HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh
Nhưng những khó khăn, rắc rối trong cuộc sống tự chúng không gây ra đau khổ cho ta. Vấn đề là ở chỗ ta đối mặt và giải quyết chúng như thế nào. Nếu chúng ta có thể tập trung mọi năng lực tinh thần và thể chất để tìm ra giải pháp cho vấn đề, điều đó sẽ biến những khó khăn thành một thách thức để vượt qua – bằng những nỗ lực đúng hướng của mình. Nhưng nếu chúng ta rơi vào tâm trạng bực tức, không hài lòng với những gì xảy đến cho ta, tìm cách quy trách nguyên nhân sự việc là do ở nơi này, nơi khác... điều đó sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề, mà chỉ mang lại cho ta sự bực dọc, bất an không đáng có. Trong thực tế, chúng ta giờ đây phải đối mặt cùng lúc với hai vấn đề: những khó khăn vẫn còn đó đòi hỏi ta phải giải quyết, cộng thêm với những bất ổn trong tinh thần đòi hỏi ta phải kiềm chế để không trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trong đêm tối, ta vấp phải một vật cản mà ai đó đã vô tình bỏ giữa lối đi. Kết quả là ta ngã nhào, va chạm mạnh và sây sát hoặc thậm chí chấn thương ở một nơi nào đó. Thay vì điều cần thiết là phải giải quyết ngay những vết thương, phản ứng đầu tiên của chúng ta lại rất thường là nổi giận vì “tên khốn” nào đó đã bỏ một vật cản ngay giữa lối đi. Chúng ta bực tức vì hành vi vô ý thức này đã làm cho ta phải chịu đựng những thương tổn mà lẽ ra không đáng có. Ta cảm thấy mình bị xúc phạm, bị làm hại một cách vô lý... Nhưng tất cả những bực tức, giận dữ của ta quả thật không ích gì. Nó chỉ làm cho ta cùng lúc phải chịu đựng hai vấn đề, những khó chịu về thể xác kèm theo những khó chịu về tinh thần.
Rất nhiều khi chúng ta phản ứng với một tình huống khó khăn, rắc rối trong cuộc sống tương tự theo cách này. Khuynh hướng không hài lòng với tình huống thúc đẩy ta tìm cách quy trách vấn đề về ai đó để rồi trách móc, bực dọc, thậm chí là oán hận... Nhưng thật đáng buồn là tất cả những kiểu suy diễn “tự, tại, bởi, vì...” đó thực sự không mang lại điều gì tích cực cho tình huống. Ngược lại, nó còn làm cho chúng ta giảm sút khả năng ứng phó, giải quyết tốt vấn đề.
Vì thế, thái độ khôn ngoan nhất là hãy đối mặt giải quyết những khó khăn khi chúng xảy ra, thay vì là bực tức, khó chịu với chúng hoặc tìm cách quy trách cho ai đó. Khi một người bị trúng tên, điều trước hết là phải nhổ mũi tên ra và xử lý vết thương kịp thời. Sẽ thật là ngớ ngẩn nếu chúng ta trì hoãn vấn đề để tìm xem mũi tên đó từ đâu tới, do ai bắn, hoặc tại sao họ làm như thế... Tuy nhiên, trong thực tế lại không ít khi chúng ta đã ứng xử một cách ngớ ngẩn tương tự như thế.
Để loại bỏ khuynh hướng sai lầm này, chúng ta nên tập thói quen tiếp cận và giải quyết các khó khăn trong cuộc sống bằng những phân tích khách quan và khoa học. Chúng ta nên tránh để cho những cảm xúc sinh khởi theo quán tính tác động đến việc giải quyết vấn đề. Mỗi vấn đề đều cần có những giải pháp hợp lý, nhưng chúng ta không bao giờ có thể đạt đến những giải pháp hợp lý bằng vào sự bực tức hay khó chịu. Chúng ta chỉ có thể đạt đến bằng vào sự nỗ lực phân tích và suy luận đúng hướng mà thôi.
