TỰ TIẾN BỘ QUA SÁU TOÀN THIỆN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 19/08/2011
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làmnhư thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềmhòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống.
Mộtsố người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tấtcả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho nhữngđiều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày vànhững đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
Tôi muốn giải thích một số điều thiết yếu.Như quý vị biết, sự khác biệt chính giữa con người và những chúng sinhkhông phải con người hay những động vật có vúkhác, tôi nghĩ, là sự thông minh của con người. Những cảm nhận về đớn đau và hạnh phúc, khaokhát cho hòa bình và vui sướng, và mong ước vượt thắng khổ đau là thông thườngtrong con người và trong con vật. Ngay cảnhững con côn trùng... những con côn trùng nhỏ bé cũng có những khát vọng tươngtự. Nhưng những con người chúng ta có sựthông minh. Chúng ta cũng có những nănglực to lớn hơn của trí nhớ và viễn kiến về những sự kiện. Vì thế, chúng ta có, như những động vật cóvú hay những con vật khác, những kinhnghiệm vật lý của thân thể về tốt hay xấu, nhưng chúng ta có những cảm nhận phụthêm nữa do bởi óc thông minh của chúng ta. Trí nhớ, cái thấy và những dự đoán của chúng ta cho những tương lai xaxôi đôi khi làm cho chúng ta băn khoăn và sợ hãi, nghi ngờ và lo lắng ngay cảkhi mọi thứ là tốt đẹp.
Dobởi khả năng của chúng ta về việc hình dung một tương lai xa, không chỉ chochính chúng ta và thế hệ của chúng ta, mà cũng là cho con cháu chúng ta và chocon cái của con cháu chúng ta, cho những thế hệ tương lai và các thế kỷ vị lai,sự đau khổ và lo lắng tinh thần của chúng ta là tương xứng hơn. Vì chúng ta có trí thông minh và năng lực suynghĩ to lớn hơn những động vật có vú khác, chúng ta dễ tổn thương đối với nhữngtrải nghiệm khổ đau tinh thần hơn chúng. Vì những khổ đau và băn khoăn tinh thần là một sản phẩm của óc thôngminh, nên phương cách duy nhất để giải quyết chúng là qua việc sử dụng tríthông minh của chúng ta. Không có phươngpháp nào khác. Ngay những người có nhiềutài nguyên vật chất vô kể và tùy ý sử dụng cũng có những vấn nạn và khổđau. Điều này cho thấy một cách rõ ràngrằng khổ đau tinh thần là những sản phẩm của sự thông minh không thể giải quyết được bằng nhữngphương tiện vật chất.
Cómột nhân tố quan trọng khác nữa. Tôi cảmthấy rằng những kinh nghiệm tinh thần là áp đảo so với những trải nghiệm thânthể. Nếu ai đấy có những rắc rối vật lýqua bệnh tật hay nghèo đói, nhưng nếu người ấy có tinh thần vui vẻ hạnh phúc,khổ đau do những rắc rối vật chất có thể bị khuất phục và sẽ không quấy rầy quáđáng. Trái lại, nếu ai đấy bị quấy rầy tinh thần, ngay cảmột sự thoải mái vật chất vô kể cũng không làm nhẹ bớt khổ đau hay rối loạn tâmtư. Trong khi chúng ta làm mọi nỗ lực đểbảo đảm sự phát triển vật chất, thì điều quan trọng là nhìn vào bên trong. Chúng ta không được quên lãng những giá trị nộitại.
