- 1. Vèo trông lá rụng ngoài sân...
- 2. Thoát cũi sổ lồng
- 3. Những khuynh hướng thiện ác
- 4. Suối nguồn yêu thương
- 5. Trở lực của lòng thương yêu
- 6. Thương yêu và rộng mở tâm hồn
- 7. Nền tảng của mọi điều lành
- 8. Thương yêu và hiểu biết
- 9. Hiện thân của lòng thương yêu
- 10. Hát lên lời thương yêu
- 11. Thương người như thể thương thân
- 12. Lòng thương yêu chân thật
HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Nguyên Minh
Trong khi chúng ta thường nhận biết mọi sự vật quanh ta như là một thế giới bên ngoài luôn tồn tại trong quan hệ đối lập với bản thân ta như là trung tâm của đời sống, thì những sự chiêm nghiệm, phân tích khách quan về thực tại lại cho thấy sự thật hoàn toàn không phải như vậy.
Trước hết, mỗi chúng ta chưa bao giờ có thể là một chủ thể tồn tại độc lập trong cuộc sống. Cái gọi là “đời sống của ta” thật ra chỉ là một phần không thể tách rời của thực tại, và chỉ có thể tồn tại trong những mối tương quan nhất định với vô số thực thể khác. Bạn không bao giờ có thể hình dung được một sự tồn tại độc lập của bất kỳ một thực thể nào, cho dù đó chỉ là một lá cây, ngọn cỏ... Mỗi một thực thể chỉ có thể tồn tại dựa vào sự tồn tại của những thực thể khác, và bản thân mỗi thực thể cũng đồng thời là điều kiện cho sự tồn tại của toàn thể. Mối tương quan cùng tồn tại này là một quy luật thực tế hoàn toàn khách quan mà chúng ta chỉ có thể nhận biết chứ không bao giờ thay đổi được.
Hơn bao giờ hết, thời đại hiện nay của chúng ta đang chứng kiến những hệ quả rõ nét của quy luật tương quan này. Trong khi sự tàn phá môi trường đang diễn ra ở đâu đó rất xa xôi trên hành tinh thì những thay đổi về khí hậu, thời tiết lại từng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi chúng ta do tác hại của những sự tàn phá đó. Trong khi các nhà máy với khí thải độc hại mọc lên ngày càng nhiều ở các thành phố đông dân cư, thì lỗ thủng của tầng ozone khí quyển lại xuất hiện ở vùng Nam cực xa xăm. Và dù xuất hiện trên bầu trời Nam cực xa xăm, nhưng lỗ thủng của tầng ozone lại đang là mối đe dọa đến cuộc sống bình thường của tất cả chúng ta trên toàn thế giới...
Quy luật tương quan tồn tại này chi phối mọi thực thể trong vũ trụ, nên ngay cả trong thân thể này của chúng ta cũng không thể có bất cứ chi tiết nào có thể tồn tại độc lập. Và xét trong ý nghĩa này thì cũng không có bất cứ cơ quan nào có thể được xem là quan trọng hơn những cơ quan khác, mà tất cả đều cùng tồn tại trong một mối tương quan mật thiết, trong đó mỗi yếu tố đều là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của những yếu tố khác.
Khi chúng ta nhận rõ được quy luật tương quan này, chúng ta sẽ thấy được tính chất bình đẳng thực sự của muôn loài, muôn vật. Những sự khác biệt mà ta nhìn thấy về tính chất, địa vị, cấp bậc, danh tiếng... thực ra chỉ là những dáng vẻ bên ngoài, nhưng khi nhìn sâu vào bản chất thực sự thì tất cả đều bình đẳng như nhau, đều giữ những vai trò tương quan tất yếu trong sự tồn tại của toàn thể. Chính trong ý nghĩa này, bạn sẽ thấy một người phu quét đường không thể xem là kém phần quan trọng hơn vị kiến trúc sư trưởng của thành phố, cũng như một công nhân lắp máy không thể xem là kém phần quan trọng hơn vị kỹ sư đã thiết kế ra cỗ máy ấy... Tất cả là một sự tương quan cùng tồn tại, và mỗi một yếu tố trong toàn thể đều không thể mất đi mà không gây ra những ảnh hưởng nhất định cho tất cả.
Như vậy, rõ ràng là trong cái toàn thể của đời sống thì mỗi cá nhân chúng ta không thể là một chủ thể tồn tại độc lập, mà sự thật là sự tồn tại của chúng ta luôn phụ thuộc vào sự tồn tại của những yếu tố khác. Do đó, ý niệm về bản ngã như một chủ thể tồn tại độc lập trong đời sống là một ý niệm hoàn toàn sai lầm!
Mặt khác, trong mối tương quan chằng chịt giữa vô số những yếu tố của đời sống, chúng ta không thể nào vạch ra một ranh giới phân biệt giữa cái gọi là “ta” và những gì “không phải ta”.