Khi một đồng nghiệp luôn đối xử với ta theo một định kiến không tốt, điều đó trở thành một vấn đề gây khó khăn thường xuyên cho ta trong công việc. Nhưng để giải quyết vấn đề, ta không thể dựa vào sự bực tức, trách móc người ấy, ngay cả khi ta nghĩ rằng những lý do ta đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Đơn giản chỉ là vì những bực tức, trách móc ấy không có tác dụng gì trong việc cải thiện vấn đề, trong khi đó thì mỗi ngày ta đều phải tiếp tục giao tiếp, trao đổi công việc qua lại cùng người ấy. Chúng ta chỉ có thể giải quyết được vấn đề bằng cách phân tích sự việc một cách hoàn toàn khách quan, tìm xem đã có sự hiểu lầm nào trong quan hệ với người ấy hay không, hoặc ta có thực sự đã làm điều gì sai trái, xúc phạm, gây ra sự khó chịu, bất mãn kéo dài nơi người ấy... Điều tất nhiên là những định kiến của anh ta không thể tự nhiên nảy sinh mà cần có những nguyên nhân ban đầu nhất định nào đó. Những nguyên nhân ấy có thể là hợp lý, cũng có thể chỉ do hiểu lầm, nhưng dù thế nào thì ta cũng phải hiểu ra mới có thể giải tỏa được chúng. Và chỉ khi cùng nhau giải tỏa được những gút mắt ấy ta mới có thể giải quyết được vấn đề một cách tốt đẹp.
Một khuynh hướng sai lầm khác nữa của chúng ta trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn là thường cố quy trách vấn đề về một nguyên nhân nào đó. Trong thực tế, hầu như không có nguyên nhân duy nhất nào có thể làm nảy sinh một vấn đề. Có thể có những nguyên nhân chính hoặc phụ, nhưng hầu hết các vấn đề rất thường là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Và những nguyên nhân ấy rất hiếm khi chỉ nằm về một phía. Vì thế, khi chúng ta thực sự phân tích vấn đề một cách khách quan, ta sẽ dễ dàng nhận ra cả những nguyên nhân nằm về phía mình.
Biết tìm ra một cách khách quan phần trách nhiệm của mình trong việc hình thành các mâu thuẫn xung đột hoặc bất đồng chính là một yếu tố quan trọng góp phần giải quyết tốt vấn đề. Khi ta không tự nhận về mình phần trách nhiệm hợp lý, ta không thể hy vọng thuyết phục được đối tượng đồng ý với bất kỳ giải pháp nào của ta đưa ra.
Khi một người bạn từ chối không giúp đỡ vào lúc ta gặp khó khăn, vấn đề không hẳn chỉ là do người ấy thiếu lòng tốt, mà có thể phần nào đó là do nơi mối quan hệ giữa ta và người ấy chưa phát triển đúng mức. Và nếu quan hệ giữa hai người không phát triển tốt đẹp thì tất nhiên điều đó có phần trách nhiệm của chính ta.
Khi ai đó nói dối với ta điều gì, ta vẫn thường nghĩ rằng điều đó là hoàn toàn do lỗi của người ấy. Trong thực tế không hẳn là như thế. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói dối của người ấy, trong đó cũng có thể có phần trách nhiệm của ta. Chẳng hạn, ta đã không tạo được sự tin cậy đủ để người ấy cho ta biết sự thật, vì thế mà cách chọn lựa duy nhất của anh ta là phải nói dối.
