- Dẫn nhập
- 1. Tạo một môi trường tình cảm tích cực
- 2. Bắt đầu mọi việc sớm hơn một chút
- 3. Người đang vui là người sẵn lòng giúp đỡ
- 4. Học hỏi trẻ con để sống trong hiện tại
- 5. Bảo vệ sự riêng tư của bạn
- 6. Tha thứ cho những cơn nóng giận
- 7. Hãy lắng nghe
- 8. Những trận cãi nhau của trẻ con
- 9. Một công việc không bao giờ hoàn tất
- 10. Đừng trả lời điện thoại
- 11. Sống thật với lòng mình
- 12. Hãy giữ lời hứa
- 13. Mua thêm một món, hãy bớt đi một món
- 14. Cứ để cho trẻ con có đôi lúc buồn chán
- 15. Chờ đợi điều không may
- 16. Những «khoảng trắng» trong thời biểu
- 17. Hãy trân trọng cuộc sống
- 18. Giảm nhẹ sự căng thẳng
- 19. Bạn muốn các con sẽ như thế nào?
- 20. Đánh giá cao giai đoạn trẻ con
- 21. Không để những chuyện ấy làm bận tâm
- 22. Đừng bỏ lỡ cơ hội bày tỏ lòng thương yêu
- 23. Tự điều chỉnh lại mình đúng lúc
- 24. Khám phá cách sống giản đơn tự nguyện
- 25. Chọn bạn mà chơi
- 26. Chấp nhận sự bất đồng
- 27. Đừng tự hạ mình
- 28. Đừng nhắc lại những chuyện không hay
- 29. Hãy nêu gương tốt
- 30. Sống buông xả bình thản
- 31. Tạo ra một thông lệ «vị kỷ»
- 32. Nếu bạn có con, quên đi chuyện thời biểu
- 33. Những biểu hiện của yêu thương
- 34. Đừng để đồng tiền làm bạn quỵ ngã
- 35. Bắt đầu một ngày với yêu thương, sống trọn một ngày với yêu thương, và kết thúc một ngày cũng trong yêu thương
- 36. Đừng coi thường những người chung sống
- 37. Một giới hạn cho những ước muốn
- 38. Để cho người khác thắng
- 39. Giữ một nhịp sống tỉnh táo
- 40. Đừng làm một người hy sinh thái quá
- 41. Từ bỏ những điều mong đợi
- 42. Tôn trọng cha mẹ vợ (hoặc chồng)
- 43. Những trạng thái tâm lý
- 44. Tách biệt công việc ra khỏi tất cả
- 45. Khi yêu thương hãy chấp nhận mọi thứ
- 46. Những thói tật nhỏ nhặt
- 47. Đừng nhấn mạnh sự bận rộn của mình
- 48. Dễ dãi hơn với những người hàng xóm
- 49. Những khó khăn của người khác
- 50. Đừng mang những cơn giận vào giấc ngủ
- 51. Vì sao tôi có thể không giống mọi người?
- 52. Tự mình thoát khỏi những khó khăn
- 53. Hành động có ý nghĩa nhiều hơn lời nói
- 54. Tập trung sự chú ý
- 55. Giảm bớt sự bực dọc
- 56. Bố trí thời gian cho những việc làm tốt
- 57. Đừng phê phán sau lưng người khác
- 58. Tổ chức những buổi họp mặt gia đình
- 59. Bày tỏ sự đánh giá cao về người khác
- 60. Nhìn mọi việc theo đúng thực tiễn
- 61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ
- 62. Đối thoại bằng lòng yêu thương
- 63. Ngồi yên
- 64. Đón nhận khi sự việc đến
- 65. Giữ gìn sức khỏe
- 66. Trước hết phải quan tâm đến tình cảm
- 67. Quá chú ý đánh giá việc làm của mình
- 68. Tưởng tượng rằng ai đó đang theo dõi bạn
- 69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy
- 70. Tạo quan hệ mới với con người cũ
- 71. Những cuộc tấn công của ý tưởng
- 72. Đừng nói quá công việc ở nhà
- 73. Hãy trân trọng cuộc sống
- 74. Đừng lập lại những lỗi lầm cũ
- 75. Khi ai đó không hiểu được một vấn đề
- 76. Cung cách ứng xử trong gia đình
- 77. Đi cắm trại
- 78. Xem trẻ con như những người thầy
- 79. Bạn không thể mang theo được gì
- 80. Chọn một tổ chức từ thiện cho gia đình
- 81. Hãy kiên nhẫn với chủ cho thuê nhà
- 82. Tập thể dục
- 83. Chú ý đến những gì ngày càng tốt hơn
- 84. Những mong ước của con cái
- 85. Đừng suy diễn về người khác
- 86. Nói năng dịu dàng
- 87. Giữ tâm trạng vui vẻ
- 88. Nghĩ đến điều tốt đẹp đã làm hôm nay
- 89. Khám phá một niềm vui đơn sơ
- 90. Những điều nhỏ nhoi sẽ được nhớ đến
- 91. Nêu lên một tấm gương hiền hòa
- 92. Sự may mắn có được một căn nhà
- 93. Đừng phàn nàn về những lời phàn nàn
- 94. Chấp nhận sự thay đổi
- 95. Chuyển đổi vai trò giữa vợ chồng
- 96. Bao giờ cũng có một việc gì đó cần làm
- 97. Giải phóng những thứ phế thải
- 98. Hoãn lại những mong muốn của mình
- 99. Hãy nhớ rằng, mọi việc rồi đều sẽ qua đi
- 100. Như lần cuối cùng
Nguyễn Minh Tiến dịch
58. Tổ chức những buổi họp mặt gia đình
Mục đích của những buổi họp mặt gia đình là tạo ra một môi trường thoải mái trong đó những người yêu thương nhau có thể chia sẻ một cách tự do và giao tiếp một cách chân tình. Ý tưởng này là nhằm tạo ra một nơi «an toàn» để mọi người có mặt đều có thể nói và được nghe. Mọi người đồng ý với nhau trước đó rằng, phải lắng nghe tất cả những gì được nói ra. Không ai được phép nói xen, công kích, cắt lời người khác, chỉ trích, hay chen vào khi chưa đến phiên mình. Không có ai được xem là lớn hơn hay quan trọng hơn người khác. Mọi người đều phải được tôn trọng.
