- 1. Đức Phật
- 2. Phật Giáo Phải Chăng Là Một Triết Học?
- 3. Phải Chăng Phật Giáo Là Một Tôn Giáo?
- 4. Phải Chăng Phật Giáo Là Một Hệ Thống Đạo Đức?
- 5. Một Vài Đặc Điểm Của Phật Giáo
- 6. Nghiệp Báo Hay Luật Nhân Quả
- 7. Luân Hồi
- 8. Lý Thập Nhị Nhân Duyên
- 9. Vô Ngã Hay Không Có Linh Hồn
- 10. Niết Bàn
- 11. Con Đường Dẫn Đến Niết Bàn
- 12. Chú Thích Của Dịch Giả
ÐỨC PHẬT
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời tại một vùng ở xứ Nepal (2), là đấng được xem như bậc Thầy của tôn giáo vĩ đại nhất trên thế giới. Ðược nuôi dưỡng trong cảnh xa hoa vàhấp thụ một nền giáo dục xứng đáng với một vị hoàng tử, như mọi người, thái tử đã lập gia đình và có một con.
Bản tính ưa trầm tư và lòng từ bi bao la của thái tử, đã không cho phép thái tử hưởng thụnhững thú vui vật chất nhất thời ở cung điện hoàng gia. Thái tử không hề biết buồn khổ, nhưng người cảm thấy xót thương sâu xa cho sự khổ đau của nhân loại. Mặc dù sống trong cảnh giàu sang phú quí, nhưng thái tử đã ý thức được tính phổ cập của sự khổ đau. Cung điện với mọi thú vui thế gian không còn là nơi thích đáng cho vị hoàng tử đầy lòng từ bi sốngnữa. Thời gian thuận tiện đã đến để thái tử xuất gia. Nhận thức được sựhư ảo (phù hoa) của những thú vui khoái lạc, vào năm 29 tuổi, thái tử từ bỏ mọi dục lạc trần gian, để đắp lên mình mảnh y vàng giản dị của nhàtu khổ hạnh, một mình, không một đồng dính túi, lang thang đây đó để đitìm Chân Lý và sự An Lạc.
Ðó là một cuộc từ bỏ lịch sử vô tiền khoáng hậu, vì thái tử đã đi tu không phải lúc tuổi về già, mà là đang độ thanh xuân; không phải trong cảnh nghèo khổ mà là giàu sang. Như thời xưa người ta tin tưởng rằng không có sự giải thoát nào có thể đạt tới, trừ phi con người sống một đời sống hết sức khắc khổ, thái tử cũng đã áp dụng liên tục mọi hình thức tu hành cực kỳ khổ hạnh. Thái tử đã thực hiện một nỗ lực phi thường trong suốt sáu năm trường
Thân hình thái tử gầy ốm đến chỉ còn một bộ xương. Thái tử càng hành hạ xác thân bao nhiêuthì mục tiêu (giải thoát) càng xa người ấy bấy nhiêu. Những sự khổ hạnhcực nhọc và không kết quả mà thái tử thực hành liên tục đã tỏ ra hoàn toàn vô ích. Thái tử bây giờ nhận thức được trọn vẹn qua kinh nghiệm bảnthân, về sự quá vô ích của hành động ép xác, đã làm gầy yếu thân thể vàgây nên sự sút kém tinh thần.
Do lợi ích (có được) từ kinh nghiệm vô giá này của mình, thái tử cuối cùng đã quyết định theo con đường độc lập, tránh cả hai cực đoan của sự quá dục lạc vàquá ép xác. Ðiều trước làm trì chậm sự tiến bộ tinh thần và điều sau làm giảm sút trí tuệ của hành giả. Con đường mới Ngài tự mình tìm ra là Trung Ðạo mà sau này đã trở thành một trong những đặc tính nổi bật ở giáo lý của Ngài.
Một buổi mai an lành, trong lúc Ngài đang chú tâm thiền định, không được sự giúp đỡ và chỉ dẫn của bất cứ siêu lực nào; duy nhất chỉ dựa vào nỗ lực và trí tuệ của mình, Ngài đã đoạn diệt tất cả phiền não, thân tâm thanh tịnh, quan sát sự vật đúng như thật, và chứng đạo Giác Ngộ (thành Phật), vào lúc tròn 35 tuổi. Lúc mới sinh ra, Ngài không phải là một vị Phật, nhưng Ngài đã thành Phật do nỗ lực tu tập của chính Ngài. Như sự hiện thân hoàn toàn của những đức hạnh mà đức Phật đã thuyết dạy, vốn sẵn có trí tuệ sâu xa, cùng với lòng từ bi bao la, Ngài đã dùng quãng đời quý báu còn lại của mình, để phục vụ cho nhân loại, cả bằng (hành động) gương mẫu cũng như lời giáo huấn, không bị chi phối bởi lý do cá nhân nào khác.
