- 1. Vèo trông lá rụng ngoài sân...
- 2. Thoát cũi sổ lồng
- 3. Những khuynh hướng thiện ác
- 4. Suối nguồn yêu thương
- 5. Trở lực của lòng thương yêu
- 6. Thương yêu và rộng mở tâm hồn
- 7. Nền tảng của mọi điều lành
- 8. Thương yêu và hiểu biết
- 9. Hiện thân của lòng thương yêu
- 10. Hát lên lời thương yêu
- 11. Thương người như thể thương thân
- 12. Lòng thương yêu chân thật
HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Nguyên Minh
Cách đây nhiều năm, tôi có tham gia việc tổ chức một lớp học tình thương ở địa phương vào dịp hè. Lớp học đặt trong khuôn viên một ngôi chùa. Trong số những người giảng dạy, ngoài tôi ra còn có một giáo viên nữ đã nghỉ hưu và một vị tăng sĩ. Tuy chỉ có ba người nhưng chúng tôi phải đảm nhận đến hơn trăm học sinh, chia thành nhiều lớp. Số tiết dạy khá nhiều và chúng tôi phải làm việc tích cực vì hầu như có rất ít thời gian để chuẩn bị bài. Không bao lâu, vị giáo viên về hưu khá lớn tuổi đã ngã bệnh và phải rời bục giảng. Tinh thần học tập của các em không cho phép chúng tôi bỏ lớp, và vì thế mà hai người còn lại buộc phải chia nhau tất cả số tiết dạy.
Khoảng một tháng trước khi khóa học kết thúc thì vị tăng sĩ ngã bệnh. Sau khi khám bệnh mới biết là thầy đã mắc bệnh lao phổi và bắt buộc phải điều trị dài hạn. Nhớ lại khoảng thời gian này, quả thật chưa bao giờ tôi phải làm việc nhiều đến như thế! Cũng may là tôi đã cố gắng cầm cự được cho đến khi kết thúc khóa học mà không phải buộc các em học sinh nghỉ học. Tuy nhiên, cái giá phải trả sau đó là chính tôi cũng không khỏi “tiều tụy” đi mất mấy tháng!
Thật ra, tất cả chúng tôi đều đã sai lầm. Chúng tôi đã không thực sự hiểu được ý nghĩa của câu “Thương người như thể thương thân”. Trong khi hết sức nhiệt tình giúp đỡ cho việc học tập của các em thì chúng tôi lại không quan tâm đúng mức đến chính bản thân mình! Chúng tôi đã đối xử bất công với chính mình mà không thấy được rằng đó cũng chính là thiếu sự thương yêu!
Nhiều năm sau, mỗi khi gặp nhau chúng tôi vẫn thường nhắc lại câu chuyện về lớp học tình thương “quá tải” như một kinh nghiệm thực tiễn quý giá. Chính kinh nghiệm này đã giúp tôi hiểu ra và điều chỉnh lại một cách hợp lý hơn mọi sinh hoạt của mình trong cuộc sống.
Trong thực tế, rất nhiều người trong chúng ta khi nhiệt tình lao vào hoạt động xã hội hay phụng sự những lý tưởng cao đẹp cũng rất thường quên đi bản thân mình, và đây thật ra không phải là một thái độ sáng suốt. Chỉ biết quan tâm đến bản thân mình mà không nghĩ đến người khác, tất nhiên đã là sai lầm. Nhưng lao vào công việc vì người khác mà không quan tâm đến bản thân cũng là một sai lầm khác. Cả hai sai lầm này đều không thể dẫn đến kết quả hoàn toàn tốt đẹp.
Vì thế, người thực sự có lòng thương yêu chính là phải biết yêu người, yêu mình. Khi đã nhận thức đúng về sự tương quan tồn tại trong toàn thể thì chúng ta không có lý do gì để duy trì một sự “phân biệt đối xử”, cho dù là đối với chính bản thân mình!
Chúng ta đã nói nhiều đến lòng thương yêu và sự quan tâm đến người khác như một biểu hiện của lòng thương yêu. Đây chính là những gì mà bất cứ ai trong chúng ta khi thực hành lòng thương yêu đều phải lưu tâm học hỏi, rèn luyện. Tuy nhiên, sai lầm thường gặp đối với người thực hành lòng thương yêu trong giai đoạn tiếp theo sau đó lại chính là sự thiếu quan tâm đến chính bản thân mình!
Sự quan tâm đúng mức đến bản thân chính là điều kiện tất yếu cho sự tu dưỡng và hoàn thiện. Trong khi sự tu dưỡng và hoàn thiện bản thân lại chính là yếu tố quyết định để có thể duy trì, nuôi dưỡng và thực hành lòng thương yêu. Nếu không có sự thường xuyên tu dưỡng và hoàn thiện, lòng thương yêu đã sinh khởi của bạn sẽ giống như một bếp lửa đã bị rút hết củi, chắc chắn sẽ tàn lụi đi trong chốc lát.