Ngàynay, trong nhiều phần của thế giới, chúng ta đang đối diện một sự khủng hoảng vềđạo đức. Trong khoa học và kỹ thuật, không có căn bản trongviệc phân ranh giới giữa đạo đức và vô đạo đức. Những gì vật chất chỉ là vật chất, và tiền bạc chỉ là tiền bạc. Không có căn bản cho đúng và sai ngoại trừngười ta thực hiện một sự nối kết với những kinh nghiệm nội tại của chúngsinh. Căn bản cho việc phán xét những gìđúng hay sai là mức độ của sự thỏa mãn hay khổ đau mà nó mang đến cho chúngsinh. Nếu điều đấy mang đến thỏa mãn,chúng ta thường gọi nó là đúng bởi vì tất cả chúng ta muốn hạnh phúc và hàilòng. Như chúng ta không muốn khổ đau, tấtcả mọi thứ làm cho chúng ta không thoải mái hay những thứ nào đem đến khổ đauđược xem là tệ hại xấu xí đối với chúng ta.Do vậy khi chúng ta nói về đúng hay sai, sự phân ranh giới phải được thựchiện trong việc nối kết với những cảm giác nội tại của con người. Ngoài những thứ ấy, chúng ta không thể nói vềđúng hay sai trong việc nối kết với những thứ vật chất ngoại tại. Trong thế giới ngày nay, chúng ta thường chỉcho điều quan trọng là những thứ vật chất. Từ quan điểm ấy, cho đến khi màchúng ta kiếm thêm được tiền của hay quyền lực, mọi thứ là được cho làđúng. Những vấn đề khác không được quantâm, và mọi thứ căn cứ trên sự thỏa mãn của lòng tham.
Nhữngsự kiện mới đây ở New York vào ngày 11 tháng Chín, 2001, dĩ nhiên là thảm họa.Một nhóm người sử dụng óc thông minh của họ để dự trù những sự kiện nàynếu không phải là hàng năm thì tồi thiểu cũng là vài tháng. Họ đã sử dụng máy bay đầy nhiên liệu như chất nổ và cũng đầy hành khách. Do thế, không chỉ có trí thông minh thành thạomà cũng là sự thù hận mãnh liệt. Vấn đềlà sự thông minh của con người ấy, sự khôn ngoan của tâm thức con người được hướngdẫn hay khống chế bởi bất cứ cảm xúc tiêu cực nào là một thảm họa thật sự. Ngoại trừ chúng ta có một ý thức hạnh kiểm đạođức, không thì con người bị buộc phải đốidiện với những rắc rối và khó khăn. Do vậy,khi chúng tôi nói về việc quán chiếu những nguyên tắc đạo đức nào đấy, chúng tacũng phải nói về việc hướng dẫn những cảm xúc.
Vừamới đây, tôi đã ở Baroda trong một trong những viện của Swami Narayan[1].Ở đấy tôi đã quán sát rằng những tu sĩ ởtrong tu viện ấy quán chiếu một hạnh kiểm đạo đức thuần khiết, thệ nguyện và giớiđiều, và cũng hỗ trợ trong việc cải thiện điều kiện xã hội. Loại tổ chức này cũng có thể thấy ở những nơikhác. Điều cực kỳ quan trọng rằng nănglượng từ những tổ chức khác nhau này và từ những cá nhân nên được thống nhất vớinhau. Đem những năng lượng tập thể tíchcực họp lại với nhau là cực kỳ quan trọng.Giám mục Tutu đã từng nói rằng những thể chế và tổ chức tôn giáo khácnhau nên tham gia trong lĩnh vực ấy nơi mà con người đang đối diện nhữngloại vấnnạn khác nhau. Không chỉ những vấn nạn củahọ được chú ý mà những nỗ lực chung nhất cũng sẽ mang những tôn giáo khác nhauđến gần lại với nhau. Chúng ta phải cố gắngthúc đẩy sự hòa hiệp trong những truyền thống tôn giáo khác nhau. Điều quan trọng là những thành viên của mỗi truyền thống tôn giáo phải thực hành một cáchchân thành và nghiêm chỉnh. Giả sử chúngta là Phật tử. Nhằm để thúc đẩy nhữnggiá trị của con người, chúng ta trước nhất phải thực hiện mọi nổ lực để cải thiệnchính chúng ta. Trong cách ấy, chúng tasẽ chứng tỏ là một tấm gương cho người khác.Thay vì nghĩ đến chuyện đổi đạo, chúng ta sẽ nghĩ về việc chúng ta có thểcống hiến được bao nhiêu qua truyền thống của chúng ta.