Sau 45 năm trường thành công giáo hóa, đức Phật, như tất cả mọi người,không chống lại đượcluật vô thường tàn ác, và cuối cùng (trước khi) nhập diệt vào năm 80 tuổi, Ngài đã khuyên hàng đệ tử hãy nhận đem giáo pháp của Ngài làm thầy.
Ðức Phật là một người như chúng ta, Ngài sinh ra là một người, sống như một người, và đãtừ giã cõi đời như một người. Mặc dù là con người, Ngài đã trở thành một nhân vật siêu phàm, nhưng Ngài không bao giờ tự nhận cho mình là Thần linh. Ðức Phật đã nhấn mạnh vào điểm quan trọng này, và đã không lưu lại một điều gì để bất cứ ai có thể nhầm lẫn nghĩ rằng Ngài là một Thần linh bất tử. May mắn là không có sự thần thánh hóa trong trường hợpcủa đức Phật. Tuy nhiên, tưởng nên ghi nhận rằng không có một vị giáo chủ nào “thật là vô thần như đức Phật, nhưng cũng không có ai có đặc tính thần linh như Ngài”.
Ðức Phật không phải là hóa thân của vị thần Vishnu (3) của Ấn Ðộ giáo, như một số ngườitin tưởng, Ngài cũng chẳng phải là đấng Cứu Thế mà (có thể) tự ý cứu rỗi những kẻ khác bằng sự giải thoát của cá nhân Ngài. Ðức Phật khuyên dạy các đệ tử của Ngài hãy nương tựa vào chính họ để tìm giải thoát, vì cả hai sự thanh tịnh hay nhiễm ô (phiền não) đều tùy thuộc ở chính mình.Ðể làm sáng tỏ sự tương quan giữa Ngài với các đệ tử cũng như nhấn mạnhđến điều trọng yếu của đức tính tự tin và nỗ lực cá nhân, đức Phật đã dạy một cách rõ ràng là: “Các con nên tự mình cố gắng, còn các đức Như Lai (Tathagatas) chỉ là những bậc Thầy”. Ðức Phật chỉ rõ con đường và dành cho chúng ta tự ý đi theo con đường đó để đạt tới sự thanh tịnh (giải thoát).
“Nương vào kẻ khácđể tìm sự giải thoát là tiêu cực, nhưng dựa vào chính mình là tích cực”. Trông cậy vào người khác có nghĩa là đầu hàng trước nỗ lực của chính mình.
Nhằm khuyên các đệtử của Ngài nên biết tự chủ, đức Phật đã dạy trong kinh Bát Niết Bàn (Parinibbana Sutta) như sau: “Hãy làm những hòn đảo cho chính các ngươi,hay làm nột nơi ẩn náu cho chính các ngươi, đừng tìm chốn nương tựa nàoở kẻ khác”. Những lời dạy ý nghĩa này là một sự đề cao con người. Ðiều ấy cho thấy sự tự cố gắng để thành đạt mục đích của mình là cần yếu như thế nào, cũng như nông nổi và vô ích ra sao khi (chúng ta) tìm sự giải thoát qua các đấng cứu rỗi có từ tâm; cùng mong cầu hạnh phúc hão huyền ởkiếp sau qua sự chuộc tội của các thần linh tưởng tượng, hoặc do sự lặng lẽ cầu nguyện và những cuộc tế lễ vô nghĩa.
