HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh
Do tính cách phổ quát và mức độ thường xuyên phải tiếp cận, nên khổ đau có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta, nhất là khi ta luôn hướng đến một đời sống an vui hạnh phúc. Nói cách khác, việc ta có thể sống an vui hạnh phúc hay không là tùy thuộc phần lớn vào cung cách mà ta tiếp nhận và chịu đựng những khổ đau trong đời sống.
Thật ra, khuynh hướng không muốn chịu đựng đau khổ của chúng ta là một khuynh hướng sai lầm, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về đau khổ. Ở đây, tôi muốn nói đến cả những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Trên cả hai bình diện lý thuyết và thực nghiệm, chúng ta đều có thể chỉ ra rằng sự vắng mặt hoàn toàn của khổ đau sẽ là một thảm họa cho con người. Và để thực sự hiểu thấu được điều đó, chúng ta cần phải biết quán xét những ý nghĩa tích cực của khổ đau.
Chúng ta sẽ bắt đầu với những nỗi đau đớn về thể xác, bởi vì ta thường nghĩ rằng những cảm giác khó chịu ở nhiều mức độ khác nhau này có vẻ như không mang ý nghĩa nào khác ngoài việc làm cho chúng ta... khó chịu.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ rằng cảm giác đau đớn là một phản ứng tích cực và tối cần thiết của cơ thể chúng ta trong việc tự bảo vệ chính mình. Trong trường hợp của những bệnh nhân mắc bệnh hủi, sự hủy hoại nặng nề xảy đến cho cơ thể họ không phải trực tiếp do căn bệnh gây ra, mà là do việc nó làm cho họ mất cảm giác đau đớn ở tay chân. Vì không có cảm giác đau đớn, họ có thể đi lại, chạy nhảy ngay trong khi chân họ đang bị thương tổn nặng. Và điều này làm cho thương tổn trở nên trầm trọng đến mức hủy hoại. Đôi khi, họ có thể đưa tay vào lửa để nhặt lấy một vật gì đó, bởi vì họ không cảm thấy đau đớn do lửa nóng. Họ cũng có thể ngủ yên trong khi những con chuột gặm nhấm ngón tay, ngón chân của họ...
Vì thế, cảm giác đau đớn rất cần thiết để bảo vệ chúng ta tránh khỏi những thương tổn thể xác. Nó báo hiệu sự nguy hiểm để ta tránh né, và đồng thời cũng cho ta kinh nghiệm để phòng ngừa trong tương lai. Mặt khác, cảm giác đau đớn còn là một tín hiệu kích thích toàn bộ cơ thể để kịp thời phản ứng với một điều kiện bất lợi nào đó trong môi trường.
Như vậy, cảm giác đau đớn là cần thiết cho sự tồn tại của cơ thể. Nhưng sự khó chịu do cảm giác đau đớn mang lại là không cần thiết, và có thể giảm nhẹ đi rất nhiều nhờ vào sự hiểu biết cũng như rèn luyện. Chúng ta gọi đây là khả năng chịu đựng đau đớn. Nếu như có những người vô cùng khó chịu khi phải trải qua đau đớn, đến mức tưởng như không sao chịu nỗi, thì cũng có những người có thể bình thản chịu đựng cùng một nỗi đau đó mà không cho là quá đáng. Khả năng chịu đựng đau đớn khác nhau ở mỗi người là điều có thật, và sự rèn luyện có thể giúp chúng ta nâng cao khả năng chịu đựng của chính mình.
