HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh
Tuy nhiên, còn có những nỗi khổ đau mà chúng ta “tự nguyện” chuốc lấy chỉ vì thiếu hiểu biết, hay nói một cách chính xác hơn là do nhận thức không đúng thật về sự việc.
Chúng ta mong muốn những điều không có khả năng đạt được, và đau khổ khi sự mong muốn của mình không được đáp ứng. Có thể kể ra vô số những trường hợp đau khổ thuộc loại này. Từ những chuyện nhỏ nhặt và thường xuyên xảy ra hằng ngày như mong muốn những người quanh ta phải làm điều này, điều nọ, hoặc ứng xử theo cách này, cách khác... Trong thực tế, mỗi người đều có những suy nghĩ và sở thích riêng, nên những mong muốn như thế thật hiếm khi được thỏa mãn. Ở mức độ lớn hơn, chúng ta theo đuổi những điều vượt quá khả năng thực tiễn để rồi phải đau khổ khi không đạt được...
Rất nhiều nỗi khổ của chúng ta xuất phát từ sự mong cầu đi ngược lại tự nhiên. Chúng ta mong muốn điều gì đó và bất kể là những mong muốn ấy có hợp lý hay không. Hay nói đúng hơn, chúng ta không chịu nhìn sâu vào bản chất của sự vật để có thể thấy được sự vô lý của chính mình.
Một cô gái đau khổ vì yêu thương một chàng trai nhưng không được đáp lại. Chàng trai kia không có lỗi gì cả. Chàng hoàn toàn có quyền lựa chọn người mình yêu thương. Nhưng cô gái đang yêu không có đủ sáng suốt để nhận ra điều đó. Cô đau khổ vì sự sai lầm trong nhận thức của chính mình. Nỗi đau khổ của cô chỉ có thể chấm dứt khi nào cô đối diện được với nó và nhận ra nguyên nhân thật sự, như bao nhiêu người khác đều có thể nhận ra.
Chúng ta cũng chuốc lấy đau khổ trong ý nghĩa làm tăng thêm những nỗi khổ vốn có. Khi chúng ta hờn giận, căm ghét hay ganh tỵ... chúng ta sống trong tâm trạng không vui vì chính những cảm xúc tiêu cực ấy. Tuy nhiên, thay vì nhận ra sự thật này để vượt qua, chúng ta lại có khuynh hướng bị thu hút vào đối tượng của sự hờn giận, căm ghét hay ganh tỵ, và điều này càng nuôi lớn thêm những cảm xúc tiêu cực vốn có. Kết quả là, thay vì nguôi đi theo thời gian, những cảm xúc này lại ngày càng lớn lên, ngày càng gây đau khổ nhiều hơn cho chúng ta.
Khi bạn đang có chuyện xích mích với một ai đó chẳng hạn, đề tài thu hút nhất trong một cuộc nói chuyện với những người khác trong lúc này có vẻ như sẽ là nói về người ấy, và tất nhiên là với nội dung không tốt đẹp... Mặc dù đây quả thật là điều không tốt, nhưng lại là điều rất thường xảy ra.
Chúng ta cũng chuốc lấy khổ đau trong ý nghĩa cường điệu hóa vấn đề không đúng như sự thật. Và vì vấn đề được đánh giá không đúng thật, nên nó có thể trở nên nghiêm trọng một cách không cần thiết, do đó cũng làm khổ chúng ta một cách không cần thiết. Đôi khi chúng ta phản ứng quá khích với những vấn đề thực ra là nhỏ nhặt, hoặc chúng ta đánh giá một sự việc qua định kiến của mình thay vì là dựa vào những gì thực sự diễn ra. Chẳng hạn, một lời nói vô tình xúc phạm đến ta, thường không chỉ được tiếp nhận đơn thuần trong ý nghĩa những gì nghe thấy, mà thường được liên kết ngay với những định kiến liên quan đến người nói để rồi suy diễn ra những điều vượt quá sự thật.
Tất cả những khuynh hướng sai lệch như trên đều là nguyên nhân chuốc lấy tâm trạng bất an, đau khổ cho chúng ta, và cách đối trị duy nhất là chính chúng ta phải nhận ra để từ bỏ chúng.
