- 01. Đức Phật
- 02. Đức Phật Có Phải Là Hóa Thân Của Thần Linh, Thượng Đế?
- 03. Sự Phục Vụ Của Đức Phật Cho Nhân Loại Trên Thế Gian Này
- 04. Những Bằng Chứng Lịch Sử Về Đức Phật
- 05. Phật Giáo Là Một Học Thuyết Hay Một Triết Lý?
- 06. Phật Giáo Là Tôn Giáo Bi Quan, Tiêu Cực?
- 07. Chiến Tranh Và Hòa Bình Theo Quan Điểm Phật Giáo
- 08. Chúng Ta Có Thể Biện Hộ Cho Chiến Tranh?
- 09. Nhu Cầu Thực Thi Thái Độ Khoan Dung Đối Với Thế Giới Ngày Nay
- 10. Con Người Và Tôn Giáo
- 11. Sự Bóp Méo Tôn Giáo
- 12. Tôn Giáo Đúng Đắn
- 13. Sự Phát Triển Luân Lý Đạo Đức & Tâm Linh
- 14. Thay Đổi Nhãn Hiệu Tôn Giáo Trước Lúc Lâm Chung
- 15. Tôn Giáo Hiện Đại
- 16. Tôn Giáo Của Tự Do
- 17. Sứ Mệnh Của Người Con Phật
- 18. Ý Nghĩa Của Giấc Chiêm Bao
- 19. Đạo Phật Cho Nhân Loại
- 20. Người Phật Tử Có Sùng Bái Thần Tượng Hay Không?
- 21. Nguồn Gốc Của Tượng Phật
- 22. Giới Trí Thức Ngày Nay Nói Gì Về Hình Ảnh Đức Phật
- 23. Ý Nghĩa Của Việc Cầu Nguyện
- 24. Truyền Thống, Phong Tục Và Lễ Hội
- 25. Quan Niệm Về Thần Linh, Thượng Đế
- 26. Quan Điểm Của Phật Giáo Về Hôn Nhân
- 27. Tại Sao Dân Số Thế Giới Tăng?
- 28. Địa Vị Của Nữ Giới Trong Đạo Phật
- 29. Phật Giáo Và Nhà Tư Tưởng Tự Do
- 30. Tôn Giáo Trong Thời Đại Khoa Học
- 31. Tôn Giáo Và Hạnh Phúc Nhân Loại
NHU CẦU THỰC THI THÁI ÐỘ KHOAN DUNG
ÐỐI VỚI THẾ GIỚI NGÀY NAY
Con người của ngày nay đang sống trong trạng thái bất an, giao động, mệt mỏi chán với nỗi sợ hãi và thất vọng. Họ bị làm say sưa bởi những ham muốn để có được danh vọng, tiền của và quyền lực. Họ khao khát được mãn nguyện những thú vui dục lạc. Nhân loại đang trải qua hằng ngày trong nỗi sợ hãi, hoài nghi và bất an. Trong thời đại khủng hoảng và phiền nhiễu này, thật khó khăn cho con người cộng sinh một cách an bình với đồng loại của họ. Do đó, nhu cầu thực thi tinh thần khoan dung, độ lượng đối với thế giới ngày nay thật là cần thiết và quan trọng đến mức độ mà sự cộng sinh một cách hài hòa giữa con người trong thế giới ngày nay có khả quan.
Thế giới đã đẫm máu và chịu nhiều khổ đau do những bệnh tật của chủ nghĩa giáo điều và thái độ không khoan dung. Mảnh đất của nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay bị thấm ướt máu của con người tràn ngập trên án thờ của những cuộc tranh đấu chính trị đa dạng như là bầu trời của thiên niên kỷ trước bị bao phủ bởi khói của những vị thánh tử đạo tự thiêu. Cho dù trong lĩnh vực tôn giáo hay trong lĩnh vực chính trị, nhân loại cũng ý thức về một sứ mệnh mang lại cho nhân loại một lối sống và công kích lối sống của những người khác. Thật vậy, thái độ không khoan dung của những tâm hồn thích đấu tranh đã làm hư hỏng những danh thơm của các tôn giáo.
Chúng ta hãy nhìn lại thế kỷ hiện tại này-một thế kỷ tiến bộ cao về mọi mặt, một thế kỷ của sự máy móc và phát minh. Một lọat những phát minh mới của khoa học và kỹ thuật như máy điện thoại, xe điện, phi cơ, đài phát thanh, truyền hình, vi tính, tàu không gian, vệ tinh và những thiết bị điện v.v...đang làm cho nhân loại chói mắt. Song cũng trong thế kỷ này (thế kỷ 20) trẻ em của thế giới những con người đã phát hiện ra tất cả những phát minh này được xem như là tuyệt đối trong quá trình tiến triển, cũng tương tự như những con người đã tàn sát hàng triệu người khác bằng lưỡi lê hoặc là bằng súng đạn hay bằng lửa. Trong số tất cả những sự tiến bộ vĩ đại này thì nơi đâu là tinh thần khoan dung?
Con người của ngày nay chỉ quan tâm đến việc khám phá những vũ trụ bên ngoài không gian, nhưng anh ta hoàn toàn không thể sống hài hòa, hạnh phúc với con người đồng loại. Dần dần con người sẽ mạo phạm mặt trăng và những hành tinh khác.
Vì lợi ích vật chất, con người hiện đại đã vi phạm thiên nhiên. Những hoạt động tinh thần của họ quá lơ đãng với những thú vui của anh ta đến nỗi anh ta không thể nhận diện chân giá trị và mục đích của cuộc đời. Hành vi thái độ phi tự nhiên này của con người hiện đại là do kết quả của những quan niệm sai lầm về đời sống con người và mục đích tối hậu của nó. Ðó là nguyên nhân của hỗn độn, sợ hãi, bất an và không khoan dung trong thời đại chúng ta hiện nay.
Trên thực tế, tinh thần không khoan dung của thời đại hiện nay vẫn còn đang được các tôn giáo thực thi. Người ta chỉ nói đến tôn giáo và hứa khả mang lại con đường tắt đến thiên đàng, chứ họ không quan tâm đến việc thực hành tôn giáo đó. Nếu người đạo Gia tô sống theo Bài pháp ở tại Núi, nếu người Phật tử thực hành Bát Thánh Ðạo, nếu người Hồi giáo thực sự theo quan niệm Huynh đệ đại đồng và người Ấn giáo sống theo tinh thần nhất thể, thì chắc hẳn thế giới này sẽ có được nền hòa bình và hài hoà giữa nhân loại. Cho dù những lời dạy vô giá của những bậc đạo sư vĩ đại, con người ta vẫn chưa nhận ra được giá trị của sự khoan dung. Tinh thần không khoan dung được thực thi dựa trên danh nghĩa tôn giáo là một tinh thần bị lên án và rất xấu xa.
Lời khuyên của Ðức Phật là:
“Vui thay, chúng ta sống,
Không
hận giữa hận thù;
Giữa những người thù hận,
Ta sống không hận thù.
Vui thay chúng ta sống,
Không bệnh giữa ốm đau;
Giữa những người bệnh hoạn,
Ta sống không ốm đau”.
(PC 197-198)