- Dẫn nhập
- 1. Tạo một môi trường tình cảm tích cực
- 2. Bắt đầu mọi việc sớm hơn một chút
- 3. Người đang vui là người sẵn lòng giúp đỡ
- 4. Học hỏi trẻ con để sống trong hiện tại
- 5. Bảo vệ sự riêng tư của bạn
- 6. Tha thứ cho những cơn nóng giận
- 7. Hãy lắng nghe
- 8. Những trận cãi nhau của trẻ con
- 9. Một công việc không bao giờ hoàn tất
- 10. Đừng trả lời điện thoại
- 11. Sống thật với lòng mình
- 12. Hãy giữ lời hứa
- 13. Mua thêm một món, hãy bớt đi một món
- 14. Cứ để cho trẻ con có đôi lúc buồn chán
- 15. Chờ đợi điều không may
- 16. Những «khoảng trắng» trong thời biểu
- 17. Hãy trân trọng cuộc sống
- 18. Giảm nhẹ sự căng thẳng
- 19. Bạn muốn các con sẽ như thế nào?
- 20. Đánh giá cao giai đoạn trẻ con
- 21. Không để những chuyện ấy làm bận tâm
- 22. Đừng bỏ lỡ cơ hội bày tỏ lòng thương yêu
- 23. Tự điều chỉnh lại mình đúng lúc
- 24. Khám phá cách sống giản đơn tự nguyện
- 25. Chọn bạn mà chơi
- 26. Chấp nhận sự bất đồng
- 27. Đừng tự hạ mình
- 28. Đừng nhắc lại những chuyện không hay
- 29. Hãy nêu gương tốt
- 30. Sống buông xả bình thản
- 31. Tạo ra một thông lệ «vị kỷ»
- 32. Nếu bạn có con, quên đi chuyện thời biểu
- 33. Những biểu hiện của yêu thương
- 34. Đừng để đồng tiền làm bạn quỵ ngã
- 35. Bắt đầu một ngày với yêu thương, sống trọn một ngày với yêu thương, và kết thúc một ngày cũng trong yêu thương
- 36. Đừng coi thường những người chung sống
- 37. Một giới hạn cho những ước muốn
- 38. Để cho người khác thắng
- 39. Giữ một nhịp sống tỉnh táo
- 40. Đừng làm một người hy sinh thái quá
- 41. Từ bỏ những điều mong đợi
- 42. Tôn trọng cha mẹ vợ (hoặc chồng)
- 43. Những trạng thái tâm lý
- 44. Tách biệt công việc ra khỏi tất cả
- 45. Khi yêu thương hãy chấp nhận mọi thứ
- 46. Những thói tật nhỏ nhặt
- 47. Đừng nhấn mạnh sự bận rộn của mình
- 48. Dễ dãi hơn với những người hàng xóm
- 49. Những khó khăn của người khác
- 50. Đừng mang những cơn giận vào giấc ngủ
- 51. Vì sao tôi có thể không giống mọi người?
- 52. Tự mình thoát khỏi những khó khăn
- 53. Hành động có ý nghĩa nhiều hơn lời nói
- 54. Tập trung sự chú ý
- 55. Giảm bớt sự bực dọc
- 56. Bố trí thời gian cho những việc làm tốt
- 57. Đừng phê phán sau lưng người khác
- 58. Tổ chức những buổi họp mặt gia đình
- 59. Bày tỏ sự đánh giá cao về người khác
- 60. Nhìn mọi việc theo đúng thực tiễn
- 61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ
- 62. Đối thoại bằng lòng yêu thương
- 63. Ngồi yên
- 64. Đón nhận khi sự việc đến
- 65. Giữ gìn sức khỏe
- 66. Trước hết phải quan tâm đến tình cảm
- 67. Quá chú ý đánh giá việc làm của mình
- 68. Tưởng tượng rằng ai đó đang theo dõi bạn
- 69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy
- 70. Tạo quan hệ mới với con người cũ
- 71. Những cuộc tấn công của ý tưởng
- 72. Đừng nói quá công việc ở nhà
- 73. Hãy trân trọng cuộc sống
- 74. Đừng lập lại những lỗi lầm cũ
- 75. Khi ai đó không hiểu được một vấn đề
- 76. Cung cách ứng xử trong gia đình
- 77. Đi cắm trại
- 78. Xem trẻ con như những người thầy
- 79. Bạn không thể mang theo được gì
- 80. Chọn một tổ chức từ thiện cho gia đình
- 81. Hãy kiên nhẫn với chủ cho thuê nhà
- 82. Tập thể dục
- 83. Chú ý đến những gì ngày càng tốt hơn
- 84. Những mong ước của con cái
- 85. Đừng suy diễn về người khác
- 86. Nói năng dịu dàng
- 87. Giữ tâm trạng vui vẻ
- 88. Nghĩ đến điều tốt đẹp đã làm hôm nay
- 89. Khám phá một niềm vui đơn sơ
- 90. Những điều nhỏ nhoi sẽ được nhớ đến
- 91. Nêu lên một tấm gương hiền hòa
- 92. Sự may mắn có được một căn nhà
- 93. Đừng phàn nàn về những lời phàn nàn
- 94. Chấp nhận sự thay đổi
- 95. Chuyển đổi vai trò giữa vợ chồng
- 96. Bao giờ cũng có một việc gì đó cần làm
- 97. Giải phóng những thứ phế thải
- 98. Hoãn lại những mong muốn của mình
- 99. Hãy nhớ rằng, mọi việc rồi đều sẽ qua đi
- 100. Như lần cuối cùng
Nguyễn Minh Tiến dịch
5. Bảo vệ sự riêng tư của bạn
Gia đình là một nơi trú ẩn, thoát khỏi thế giới bên ngoài. Khi bạn để cho quá nhiều những chuyện hổ lốn từ bên ngoài thâm nhập vào gia đình, là bạn đang xóa bỏ, hay ít nhất cũng làm giảm sút khả năng bình ổn có thể có. Trong khi phần lớn chúng ta đều quan tâm đến việc bảo vệ sự an toàn về mặt vật chất, và làm mọi cách để đảm bảo nó, thì lại rất thường quên đi, hay thậm chí coi thường sự an toàn về mặt tình cảm, tinh thần. Chúng ta có thể làm được điều này, ít nhất là một phần nào, bằng cách biết coi trọng nhu cầu về sự riêng tư của mình trong một chừng mực nào đó.