Chúng ta cũng chuốc lấy đau khổ trong ý nghĩa tự xem mình là trung tâm của mọi sự việc. Khuynh hướng này thu hút về bản thân hầu hết những gì mà ta cảm thấy không hài lòng, cho dù điều đó tạo ra cho chúng ta rất nhiều đau khổ. Khi bạn bước vào một quán ăn và phải chờ đợi quá lâu chẳng hạn, sự bực dọc có khuynh hướng kèm theo ý tưởng là người phục vụ đã cố tình phớt lờ không đến chỗ bạn (?), bởi vì bạn nhìn thấy một vài người khác đã được phục vụ... Tất nhiên đây là một ý tưởng hoàn toàn sai lệch, nhưng phần lớn trong chúng ta thường mắc vào những sai lệch tương tự như thế. Trong một cuộc nói chuyện giữa đông người cũng thế, nếu có một lời chỉ trích nào đó đưa ra không có địa chỉ cụ thể, dường như chúng ta luôn có khuynh hướng nhận lấy về mình, nhưng không phải để tiếp thu sửa chữa mà là để phản ứng một cách vội vàng, bực dọc... Khi nhớ lại những ngày bị giam ở trại tập trung Buchenwald của người Đức trong Thế chiến thứ hai, Jacques Lusseyran, lãnh tụ của một nhóm kháng chiến, đã nói một câu đầy ý nghĩa: “Đau khổ đến với mỗi chúng tôi bởi vì chúng tôi nghĩ rằng mình là trung tâm của cả thế giới, bởi vì chúng tôi cho rằng chỉ riêng có chúng tôi đang phải chịu đựng những đau đớn tột cùng. Người ta đau khổ là bởi vì luôn tự nhốt mình trong thân xác chật hẹp, trong bộ não nhỏ bé của chính mình.”
Nguyên Minh
HẠNH PHÚC VÀ KHỔ ĐAU
ĐỪNG CHUỐC LẤY KHỔ ĐAU
Chúng ta đã bàn đến những khổ đau không sao tránh khỏi trong cuộc sống. Chẳng hạn, dù muốn hay không thì mỗi chúng ta đều phải chấp nhận bệnh tật, chấp nhận già yếu, chấp nhận sự chết, chấp nhận sự mất mát những người thân yêu khi họ chết đi... Đó là những khổ đau không thể tránh khỏi.Tuy nhiên, còn có những nỗi khổ đau mà chúng ta “tự nguyện” chuốc lấy chỉ vì thiếu hiểu biết, hay nói một cách chính xác hơn là do nhận thức không đúng thật về sự việc.
Chúng ta mong muốn những điều không có khả năng đạt được, và đau khổ khi sự mong muốn của mình không được đáp ứng. Có thể kể ra vô số những trường hợp đau khổ thuộc loại này. Từ những chuyện nhỏ nhặt và thường xuyên xảy ra hằng ngày như mong muốn những người quanh ta phải làm điều này, điều nọ, hoặc ứng xử theo cách này, cách khác... Trong thực tế, mỗi người đều có những suy nghĩ và sở thích riêng, nên những mong muốn như thế thật hiếm khi được thỏa mãn. Ở mức độ lớn hơn, chúng ta theo đuổi những điều vượt quá khả năng thực tiễn để rồi phải đau khổ khi không đạt được...
Rất nhiều nỗi khổ của chúng ta xuất phát từ sự mong cầu đi ngược lại tự nhiên. Chúng ta mong muốn điều gì đó và bất kể là những mong muốn ấy có hợp lý hay không. Hay nói đúng hơn, chúng ta không chịu nhìn sâu vào bản chất của sự vật để có thể thấy được sự vô lý của chính mình.
Một cô gái đau khổ vì yêu thương một chàng trai nhưng không được đáp lại. Chàng trai kia không có lỗi gì cả. Chàng hoàn toàn có quyền lựa chọn người mình yêu thương. Nhưng cô gái đang yêu không có đủ sáng suốt để nhận ra điều đó. Cô đau khổ vì sự sai lầm trong nhận thức của chính mình. Nỗi đau khổ của cô chỉ có thể chấm dứt khi nào cô đối diện được với nó và nhận ra nguyên nhân thật sự, như bao nhiêu người khác đều có thể nhận ra.