Theo tập quán suy nghĩ thông thường, chúng ta luôn cho rằng cái cấu trúc vật thể bao gồm đầu mình và tứ chi này là thân thể của ta, và những gì bên ngoài nó là không phải ta. Chúng ta mặc nhiên chấp nhận một sự phân vạch như thế và xây dựng mọi ý niệm xoay quanh “cái ta” vật thể này. Thật không may, đó lại là một sự phân vạch sai lầm, và vì thế mà dẫn đến hầu hết những ý niệm của chúng ta cũng đều sai lầm.
Ngay khi chúng ta nói “thân thể của ta” thì về mặt ngôn ngữ điều này cũng đã thể hiện rõ “thân thể” và “ta” là hai đối tượng khác nhau. Bởi vì nếu thân thể này là “ta” thì ta không thể sở hữu chính ta, nên không thể nói là “của ta”. Nhưng đã nói “thân thể của ta” thì “cái ta” nhất thiết không phải là thân thể, mà phải là một đối tượng có khả năng sở hữu thân thể ấy, nên mới nói là “của ta”!
Hãy đưa một bàn tay lên và nhìn ngắm nó trong khi suy ngẫm về ý niệm này. Bàn tay đó là chính bạn hay là một vật thể mà bạn đang sở hữu? Nếu nói bàn tay là “ta” thì bạn sẽ nói sao về bàn chân, những ngón chân, ngón tay, cho đến cả những cơ quan nội tạng mà thông thường bạn không có khả năng nhìn thấy như tim, gan, phổi, thận...? Nếu tất cả những thứ ấy đều không phải là “ta”, vậy “cái ta” nằm ở một nơi nào khác chăng? Và nếu chúng là những vật thể mà bạn sở hữu, vậy chúng phải thuộc về “thế giới bên ngoài”, tương tự như những vật sở hữu khác, chẳng hạn như nhà của ta, xe của ta...
Bạn có thể sẽ cho rằng như vậy “cái ta” chắc hẳn nằm ở trên đầu, ở bộ não, nơi có khả năng đưa ra mệnh lệnh điều khiển các cơ quan khác. Thế nhưng, bạn có bao giờ điều khiển được hoạt động của lá gan, trái thận hay buồng phổi của bạn chăng? Và bộ não thật ra cũng chỉ là một kết cấu vật thể nào khác gì với những cơ quan khác. Có bao giờ bạn hình dung một cái đầu người tách khỏi thân thể mà có thể nói năng được chăng, đừng nói là để làm được chức năng “cái ta” mà bạn đang tìm kiếm.
Và chúng ta sẽ tạm dừng cuộc tìm kiếm “cái ta” ở đây, bởi sự thật đơn giản là không hề có một “cái ta” như một chủ thể tồn tại độc lập trong đời sống. Như chúng ta đã biết, tất cả chỉ có thể hiện hữu trong một mối tương quan cùng tồn tại. Và ý niệm về một “cái ta” đối lập với “thế giới bên ngoài” là một ý niệm sai lầm.
Mặc dù vậy, chính cái ý niệm sai lầm này đã và đang giam cầm tâm thức chúng ta trong một nhà tù chật hẹp là “cái ta” không thật có. Từ đó, chúng ta suy nghĩ và hành động xoay quanh trung tâm điểm là “cái ta” của mình, gây ra vô vàn những tác hại cho sự sống.
Hãy tưởng tượng, nếu như có một cơ quan nào đó trong thân thể bạn tự nhận rằng nó là quan trọng nhất và hoạt động theo cách như là vị chủ tể của cơ thể. Khi ấy, chắc chắn là toàn bộ cơ thể sẽ trở nên rối loạn và không thể phát triển một cách bình thường được. Bệnh ung thư là một ví dụ minh họa rõ nét cho trường hợp này, khi mà các tế bào của một cơ quan nào đó đột nhiên phát triển rất nhanh một cách bất thường. Và điều đó dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như thế nào thì hầu hết chúng ta đều đã rõ.
Thế nhưng, sự thật thì mỗi chúng ta đã và đang là một tế bào có nguy cơ ung thư trong cơ thể vũ trụ. Với ý thức chấp ngã,[1] chúng ta luôn suy nghĩ và hành động xoay quanh trung tâm điểm là “cái ta” của mình, tìm mọi cách để phát triển “cái ta” đó cho lớn mạnh hơn hết thảy mọi “cái ta” khác và tìm mọi cách để “sở hữu” hết thảy những gì đang hiện hữu quanh ta! Chỉ cần chúng ta thực hiện theo với những ảo tưởng này, chúng ta chắc chắn sẽ trở thành một trong những tế bào ung thư góp phần hủy hoại thực tại đang hiện hữu!