Trong một buổi họp gia đình, bạn được phép chia sẻ những gì là phù hợp với bạn – và cả những gì không phù hợp. Bạn được phép làm như vậy một cách trung thực, không bị ai công kích. Bạn có thể nói cho những người khác biết về những gì đang làm bạn không hài lòng, và cũng có thể đề nghị các giải pháp có thể được. Bạn cũng có thể chia sẻ những gì trong cuộc sống gia đình mà bạn yêu thương nhất, và những gì bạn nghĩ là có thể giúp cho cả gia đình được trở nên tốt đẹp hơn.
Những buổi họp gia đình thường là rất có khả năng hàn gắn. Trong thế giới đầy kích động như ngày nay, thường khó tìm được thời gian ngồi lại với nhau như một gia đình để chia sẻ và lắng nghe nhau. Dù vậy, đây là một yếu tố thiết yếu của một gia đình yêu thương, thực tế. Chính đây là thời điểm lý tưởng để ngồi lại cùng nhau, để tìm biết những gì đang xảy ra cho nhau, để duy trì quan hệ, hay trong một số trường hợp, để làm quen với nhau. Đây là cơ hội để tìm hiểu các thành viên khác trong gia đình, để hiểu ra những gì đã tạo nên cách ứng xử của mỗi người cũng như những gì làm cho họ vui hoặc buồn. Thường thì đây cũng là dịp để được biết thêm nhiều điều về cha, mẹ, con cái, vợ chồng hoặc anh chị em, mà trước đó chưa hề được biết. Con gái bé nhất của tôi có lần nói với tôi trong một buổi họp gia đình rằng, đôi khi có những «cái nhìn» của tôi làm nó sợ. Bởi vì mục đích buổi họp của chúng tôi là để hiểu biết nhau trong một môi trường không công kích, nên tôi có thể hiểu ngay được một cách chính xác là nó muốn nói gì. «Cái nhìn» mà nó đề cập ở đây là những cái nhìn khi tôi không đồng ý điều gì. Và tôi thật sự cũng không biết là mình đã làm như vậy. Nếu nó đặt vấn đề này ra giữa một ngày bận rộn, thật đáng ngờ là tôi có thể nào chấp nhận được những điều nó nói. Nhưng bởi vì mục đích chung nhất của chúng tôi khi ngồi lại với nhau là để làm cho cuộc sống gia đình được tốt hơn, nên tôi đã cởi mở và tiếp nhận điều con gái tôi vừa nói – và có thể học hỏi được từ đó. Sau lần đó, tôi rất cẩn thận để ý đến những «cái nhìn» của mình. Trong buổi họp gia đình sau đó, tôi hỏi nó nhận xét về tôi lúc này thế nào. Nó trả lời: «Con cảm thấy tốt hơn nhiều.» Nó cảm thấy là đã được lắng nghe và tôn trọng.
Tôi còn nhớ một số các cuộc họp gia đình khi tôi còn nhỏ. Tôi nhớ là đã biết được một số những điều bực dọc của cha mẹ tôi. Điều này giúp tôi hiểu được họ dưới góc độ như những con người, không chỉ là các bậc cha mẹ. Và nhờ đó tôi phát triển thêm sự cảm thông và tính cách của mình.
Những buổi họp gia đình rất hữu ích trong việc giúp bạn trút bỏ sự chán nản cũng như nhắc nhở bạn chia sẻ yêu thương với nhau. Và rồi những điều này lại giúp bạn tránh được khuynh hướng cáu gắt với những chuyện vặt vãnh, bởi vì bạn không để cho những chuyện vặt có thể tích lũy thành những vấn đề đáng kể. Thay vì vậy, bạn sẽ giải quyết ngay các vấn đề khi chúng vừa mới chớm. Bạn cũng sẽ khám phá ra những giải pháp có ích cho cả gia đình.
Những buổi họp gia đình không làm cho cuộc sống của bạn (hay gia đình bạn) trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên, chúng sẽ đưa mọi người lại gần nhau hơn như là một gia đình. Cho dù gia đình bạn chỉ có hai người, hoặc đến mười người, tôi khuyên bạn hãy thử tổ chức các buổi họp gia đình. Phần thưởng mà bạn nhận được sẽ rất đáng kể.