Việc bảo vệ và tôn trọng sự riêng tư là một tuyên bố với chính bản thân bạn cũng như với mọi người khác rằng bạn hiểu được giá trị của chính mình và sự bình yên trong tâm trí. Điều đó nói lên rằng tinh thần lành mạnh và hạnh phúc là những điều cực kỳ quan trọng. Gia đình là một trong số rất ít những nơi mà, trong phần lớn trường hợp, bạn có thể kiểm soát – đến một mức độ nào đó – những gì có thể thâm nhập vào, và những gì không được phép. Gia đình cũng thường là nơi mà bạn có được thẩm quyền để từ chối.
Bảo vệ sự riêng tư của bạn có thể liên quan đến nhiều việc. Chẳng hạn có thể là việc dùng máy trả lời điện thoại tự động ghi lại các lời nhắn để bạn không phải làm điều đó. Rất thường là, hoàn toàn do thói quen, chúng ta lao đến nhấc máy điện thoại ngay cả khi mà ta chẳng muốn nói chuyện với ai cả. Liệu có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta cảm thấy môi trường sống quá nhộn nhịp, đông đúc? Tôi có một chủ trương chung là không trả lời điện thoại khi tôi đang cảm thấy muốn được ở một mình, hoặc khi tôi đang ở bên cạnh một người trong gia đình cần đến sự chú ý của tôi. Tại sao chúng ta lại phải rời bỏ những người ta yêu thương để trả lời một cú điện thoại của ai đó mà thậm chí có khi ta chưa từng quen biết?
Nếu bạn có con cái, có thể bạn nên tìm cách giới hạn số khách mời đến chơi hàng tuần. Bạn làm điều này, không phải nhằm tạo ra một môi trường tách biệt với xã hội, mà là nhằm tạo ra một cảm giác quân bình và hòa hợp trong gia đình. Trong nhiều năm qua, có những lúc vợ chồng tôi đã từng có cảm giác rằng căn nhà của mình dường như gần giống với một ga xe lửa hay một trạm xe buýt nhộn nhịp hơn là một nơi yên ổn để tìm về. Và chỉ đơn giản bằng vào việc thừa nhận nhu cầu tạo ra một môi trường sống yên bình hơn, bằng một vài thay đổi nhỏ để bảo vệ sự riêng tư của mình, chúng tôi đã có thể trở lại thế quân bình trước đó.
Bạn có thể biết cách từ chối nhiều hơn đối với những yêu cầu đòi hỏi bạn rời xa gia đình. Và bạn có thể giới hạn việc mời mọc bạn bè hay những người khác đến chơi nhà. Một lần nữa, bạn làm điều này không phải để trở thành một người ẩn dật hay xa lạ với bạn bè, thân quyến, mà là nhằm bảo vệ và trân trọng nhu cầu về sự riêng tư của mình. Khi làm như vậy, bạn sẽ nhận ra được sự khác biệt rất đáng kể trong cách cảm nhận của mình. Bạn sẽ cảm thấy được hàm dưỡng và bình ổn hơn trong tâm hồn. Và mỗi lần bạn thật sự có mời ai đó đến chơi nhà, hoặc chấp nhận lời mời của ai đó, bạn biết rằng mình làm như vậy xuất phát từ một nhu cầu chân thật, không phải vì một áp lực hay bổn phận nào.
Tất cả chúng ta đều cần có sự riêng tư ở một mức độ nhất định. Khi bạn bước vào nhà, ý thức rõ đấy là căn nhà của riêng bạn. Cho dù bạn chỉ thuê lại một căn phòng nhỏ trong nhà người khác, hoặc làm chủ một căn hộ trong chung cư, hay có một ngôi nhà riêng thật sự, hãy biết trân trọng nhu cầu về sự riêng tư của mình. Chẳng bao lâu, rồi mọi chuyện sẽ không còn tràn ngập đến cùng bạn nữa.