Hơn nữa, đức Phật không giành độc quyền Giác Ngộ (Buddhahood), mà thật vậy, đó không phải là đặc quyền của bất cứ nhân vật đặc biệt nào. Ngài đã đạt tới cái quả vị khả hữu cao nhất của sự toàn thiện mà bất cứ người nào cũng có thể ước mong, và không có tâm ích kỷ của một bậc thầy, Ngài đã chỉ bày con đường đạo chân chính để dẫn đưa (chúng ta) tới đích. Theo giáo lý của đức Phật, ai cũng có thể mong cầu cái quả vị tối thắng của sự toàn thiệnđó, nếu họ thực hiện được một sự cố gắng cần thiết. Ðức Phật không lên án mọi người bằng cách xem họ như những kẻ tội lỗi xấu xa; nhưng trái lại, Ngài đã cho họ niềm vui, khi dạy rằng bản tâm họ vốn là thanh tịnh.Theo quan niệm của đức Phật,thế giới (con người) không độc ác, nhưng thế giới ấy đã bị lầm lạc bởi vô minh. Thay vì làm chán nản các đệ tử của Ngài, và dành riêng địa vị cao quý ấy cho chính mình, đức Phật đã khuyến khích
và khuyên họ noi gương Ngài, vì sự Giác Ngộ tiềm ẩn nơi mọi người. Nói cách khác, tất cảchúng sanh đều có khả năng thành Phật.
Người có tâm nguyện trở thành Phật gọi là Bồ Tát (Bodhisatta) mà theo nghĩa đen, là chúng sanh đã giác ngộ. Lý tưởng Bồ Tát là tiến trình của một cuộc sống cao đẹp và tinh khiết nhất mà nó được hiến dâng cho thế giới vị kỷ này, đại diện cho điều siêu việt hơn cuộc sống lợi tha và thanh tịnh.
Từ một con người Ngài đã thành Phật và thuyết giảng cho thế giới biết về những tiềm năng phi thường cùng mọi tài năng sáng tạo của con người. Thay vì đặt trên con người một Thượng Ðế toàn năng vô hình là đấng chuyên quyền kiểm soátsố phận của nhân loại và bảo họ nên khép nép rụt rè trước thần quyền tối thượng, đức Phật đã nâng cao phẩm giá của loài người Chính đức Phật dạy rằng con người có thể thành đạt sự giải thoát và thanh tịnh do nỗ lực (tu tập) của chính mình mà không cần dựa vào một đấng Thần Linh bên ngoài cũng như, khỏi phải nhờ đến các tu sĩ. Chính đức Phật đã giảng truyền cho thế giới ích kỷ (chúng ta) cái lý tưởng cao siêu của sự cứu giúp lợi tha. Ngài đã chống lại tệ đoan phân chia giai cấp suy đồi (ở ẤnÐộ) và khuyên dạy về sự bình đẳng giữa người và người, cũng như cho conngười những cơ hội bình đẳng tự giúp mình làm tăng phẩm giá trong mọi tầng lớp xã hội.
Ðức Phật tuyên bố rằng cánh cửa thành công và thạnh vượng phải rộng mở cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, dù cao thấp, hiền lương hay tội lỗi, nếu họ quyết tâm cải thiện nếp sống, cầu mong đạt tới sự toàn thiện.
Không phân biệt giai cấp, màu da hay chức vị, đức Phật đã thành lập cho cả hai giới nam lẫn nữ một Giáo Hội dân chủ gồm những người không có gia đình (xuất gia). Ðức Phật không cưởng bách tín đồ phải làm nô lệ vào giáo lý của Ngài hay cho chính Ngài, mà đức Phật đã ban cho họ có quyền tự do tư tưởng hoàn toàn.
Bằng lời nói an ủi, đức Phật khuyên giải gia đình có người mất, Ngài chăm sóc bệnh nhân bị bỏ rơi. Ngài giúp đỡ kẻ nghèo không ai ngó tới. Ngài nâng cao đời sống của những tên lường đảo, cải hoán cuộc đời tội lỗi của các phạm nhân. Ngài khuyến khích người yếu đuối, làm đoàn tụ kẻ chia ly, giáo hóacho người vô minh, soi sáng kẻ mê muội, hướng dẫn người dốt nát, nâng đỡ người thấp hèn, và tăng cao phẩm giá người cao quý.
Người giàu lẫn người nghèo, người hiền lương cũng như tội lỗi thảy đều kính yêu Ngài. Những nhà vua độc tài cũng như chánh trực, các hoàng tử và quý tộc tiếngtăm lẫn vô danh, những nhà triệu phú hào hiệp cũng như keo kiết, những học giả kiêu căng lẫn khiêm tốn, những kẻ ăn xin khốn cùng, hạng phu quét đường bị áp chế, những tên sát nhân hung bạo lẫn gái giang hồ bị khinh miệt - tất cả đều hưởng lợi lạc qua những lời dạy đầy trí tuệ và từ bi của Ngài.