Và sự thật là thời đại của chúng ta đang chứng kiến những sự hủy hoại ngày càng khốc liệt hơn do chính con người gây ra. Với ý thức chấp ngã, chúng ta cho rằng chỉ có sự tồn tại và phát triển của con người là quan trọng nhất nên đã không ngần ngại tàn phá môi trường, vét cạn mọi tài nguyên thiên nhiên, giết hại động vật hoang dã, đánh bắt cạn kiệt các loài thủy hải sản... Trong khi thực hiện những việc ấy, chúng ta luôn ngỡ rằng đang thu hoạch được những mối lợi khổng lồ, nhưng sự thật là chúng ta đã trở thành những tế bào ung thư khủng khiếp hủy hoại ngôi nhà chung của muôn loài là trái đất này.
Trong những năm gần đây, liên tiếp xảy ra những trận bão lụt kinh người, những đợt hạn hán kéo dài, rồi đủ các loại dịch bệnh trước đây chưa từng có trong lịch sử...[2] Những điều đó không chỉ gây hại riêng cho con người mà còn ảnh hưởng đến hết thảy mọi sinh vật khác. Ngoài ra còn phải kể đến những mối nguy cơ đang ngày càng lớn dần như hiện tượng nhiệt độ toàn cầu nóng dần lên, mực nước biển dâng cao, sự thay đổi khí hậu ngày càng thất thường, những nguồn nước sạch cũng như nhiều nguồn tài nguyên khác đang cạn dần không còn khả năng hồi phục...
Tất cả những điều đó hoàn toàn không chỉ là những hiện tượng tự nhiên, mà chính là kết quả những hành vi “có lợi” của con người. Chúng ta phá rừng để thu về những nguồn lợi kếch sù, xây dựng hàng loạt nhà máy cũng để mang lại những lợi nhuận to lớn và phục vụ tốt hơn đời sống con người... Nhưng tất cả những gì mà chúng ta đã làm thực sự là đang mang lại những tai họa thảm khốc gấp nhiều lần so với những gì mà chúng ta đạt được.
Quả thật, nếu con người không tự nhận lấy địa vị độc tôn về mình và biết chấp nhận “sống chung hòa bình” với muôn loài trên trái đất thì những thảm họa như thế chắc chắn đã không thể xảy ra!
Ý thức chấp ngã cũng dễ dàng biến chúng ta thành những tế bào ung thư hủy hoại gia đình, hủy hoại cộng đồng, hủy hoại đất nước... Chỉ vì ôm ấp vun bồi cho một “cái ta” không thực có mà ta sẵn sàng làm vô số những việc lẽ ra không nên làm. Để giành lấy những lợi ích cho “cái ta”, anh em trong gia đình không ngần ngại xung đột lẫn nhau, người trong một cộng đồng thẳng tay tranh chấp với nhau, cho đến biết bao người trong xã hội sẵn sàng nhúng tay vào những tội ác như tham nhũng, phản bội, lường gạt... bất chấp sự tổn hại cho vô số những người khác, tất cả cũng chỉ vì sự vun đắp cho một “cái ta” vốn dĩ không thực có!
Quả thật, nếu chúng ta có thể nhận ra được sự tương quan mật thiết giữa “cái ta” này với mọi người, mọi vật quanh ta, biết được rằng “cái ta” vốn không thể nào tồn tại riêng lẻ, rằng sự an vui hạnh phúc của ta luôn gắn chặt với mọi người, mọi vật quanh ta, ta cũng sẽ đồng thời nhận biết được rằng cuộc sống an vui hạnh phúc chân thật không thể nào có được bằng cách gây hại cho môi trường, gây hại cho những người thân trong gia đình, trong cộng đồng hoặc trong xã hội mà ta đang sống!
Nhận thức đúng về việc không có một “cái ta” tồn tại độc lập, hay tinh thần vô ngã,[3] hoàn toàn không có nghĩa là phủ nhận sự hiện hữu của từng cá nhân trong vũ trụ, hoặc đi đến chủ thuyết hư vô như nhiều người lầm tưởng. Vô ngã ở đây là một sự thật khách quan, được đạt đến bằng sự nhận biết và phân tích thực tại đúng như nó đang hiện hữu mà không thông qua bất cứ một lăng kính học thuyết hay tư tưởng, tín ngưỡng nào. Bởi vì hết thảy muôn loài, muôn vật đều cùng nhau tồn tại trong một mối tương quan mật thiết với nhau, nên không thể có bất cứ thực thể nào trong đó có thể xem là chủ tể, là trung tâm, và do đó cũng không hề có một “cái ta” như hầu hết chúng ta đang ôm ấp.
Trong Đạo đức kinh, chương 7, Lão Tử viết: “Bậc thánh nhân đặt mình ra sau mà được tới trước, loại thân mình ra ngoài mà được thường còn.”[4] Và theo ông thì đó gọi là: “... vì không lo cho riêng mình nên mới có thể thành tựu được cho mình.”[5] Đây há chẳng phải là một ý niệm vô ngã như vừa nói trên đó sao?