Mặt khác, ngoài phần trách nhiệm tự thân của chúng ta, còn phải xét đến những yếu tố liên quan, hoặc những nguyên nhân phụ thuộc đã góp phần tạo ra vấn đề. Khi một nhân viên thường xuyên đến sở làm trễ, ta thường quy trách ngay anh ta là một kẻ thiếu trách nhiệm. Trong thực tế, có thể bản thân anh ta đang gặp phải những khó khăn nhất định nào đó không thể vượt qua. Chẳng hạn như anh đang phải chăm sóc người nhà có bệnh, hoặc chiếc xe của anh đã cũ kỹ và thường xuyên hỏng máy... Nếu chúng ta không tìm hiểu các nguyên nhân ấy, việc quy trách anh ta sẽ chẳng có tác dụng tích cực nào.
Trên bình diện lớn hơn, những xung đột giữa các phe nhóm, các quốc gia... cũng không bao giờ xảy ra vì một nguyên nhân duy nhất. Vì thế, chỉ khi nào người ta khách quan nhận rõ tất cả những nguyên nhân, vấn đề mới có thể được giải quyết theo hướng tích cực, hòa giải. Bằng không thì việc xảy ra chiến tranh và bạo loạn sẽ là điều tất yếu.
Mặc dù những gì chúng ta vừa đề cập đến không phải là những bí quyết thần kỳ có thể giúp ta giải quyết tất cả mọi vấn đề khó khăn, rắc rối, nhưng chắc chắn một điều là nó giúp chúng ta thay đổi cách nhìn về sự việc một cách đúng thật hơn, khách quan hơn. Chính yếu tố này sẽ giúp chúng ta đối mặt với khó khăn và nỗ lực đúng hướng để vượt qua nó, thay vì là phân tán tinh thần vào những điều vô ích và thậm chí tự chuốc lấy những khổ đau, phiền toái không đáng có cho chính mình.
Nguyên Minh
HẠNH PHÚC VÀ KHỔ ĐAU
GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN
Trong cuộc sống, điều tất nhiên là mỗi ngày chúng ta đều phải đối mặt với những khó khăn nhất định nào đó. Có những lúc êm ả, nhưng cũng có những lúc sóng gió mà có vẻ như những khó khăn, rắc rối dồn dập xảy đến cho ta trong cùng lúc... Điều không thể phủ nhận được là những khó khăn này có quan hệ tất yếu đến tâm trạng của chúng ta trong cuộc sống. Nếu chúng ta không có được một thái độ thích hợp, chúng có thể là nguồn mang đến khổ đau cho cuộc sống của chúng ta.Nhưng những khó khăn, rắc rối trong cuộc sống tự chúng không gây ra đau khổ cho ta. Vấn đề là ở chỗ ta đối mặt và giải quyết chúng như thế nào. Nếu chúng ta có thể tập trung mọi năng lực tinh thần và thể chất để tìm ra giải pháp cho vấn đề, điều đó sẽ biến những khó khăn thành một thách thức để vượt qua – bằng những nỗ lực đúng hướng của mình. Nhưng nếu chúng ta rơi vào tâm trạng bực tức, không hài lòng với những gì xảy đến cho ta, tìm cách quy trách nguyên nhân sự việc là do ở nơi này, nơi khác... điều đó sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề, mà chỉ mang lại cho ta sự bực dọc, bất an không đáng có. Trong thực tế, chúng ta giờ đây phải đối mặt cùng lúc với hai vấn đề: những khó khăn vẫn còn đó đòi hỏi ta phải giải quyết, cộng thêm với những bất ổn trong tinh thần đòi hỏi ta phải kiềm chế để không trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trong đêm tối, ta vấp phải một vật cản mà ai đó đã vô tình bỏ giữa lối đi. Kết quả là ta ngã nhào, va chạm mạnh và sây sát hoặc thậm chí chấn thương ở một nơi nào đó. Thay vì điều cần thiết là phải giải quyết ngay những vết thương, phản ứng đầu tiên của chúng ta lại rất thường là nổi giận vì “tên khốn” nào đó đã bỏ một vật cản ngay giữa lối đi. Chúng ta bực tức vì hành vi vô ý thức này đã làm cho ta phải chịu đựng những thương tổn mà lẽ ra không đáng có. Ta cảm thấy mình bị xúc phạm, bị làm hại một cách vô lý... Nhưng tất cả những bực tức, giận dữ của ta quả thật không ích gì. Nó chỉ làm cho ta cùng lúc phải chịu đựng hai vấn đề, những khó chịu về thể xác kèm theo những khó chịu về tinh thần.