Mỗichúng ta là một bộ phận của nhân loại, và mỗi chúng ta có trách nhiệm để cảithiện nhân loại và để đem thêm hạnh phúc nhằm để làm cho nhân loại hòa bìnhhơn, thân hữu hơn, và từ bi hơn. Do thế,nếu một cá nhân thực tập từ bi và tha thứ một cách chân thành và thường xuyên,bất cứ nơi nào người ấy sống, nơi ấy sẽ phát sinh một không khí tích cực. Đấy là một cách để cống hiến cho sự cải thiệnnhân loại. Cũng thế, qua thực hành truyềnthống của mình, người ta cuối cùng có thể có những kinh nghiệm tâm linh nội tại. Điều này có thể làm cho người ấy thấy giá trịcủa những truyền thống khác. Do vậy, để thúc đẩy sự hòa hiệp tôn giáo, chúng tanên nhìn vào trong truyền thống cua chính mình một cách nghiêm chỉnh và thực hiệntối đa mà chúng ta có thể.
Nhằmđể phát triển một cách nghiêm chỉnh truyền thống tín ngưỡng hay tôn giáo củamình, chúng ta phải tìm điều gì đấy liên hệ đến đời sống hằng ngày của chúngta. Nếu chúng ta đi theo một truyền thốngchỉ đơn thuần như một thói quen hay tập quán, sẽ không có tác động nhiều trongviệc chuyển hóa tâm thức của chúng ta.Thí dụ, một số người Tây Tạng, Ladakh, và Trung Hoa đã thực hành PhậtPháp từ thời tổ tiên ông bà của họ cho đấy là điều đương nhiên rằng Đạo Phật làmột phần của truyền thống và văn hóa của họ. Họ không phát triển một tính thành khẩn về những thông điệp vốn có tronggiáo huấn của Đức Phật. Trái lại, khi mộtsố người vốn không sinh ra như một Phật tử, lần đầu tiên đón nhận sự hấp dẫntrong Đạo Phật, họ tiếp thu giáo huấn của Đức Phật với sự nhiệt tình và cảmkích. Quý vị có thể thấy sự chân thành củahọ. Vì thế thật quan trọng để học hỏi vớisự chân thành nghiêm chỉnh. Đây là chânlý đặc biệt của Phật Pháp bởi vì nhằm để chuyển hóa cảm xúc của chúng ta, chúngta phải sử dụng trí thông minh của chúng ta trong một cung cách tối đa như cóthể. Để phát triển niềm tin tâm linh,chúng ta phải dùng sự thông tuệ của mình.Tôi nghĩ rằng đấy là đặc biệt của Đạo Phật. Đó là tại sao những tác phẩm của những đạo sưNa Lan Đà là đầy lý trí, luận lý, tranh biện, đưa lên những loại nghi ngờ khácnhau, và rồi giải thích, so sánh và phân tích.
Dothế, phương cách của Đạo Phật để chuyển hóa cảm xúc của chúng ta hoạt độngkhông phải qua tin tưởng hay nguyện cầu mà qua việc sử dụng tối đa óc thôngminh và lý trí. Như quý vị biết, có ba cấpđộ của việc này. Trên một cấp độ, thậtkhó khăn để sử dụng lý trí của chúng ta, và chúng ta phải dựa trên từ ngữ củangười nào đấy. Nhưng ở đấy cũng thế,chúng ta phải khảo sát - kể cả chính Đức Phật - là đáng tin cậy hay không. Vì vậy, đối với hành giả Phật Giáo nghiên cứulà rất quan trọng.
Trongsự bố cục của những bức tranh thangka ở đây, Đức Phật ở vị trí cực Bắc với mộtvị thầy ở bên cạnh. Giống như vị ấy đangtranh luận với Đức Phật! Đức Phật chochúng ta tự do để đặt câu hỏi về những lời của Ngài. Đặt vấn đề là rất quan trọng. Không có đặt vấn đề, chúng ta không thể có nhữngcâu trả lời thích đáng. Không có hoàinghi, không có ngờ vực, không có khảo sát, chúng ta sẽ không có những câu trả lờitoại nguyện. Do vậy, trong truyền thốngĐạo Phật, thông tuệ được sử dụng đến sự mở rộng tới mức tối đa của nó vànghiêncứu học hỏi là quan yếu.