Một nhà tâm thần học người Do Thái là Victor Frankl đã từng bị giam giữ trong những trại tập trung của Đức quốc xã vào Thế chiến thứ hai. Ông đã tận dụng cơ hội này để quan sát và nghiên cứu tâm lý của những con người đang phải trải qua nỗi đau đớn cùng cực trong các trại tập trung khủng khiếp này, trong đó có cả bản thân ông. Có những người vượt qua được để sống còn, và có những người khác không chịu đựng nỗi đã gục ngã. Ông đã xác định được một điều thú vị là khả năng chịu đựng và vượt qua đau đớn của chúng ta không phụ thuộc vào yếu tố thể lực, mà phụ thuộc vào sức mạnh tinh thần có được từ mục tiêu theo đuổi trong đời sống, từ việc hiểu được ý nghĩa đời sống, hoặc từ những kinh nghiệm đã từng trải. Vì thế, ông đã từng nói rằng: “Người ta sẵn sàng chịu đựng bất cứ nỗi khổ nào nếu như họ thấy được ý nghĩa của điều đó.”
Đối với những nỗi đau về tinh thần, vấn đề tuy có phần trừu tượng hơn nhưng ý nghĩa lại có phần sâu sắc hơn. Chúng ta không thể trưởng thành về mặt tâm linh nếu không trải qua đau khổ. Một trong những chất liệu làm nên cuộc sống hạnh phúc của chúng ta chính là lòng từ bi, cũng được sinh khởi và nuôi dưỡng nhờ vào những khổ đau trong cuộc sống. Trong phần nói về phép quán từ bi, chúng ta có bàn đến việc hình dung những đau khổ của người khác để phát khởi tâm từ bi. Phép quán tưởng này sẽ không thực sự hiệu quả nếu như chúng ta không có được những kinh nghiệm tự thân trải qua đau khổ, bởi vì chúng ta không thể hiểu và cảm nhận được đầy đủ về tâm trạng đau khổ của người khác. Chính sự trải qua đau khổ là vốn quý giúp chúng ta làm được điều đó, và chính nhờ đó mới có thể nuôi dưỡng được lòng từ bi, sự cảm thông và tha thứ.
Khi thực tập lòng từ bi, chúng ta thường xuyên quán tưởng về những đau khổ của người khác với ý niệm chia sẻ và cứu giúp. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng chịu đựng đau khổ của bản thân chúng ta. Khi chúng ta đau khổ, chúng ta thường cảm thấy khó chịu, không hài lòng về sự đau khổ đó, kèm theo cảm giác lo lắng, căng thẳng và oán trách những nguyên nhân đã mang đến đau khổ cho mình. Nếu đã từng thực tập lòng từ bi, những cảm xúc tiêu cực như trên sẽ bị triệt tiêu hoặc giảm nhẹ. Chúng ta sẽ nhận lấy đau khổ như một cơ hội để thực tập lòng từ bi một cách hiệu quả hơn, bởi vì thay vì phải hình dung ra những khổ đau thì ta có thể thực tế cảm nhận nó. Với ý niệm sẵn sàng vì người khác mà nhận lấy những khổ đau trong phép quán từ bi, chúng ta sẽ không thấy khó chịu khi bản thân mình thực sự đau đớn hay khổ sở. Chúng ta đã thấy được một ý nghĩa tích cực trong việc chịu đựng khổ đau, và vì thế mà khả năng chịu đựng của chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ khác thường.
Chúng ta đã bàn đến việc đối mặt và vượt qua những khổ đau trong cuộc sống. Trong ý nghĩa của khổ đau như vừa bàn đến, chúng ta còn thấy ra thêm một điều nữa: Chính sự chịu đựng những khổ đau trong cuộc sống là tiến trình tất yếu giúp chúng ta vươn lên hoàn thiện tâm hồn, và từ đó nhắm đến mục đích cuối cùng là một cuộc sống an vui hạnh phúc.
