- Dẫn nhập
- 1. Tạo một môi trường tình cảm tích cực
- 2. Bắt đầu mọi việc sớm hơn một chút
- 3. Người đang vui là người sẵn lòng giúp đỡ
- 4. Học hỏi trẻ con để sống trong hiện tại
- 5. Bảo vệ sự riêng tư của bạn
- 6. Tha thứ cho những cơn nóng giận
- 7. Hãy lắng nghe
- 8. Những trận cãi nhau của trẻ con
- 9. Một công việc không bao giờ hoàn tất
- 10. Đừng trả lời điện thoại
- 11. Sống thật với lòng mình
- 12. Hãy giữ lời hứa
- 13. Mua thêm một món, hãy bớt đi một món
- 14. Cứ để cho trẻ con có đôi lúc buồn chán
- 15. Chờ đợi điều không may
- 16. Những «khoảng trắng» trong thời biểu
- 17. Hãy trân trọng cuộc sống
- 18. Giảm nhẹ sự căng thẳng
- 19. Bạn muốn các con sẽ như thế nào?
- 20. Đánh giá cao giai đoạn trẻ con
- 21. Không để những chuyện ấy làm bận tâm
- 22. Đừng bỏ lỡ cơ hội bày tỏ lòng thương yêu
- 23. Tự điều chỉnh lại mình đúng lúc
- 24. Khám phá cách sống giản đơn tự nguyện
- 25. Chọn bạn mà chơi
- 26. Chấp nhận sự bất đồng
- 27. Đừng tự hạ mình
- 28. Đừng nhắc lại những chuyện không hay
- 29. Hãy nêu gương tốt
- 30. Sống buông xả bình thản
- 31. Tạo ra một thông lệ «vị kỷ»
- 32. Nếu bạn có con, quên đi chuyện thời biểu
- 33. Những biểu hiện của yêu thương
- 34. Đừng để đồng tiền làm bạn quỵ ngã
- 35. Bắt đầu một ngày với yêu thương, sống trọn một ngày với yêu thương, và kết thúc một ngày cũng trong yêu thương
- 36. Đừng coi thường những người chung sống
- 37. Một giới hạn cho những ước muốn
- 38. Để cho người khác thắng
- 39. Giữ một nhịp sống tỉnh táo
- 40. Đừng làm một người hy sinh thái quá
- 41. Từ bỏ những điều mong đợi
- 42. Tôn trọng cha mẹ vợ (hoặc chồng)
- 43. Những trạng thái tâm lý
- 44. Tách biệt công việc ra khỏi tất cả
- 45. Khi yêu thương hãy chấp nhận mọi thứ
- 46. Những thói tật nhỏ nhặt
- 47. Đừng nhấn mạnh sự bận rộn của mình
- 48. Dễ dãi hơn với những người hàng xóm
- 49. Những khó khăn của người khác
- 50. Đừng mang những cơn giận vào giấc ngủ
- 51. Vì sao tôi có thể không giống mọi người?
- 52. Tự mình thoát khỏi những khó khăn
- 53. Hành động có ý nghĩa nhiều hơn lời nói
- 54. Tập trung sự chú ý
- 55. Giảm bớt sự bực dọc
- 56. Bố trí thời gian cho những việc làm tốt
- 57. Đừng phê phán sau lưng người khác
- 58. Tổ chức những buổi họp mặt gia đình
- 59. Bày tỏ sự đánh giá cao về người khác
- 60. Nhìn mọi việc theo đúng thực tiễn
- 61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ
- 62. Đối thoại bằng lòng yêu thương
- 63. Ngồi yên
- 64. Đón nhận khi sự việc đến
- 65. Giữ gìn sức khỏe
- 66. Trước hết phải quan tâm đến tình cảm
- 67. Quá chú ý đánh giá việc làm của mình
- 68. Tưởng tượng rằng ai đó đang theo dõi bạn
- 69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy
- 70. Tạo quan hệ mới với con người cũ
- 71. Những cuộc tấn công của ý tưởng
- 72. Đừng nói quá công việc ở nhà
- 73. Hãy trân trọng cuộc sống
- 74. Đừng lập lại những lỗi lầm cũ
- 75. Khi ai đó không hiểu được một vấn đề
- 76. Cung cách ứng xử trong gia đình
- 77. Đi cắm trại
- 78. Xem trẻ con như những người thầy
- 79. Bạn không thể mang theo được gì
