng. Bạn cũng không cần thiết phải lo lắng về việc không thể hoàn thành tất cả mọi công việc. Xét cho cùng thì thời gian và năng lực, tốc độ làm việc của bạn cũng như những người cộng sự của bạn đều là những yếu tố có giới hạn. Chỉ cần bạn đã cố hết sức mình, cho dù kết quả có không được như mong muốn cũng hoàn toàn không phải là điều đáng trách.
Nếu bạn làm được như thế, điều chắc chắn là tốc độ giải quyết công việc của bạn sẽ đạt được đến mức tối ưu. Hơn thế nữa, bạn cũng sẽ loại trừ được không khí căng thẳng trong môi trường làm việc, tạo điều kiện cho những người cộng sự của bạn dễ dàng làm việc tốt hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc. Như vậy, rõ ràng là cho dù bạn không nôn nóng, không lo lắng mà công việc vẫn được tiến triển theo mức độ tốt nhất.
Ngược lại, sự nôn nóng và tâm trạng lo lắng luôn làm cho bạn mất đi sự bình tĩnh và sáng suốt. Vì thế, bạn không thể giải quyết công việc một cách có hiệu quả, đồng thời còn tạo ra bầu không khí căng thẳng trong môi trường làm việc, khiến cho các cộng sự của bạn cũng phải cảm thấy ngột ngạt và không thể làm việc một cách có hiệu quả nhất.
Vì thế, sự thật là ngay cả trong những lúc rất bận vì công việc bạn cũng không cần thiết và không nên để mình rơi vào khuynh hướng rối rắm, bởi vì điều đó hoàn toàn không có lợi cho công việc mà chỉ càng làm cho vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Bạn rất cần phải tiếp tục gia tăng khối lượng công việc theo như nhu cầu phát triển công việc đòi hỏi, nhưng đừng bao giờ rơi vào khuynh hướng bận rộn theo ý nghĩa như vừa được nêu trên.
Nguyên Minh
Đừng bao giờ bận rộn
Cho dù bạn đang làm bất cứ loại công việc gì, điều chắc chắn là một khi công việc phát triển tốt thì khối lượng công việc chắc chắn sẽ gia tăng, và do đó mà bạn cũng sẽ phải làm việc nhiều hơn, tích cực hơn.Lấy ví dụ từ một cửa hàng bán lẻ hay một tiệm hớt tóc chẳng hạn, khi lượng khách đột nhiên gia tăng gấp đôi, chắc chắn là sẽ không ai lại muốn từ chối phục vụ khách. Và vì thế mọi nhân viên đều phải gia tăng tốc độ cũng như thời gian làm việc. Nếu sự gia tăng này tiếp tục kéo dài, giải pháp tiếp theo phải là tăng thêm số nhân viên, nhưng trước khi điều đó xảy ra thì chắc chắn vẫn phải có một thời gian “quá tải”.
Và điều tất nhiên khi bạn làm chủ một cơ sở kinh doanh hay sản xuất vẫn là luôn mong muốn cho khối lượng công việc được gia tăng càng nhiều càng tốt, ngay cả khi điều đó sẽ làm cho bạn mệt nhọc hơn. Tuy nhiên, hệ quả tất yếu khi bạn có quá nhiều việc để làm là mọi thứ sẽ rất dễ trở nên rối rắm, ngay từ những suy nghĩ, tính toán trong đầu óc của bạn cho đến việc tổ chức, điều hành công việc cũng như ứng xử với mọi người chung quanh. Đúng như khuynh hướng thông thường vẫn được thể hiện qua cụm từ “bận rộn”.
Thật vậy, khi bạn phải liên tục xoay trở, xử lý rất nhiều công việc trong một khoảng thời gian quá ngắn, có nghĩa là lúc nào cũng “bận” thì thật khó để có thể giữ cho đầu óc được tỉnh táo, sáng suốt, không “rộn” lên vì mớ bòng bong của công việc!
Tuy nhiên, khuynh hướng “bận rộn” này thật ra lại cũng chỉ là một thói quen lâu ngày mà thôi. Nếu chúng ta có thể sáng suốt nhận ra điều này thì ta vẫn có thể giữ mình “bận” mà không “rộn”. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải hiểu được vì sao mà “bận và rộn” lại rất thường đi đôi với nhau.
Thật ra thì bản thân việc phải xử lý nhanh và liên tục nhiều công việc không dẫn đến sự rối rắm trong suy nghĩ và ứng xử của chúng ta. Vấn đề nằm ở chỗ là khi có nhiều việc để làm thì chúng ta luôn nảy sinh khuynh hướng nôn nóng muốn hoàn tất mọi việc cho thật nhanh, kèm theo với sự lo lắng là một phần công việc nào đó sẽ không kịp hoàn thành trong thời gian đã định.
Thật không may là khuynh hướng nôn nóng cũng như sự lo lắng đó hoàn toàn không giúp đẩy nhanh tốc độ làm việc, mà ngược lại nó còn làm giảm đáng kể hiệu quả của việc làm. Hơn thế nữa, sự nôn nóng và tâm trạng lo lắng này lại chính là nguyên nhân dẫn đến sự rối rắm trong suy nghĩ và mọi hành vi ứng xử của chúng ta.
Vì thế, ngay cả khi bạn đang có rất nhiều việc phải làm trong một thời gian nhất định, điều khôn ngoan hơn vẫn là duy trì sự bình tĩnh, sáng suốt để giải quyết tốt từng sự việc mà không để nảy sinh tâm trạng nôn nóng. Bạn cũng không cần thiết phải lo lắng về việc không thể hoàn thành tất cả mọi công việc. Xét cho cùng thì thời gian và năng lực, tốc độ làm việc của bạn cũng như những người cộng sự của bạn đều là những yếu tố có giới hạn. Chỉ cần bạn đã cố hết sức mình, cho dù kết quả có không được như mong muốn cũng hoàn toàn không phải là điều đáng trách.
Nếu bạn làm được như thế, điều chắc chắn là tốc độ giải quyết công việc của bạn sẽ đạt được đến mức tối ưu. Hơn thế nữa, bạn cũng sẽ loại trừ được không khí căng thẳng trong môi trường làm việc, tạo điều kiện cho những người cộng sự của bạn dễ dàng làm việc tốt hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc. Như vậy, rõ ràng là cho dù bạn không nôn nóng, không lo lắng mà công việc vẫn được tiến triển theo mức độ tốt nhất.
Ngược lại, sự nôn nóng và tâm trạng lo lắng luôn làm cho bạn mất đi sự bình tĩnh và sáng suốt. Vì thế, bạn không thể giải quyết công việc một cách có hiệu quả, đồng thời còn tạo ra bầu không khí căng thẳng trong môi trường làm việc, khiến cho các cộng sự của bạn cũng phải cảm thấy ngột ngạt và không thể làm việc một cách có hiệu quả nhất.
Vì thế, sự thật là ngay cả trong những lúc rất bận vì công việc bạn cũng không cần thiết và không nên để mình rơi vào khuynh hướng rối rắm, bởi vì điều đó hoàn toàn không có lợi cho công việc mà chỉ càng làm cho vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Bạn rất cần phải tiếp tục gia tăng khối lượng công việc theo như nhu cầu phát triển công việc đòi hỏi, nhưng đừng bao giờ rơi vào khuynh hướng bận rộn theo ý nghĩa như vừa được nêu trên.
Gửi ý kiến của bạn