Rất nhiều khi chúng ta phản ứng với một tình huống khó khăn, rắc rối trong cuộc sống tương tự theo cách này. Khuynh hướng không hài lòng với tình huống thúc đẩy ta tìm cách quy trách vấn đề về ai đó để rồi trách móc, bực dọc, thậm chí là oán hận... Nhưng thật đáng buồn là tất cả những kiểu suy diễn “tự, tại, bởi, vì...” đó thực sự không mang lại điều gì tích cực cho tình huống. Ngược lại, nó còn làm cho chúng ta giảm sút khả năng ứng phó, giải quyết tốt vấn đề.
Vì thế, thái độ khôn ngoan nhất là hãy đối mặt giải quyết những khó khăn khi chúng xảy ra, thay vì là bực tức, khó chịu với chúng hoặc tìm cách quy trách cho ai đó. Khi một người bị trúng tên, điều trước hết là phải nhổ mũi tên ra và xử lý vết thương kịp thời. Sẽ thật là ngớ ngẩn nếu chúng ta trì hoãn vấn đề để tìm xem mũi tên đó từ đâu tới, do ai bắn, hoặc tại sao họ làm như thế... Tuy nhiên, trong thực tế lại không ít khi chúng ta đã ứng xử một cách ngớ ngẩn tương tự như thế.
Để loại bỏ khuynh hướng sai lầm này, chúng ta nên tập thói quen tiếp cận và giải quyết các khó khăn trong cuộc sống bằng những phân tích khách quan và khoa học. Chúng ta nên tránh để cho những cảm xúc sinh khởi theo quán tính tác động đến việc giải quyết vấn đề. Mỗi vấn đề đều cần có những giải pháp hợp lý, nhưng chúng ta không bao giờ có thể đạt đến những giải pháp hợp lý bằng vào sự bực tức hay khó chịu. Chúng ta chỉ có thể đạt đến bằng vào sự nỗ lực phân tích và suy luận đúng hướng mà thôi.
Khi một đồng nghiệp luôn đối xử với ta theo một định kiến không tốt, điều đó trở thành một vấn đề gây khó khăn thường xuyên cho ta trong công việc. Nhưng để giải quyết vấn đề, ta không thể dựa vào sự bực tức, trách móc người ấy, ngay cả khi ta nghĩ rằng những lý do ta đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Đơn giản chỉ là vì những bực tức, trách móc ấy không có tác dụng gì trong việc cải thiện vấn đề, trong khi đó thì mỗi ngày ta đều phải tiếp tục giao tiếp, trao đổi công việc qua lại cùng người ấy. Chúng ta chỉ có thể giải quyết được vấn đề bằng cách phân tích sự việc một cách hoàn toàn khách quan, tìm xem đã có sự hiểu lầm nào trong quan hệ với người ấy hay không, hoặc ta có thực sự đã làm điều gì sai trái, xúc phạm, gây ra sự khó chịu, bất mãn kéo dài nơi người ấy... Điều tất nhiên là những định kiến của anh ta không thể tự nhiên nảy sinh mà cần có những nguyên nhân ban đầu nhất định nào đó. Những nguyên nhân ấy có thể là hợp lý, cũng có thể chỉ do hiểu lầm, nhưng dù thế nào thì ta cũng phải hiểu ra mới có thể giải tỏa được chúng. Và chỉ khi cùng nhau giải tỏa được những gút mắt ấy ta mới có thể giải quyết được vấn đề một cách tốt đẹp.
