- Dẫn nhập
- 1. Tạo một môi trường tình cảm tích cực
- 2. Bắt đầu mọi việc sớm hơn một chút
- 3. Người đang vui là người sẵn lòng giúp đỡ
- 4. Học hỏi trẻ con để sống trong hiện tại
- 5. Bảo vệ sự riêng tư của bạn
- 6. Tha thứ cho những cơn nóng giận
- 7. Hãy lắng nghe
- 8. Những trận cãi nhau của trẻ con
- 9. Một công việc không bao giờ hoàn tất
- 10. Đừng trả lời điện thoại
- 11. Sống thật với lòng mình
- 12. Hãy giữ lời hứa
- 13. Mua thêm một món, hãy bớt đi một món
- 14. Cứ để cho trẻ con có đôi lúc buồn chán
- 15. Chờ đợi điều không may
- 16. Những «khoảng trắng» trong thời biểu
- 17. Hãy trân trọng cuộc sống
- 18. Giảm nhẹ sự căng thẳng
- 19. Bạn muốn các con sẽ như thế nào?
- 20. Đánh giá cao giai đoạn trẻ con
- 21. Không để những chuyện ấy làm bận tâm
- 22. Đừng bỏ lỡ cơ hội bày tỏ lòng thương yêu
- 23. Tự điều chỉnh lại mình đúng lúc
- 24. Khám phá cách sống giản đơn tự nguyện
- 25. Chọn bạn mà chơi
- 26. Chấp nhận sự bất đồng
- 27. Đừng tự hạ mình
- 28. Đừng nhắc lại những chuyện không hay
- 29. Hãy nêu gương tốt
- 30. Sống buông xả bình thản
- 31. Tạo ra một thông lệ «vị kỷ»
- 32. Nếu bạn có con, quên đi chuyện thời biểu
- 33. Những biểu hiện của yêu thương
- 34. Đừng để đồng tiền làm bạn quỵ ngã
- 35. Bắt đầu một ngày với yêu thương, sống trọn một ngày với yêu thương, và kết thúc một ngày cũng trong yêu thương
- 36. Đừng coi thường những người chung sống
- 37. Một giới hạn cho những ước muốn
- 38. Để cho người khác thắng
- 39. Giữ một nhịp sống tỉnh táo
- 40. Đừng làm một người hy sinh thái quá
- 41. Từ bỏ những điều mong đợi
- 42. Tôn trọng cha mẹ vợ (hoặc chồng)
- 43. Những trạng thái tâm lý
- 44. Tách biệt công việc ra khỏi tất cả
- 45. Khi yêu thương hãy chấp nhận mọi thứ
- 46. Những thói tật nhỏ nhặt
- 47. Đừng nhấn mạnh sự bận rộn của mình
- 48. Dễ dãi hơn với những người hàng xóm
- 49. Những khó khăn của người khác
- 50. Đừng mang những cơn giận vào giấc ngủ
- 51. Vì sao tôi có thể không giống mọi người?
- 52. Tự mình thoát khỏi những khó khăn
- 53. Hành động có ý nghĩa nhiều hơn lời nói
- 54. Tập trung sự chú ý
- 55. Giảm bớt sự bực dọc
- 56. Bố trí thời gian cho những việc làm tốt
- 57. Đừng phê phán sau lưng người khác
- 58. Tổ chức những buổi họp mặt gia đình
- 59. Bày tỏ sự đánh giá cao về người khác
- 60. Nhìn mọi việc theo đúng thực tiễn
- 61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ
- 62. Đối thoại bằng lòng yêu thương
- 63. Ngồi yên
- 64. Đón nhận khi sự việc đến
- 65. Giữ gìn sức khỏe
- 66. Trước hết phải quan tâm đến tình cảm
- 67. Quá chú ý đánh giá việc làm của mình
- 68. Tưởng tượng rằng ai đó đang theo dõi bạn
- 69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy
- 70. Tạo quan hệ mới với con người cũ
- 71. Những cuộc tấn công của ý tưởng
- 72. Đừng nói quá công việc ở nhà
- 73. Hãy trân trọng cuộc sống
- 74. Đừng lập lại những lỗi lầm cũ
- 75. Khi ai đó không hiểu được một vấn đề
- 76. Cung cách ứng xử trong gia đình
- 77. Đi cắm trại
- 78. Xem trẻ con như những người thầy
- 79. Bạn không thể mang theo được gì
- 80. Chọn một tổ chức từ thiện cho gia đình
- 81. Hãy kiên nhẫn với chủ cho thuê nhà
- 82. Tập thể dục
- 83. Chú ý đến những gì ngày càng tốt hơn
- 84. Những mong ước của con cái
- 85. Đừng suy diễn về người khác
- 86. Nói năng dịu dàng
- 87. Giữ tâm trạng vui vẻ
- 88. Nghĩ đến điều tốt đẹp đã làm hôm nay
- 89. Khám phá một niềm vui đơn sơ
- 90. Những điều nhỏ nhoi sẽ được nhớ đến
- 91. Nêu lên một tấm gương hiền hòa
- 92. Sự may mắn có được một căn nhà
- 93. Đừng phàn nàn về những lời phàn nàn
- 94. Chấp nhận sự thay đổi
- 95. Chuyển đổi vai trò giữa vợ chồng
- 96. Bao giờ cũng có một việc gì đó cần làm
- 97. Giải phóng những thứ phế thải
- 98. Hoãn lại những mong muốn của mình
- 99. Hãy nhớ rằng, mọi việc rồi đều sẽ qua đi
- 100. Như lần cuối cùng
Nguyễn Minh Tiến dịch
20. Đánh giá cao giai đoạn trẻ con
Nhìn thoáng qua, đề xuất này có vẻ như không thể thực hiện, thậm chí gần như mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi bạn đặt cái gọi là «giai đoạn trẻ con» vào trong một cái nhìn toàn cảnh bao quát hơn, tôi tin là chẳng những điều này có thể thực hiện được, mà trong thực tế việc «đánh giá cao» sẽ còn là thực tiễn (và khôn ngoan) hơn so với việc luôn phải vất vả chống lại bọn trẻ.
