HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh
Sự chuyển hóa từ một yếu tố tiêu cực sang tích cực, từ cái xấu sang cái tốt, không diễn ra như một quá trình tự nhiên. Nghĩa là bạn không thể ngồi yên để chờ đợi chúng xảy ra theo thời gian. Cần phải có những nỗ lực đúng hướng mới có thể mang lại sự chuyển hóa mà chúng ta mong muốn.
Lấy ví dụ, bạn muốn bỏ thuốc lá. Bạn cần thực hiện quá trình chuyển hóa từ một việc xấu là nghiện thuốc, bởi vì nó gây hại cho sức khỏe, sang một việc tốt là không hút thuốc, bởi vì nó có lợi cho sức khỏe. Chúng ta sẽ xem xét quá trình này qua một số giai đoạn cụ thể trước khi có thể đạt đến mục đích cuối cùng.
Trước hết, bạn cần có những hiểu biết, những thông tin đúng đắn về tác hại của thuốc lá. Không có những hiểu biết này, bạn sẽ thấy không cần bỏ thuốc, bởi vì bạn không thấy được tác hại của nó. Vì vậy, bước đầu tiên này là quan trọng, và bạn cần có càng nhiều càng tốt những thông tin chính xác về tác hại của thuốc lá. Bởi vì, càng hiểu biết nhiều và sâu sắc, bạn càng có động lực mạnh mẽ hơn trong việc bỏ thuốc. Lấy ví dụ, nếu động cơ bỏ thuốc của bạn chỉ là để giảm bớt chi tiêu, bạn sẽ không đủ ý chí để vượt qua những trở lực trong quá trình bỏ thuốc. Một động cơ nông cạn như thế chỉ có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá. Như vậy, bước đầu tiên của một quá trình chuyển hóa chính là sự học hỏi, thu thập thông tin để nhận thức đúng về vấn đề.
Tiếp theo, bạn cần phải xem xét, phân tích và kiểm nghiệm lại những thông tin đã có được, nhằm mục đích củng cố niềm tin về những hiểu biết đã có được. Chẳng hạn, bạn có thể quan sát tự thân để xác nhận những tác hại của thuốc lá. Có đúng là thuốc lá có hại cho sức khỏe? Gây bệnh phổi? Nguy cơ ung thư? Tác hại đến những người thân chung quanh? ... Một số thông tin có thể được xác nhận bởi kinh nghiệm tự thân, một số thông tin khác chỉ có thể được xác nhận thông qua việc tìm hiểu thêm các nguồn thông tin khác. Tuy nhiên, mục đích của giai đoạn này là xác lập niềm tin về những gì đã biết. Chẳng hạn, bạn càng tin chắc vào những tác hại của thuốc lá thì động lực bỏ thuốc sẽ càng mạnh mẽ hơn. Vì thế, bước tiếp theo trong quá trình chuyển hóa là củng cố niềm tin về những hiểu biết, nhận thức đã có được.
Bước tiếp theo, căn cứ vào những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, bạn phát triển sự tin chắc vào nhận thức của mình thành quyết tâm thực hiện việc bỏ thuốc. Quá trình học hỏi và tìm hiểu đã cho bạn biết rằng thuốc lá gây nhiều tác hại, và bạn đã tin chắc rằng những tác hại đó là có thật, vì thế không có lý do gì bạn lại tiếp tục làm một điều có hại cho chính mình. Và do đó, bạn hình thành quyết tâm bỏ thuốc lá. Như vậy, bước tiếp theo là phát triển nhận thức đã có về vấn đề thành quyết tâm thực hiện sự chuyển hóa.
Khi đã có quyết tâm bỏ thuốc lá, điều tất yếu là bạn sẽ hoạch định một chương trình cụ thể để bắt tay vào việc, nghĩa là thực sự tiến hành bỏ thuốc. Như vậy, bước tiếp theo trong quá trình chuyển hóa là biến quyết tâm thành hành động cụ thể.
Nhưng hành động chưa có nghĩa là sẽ đạt đến mục tiêu đề ra. Bạn có thể thành công trong việc bỏ thuốc lá hay không còn tùy thuộc vào việc bạn có vượt qua được những trở lực sẽ phát sinh trong quá trình hay không: cảm giác thèm thuốc, những thay đổi tâm sinh lý, thói quen lâu ngày... Vì thế, để vượt qua tất cả trở lực và đạt đến mục đích cuối cùng của sự chuyển hóa, cần có sự nỗ lực.
Đó là những giai đoạn thông thường sẽ trải qua của một quá trình chuyển hóa. Mỗi giai đoạn có những yêu cầu riêng, và sự đáp ứng tốt những nhu cầu đó sẽ đảm bảo cho một sự chuyển hóa thành công. Chẳng hạn, nếu bạn không thực hiện tốt việc tìm hiểu thông tin trong giai đoạn đầu tiên, bạn sẽ không thể hình thành quyết tâm đủ mạnh để tạo ra những nỗ lực cần thiết giúp vượt qua trở lực.