Quan tâm đúng mức đến bản thân không có nghĩa là sống buông thả hoặc thỏa mãn mọi nhu cầu của cơ thể. Trong thực tế, có những nhu cầu mà chúng ta nhất thiết phải đáp ứng, vì chúng là điều kiện tối thiểu để duy trì sức khỏe và sự minh mẫn của trí óc. Nhưng cũng có rất nhiều nhu cầu khác vốn dĩ chỉ nảy sinh do thói quen, tập quán hay do chịu sự ảnh hưởng từ người khác. Quan tâm đúng mức đến bản thân chính là biết phân biệt các nhu cầu của bản thân và đáp ứng chúng sao cho có thể luôn duy trì được một tinh thần minh mẫn trong một thể xác lành mạnh và cường tráng, nhưng hoàn toàn không phải là sống buông thả, hưởng thụ.
Mặt khác, sự tu dưỡng bản thân có ý nghĩa quan trọng quyết định trong việc giúp bạn thực hành lòng thương yêu của mình một cách có hiệu quả, nghĩa là có thể thực sự mang lại được niềm vui và làm vơi bớt khổ đau nơi người khác. Nếu một vị giáo sư dành trọn thời gian để giảng dạy mà tự mình không có sự rèn luyện, tiếp thu kiến thức mới, thì không bao lâu kho tri thức của ông ta sẽ cạn kiệt và trở nên lạc hậu, không thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy có hiệu quả. Vì thế, cách duy nhất để làm tốt công việc giảng dạy chính là phải dành thời gian thỏa đáng để bản thân mình cũng không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới. Điều này rất dễ nhận ra, vì nó sẽ được biểu hiện qua những buổi giảng sinh động và lôi cuốn thay vì là khô khan, nhàm chán và buồn tẻ.
Tương tự như vậy, nếu bạn muốn mang lại niềm vui và giảm nhẹ khổ đau cho người khác, tự thân bạn cũng phải thường xuyên cảm nhận được niềm vui và sự giảm nhẹ đau khổ. Vì chỉ khi bạn thực sự biết cách để đạt được điều đó, bạn mới có thể hướng dẫn và giúp đỡ người khác trong tinh thần “cứu khổ, ban vui”.
Nguyên Minh
Thương người như thể thương thân
Sự phá vỡ ý thức chấp ngã không chỉ giúp chúng ta có thể mở lòng thương yêu người khác, mà thật ra còn có thể hiểu đó là sự thương yêu chính bản thân mình. Khi trong nhận thức của chúng ta đã không còn nữa một “cái ta” riêng rẽ, thì sự thương yêu mà chúng ta dành cho người khác cũng chính là cho bản thân mình, và sự tu dưỡng hoàn thiện hay bất cứ một điều tốt đẹp nào ta thực hiện cho bản thân vào lúc này lại cũng chính là vì tất cả mọi người. Vì thế mà câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” có thể xem là một cách diễn đạt chính xác nhất mối quan hệ hai chiều này.Cách đây nhiều năm, tôi có tham gia việc tổ chức một lớp học tình thương ở địa phương vào dịp hè. Lớp học đặt trong khuôn viên một ngôi chùa. Trong số những người giảng dạy, ngoài tôi ra còn có một giáo viên nữ đã nghỉ hưu và một vị tăng sĩ. Tuy chỉ có ba người nhưng chúng tôi phải đảm nhận đến hơn trăm học sinh, chia thành nhiều lớp. Số tiết dạy khá nhiều và chúng tôi phải làm việc tích cực vì hầu như có rất ít thời gian để chuẩn bị bài. Không bao lâu, vị giáo viên về hưu khá lớn tuổi đã ngã bệnh và phải rời bục giảng. Tinh thần học tập của các em không cho phép chúng tôi bỏ lớp, và vì thế mà hai người còn lại buộc phải chia nhau tất cả số tiết dạy.
Khoảng một tháng trước khi khóa học kết thúc thì vị tăng sĩ ngã bệnh. Sau khi khám bệnh mới biết là thầy đã mắc bệnh lao phổi và bắt buộc phải điều trị dài hạn. Nhớ lại khoảng thời gian này, quả thật chưa bao giờ tôi phải làm việc nhiều đến như thế! Cũng may là tôi đã cố gắng cầm cự được cho đến khi kết thúc khóa học mà không phải buộc các em học sinh nghỉ học. Tuy nhiên, cái giá phải trả sau đó là chính tôi cũng không khỏi “tiều tụy” đi mất mấy tháng!