Nguyên Minh
HẠNH PHÚC VÀ KHỔ ĐAU
QUÁN XÉT KHỔ ĐAU
Chúng ta không ai muốn khổ đau, nhưng thực tế là không ai có thể tránh khỏi đau khổ. Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua những nỗi đau đớn về thể xác cũng như tâm hồn, với những mức độ khác nhau. Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải tiếp tục chịu đựng những nỗi đau khác nữa trong phần còn lại của cuộc đời mình. Bởi vì, xét cho cùng thì chúng ta chưa hề nhìn thấy và cũng không thể tưởng tượng ra được một cuộc sống bình thường lại không có khổ đau. Chẳng thế mà người ta vẫn thường nói: Đời là bể khổ.Do tính cách phổ quát và mức độ thường xuyên phải tiếp cận, nên khổ đau có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta, nhất là khi ta luôn hướng đến một đời sống an vui hạnh phúc. Nói cách khác, việc ta có thể sống an vui hạnh phúc hay không là tùy thuộc phần lớn vào cung cách mà ta tiếp nhận và chịu đựng những khổ đau trong đời sống.
Thật ra, khuynh hướng không muốn chịu đựng đau khổ của chúng ta là một khuynh hướng sai lầm, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về đau khổ. Ở đây, tôi muốn nói đến cả những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Trên cả hai bình diện lý thuyết và thực nghiệm, chúng ta đều có thể chỉ ra rằng sự vắng mặt hoàn toàn của khổ đau sẽ là một thảm họa cho con người. Và để thực sự hiểu thấu được điều đó, chúng ta cần phải biết quán xét những ý nghĩa tích cực của khổ đau.
Chúng ta sẽ bắt đầu với những nỗi đau đớn về thể xác, bởi vì ta thường nghĩ rằng những cảm giác khó chịu ở nhiều mức độ khác nhau này có vẻ như không mang ý nghĩa nào khác ngoài việc làm cho chúng ta... khó chịu.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ rằng cảm giác đau đớn là một phản ứng tích cực và tối cần thiết của cơ thể chúng ta trong việc tự bảo vệ chính mình. Trong trường hợp của những bệnh nhân mắc bệnh hủi, sự hủy hoại nặng nề xảy đến cho cơ thể họ không phải trực tiếp do căn bệnh gây ra, mà là do việc nó làm cho họ mất cảm giác đau đớn ở tay chân. Vì không có cảm giác đau đớn, họ có thể đi lại, chạy nhảy ngay trong khi chân họ đang bị thương tổn nặng. Và điều này làm cho thương tổn trở nên trầm trọng đến mức hủy hoại. Đôi khi, họ có thể đưa tay vào lửa để nhặt lấy một vật gì đó, bởi vì họ không cảm thấy đau đớn do lửa nóng. Họ cũng có thể ngủ yên trong khi những con chuột gặm nhấm ngón tay, ngón chân của họ...
Vì thế, cảm giác đau đớn rất cần thiết để bảo vệ chúng ta tránh khỏi những thương tổn thể xác. Nó báo hiệu sự nguy hiểm để ta tránh né, và đồng thời cũng cho ta kinh nghiệm để phòng ngừa trong tương lai. Mặt khác, cảm giác đau đớn còn là một tín hiệu kích thích toàn bộ cơ thể để kịp thời phản ứng với một điều kiện bất lợi nào đó trong môi trường.
Như vậy, cảm giác đau đớn là cần thiết cho sự tồn tại của cơ thể. Nhưng sự khó chịu do cảm giác đau đớn mang lại là không cần thiết, và có thể giảm nhẹ đi rất nhiều nhờ vào sự hiểu biết cũng như rèn luyện. Chúng ta gọi đây là khả năng chịu đựng đau đớn. Nếu như có những người vô cùng khó chịu khi phải trải qua đau đớn, đến mức tưởng như không sao chịu nỗi, thì cũng có những người có thể bình thản chịu đựng cùng một nỗi đau đó mà không cho là quá đáng. Khả năng chịu đựng đau đớn khác nhau ở mỗi người là điều có thật, và sự rèn luyện có thể giúp chúng ta nâng cao khả năng chịu đựng của chính mình.