Lấy một ví dụ khác, khi bạn muốn thay đổi cách nhìn về kẻ thù của mình, theo khuynh hướng hóa thù thành bạn để tha thứ và đối xử tốt với họ, bạn cần phải thực hiện một quá trình chuyển hóa, từ những cách suy nghĩ, nhận thức trước đây của mình sang cách suy nghĩ mới, nhận thức mới. Bạn sẽ trải qua các giai đoạn như trên. Trước hết, bạn phải học hỏi và nghiền ngẫm để thấy rõ được những lợi ích của quan điểm mới trong cuộc sống của bạn, cũng như những tác hại của khuynh hướng thù hận. Tiếp đó, bằng vào những kinh nghiệm tự thân, bạn xác nhận và củng cố niềm tin về nhận thức mới. Trên cơ sở này, bạn hình thành quyết tâm thay đổi nhận thức. Khi đã có quyết tâm, bạn mới bắt đầu thực hành nhận thức mới về kẻ thù, về những người đối nghịch với mình. Khi thực hành, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những trở lực nhất định, chẳng hạn như những phản ứng tiêu cực từ đối tượng, cảm giác thù hận sinh khởi theo quán tính... Để vượt qua được những trở lực ấy nhằm thay đổi hẳn nhận thức của mình theo chiều hướng mới, bạn cần có sự nỗ lực kiên trì. Và khi tất cả những giai đoạn này đều được thực hiện tốt, bạn sẽ hoàn tất được sự chuyển hóa từ một nhận thức tiêu cực đối với kẻ thù sang một nhận thức tích cực có khả năng nuôi dưỡng đời sống an vui hạnh phúc.
Tất cả những phương thức hướng đến một cuộc sống hạnh phúc như được trình bày trong tập sách này, nếu có khác biệt với những gì bạn vẫn nghĩ và làm từ trước đến nay đều đòi hỏi phải có một quá trình chuyển hóa như trên mới có thể vận dụng một cách thực tiễn vào cuộc sống. Vì thế, việc hiểu rõ về quá trình chuyển hóa là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định liên quan đến tất cả những phương thức tu dưỡng hay rèn luyện tinh thần.
Nguyên Minh
VƯỢT QUA TRỞ LỰC
SỰ CHUYỂN HÓA
Quá trình vươn đến một cuộc sống hạnh phúc xét cho cùng không gì khác hơn là sự chuyển hóa tất cả những yếu tố, năng lực tiêu cực để chúng trở thành tích cực trong đời sống. Chẳng hạn, sự thù hận cần được chuyển hóa thành sự cảm thông, tha thứ, sự ngu si cần được chuyển hóa thành sự hiểu biết... Nếu bạn cảm thấy mình không có bất cứ yếu tố tiêu cực nào cần được chuyển hóa, bạn sẽ không cần thiết phải nỗ lực vươn lên nữa, bởi vì bạn có thể đã trở thành một vị thánh nhân hiếm có trên mặt đất này.Sự chuyển hóa từ một yếu tố tiêu cực sang tích cực, từ cái xấu sang cái tốt, không diễn ra như một quá trình tự nhiên. Nghĩa là bạn không thể ngồi yên để chờ đợi chúng xảy ra theo thời gian. Cần phải có những nỗ lực đúng hướng mới có thể mang lại sự chuyển hóa mà chúng ta mong muốn.
Lấy ví dụ, bạn muốn bỏ thuốc lá. Bạn cần thực hiện quá trình chuyển hóa từ một việc xấu là nghiện thuốc, bởi vì nó gây hại cho sức khỏe, sang một việc tốt là không hút thuốc, bởi vì nó có lợi cho sức khỏe. Chúng ta sẽ xem xét quá trình này qua một số giai đoạn cụ thể trước khi có thể đạt đến mục đích cuối cùng.
Trước hết, bạn cần có những hiểu biết, những thông tin đúng đắn về tác hại của thuốc lá. Không có những hiểu biết này, bạn sẽ thấy không cần bỏ thuốc, bởi vì bạn không thấy được tác hại của nó. Vì vậy, bước đầu tiên này là quan trọng, và bạn cần có càng nhiều càng tốt những thông tin chính xác về tác hại của thuốc lá. Bởi vì, càng hiểu biết nhiều và sâu sắc, bạn càng có động lực mạnh mẽ hơn trong việc bỏ thuốc. Lấy ví dụ, nếu động cơ bỏ thuốc của bạn chỉ là để giảm bớt chi tiêu, bạn sẽ không đủ ý chí để vượt qua những trở lực trong quá trình bỏ thuốc. Một động cơ nông cạn như thế chỉ có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá. Như vậy, bước đầu tiên của một quá trình chuyển hóa chính là sự học hỏi, thu thập thông tin để nhận thức đúng về vấn đề.