Khi hiểu rõ và thực hành tinh thần vô ngã, chúng ta thực sự được giải phóng khỏi những ràng buộc chật hẹp trong giới hạn của “cái ta” nhỏ nhoi. Niềm vui trong cuộc sống của chúng ta trở nên tương thông với toàn thể thực tại sinh động. Chúng ta buông bỏ được tất cả những khao khát, ham muốn vốn dĩ được hình thành từ ảo tưởng về một “cái ta” không thực có.
Không còn những khao khát, ham muốn sai lầm, chúng ta sẽ không còn phải ôm ấp những thất vọng tràn trề hay buồn đau chán nản. Thay vì vậy, chúng ta có được niềm vui nhẹ nhàng chỉ đơn giản qua sự cảm nhận thực tại sinh động quanh ta đang hiện hữu trong một nhịp điệu chuyển động chung của toàn vũ trụ. Chúng ta dễ dàng hòa nhập với thiên nhiên, với môi trường, vì biết rằng thiên nhiên hay môi trường không phải là những đối tượng tách biệt một với “cái ta” riêng lẻ. Chúng ta dễ dàng cảm thông chia sẻ với hết thảy mọi người quanh ta vì biết rằng họ cũng là một phần của chính ta, vì những niềm vui nỗi buồn của họ và của ta vốn không hề tách biệt. Ta hài lòng vì nhận ra được cái ta đích thực luôn tương thông và hòa nhập với thực tại bao la, nên không còn bị cuốn hút vào sự ôm ấp vun bồi cho một “cái ta” nhỏ nhoi vốn là không thực có.
Vì thế, tinh thần vô ngã không phải là phủ nhận sự hiện hữu của cá nhân, mà chính là xác nhận một cách đúng thật vị trí của mỗi cá nhân trong toàn thể. Tâm thức của chúng ta vốn không hề chịu sự trói buộc bởi không gian hay thời gian, chỉ vì ý thức chấp ngã mà chúng ta đã tự vạch ra những ranh giới để giới hạn chính mình. Cũng như nước trong đại dương vốn mênh mông không hình thể, nhưng nếu ta mang chứa vào trong cái bình tròn nhỏ hẹp, sẽ thấy giống như nước có hình tròn. Người có hiểu biết sẽ thấy rõ được điều đó và không bao giờ vì thế mà cho rằng nước vốn có hình tròn. Hiểu rõ và thực hành tinh thần vô ngã sẽ giúp ta đập vỡ cái bình chứa nhỏ hẹp kia và trả nước về với đại dương mênh mông vốn có, nhờ đó mà có thể đạt đến một cuộc sống an vui hạnh phúc, không ràng buộc, ngăn ngại.
Người đầu tiên nhận biết và truyền dạy tinh thần vô ngã chính là đức Phật Thích-ca Mâu-ni, người khai sáng đạo Phật cách đây hơn 2.500 năm. Trong kinh Pháp cú có bài kệ số 154 ghi lại cảm hứng của đức Phật sau khi phá vỡ lớp vỏ bọc chấp ngã để đạt đến sự giải thoát hoàn toàn trong tinh thần vô ngã:
Ôi người làm nhà kia,
Nay ta đã thấy ngươi !
Ngươi không làm nhà nữa,
Đòn tay ngươi bị gãy,
Kèo cột ngươi bị tan,
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.[6]
Căn nhà đã bị ngài phá hủy và vĩnh viễn không còn được xây dựng lại, đó chính là tù ngục muôn đời đã giam hãm tâm thức chúng ta.
Người xây dựng căn nhà tù ngục ấy đã được ngài nhận biết và chỉ rõ chính là vô minh, hay sự si mê tăm tối, không nhận biết được thực tại đúng thật như nó đang hiện hữu. Khi ánh sáng trí tuệ chiếu phá được bức màn vô minh muôn kiếp thì nguyên nhân cơ bản xem như đã được diệt trừ, và do đó mà vĩnh viễn sẽ không còn ai “làm nhà” nữa.
Những vật liệu để xây dựng căn nhà tù ngục đó không gì khác hơn là sự khao khát, ham muốn (ái dục), là vô số phiền não trong đời sống, là ý niệm sai lầm ôm ấp thân thể và tâm thức này như một “cái ta” riêng biệt... Tất cả những thứ ấy đã đồng loạt bị ngài phá sạch, và do đó mà có thể dứt sạch mọi tham ái, đạt đến sự tịch diệt, giải thoát rốt ráo.
Mỗi chúng ta đều đang sống trong căn nhà tù ngục của chính mình, và bước khởi đầu hướng đến sự giải phóng tự thân không gì khác hơn là phải quán chiếu và thực hành tinh thần vô ngã.
Việc trừ bỏ ý thức chấp ngã sai lầm vốn đã ăn sâu vào tâm thức tất nhiên không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể sáng suốt nhận rõ sai lầm, biết quán chiếu thực tại để nhận ra bản chất thực sự của đời sống, chúng ta sẽ hoàn toàn có khả năng phá vỡ lớp vỏ bọc chấp ngã để thoát cũi sổ lồng, bước vào một cuộc sống mới đầy tự do phóng khoáng với sự thanh thản, an vui và hạnh phúc chân thật.