Một khuynh hướng sai lầm khác nữa của chúng ta trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn là thường cố quy trách vấn đề về một nguyên nhân nào đó. Trong thực tế, hầu như không có nguyên nhân duy nhất nào có thể làm nảy sinh một vấn đề. Có thể có những nguyên nhân chính hoặc phụ, nhưng hầu hết các vấn đề rất thường là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Và những nguyên nhân ấy rất hiếm khi chỉ nằm về một phía. Vì thế, khi chúng ta thực sự phân tích vấn đề một cách khách quan, ta sẽ dễ dàng nhận ra cả những nguyên nhân nằm về phía mình.
Biết tìm ra một cách khách quan phần trách nhiệm của mình trong việc hình thành các mâu thuẫn xung đột hoặc bất đồng chính là một yếu tố quan trọng góp phần giải quyết tốt vấn đề. Khi ta không tự nhận về mình phần trách nhiệm hợp lý, ta không thể hy vọng thuyết phục được đối tượng đồng ý với bất kỳ giải pháp nào của ta đưa ra.
Khi một người bạn từ chối không giúp đỡ vào lúc ta gặp khó khăn, vấn đề không hẳn chỉ là do người ấy thiếu lòng tốt, mà có thể phần nào đó là do nơi mối quan hệ giữa ta và người ấy chưa phát triển đúng mức. Và nếu quan hệ giữa hai người không phát triển tốt đẹp thì tất nhiên điều đó có phần trách nhiệm của chính ta.
Khi ai đó nói dối với ta điều gì, ta vẫn thường nghĩ rằng điều đó là hoàn toàn do lỗi của người ấy. Trong thực tế không hẳn là như thế. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói dối của người ấy, trong đó cũng có thể có phần trách nhiệm của ta. Chẳng hạn, ta đã không tạo được sự tin cậy đủ để người ấy cho ta biết sự thật, vì thế mà cách chọn lựa duy nhất của anh ta là phải nói dối.
Mặt khác, ngoài phần trách nhiệm tự thân của chúng ta, còn phải xét đến những yếu tố liên quan, hoặc những nguyên nhân phụ thuộc đã góp phần tạo ra vấn đề. Khi một nhân viên thường xuyên đến sở làm trễ, ta thường quy trách ngay anh ta là một kẻ thiếu trách nhiệm. Trong thực tế, có thể bản thân anh ta đang gặp phải những khó khăn nhất định nào đó không thể vượt qua. Chẳng hạn như anh đang phải chăm sóc người nhà có bệnh, hoặc chiếc xe của anh đã cũ kỹ và thường xuyên hỏng máy... Nếu chúng ta không tìm hiểu các nguyên nhân ấy, việc quy trách anh ta sẽ chẳng có tác dụng tích cực nào.
Trên bình diện lớn hơn, những xung đột giữa các phe nhóm, các quốc gia... cũng không bao giờ xảy ra vì một nguyên nhân duy nhất. Vì thế, chỉ khi nào người ta khách quan nhận rõ tất cả những nguyên nhân, vấn đề mới có thể được giải quyết theo hướng tích cực, hòa giải. Bằng không thì việc xảy ra chiến tranh và bạo loạn sẽ là điều tất yếu.
Mặc dù những gì chúng ta vừa đề cập đến không phải là những bí quyết thần kỳ có thể giúp ta giải quyết tất cả mọi vấn đề khó khăn, rắc rối, nhưng chắc chắn một điều là nó giúp chúng ta thay đổi cách nhìn về sự việc một cách đúng thật hơn, khách quan hơn. Chính yếu tố này sẽ giúp chúng ta đối mặt với khó khăn và nỗ lực đúng hướng để vượt qua nó, thay vì là phân tán tinh thần vào những điều vô ích và thậm chí tự chuốc lấy những khổ đau, phiền toái không đáng có cho chính mình.
Gửi ý kiến của bạn