Thật ra, tất cả chúng tôi đều đã sai lầm. Chúng tôi đã không thực sự hiểu được ý nghĩa của câu “Thương người như thể thương thân”. Trong khi hết sức nhiệt tình giúp đỡ cho việc học tập của các em thì chúng tôi lại không quan tâm đúng mức đến chính bản thân mình! Chúng tôi đã đối xử bất công với chính mình mà không thấy được rằng đó cũng chính là thiếu sự thương yêu!
Nhiều năm sau, mỗi khi gặp nhau chúng tôi vẫn thường nhắc lại câu chuyện về lớp học tình thương “quá tải” như một kinh nghiệm thực tiễn quý giá. Chính kinh nghiệm này đã giúp tôi hiểu ra và điều chỉnh lại một cách hợp lý hơn mọi sinh hoạt của mình trong cuộc sống.
Trong thực tế, rất nhiều người trong chúng ta khi nhiệt tình lao vào hoạt động xã hội hay phụng sự những lý tưởng cao đẹp cũng rất thường quên đi bản thân mình, và đây thật ra không phải là một thái độ sáng suốt. Chỉ biết quan tâm đến bản thân mình mà không nghĩ đến người khác, tất nhiên đã là sai lầm. Nhưng lao vào công việc vì người khác mà không quan tâm đến bản thân cũng là một sai lầm khác. Cả hai sai lầm này đều không thể dẫn đến kết quả hoàn toàn tốt đẹp.
Vì thế, người thực sự có lòng thương yêu chính là phải biết yêu người, yêu mình. Khi đã nhận thức đúng về sự tương quan tồn tại trong toàn thể thì chúng ta không có lý do gì để duy trì một sự “phân biệt đối xử”, cho dù là đối với chính bản thân mình!
Chúng ta đã nói nhiều đến lòng thương yêu và sự quan tâm đến người khác như một biểu hiện của lòng thương yêu. Đây chính là những gì mà bất cứ ai trong chúng ta khi thực hành lòng thương yêu đều phải lưu tâm học hỏi, rèn luyện. Tuy nhiên, sai lầm thường gặp đối với người thực hành lòng thương yêu trong giai đoạn tiếp theo sau đó lại chính là sự thiếu quan tâm đến chính bản thân mình!
Sự quan tâm đúng mức đến bản thân chính là điều kiện tất yếu cho sự tu dưỡng và hoàn thiện. Trong khi sự tu dưỡng và hoàn thiện bản thân lại chính là yếu tố quyết định để có thể duy trì, nuôi dưỡng và thực hành lòng thương yêu. Nếu không có sự thường xuyên tu dưỡng và hoàn thiện, lòng thương yêu đã sinh khởi của bạn sẽ giống như một bếp lửa đã bị rút hết củi, chắc chắn sẽ tàn lụi đi trong chốc lát.
Quan tâm đúng mức đến bản thân không có nghĩa là sống buông thả hoặc thỏa mãn mọi nhu cầu của cơ thể. Trong thực tế, có những nhu cầu mà chúng ta nhất thiết phải đáp ứng, vì chúng là điều kiện tối thiểu để duy trì sức khỏe và sự minh mẫn của trí óc. Nhưng cũng có rất nhiều nhu cầu khác vốn dĩ chỉ nảy sinh do thói quen, tập quán hay do chịu sự ảnh hưởng từ người khác. Quan tâm đúng mức đến bản thân chính là biết phân biệt các nhu cầu của bản thân và đáp ứng chúng sao cho có thể luôn duy trì được một tinh thần minh mẫn trong một thể xác lành mạnh và cường tráng, nhưng hoàn toàn không phải là sống buông thả, hưởng thụ.
Mặt khác, sự tu dưỡng bản thân có ý nghĩa quan trọng quyết định trong việc giúp bạn thực hành lòng thương yêu của mình một cách có hiệu quả, nghĩa là có thể thực sự mang lại được niềm vui và làm vơi bớt khổ đau nơi người khác. Nếu một vị giáo sư dành trọn thời gian để giảng dạy mà tự mình không có sự rèn luyện, tiếp thu kiến thức mới, thì không bao lâu kho tri thức của ông ta sẽ cạn kiệt và trở nên lạc hậu, không thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy có hiệu quả. Vì thế, cách duy nhất để làm tốt công việc giảng dạy chính là phải dành thời gian thỏa đáng để bản thân mình cũng không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới. Điều này rất dễ nhận ra, vì nó sẽ được biểu hiện qua những buổi giảng sinh động và lôi cuốn thay vì là khô khan, nhàm chán và buồn tẻ.
Tương tự như vậy, nếu bạn muốn mang lại niềm vui và giảm nhẹ khổ đau cho người khác, tự thân bạn cũng phải thường xuyên cảm nhận được niềm vui và sự giảm nhẹ đau khổ. Vì chỉ khi bạn thực sự biết cách để đạt được điều đó, bạn mới có thể hướng dẫn và giúp đỡ người khác trong tinh thần “cứu khổ, ban vui”.
Gửi ý kiến của bạn