Nguyên Minh
Thoát cũi sổ lồng
Sự hình thành ý thức sở hữu và lòng ham muốn có vẻ như là một khuynh hướng tự nhiên của mọi con người. Tuy nhiên, trong thực tế thì đây lại là hệ quả của một trong những ý niệm sai lầm căn bản nhất mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Đó chính là ý niệm cho rằng có một bản ngã chủ thể tồn tại độc lập trong đời sống.Trong khi chúng ta thường nhận biết mọi sự vật quanh ta như là một thế giới bên ngoài luôn tồn tại trong quan hệ đối lập với bản thân ta như là trung tâm của đời sống, thì những sự chiêm nghiệm, phân tích khách quan về thực tại lại cho thấy sự thật hoàn toàn không phải như vậy.
Trước hết, mỗi chúng ta chưa bao giờ có thể là một chủ thể tồn tại độc lập trong cuộc sống. Cái gọi là “đời sống của ta” thật ra chỉ là một phần không thể tách rời của thực tại, và chỉ có thể tồn tại trong những mối tương quan nhất định với vô số thực thể khác. Bạn không bao giờ có thể hình dung được một sự tồn tại độc lập của bất kỳ một thực thể nào, cho dù đó chỉ là một lá cây, ngọn cỏ... Mỗi một thực thể chỉ có thể tồn tại dựa vào sự tồn tại của những thực thể khác, và bản thân mỗi thực thể cũng đồng thời là điều kiện cho sự tồn tại của toàn thể. Mối tương quan cùng tồn tại này là một quy luật thực tế hoàn toàn khách quan mà chúng ta chỉ có thể nhận biết chứ không bao giờ thay đổi được.
Hơn bao giờ hết, thời đại hiện nay của chúng ta đang chứng kiến những hệ quả rõ nét của quy luật tương quan này. Trong khi sự tàn phá môi trường đang diễn ra ở đâu đó rất xa xôi trên hành tinh thì những thay đổi về khí hậu, thời tiết lại từng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi chúng ta do tác hại của những sự tàn phá đó. Trong khi các nhà máy với khí thải độc hại mọc lên ngày càng nhiều ở các thành phố đông dân cư, thì lỗ thủng của tầng ozone khí quyển lại xuất hiện ở vùng Nam cực xa xăm. Và dù xuất hiện trên bầu trời Nam cực xa xăm, nhưng lỗ thủng của tầng ozone lại đang là mối đe dọa đến cuộc sống bình thường của tất cả chúng ta trên toàn thế giới...
Quy luật tương quan tồn tại này chi phối mọi thực thể trong vũ trụ, nên ngay cả trong thân thể này của chúng ta cũng không thể có bất cứ chi tiết nào có thể tồn tại độc lập. Và xét trong ý nghĩa này thì cũng không có bất cứ cơ quan nào có thể được xem là quan trọng hơn những cơ quan khác, mà tất cả đều cùng tồn tại trong một mối tương quan mật thiết, trong đó mỗi yếu tố đều là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của những yếu tố khác.
Khi chúng ta nhận rõ được quy luật tương quan này, chúng ta sẽ thấy được tính chất bình đẳng thực sự của muôn loài, muôn vật. Những sự khác biệt mà ta nhìn thấy về tính chất, địa vị, cấp bậc, danh tiếng... thực ra chỉ là những dáng vẻ bên ngoài, nhưng khi nhìn sâu vào bản chất thực sự thì tất cả đều bình đẳng như nhau, đều giữ những vai trò tương quan tất yếu trong sự tồn tại của toàn thể. Chính trong ý nghĩa này, bạn sẽ thấy một người phu quét đường không thể xem là kém phần quan trọng hơn vị kiến trúc sư trưởng của thành phố, cũng như một công nhân lắp máy không thể xem là kém phần quan trọng hơn vị kỹ sư đã thiết kế ra cỗ máy ấy... Tất cả là một sự tương quan cùng tồn tại, và mỗi một yếu tố trong toàn thể đều không thể mất đi mà không gây ra những ảnh hưởng nhất định cho tất cả.
Như vậy, rõ ràng là trong cái toàn thể của đời sống thì mỗi cá nhân chúng ta không thể là một chủ thể tồn tại độc lập, mà sự thật là sự tồn tại của chúng ta luôn phụ thuộc vào sự tồn tại của những yếu tố khác. Do đó, ý niệm về bản ngã như một chủ thể tồn tại độc lập trong đời sống là một ý niệm hoàn toàn sai lầm!
Mặt khác, trong mối tương quan chằng chịt giữa vô số những yếu tố của đời sống, chúng ta không thể nào vạch ra một ranh giới phân biệt giữa cái gọi là “ta” và những gì “không phải ta”.