- 80. Chọn một tổ chức từ thiện cho gia đình
- 81. Hãy kiên nhẫn với chủ cho thuê nhà
- 82. Tập thể dục
- 83. Chú ý đến những gì ngày càng tốt hơn
- 84. Những mong ước của con cái
- 85. Đừng suy diễn về người khác
- 86. Nói năng dịu dàng
- 87. Giữ tâm trạng vui vẻ
- 88. Nghĩ đến điều tốt đẹp đã làm hôm nay
- 89. Khám phá một niềm vui đơn sơ
- 90. Những điều nhỏ nhoi sẽ được nhớ đến
- 91. Nêu lên một tấm gương hiền hòa
- 92. Sự may mắn có được một căn nhà
- 93. Đừng phàn nàn về những lời phàn nàn
- 94. Chấp nhận sự thay đổi
- 95. Chuyển đổi vai trò giữa vợ chồng
- 96. Bao giờ cũng có một việc gì đó cần làm
- 97. Giải phóng những thứ phế thải
- 98. Hoãn lại những mong muốn của mình
- 99. Hãy nhớ rằng, mọi việc rồi đều sẽ qua đi
- 100. Như lần cuối cùng
Nguyễn Minh Tiến dịch
68. Tưởng tượng rằng ai đó đang theo dõi bạn
Một ngày kia Kris đề xuất với tôi ý tưởng này khi tôi đang nổi cơn thịnh nộ với một mớ hỗn độn mà lũ trẻ vừa quậy tung ra. Cô ấy nói, vẫn dịu dàng như mọi khi: «Richard, hãy tưởng tượng rằng có một người mà anh không biết đang ngồi trong phòng này và quan sát hành động của anh.» Bất chấp một sự thật là, nói chung tôi thuộc loại người có rất ít chuyện phải che dấu người khác, nhận xét của Kris đưa mọi chuyện về đúng chỗ của nó. Ngay lập tức, tôi thừa nhận là mình đã làm hơi lớn chuyện so với tình huống. Tôi tự hỏi mình: «Nếu có ai đó đang quan sát, liệu tôi có hành động như thế này chăng?» Câu trả lời là không. Sự thật là, cho dù tôi không thích sự hỗn độn, chắc chắn là nó chẳng đáng để phải trở nên căng thẳng. Tốt hơn là sử dụng năng lượng đó vào việc khác.
Đây là cách rèn luyện thú vị và đôi khi có tính trí tuệ để thử nghiệm. Lần tới đây (hay bất cứ lúc nào) khi bạn thấy bực dọc hay khích động về chuyện gì ở nhà, hãy tưởng tượng là có một người lạ đang ghi nhận cung cách cư xử của bạn, có thể là để học biết một cách phản ứng thích hợp. Làm như vậy khá đơn giản và có thể có tác dụng như một động lực điều chỉnh mà tôi đã nói trong một phần trước đây. Điều này có thể nhanh chóng đưa mọi việc trở về vị trí thích đáng bằng vào việc nhắc nhở bạn: rõ ràng bạn đang cáu gắt lên chỉ vì những chuyện vặt.
Cho dù tôi hoàn toàn không phải là loại người hành động dựa vào những gì mà người khác có thể nghĩ về mình (làm như vậy có thể là giả tạo và không trung thực), tôi thật sự vẫn nghĩ là có một giá trị nhất định trong việc cân nhắc – một cách lý tưởng – là chúng ta nên tỏ ra như thế nào trong cách nhìn của người khác. Tiến trình này có thể giống như một thứ đồng hồ đo trong nội tâm, nhắc nhở chúng ta về những mục tiêu và giá trị của mình. Lấy ví dụ như, nếu bạn đang nổi khùng lên trong căn hộ của mình, nguyền rủa nó vì sự nhớp nhúa hay chật chội, và rồi bạn dừng lại một chút, thực hành bài tập này, bạn có thể sẽ đột nhiên cười nhạo chính mình và sự thiếu tư cách và lòng biết ơn đối với những gì đang có. Vì vậy, nếu cũng giống như tôi, bạn đôi khi nổi cáu lên vì những chuyện vặt trong nhà, hãy làm như Kris đã đề nghị và cố mà tưởng tượng xem mọi việc sẽ ra sao trong mắt nhìn của người khác.