Gương lành cao quýcủa đức Phật là nguồn gợi cảm cho tất cả mọi người. Nét mặt trầm tĩnh và từ bi của Ngài là một cảnh tượng bình an đối trước những cái nhìn đầythành kính. Bức thông điệp Hòa Bình và Từ Bi của đức Phật đã được mọi người đón nhận với niềm hoan hỉ vô biên và là nguồn lợi lạc miên trường cho những ai có duyên may được nghe và thực hành theo giáo lý đó.
Bất cứ nơi nào giáo pháp của Ngài được thấm nhuần, nó lưu lại một ảnh hưởng lâu dài trong tâm tính của mỗi dân tộc. Sự phát triển về văn hóa của mọi quốc gia Phật Giáo là chính nhờ ở giáo lý cao siêu của đức Phật. Thật vậy, tất cả những nước theo Phật Giáo như Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Cam-pu-Chia, Việt Nam, Lào, Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Ðại Hàn, Nhật Bản v.v... đều được trưởng thành trên nền tảng của Phật Giáo. Mặc dù hơn 2500 năm đã trôi qua kể từ ngày nhập diệt của đấng Thế Tôn vĩđại nhất này, nhưng nhân cách độc đáo của Ngài vẫn còn gây ảnh hưởng lớn lao đối với tất cả những ai đến muốn để tìm hiểu về Ngài.
Ý chí sắt đá, trí tuệ cao siêu, tình thương bao la, lòng từ bi vô hạn, sự cứu giúp vị tha,hành động xuất gia lịch sử, sự hoàn toàn thanh tịnh và thu hút của nhâncách, những phương pháp đạo đức mà Ngài áp dụng để truyền bá giáo lý, và sự thành công tối hậu của Ngài - tất cả những yếu tố ấy đã khiến cho một phần năm nhân loại của thế giới ngày nay tôn thờ Ngài như vị giáo chủ siêu việt nhất của họ.
Ðể tỏ lòng tôn kính chân thành đối với đức Phật, Sri Sri Radhakrishnan (4) viết: “Nơi đức Phật Cồ Ðàm (Gautama) chúng ta nhận thấy một bậc thầy trí tuệ của người Ðông Phương, Ngài không đứng sau bất cứ nhân vật nào về mặt gây ảnh hưởng trong tư tưởng và đời sống của nhân loại. Mọi người đều sùng kính, tôn Ngài như vị sáng lập một tôn giáo cổ truyền, không kém thâm sâu huyền diệu hơn bất cứ đạo giáo nào khác. Ðức Phật thuộc về lịch sử của tư tưởng thế giới, và là di sản chung của tất cả những người đạo đức, bởi vì, xét về mặt trí thức toàn vẹn, phẩm hạnh trang nghiêm, và giác ngộ tinh thần, Ngài chắc chắn là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử”.
Trong quyển “Ba Nhân vật Vĩ đại nhất của Lịch Sử” (The Three Greatest Men in History), nhà học giả H.G. Wells (5) ghi nhận như sau: “Nơi đức Phật, các bạn thấyrõ ràng Ngài là một nhân vật giản dị, chân thành, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng - một nhân vật sống, chứ không phải là thần thoại. Ngàiđã truyền lại cho nhân loại một bức thông điệp đầy tánh cách phổ biến. Nhiều tư tưởng hiện đại cao đẹp nhất của chúng ta đều phù hợp gần gũi với giáo lý ấy. Ðức Phật dạy rằng mọi khổ đau phiền não đều do lòng vị kỷ gây ra. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, nó phải chấm dứt cuộc sống theo những giác quan hoặc cho riêng chính mình. Rồi nó mớitrở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, 500năm trước Chúa Giê-Su, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong vài phương diện, đức Phật gần gũi hơn với chúng ta và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Giê-Su, trong sự quan tâm phục vụ cho con người chúng ta, và ít mơ hồ hơn đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh”.
Thánh Hilaire ghi nhận: “Ðức Phật đã thuyết giảng cái gương mẫu toàn hảo của mọi điều đạo đức... và trong đời sống của Ngài không thấy có một vết nhơ nào”. Còn ông Fausboll tán dương Ngài như sau: “Càng hiểu biết Ngài, tôi càng kínhmến Ngài”.
Một người tín đồ khiêm tốn của đức Phật sẽ nói: “Càng hiểu biết Ngài, tôi càng quý mến Ngài. Càng quý mến Ngài, tôi càng hiểu biết Ngài”.