Theo tập quán suy nghĩ thông thường, chúng ta luôn cho rằng cái cấu trúc vật thể bao gồm đầu mình và tứ chi này là thân thể của ta, và những gì bên ngoài nó là không phải ta. Chúng ta mặc nhiên chấp nhận một sự phân vạch như thế và xây dựng mọi ý niệm xoay quanh “cái ta” vật thể này. Thật không may, đó lại là một sự phân vạch sai lầm, và vì thế mà dẫn đến hầu hết những ý niệm của chúng ta cũng đều sai lầm.
Ngay khi chúng ta nói “thân thể của ta” thì về mặt ngôn ngữ điều này cũng đã thể hiện rõ “thân thể” và “ta” là hai đối tượng khác nhau. Bởi vì nếu thân thể này là “ta” thì ta không thể sở hữu chính ta, nên không thể nói là “của ta”. Nhưng đã nói “thân thể của ta” thì “cái ta” nhất thiết không phải là thân thể, mà phải là một đối tượng có khả năng sở hữu thân thể ấy, nên mới nói là “của ta”!
Hãy đưa một bàn tay lên và nhìn ngắm nó trong khi suy ngẫm về ý niệm này. Bàn tay đó là chính bạn hay là một vật thể mà bạn đang sở hữu? Nếu nói bàn tay là “ta” thì bạn sẽ nói sao về bàn chân, những ngón chân, ngón tay, cho đến cả những cơ quan nội tạng mà thông thường bạn không có khả năng nhìn thấy như tim, gan, phổi, thận...? Nếu tất cả những thứ ấy đều không phải là “ta”, vậy “cái ta” nằm ở một nơi nào khác chăng? Và nếu chúng là những vật thể mà bạn sở hữu, vậy chúng phải thuộc về “thế giới bên ngoài”, tương tự như những vật sở hữu khác, chẳng hạn như nhà của ta, xe của ta...
Bạn có thể sẽ cho rằng như vậy “cái ta” chắc hẳn nằm ở trên đầu, ở bộ não, nơi có khả năng đưa ra mệnh lệnh điều khiển các cơ quan khác. Thế nhưng, bạn có bao giờ điều khiển được hoạt động của lá gan, trái thận hay buồng phổi của bạn chăng? Và bộ não thật ra cũng chỉ là một kết cấu vật thể nào khác gì với những cơ quan khác. Có bao giờ bạn hình dung một cái đầu người tách khỏi thân thể mà có thể nói năng được chăng, đừng nói là để làm được chức năng “cái ta” mà bạn đang tìm kiếm.
Và chúng ta sẽ tạm dừng cuộc tìm kiếm “cái ta” ở đây, bởi sự thật đơn giản là không hề có một “cái ta” như một chủ thể tồn tại độc lập trong đời sống. Như chúng ta đã biết, tất cả chỉ có thể hiện hữu trong một mối tương quan cùng tồn tại. Và ý niệm về một “cái ta” đối lập với “thế giới bên ngoài” là một ý niệm sai lầm.
Mặc dù vậy, chính cái ý niệm sai lầm này đã và đang giam cầm tâm thức chúng ta trong một nhà tù chật hẹp là “cái ta” không thật có. Từ đó, chúng ta suy nghĩ và hành động xoay quanh trung tâm điểm là “cái ta” của mình, gây ra vô vàn những tác hại cho sự sống.
Hãy tưởng tượng, nếu như có một cơ quan nào đó trong thân thể bạn tự nhận rằng nó là quan trọng nhất và hoạt động theo cách như là vị chủ tể của cơ thể. Khi ấy, chắc chắn là toàn bộ cơ thể sẽ trở nên rối loạn và không thể phát triển một cách bình thường được. Bệnh ung thư là một ví dụ minh họa rõ nét cho trường hợp này, khi mà các tế bào của một cơ quan nào đó đột nhiên phát triển rất nhanh một cách bất thường. Và điều đó dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như thế nào thì hầu hết chúng ta đều đã rõ.
Thế nhưng, sự thật thì mỗi chúng ta đã và đang là một tế bào có nguy cơ ung thư trong cơ thể vũ trụ. Với ý thức chấp ngã,[1] chúng ta luôn suy nghĩ và hành động xoay quanh trung tâm điểm là “cái ta” của mình, tìm mọi cách để phát triển “cái ta” đó cho lớn mạnh hơn hết thảy mọi “cái ta” khác và tìm mọi cách để “sở hữu” hết thảy những gì đang hiện hữu quanh ta! Chỉ cần chúng ta thực hiện theo với những ảo tưởng này, chúng ta chắc chắn sẽ trở thành một trong những tế bào ung thư góp phần hủy hoại thực tại đang hiện hữu!
Và sự thật là thời đại của chúng ta đang chứng kiến những sự hủy hoại ngày càng khốc liệt hơn do chính con người gây ra. Với ý thức chấp ngã, chúng ta cho rằng chỉ có sự tồn tại và phát triển của con người là quan trọng nhất nên đã không ngần ngại tàn phá môi trường, vét cạn mọi tài nguyên thiên nhiên, giết hại động vật hoang dã, đánh bắt cạn kiệt các loài thủy hải sản... Trong khi thực hiện những việc ấy, chúng ta luôn ngỡ rằng đang thu hoạch được những mối lợi khổng lồ, nhưng sự thật là chúng ta đã trở thành những tế bào ung thư khủng khiếp hủy hoại ngôi nhà chung của muôn loài là trái đất này.
