- Dẫn nhập
- 1. Tạo một môi trường tình cảm tích cực
- 2. Bắt đầu mọi việc sớm hơn một chút
- 3. Người đang vui là người sẵn lòng giúp đỡ
- 4. Học hỏi trẻ con để sống trong hiện tại
- 5. Bảo vệ sự riêng tư của bạn
- 6. Tha thứ cho những cơn nóng giận
- 7. Hãy lắng nghe
- 8. Những trận cãi nhau của trẻ con
- 9. Một công việc không bao giờ hoàn tất
- 10. Đừng trả lời điện thoại
- 11. Sống thật với lòng mình
- 12. Hãy giữ lời hứa
- 13. Mua thêm một món, hãy bớt đi một món
- 14. Cứ để cho trẻ con có đôi lúc buồn chán
- 15. Chờ đợi điều không may
- 16. Những «khoảng trắng» trong thời biểu
- 17. Hãy trân trọng cuộc sống
- 18. Giảm nhẹ sự căng thẳng
- 19. Bạn muốn các con sẽ như thế nào?
- 20. Đánh giá cao giai đoạn trẻ con
- 21. Không để những chuyện ấy làm bận tâm
- 22. Đừng bỏ lỡ cơ hội bày tỏ lòng thương yêu
- 23. Tự điều chỉnh lại mình đúng lúc
- 24. Khám phá cách sống giản đơn tự nguyện
- 25. Chọn bạn mà chơi
- 26. Chấp nhận sự bất đồng
- 27. Đừng tự hạ mình
- 28. Đừng nhắc lại những chuyện không hay
- 29. Hãy nêu gương tốt
- 30. Sống buông xả bình thản
- 31. Tạo ra một thông lệ «vị kỷ»
- 32. Nếu bạn có con, quên đi chuyện thời biểu
- 33. Những biểu hiện của yêu thương
- 34. Đừng để đồng tiền làm bạn quỵ ngã
- 35. Bắt đầu một ngày với yêu thương, sống trọn một ngày với yêu thương, và kết thúc một ngày cũng trong yêu thương
- 36. Đừng coi thường những người chung sống
- 37. Một giới hạn cho những ước muốn
- 38. Để cho người khác thắng
- 39. Giữ một nhịp sống tỉnh táo
- 40. Đừng làm một người hy sinh thái quá
- 41. Từ bỏ những điều mong đợi
- 42. Tôn trọng cha mẹ vợ (hoặc chồng)
- 43. Những trạng thái tâm lý
- 44. Tách biệt công việc ra khỏi tất cả
- 45. Khi yêu thương hãy chấp nhận mọi thứ
- 46. Những thói tật nhỏ nhặt
- 47. Đừng nhấn mạnh sự bận rộn của mình
- 48. Dễ dãi hơn với những người hàng xóm
- 49. Những khó khăn của người khác
- 50. Đừng mang những cơn giận vào giấc ngủ
- 51. Vì sao tôi có thể không giống mọi người?
- 52. Tự mình thoát khỏi những khó khăn
- 53. Hành động có ý nghĩa nhiều hơn lời nói
- 54. Tập trung sự chú ý
- 55. Giảm bớt sự bực dọc
- 56. Bố trí thời gian cho những việc làm tốt
- 57. Đừng phê phán sau lưng người khác
- 58. Tổ chức những buổi họp mặt gia đình
- 59. Bày tỏ sự đánh giá cao về người khác
- 60. Nhìn mọi việc theo đúng thực tiễn
- 61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ
- 62. Đối thoại bằng lòng yêu thương
- 63. Ngồi yên
- 64. Đón nhận khi sự việc đến
- 65. Giữ gìn sức khỏe
- 66. Trước hết phải quan tâm đến tình cảm
- 67. Quá chú ý đánh giá việc làm của mình
- 68. Tưởng tượng rằng ai đó đang theo dõi bạn
- 69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy
- 70. Tạo quan hệ mới với con người cũ
- 71. Những cuộc tấn công của ý tưởng
- 72. Đừng nói quá công việc ở nhà
- 73. Hãy trân trọng cuộc sống
- 74. Đừng lập lại những lỗi lầm cũ
- 75. Khi ai đó không hiểu được một vấn đề
- 76. Cung cách ứng xử trong gia đình
- 77. Đi cắm trại
- 78. Xem trẻ con như những người thầy
- 79. Bạn không thể mang theo được gì
- 80. Chọn một tổ chức từ thiện cho gia đình
- 81. Hãy kiên nhẫn với chủ cho thuê nhà
- 82. Tập thể dục
- 83. Chú ý đến những gì ngày càng tốt hơn
- 84. Những mong ước của con cái
- 85. Đừng suy diễn về người khác
- 86. Nói năng dịu dàng
- 87. Giữ tâm trạng vui vẻ
- 88. Nghĩ đến điều tốt đẹp đã làm hôm nay
- 89. Khám phá một niềm vui đơn sơ
- 90. Những điều nhỏ nhoi sẽ được nhớ đến
- 91. Nêu lên một tấm gương hiền hòa
- 92. Sự may mắn có được một căn nhà
- 93. Đừng phàn nàn về những lời phàn nàn
- 94. Chấp nhận sự thay đổi
- 95. Chuyển đổi vai trò giữa vợ chồng
- 96. Bao giờ cũng có một việc gì đó cần làm
- 97. Giải phóng những thứ phế thải
- 98. Hoãn lại những mong muốn của mình
- 99. Hãy nhớ rằng, mọi việc rồi đều sẽ qua đi
- 100. Như lần cuối cùng
Nguyễn Minh Tiến dịch
70. Tạo quan hệ mới với con người cũ
Điều rất thường xảy ra với chúng ta là mắc vào những thói quen trong cung cách cư xử với mọi người trong gia đình và bất cứ ai chung sống cùng chúng ta. Những thói quen này bao gồm (nhưng không có nghĩa là chỉ giới hạn có thế này): phản ứng thái quá, giao tiếp không cởi mở, quy trách nhiệm, không lắng nghe, đòi hỏi những cung cách cư xử nhất định và thiếu quan tâm.