Một nhà tâm thần học người Do Thái là Victor Frankl đã từng bị giam giữ trong những trại tập trung của Đức quốc xã vào Thế chiến thứ hai. Ông đã tận dụng cơ hội này để quan sát và nghiên cứu tâm lý của những con người đang phải trải qua nỗi đau đớn cùng cực trong các trại tập trung khủng khiếp này, trong đó có cả bản thân ông. Có những người vượt qua được để sống còn, và có những người khác không chịu đựng nỗi đã gục ngã. Ông đã xác định được một điều thú vị là khả năng chịu đựng và vượt qua đau đớn của chúng ta không phụ thuộc vào yếu tố thể lực, mà phụ thuộc vào sức mạnh tinh thần có được từ mục tiêu theo đuổi trong đời sống, từ việc hiểu được ý nghĩa đời sống, hoặc từ những kinh nghiệm đã từng trải. Vì thế, ông đã từng nói rằng: “Người ta sẵn sàng chịu đựng bất cứ nỗi khổ nào nếu như họ thấy được ý nghĩa của điều đó.”
Đối với những nỗi đau về tinh thần, vấn đề tuy có phần trừu tượng hơn nhưng ý nghĩa lại có phần sâu sắc hơn. Chúng ta không thể trưởng thành về mặt tâm linh nếu không trải qua đau khổ. Một trong những chất liệu làm nên cuộc sống hạnh phúc của chúng ta chính là lòng từ bi, cũng được sinh khởi và nuôi dưỡng nhờ vào những khổ đau trong cuộc sống. Trong phần nói về phép quán từ bi, chúng ta có bàn đến việc hình dung những đau khổ của người khác để phát khởi tâm từ bi. Phép quán tưởng này sẽ không thực sự hiệu quả nếu như chúng ta không có được những kinh nghiệm tự thân trải qua đau khổ, bởi vì chúng ta không thể hiểu và cảm nhận được đầy đủ về tâm trạng đau khổ của người khác. Chính sự trải qua đau khổ là vốn quý giúp chúng ta làm được điều đó, và chính nhờ đó mới có thể nuôi dưỡng được lòng từ bi, sự cảm thông và tha thứ.
Khi thực tập lòng từ bi, chúng ta thường xuyên quán tưởng về những đau khổ của người khác với ý niệm chia sẻ và cứu giúp. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng chịu đựng đau khổ của bản thân chúng ta. Khi chúng ta đau khổ, chúng ta thường cảm thấy khó chịu, không hài lòng về sự đau khổ đó, kèm theo cảm giác lo lắng, căng thẳng và oán trách những nguyên nhân đã mang đến đau khổ cho mình. Nếu đã từng thực tập lòng từ bi, những cảm xúc tiêu cực như trên sẽ bị triệt tiêu hoặc giảm nhẹ. Chúng ta sẽ nhận lấy đau khổ như một cơ hội để thực tập lòng từ bi một cách hiệu quả hơn, bởi vì thay vì phải hình dung ra những khổ đau thì ta có thể thực tế cảm nhận nó. Với ý niệm sẵn sàng vì người khác mà nhận lấy những khổ đau trong phép quán từ bi, chúng ta sẽ không thấy khó chịu khi bản thân mình thực sự đau đớn hay khổ sở. Chúng ta đã thấy được một ý nghĩa tích cực trong việc chịu đựng khổ đau, và vì thế mà khả năng chịu đựng của chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ khác thường.
Chúng ta đã bàn đến việc đối mặt và vượt qua những khổ đau trong cuộc sống. Trong ý nghĩa của khổ đau như vừa bàn đến, chúng ta còn thấy ra thêm một điều nữa: Chính sự chịu đựng những khổ đau trong cuộc sống là tiến trình tất yếu giúp chúng ta vươn lên hoàn thiện tâm hồn, và từ đó nhắm đến mục đích cuối cùng là một cuộc sống an vui hạnh phúc.
Gửi ý kiến của bạn