Trong những năm gần đây, liên tiếp xảy ra những trận bão lụt kinh người, những đợt hạn hán kéo dài, rồi đủ các loại dịch bệnh trước đây chưa từng có trong lịch sử...[2] Những điều đó không chỉ gây hại riêng cho con người mà còn ảnh hưởng đến hết thảy mọi sinh vật khác. Ngoài ra còn phải kể đến những mối nguy cơ đang ngày càng lớn dần như hiện tượng nhiệt độ toàn cầu nóng dần lên, mực nước biển dâng cao, sự thay đổi khí hậu ngày càng thất thường, những nguồn nước sạch cũng như nhiều nguồn tài nguyên khác đang cạn dần không còn khả năng hồi phục...
Tất cả những điều đó hoàn toàn không chỉ là những hiện tượng tự nhiên, mà chính là kết quả những hành vi “có lợi” của con người. Chúng ta phá rừng để thu về những nguồn lợi kếch sù, xây dựng hàng loạt nhà máy cũng để mang lại những lợi nhuận to lớn và phục vụ tốt hơn đời sống con người... Nhưng tất cả những gì mà chúng ta đã làm thực sự là đang mang lại những tai họa thảm khốc gấp nhiều lần so với những gì mà chúng ta đạt được.
Quả thật, nếu con người không tự nhận lấy địa vị độc tôn về mình và biết chấp nhận “sống chung hòa bình” với muôn loài trên trái đất thì những thảm họa như thế chắc chắn đã không thể xảy ra!
Ý thức chấp ngã cũng dễ dàng biến chúng ta thành những tế bào ung thư hủy hoại gia đình, hủy hoại cộng đồng, hủy hoại đất nước... Chỉ vì ôm ấp vun bồi cho một “cái ta” không thực có mà ta sẵn sàng làm vô số những việc lẽ ra không nên làm. Để giành lấy những lợi ích cho “cái ta”, anh em trong gia đình không ngần ngại xung đột lẫn nhau, người trong một cộng đồng thẳng tay tranh chấp với nhau, cho đến biết bao người trong xã hội sẵn sàng nhúng tay vào những tội ác như tham nhũng, phản bội, lường gạt... bất chấp sự tổn hại cho vô số những người khác, tất cả cũng chỉ vì sự vun đắp cho một “cái ta” vốn dĩ không thực có!
Quả thật, nếu chúng ta có thể nhận ra được sự tương quan mật thiết giữa “cái ta” này với mọi người, mọi vật quanh ta, biết được rằng “cái ta” vốn không thể nào tồn tại riêng lẻ, rằng sự an vui hạnh phúc của ta luôn gắn chặt với mọi người, mọi vật quanh ta, ta cũng sẽ đồng thời nhận biết được rằng cuộc sống an vui hạnh phúc chân thật không thể nào có được bằng cách gây hại cho môi trường, gây hại cho những người thân trong gia đình, trong cộng đồng hoặc trong xã hội mà ta đang sống!
Nhận thức đúng về việc không có một “cái ta” tồn tại độc lập, hay tinh thần vô ngã,[3] hoàn toàn không có nghĩa là phủ nhận sự hiện hữu của từng cá nhân trong vũ trụ, hoặc đi đến chủ thuyết hư vô như nhiều người lầm tưởng. Vô ngã ở đây là một sự thật khách quan, được đạt đến bằng sự nhận biết và phân tích thực tại đúng như nó đang hiện hữu mà không thông qua bất cứ một lăng kính học thuyết hay tư tưởng, tín ngưỡng nào. Bởi vì hết thảy muôn loài, muôn vật đều cùng nhau tồn tại trong một mối tương quan mật thiết với nhau, nên không thể có bất cứ thực thể nào trong đó có thể xem là chủ tể, là trung tâm, và do đó cũng không hề có một “cái ta” như hầu hết chúng ta đang ôm ấp.
Trong Đạo đức kinh, chương 7, Lão Tử viết: “Bậc thánh nhân đặt mình ra sau mà được tới trước, loại thân mình ra ngoài mà được thường còn.”[4] Và theo ông thì đó gọi là: “... vì không lo cho riêng mình nên mới có thể thành tựu được cho mình.”[5] Đây há chẳng phải là một ý niệm vô ngã như vừa nói trên đó sao?
Khi hiểu rõ và thực hành tinh thần vô ngã, chúng ta thực sự được giải phóng khỏi những ràng buộc chật hẹp trong giới hạn của “cái ta” nhỏ nhoi. Niềm vui trong cuộc sống của chúng ta trở nên tương thông với toàn thể thực tại sinh động. Chúng ta buông bỏ được tất cả những khao khát, ham muốn vốn dĩ được hình thành từ ảo tưởng về một “cái ta” không thực có.