Chúng ta cũng chuốc lấy đau khổ trong ý nghĩa làm tăng thêm những nỗi khổ vốn có. Khi chúng ta hờn giận, căm ghét hay ganh tỵ... chúng ta sống trong tâm trạng không vui vì chính những cảm xúc tiêu cực ấy. Tuy nhiên, thay vì nhận ra sự thật này để vượt qua, chúng ta lại có khuynh hướng bị thu hút vào đối tượng của sự hờn giận, căm ghét hay ganh tỵ, và điều này càng nuôi lớn thêm những cảm xúc tiêu cực vốn có. Kết quả là, thay vì nguôi đi theo thời gian, những cảm xúc này lại ngày càng lớn lên, ngày càng gây đau khổ nhiều hơn cho chúng ta.
Khi bạn đang có chuyện xích mích với một ai đó chẳng hạn, đề tài thu hút nhất trong một cuộc nói chuyện với những người khác trong lúc này có vẻ như sẽ là nói về người ấy, và tất nhiên là với nội dung không tốt đẹp... Mặc dù đây quả thật là điều không tốt, nhưng lại là điều rất thường xảy ra.
Chúng ta cũng chuốc lấy khổ đau trong ý nghĩa cường điệu hóa vấn đề không đúng như sự thật. Và vì vấn đề được đánh giá không đúng thật, nên nó có thể trở nên nghiêm trọng một cách không cần thiết, do đó cũng làm khổ chúng ta một cách không cần thiết. Đôi khi chúng ta phản ứng quá khích với những vấn đề thực ra là nhỏ nhặt, hoặc chúng ta đánh giá một sự việc qua định kiến của mình thay vì là dựa vào những gì thực sự diễn ra. Chẳng hạn, một lời nói vô tình xúc phạm đến ta, thường không chỉ được tiếp nhận đơn thuần trong ý nghĩa những gì nghe thấy, mà thường được liên kết ngay với những định kiến liên quan đến người nói để rồi suy diễn ra những điều vượt quá sự thật.
Tất cả những khuynh hướng sai lệch như trên đều là nguyên nhân chuốc lấy tâm trạng bất an, đau khổ cho chúng ta, và cách đối trị duy nhất là chính chúng ta phải nhận ra để từ bỏ chúng.
Chúng ta cũng chuốc lấy đau khổ trong ý nghĩa tự xem mình là trung tâm của mọi sự việc. Khuynh hướng này thu hút về bản thân hầu hết những gì mà ta cảm thấy không hài lòng, cho dù điều đó tạo ra cho chúng ta rất nhiều đau khổ. Khi bạn bước vào một quán ăn và phải chờ đợi quá lâu chẳng hạn, sự bực dọc có khuynh hướng kèm theo ý tưởng là người phục vụ đã cố tình phớt lờ không đến chỗ bạn (?), bởi vì bạn nhìn thấy một vài người khác đã được phục vụ... Tất nhiên đây là một ý tưởng hoàn toàn sai lệch, nhưng phần lớn trong chúng ta thường mắc vào những sai lệch tương tự như thế. Trong một cuộc nói chuyện giữa đông người cũng thế, nếu có một lời chỉ trích nào đó đưa ra không có địa chỉ cụ thể, dường như chúng ta luôn có khuynh hướng nhận lấy về mình, nhưng không phải để tiếp thu sửa chữa mà là để phản ứng một cách vội vàng, bực dọc... Khi nhớ lại những ngày bị giam ở trại tập trung Buchenwald của người Đức trong Thế chiến thứ hai, Jacques Lusseyran, lãnh tụ của một nhóm kháng chiến, đã nói một câu đầy ý nghĩa: “Đau khổ đến với mỗi chúng tôi bởi vì chúng tôi nghĩ rằng mình là trung tâm của cả thế giới, bởi vì chúng tôi cho rằng chỉ riêng có chúng tôi đang phải chịu đựng những đau đớn tột cùng. Người ta đau khổ là bởi vì luôn tự nhốt mình trong thân xác chật hẹp, trong bộ não nhỏ bé của chính mình.”
Gửi ý kiến của bạn