Tiếp theo, bạn cần phải xem xét, phân tích và kiểm nghiệm lại những thông tin đã có được, nhằm mục đích củng cố niềm tin về những hiểu biết đã có được. Chẳng hạn, bạn có thể quan sát tự thân để xác nhận những tác hại của thuốc lá. Có đúng là thuốc lá có hại cho sức khỏe? Gây bệnh phổi? Nguy cơ ung thư? Tác hại đến những người thân chung quanh? ... Một số thông tin có thể được xác nhận bởi kinh nghiệm tự thân, một số thông tin khác chỉ có thể được xác nhận thông qua việc tìm hiểu thêm các nguồn thông tin khác. Tuy nhiên, mục đích của giai đoạn này là xác lập niềm tin về những gì đã biết. Chẳng hạn, bạn càng tin chắc vào những tác hại của thuốc lá thì động lực bỏ thuốc sẽ càng mạnh mẽ hơn. Vì thế, bước tiếp theo trong quá trình chuyển hóa là củng cố niềm tin về những hiểu biết, nhận thức đã có được.
Bước tiếp theo, căn cứ vào những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, bạn phát triển sự tin chắc vào nhận thức của mình thành quyết tâm thực hiện việc bỏ thuốc. Quá trình học hỏi và tìm hiểu đã cho bạn biết rằng thuốc lá gây nhiều tác hại, và bạn đã tin chắc rằng những tác hại đó là có thật, vì thế không có lý do gì bạn lại tiếp tục làm một điều có hại cho chính mình. Và do đó, bạn hình thành quyết tâm bỏ thuốc lá. Như vậy, bước tiếp theo là phát triển nhận thức đã có về vấn đề thành quyết tâm thực hiện sự chuyển hóa.
Khi đã có quyết tâm bỏ thuốc lá, điều tất yếu là bạn sẽ hoạch định một chương trình cụ thể để bắt tay vào việc, nghĩa là thực sự tiến hành bỏ thuốc. Như vậy, bước tiếp theo trong quá trình chuyển hóa là biến quyết tâm thành hành động cụ thể.
Nhưng hành động chưa có nghĩa là sẽ đạt đến mục tiêu đề ra. Bạn có thể thành công trong việc bỏ thuốc lá hay không còn tùy thuộc vào việc bạn có vượt qua được những trở lực sẽ phát sinh trong quá trình hay không: cảm giác thèm thuốc, những thay đổi tâm sinh lý, thói quen lâu ngày... Vì thế, để vượt qua tất cả trở lực và đạt đến mục đích cuối cùng của sự chuyển hóa, cần có sự nỗ lực.
Đó là những giai đoạn thông thường sẽ trải qua của một quá trình chuyển hóa. Mỗi giai đoạn có những yêu cầu riêng, và sự đáp ứng tốt những nhu cầu đó sẽ đảm bảo cho một sự chuyển hóa thành công. Chẳng hạn, nếu bạn không thực hiện tốt việc tìm hiểu thông tin trong giai đoạn đầu tiên, bạn sẽ không thể hình thành quyết tâm đủ mạnh để tạo ra những nỗ lực cần thiết giúp vượt qua trở lực.
Lấy một ví dụ khác, khi bạn muốn thay đổi cách nhìn về kẻ thù của mình, theo khuynh hướng hóa thù thành bạn để tha thứ và đối xử tốt với họ, bạn cần phải thực hiện một quá trình chuyển hóa, từ những cách suy nghĩ, nhận thức trước đây của mình sang cách suy nghĩ mới, nhận thức mới. Bạn sẽ trải qua các giai đoạn như trên. Trước hết, bạn phải học hỏi và nghiền ngẫm để thấy rõ được những lợi ích của quan điểm mới trong cuộc sống của bạn, cũng như những tác hại của khuynh hướng thù hận. Tiếp đó, bằng vào những kinh nghiệm tự thân, bạn xác nhận và củng cố niềm tin về nhận thức mới. Trên cơ sở này, bạn hình thành quyết tâm thay đổi nhận thức. Khi đã có quyết tâm, bạn mới bắt đầu thực hành nhận thức mới về kẻ thù, về những người đối nghịch với mình. Khi thực hành, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những trở lực nhất định, chẳng hạn như những phản ứng tiêu cực từ đối tượng, cảm giác thù hận sinh khởi theo quán tính... Để vượt qua được những trở lực ấy nhằm thay đổi hẳn nhận thức của mình theo chiều hướng mới, bạn cần có sự nỗ lực kiên trì. Và khi tất cả những giai đoạn này đều được thực hiện tốt, bạn sẽ hoàn tất được sự chuyển hóa từ một nhận thức tiêu cực đối với kẻ thù sang một nhận thức tích cực có khả năng nuôi dưỡng đời sống an vui hạnh phúc.
Tất cả những phương thức hướng đến một cuộc sống hạnh phúc như được trình bày trong tập sách này, nếu có khác biệt với những gì bạn vẫn nghĩ và làm từ trước đến nay đều đòi hỏi phải có một quá trình chuyển hóa như trên mới có thể vận dụng một cách thực tiễn vào cuộc sống. Vì thế, việc hiểu rõ về quá trình chuyển hóa là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định liên quan đến tất cả những phương thức tu dưỡng hay rèn luyện tinh thần.
Gửi ý kiến của bạn