Thật vậy, có vẻ như chúng ta càng quen thuộc với một người – như vợ, chồng, con cái, cha mẹ, bạn chung phòng... – chúng ta càng có nhiều khả năng rơi vào chỗ coi thường họ, tự cho rằng chúng ta đã biết cả những gì họ suy nghĩ hoặc cung cách cư xử nào mà họ sẽ có, rồi phản ứng với họ một cách dễ nóng giận, cũng như rất nhiều cách đối xử không cân nhắc khác nữa. Có vẻ như chúng ta luôn mong đợi những người mà ta yêu thương, hoặc chỉ đơn giản là sống chung, phải ứng xử theo những cách nhất định nào đó. Và rồi chúng ta dựa theo sự mong đợi của mình để chỉ lưu ý đến những hành vi nào tương ứng với chúng, mà bỏ qua hoặc là không nhận thấy những hành vi khác nữa.
Lấy ví dụ, có một thời gian tôi nhận ra tôi có thói quen dự báo trước là con gái tôi luôn phản đối những đề nghị của tôi về những hoạt động mới mà tôi nghĩ là nó thích. Tôi cho rằng nó có phần nào đó chống lại những sở thích của tôi, và dường như là tôi luôn luôn dự báo đúng. Tôi thường đề nghị một điều gì đó, và rồi nó thường đáp lại: «Con không thích.» Do nơi những kinh nghiệm đã qua giữa tôi với nó, và bởi vì sự chắc chắn của tôi về những phản ứng của nó, tôi đã khám phá ra một điều là chính tôi thường chỉ chú tâm tìm kiếm sự xác nhận cho những điều dự báo trước của mình là đúng. Tôi thổi phồng cách phản ứng của nó lên một cách quá đáng và cho rằng đó là động lực cố định của nó, thay vì phải luôn luôn xem xét mỗi trường hợp với cặp mắt khách quan, vô tư và một tâm hồn rộng mở.
Tôi đã quyết định cố tạo ra một quan hệ mới với con gái tôi xoay quanh vấn đề thường xuyên lập lại này. Tôi biết, cách duy nhất để làm được điều này là tự xem xét những yếu tố về phía tôi trong việc tạo ra vấn đề, thay vì là chỉ luôn chú ý đến các phản ứng của nó. Tôi nhìn lại cung cách quá cứng nhắc của tôi với các đề nghị của mình. Tôi xem xét cách thức mà tôi trình bày với nó những cơ hội mới. Tôi khám phá ra rằng, xét toàn diện vấn đề, thì điều rắc rối là ở về phía tôi. Thay vì khơi gợi những động lực từ phía nó, sự nhiệt tình quá đáng của tôi tạo một không khí áp đặt. Phản ứng của nó đối với cảm giác bị áp đặt này thường là quyết định từ chối không tham gia điều gì mới cả. Điều này liên tục làm tôi thất vọng, và khiến cho tôi càng trở nên nhiệt tình hơn nữa. Bạn có thể tưởng tượng được việc làm như thế có kết quả «tốt» như thế nào! Khi tôi bắt đầu thay đổi về phía mình, quan hệ của chúng tôi cũng thay đổi.
Sự thay đổi trong mối quan hệ của chúng tôi rất đáng kể. Giờ đây tôi hiểu rằng những điều tôi chờ đợi từ phía con gái tôi, nghĩa là việc tôi đòi hỏi nó phải đáp lại đề nghị của tôi như thế nào, cũng như là những dự báo về cách phản ứng sẽ có của nó, đã nói lên gần như toàn bộ vấn đề. Hóa ra là con gái tôi rất thích những hoạt động mới mà tôi đề xuất, nhưng nó thích thực hiện bằng thời gian của nó, không phải của tôi. Điều nó không thích là một người cha quá nhiệt tình, thúc đẩy nó quá nhanh chóng và đòi hỏi một sự đáp ứng cũng nhiệt tình như vậy. Bây giờ, nhìn rõ được những gì mình đã làm, tôi không quy lỗi cho con tôi chút nào.
Bởi vì tôi đã chịu từ bỏ những định kiến của mình, con gái tôi lúc này có thể hiểu ra được rằng những khi tôi trở nên quá khích chính là một trong những cách bày tỏ tình thương của tôi. Cả hai chúng tôi cùng phát triển tốt và ngày càng hòa hợp nhau hơn.
Để có thể tạo ra một quan hệ mới với một người thân, điều thiết yếu là bạn phải nỗ lực từ bỏ đi những thương tổn cũ, những nguồn gốc của sự giận dữ, cũng như những định kiến – càng nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa là một sự tha thứ hoàn toàn và cũng hết sức sẵn lòng khởi sự lại mọi việc. Có thể sẽ có người nào đó trong đời bạn, hoặc có thể là nhiều người, mà khi tạo ra một mối quan hệ mới sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Tôi khuyến khích bạn cân nhắc nghiêm túc điều này. Phần thưởng có được sẽ rất ngọt ngào, và chắc chắn. Và điều thú vị nữa trong vấn đề là, chỉ riêng một mình bạn thay đổi mà thôi, không ai khác cần phải thay đổi cả.