Điều then chốt ở đây là cụm từ giai đoạn. Tôi sẽ vô cùng kinh ngạc nếu như có ai đó đang đọc cuốn sách này, là người ít nhất cũng 20 tuổi, lại vẫn còn giống hệt như thời trẻ con của mình. Rất thông thường là bạn đã thay đổi những giá trị, thái độ, ngoại hình, cung cách làm việc, mục tiêu và cả đến những gì được xem là ưu tiên hơn trong cuộc sống. Chính bản thân tôi cũng không hề giống với tôi thời trẻ con. Tôi có vẻ ngoài khác hơn, hành động cũng khác hơn, và mọi thứ trong cuộc sống của tôi đều đã thay đổi. Tôi hoàn toàn là một người khác – và bạn cũng thế thôi. Nhìn ngược về quá khứ, đó chỉ là một giai đoạn mà tất cả chúng ta đều trải qua.
Vậy thì tại sao, nếu chúng ta đã biết rằng thời trẻ con chỉ là một giai đoạn, chúng ta lại quan tâm đến mọi thứ một cách quá khe khắt? Một phần nào đó, câu trả lời cho vấn đề này là: chúng ta quên mất rằng đó chỉ là một giai đoạn! Chúng ta lo sợ rằng cung cách cư xử và định hướng trong cuộc sống ở đứa con 15 tuổi của mình là vĩnh viễn, là cứng nhắc như thể khắc sâu vào trong đá! Trong một chừng mực, chúng ta thiếu niềm tin cần thiết vào trẻ con. Sự thiếu tin cậy này được cảm nhận bởi bọn trẻ ngày nay và – tôi tin là – đã góp phần tạo ra một số trong những vấn đề khó khăn trước mắt chúng ta. Không phải tôi muốn nói rằng, nếu lũ trẻ đánh đấm nhau, đó là lỗi của bạn. Thế nhưng tôi tin tưởng khá chắc chắn rằng có rất nhiều việc mà chúng ta có thể làm để giúp trẻ phát triển tốt nhất, cũng như để giảm nhẹ đi sự bực bội mà chúng ta đang cảm nhận.
Tôi nghĩ rằng một trong những nguyên nhân giúp tôi vượt qua giai đoạn trẻ con mà không bị thương tổn là nhờ tôi cảm nhận được từ nơi cha mẹ tôi sự chấp nhận và tin cậy ở tôi như một người lớn. Có vẻ như các vị biết rằng tôi sẽ tốt thôi (ngay cả khi tôi có gặp vấn đề) và rằng chẳng có gì trục trặc nơi tôi chỉ vì là tôi đang nỗ lực để lớn lên. Bất chấp một thực tế là cách ứng xử của tôi còn rất vụng về, tôi biết rằng cha mẹ tôi vẫn đánh giá cao. Sự tin cậy của các vị đã cho tôi sức mạnh cần thiết để tôi trưởng thành vượt qua thời trẻ con.
Qua nhiều năm, tôi đã nhận thấy được cũng một cung cách cư xử tương tự như thế ở một số ít gia đình may mắn, nơi mà các bậc cha mẹ và con cái họ dường như cùng nỗ lực và sống chung trong hòa thuận. Hầu như trong tất cả những trường hợp này, những đứa trẻ có cách ứng xử tốt đẹp nhất chính là những đứa trẻ được cha mẹ đặt sự tin cậy vào như một người lớn – những bậc cha mẹ biết đánh giá cao con cái mình. Điều rõ ràng là, thật dễ dàng khi đưa ra một phát biểu: «Dĩ nhiên là cha mẹ sẽ đặt sự tin cậy (và đánh giá cao) vào một đứa trẻ nếu như cách ứng xử của nó đã hoàn hảo.» Cũng có phần đúng trong phát biểu này. Tuy nhiên, tôi tin là chúng ta có thể gieo cấy niềm tin và sự tôn trọng đối với trẻ con bất chấp cả những khuyết điểm hiện thời của chúng, nếu chúng ta nhận ra được tầm quan trọng như thế nào của việc này.
Bạn chỉ cần tự hỏi mình xem, khi mọi người chung quanh tin cậy vào bạn, và khi bạn cảm thấy được đánh giá cao, thì sẽ dễ dàng hơn như thế nào trong việc thực hiện tốt mọi việc. Thực tế này cũng đúng đối với trẻ con. Khi một đứa trẻ cảm thấy mình được đánh giá cao, nó sẽ có một viễn ảnh tốt để vươn tới. Nhưng điều ngược lại cũng sẽ đúng. Khi một đứa trẻ cảm thấy mình bị xem thường, nó sẽ có một viễn ảnh xấu để trở nên tồi tệ hơn.
Tôi không nói điều này là dễ thực hiện, chỉ muốn nói rằng nó thật sự quan trọng và xứng đáng để trở thành một phần trong cách ứng xử của bạn. Nếu bạn nghĩ đến thời trẻ con như là một giai đoạn, không phải là mãi mãi, những vất vả của bạn sẽ được giảm đi rất nhiều.