Không còn những khao khát, ham muốn sai lầm, chúng ta sẽ không còn phải ôm ấp những thất vọng tràn trề hay buồn đau chán nản. Thay vì vậy, chúng ta có được niềm vui nhẹ nhàng chỉ đơn giản qua sự cảm nhận thực tại sinh động quanh ta đang hiện hữu trong một nhịp điệu chuyển động chung của toàn vũ trụ. Chúng ta dễ dàng hòa nhập với thiên nhiên, với môi trường, vì biết rằng thiên nhiên hay môi trường không phải là những đối tượng tách biệt một với “cái ta” riêng lẻ. Chúng ta dễ dàng cảm thông chia sẻ với hết thảy mọi người quanh ta vì biết rằng họ cũng là một phần của chính ta, vì những niềm vui nỗi buồn của họ và của ta vốn không hề tách biệt. Ta hài lòng vì nhận ra được cái ta đích thực luôn tương thông và hòa nhập với thực tại bao la, nên không còn bị cuốn hút vào sự ôm ấp vun bồi cho một “cái ta” nhỏ nhoi vốn là không thực có.
Vì thế, tinh thần vô ngã không phải là phủ nhận sự hiện hữu của cá nhân, mà chính là xác nhận một cách đúng thật vị trí của mỗi cá nhân trong toàn thể. Tâm thức của chúng ta vốn không hề chịu sự trói buộc bởi không gian hay thời gian, chỉ vì ý thức chấp ngã mà chúng ta đã tự vạch ra những ranh giới để giới hạn chính mình. Cũng như nước trong đại dương vốn mênh mông không hình thể, nhưng nếu ta mang chứa vào trong cái bình tròn nhỏ hẹp, sẽ thấy giống như nước có hình tròn. Người có hiểu biết sẽ thấy rõ được điều đó và không bao giờ vì thế mà cho rằng nước vốn có hình tròn. Hiểu rõ và thực hành tinh thần vô ngã sẽ giúp ta đập vỡ cái bình chứa nhỏ hẹp kia và trả nước về với đại dương mênh mông vốn có, nhờ đó mà có thể đạt đến một cuộc sống an vui hạnh phúc, không ràng buộc, ngăn ngại.
Người đầu tiên nhận biết và truyền dạy tinh thần vô ngã chính là đức Phật Thích-ca Mâu-ni, người khai sáng đạo Phật cách đây hơn 2.500 năm. Trong kinh Pháp cú có bài kệ số 154 ghi lại cảm hứng của đức Phật sau khi phá vỡ lớp vỏ bọc chấp ngã để đạt đến sự giải thoát hoàn toàn trong tinh thần vô ngã:
Ôi người làm nhà kia,
Nay ta đã thấy ngươi !
Ngươi không làm nhà nữa,
Đòn tay ngươi bị gãy,
Kèo cột ngươi bị tan,
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.[6]
Căn nhà đã bị ngài phá hủy và vĩnh viễn không còn được xây dựng lại, đó chính là tù ngục muôn đời đã giam hãm tâm thức chúng ta.
Người xây dựng căn nhà tù ngục ấy đã được ngài nhận biết và chỉ rõ chính là vô minh, hay sự si mê tăm tối, không nhận biết được thực tại đúng thật như nó đang hiện hữu. Khi ánh sáng trí tuệ chiếu phá được bức màn vô minh muôn kiếp thì nguyên nhân cơ bản xem như đã được diệt trừ, và do đó mà vĩnh viễn sẽ không còn ai “làm nhà” nữa.
Những vật liệu để xây dựng căn nhà tù ngục đó không gì khác hơn là sự khao khát, ham muốn (ái dục), là vô số phiền não trong đời sống, là ý niệm sai lầm ôm ấp thân thể và tâm thức này như một “cái ta” riêng biệt... Tất cả những thứ ấy đã đồng loạt bị ngài phá sạch, và do đó mà có thể dứt sạch mọi tham ái, đạt đến sự tịch diệt, giải thoát rốt ráo.
Mỗi chúng ta đều đang sống trong căn nhà tù ngục của chính mình, và bước khởi đầu hướng đến sự giải phóng tự thân không gì khác hơn là phải quán chiếu và thực hành tinh thần vô ngã.
Việc trừ bỏ ý thức chấp ngã sai lầm vốn đã ăn sâu vào tâm thức tất nhiên không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể sáng suốt nhận rõ sai lầm, biết quán chiếu thực tại để nhận ra bản chất thực sự của đời sống, chúng ta sẽ hoàn toàn có khả năng phá vỡ lớp vỏ bọc chấp ngã để thoát cũi sổ lồng, bước vào một cuộc sống mới đầy tự do phóng khoáng với sự thanh thản, an vui và hạnh phúc chân thật.
Gửi ý kiến của bạn