Tôisẽ không liên hệ đên sự phát triển cá nhân qua sáu toàn thiện (sáu ba la mật) bâygiờ. Khi chúng tôi nói về toàn thiện,trước tiên nhất, chúng ta phải thiết lập ý nghĩa của từ ngữ "toàn thiện"hay "rốt ráo", có nghĩa là "vượt khỏi". "Vượt khỏi " ở đây liên hệ đến vịtrí hay con đường giác ngộ. Và vị tríhay con đường ấy được gọi là "vượt khỏi" với sự liên hệ đến vị trímà chúng ta thường hiện hữu, trong hình thể thông thường của chúng ta. Trong phạm vi này, khi chúng ta nói về BốnChân Lý Cao Quý, hai chân lý đầu, đấy là, chân lý về khổ đau và cội nguồn củakhổ đau, là trên phía thông thường này, và hai chân lý kia, con đường chân thậtvà sự chấm dứt chân thật, là những con đường vượt khỏi. Ở đây, khi chúng ta sử dụng từ ngữ "vượtkhỏi", chúng ta liên hệ đến những loại giác ngộ chân thật. Từ ngữ liên hệ để có sự vượt khỏi thế giớisinh tử, vòng luân hồi, và do thế, khi chúng ta nói về từ ngữ "vượt khỏi",nó có thể liên hệ đến sự tận diệt những cảm xúc phiền não, và khổ đau, và vì thế,là việc đạt đến giải thoát. Cũng thế, cómột hình thức giác ngộ rộng lớn hơn mà đấy là Quả Phật. Ở đây, chúng ta chủ yếu nói về ý nghĩa ấy khichúng ta nói về "vượt khỏi".
Tạngngữ cho giác ngộ là jangchub, cónghĩa là tiếp thu những phẩm chất tích cực cần thiết toàn phần của chúng. Do vậy, từ ngữ "giác ngộ" trong phạmvi này có hai ý nghĩa: nó có thể liên hệ đến con đường đưa đến thể trạngkết quảcủa Quả Phật, hay nó có thể liên hệ thể trạng kết quả của chính Quả Phật. Nên nó liên hệ cả con đường và thành quả. Vì thế, khi chúng ta sử dụng từ ngữ"toàn thiện" hay "vượt khỏi" có hai quan điểm từ những họcgiả khác nhau.
Theomột ý kiến, từ ngữ "toàn thiện" (rốt ráo) có thể được dùng trong việcliên kết với lộ trình cũng như với thành quả.Ý kiến khác nói rằng từ ngữ "toàn thiện" chỉ có thể sử dụngtrong sự liên hệ đến thành quả chứ không phải về lộ trình. Bây giờ, ở đây nếu chúng ta sử dụng"toàn thiện" trong ý nghĩa của lộ trình đưa đến giác ngộ, nó là một loại toàn thiện xảy đến trên giaitầng tu tập (tu tập vị[2]). Ngay cả khi chúng ta sử dụng "toàn thiện"trong sự liên hệ đến lộ trình, chúng ta không nói về tất cả những loại lộ trìnhnhư những con đường toàn thiện. Thí dụ,trong trường hợp sự thực tập về bố thí hay rộng lượng, bố thí và rộng lượngtrong những dạng thức thông thường không thể gọi là những sự toàn thiện. Tuy nhiên, khi bố thí và rộng lượng được tácđộng bởi sự thực tập phương pháp, đó là sự phát triển tâm giác ngộ - tâmbồ đềhay bodhicitta. Khi được ảnh hưởng bởi tuệ trí - thực chứng tính không, nhữngsự thực tập này, ngay cả nếu chúng ở trong giai đoạn học tập (hữu học), thìcũng có thể gọi là những sự toàn thiện.Trong trường hợp bố thí hay rộng lượng, chúng ta có sự thực tập thấytrong những sự thực hành của Bồ tát và cũng là một sự thực tập được những ngườikhông phải Phật tử thực hành, với những trường phái không phải Phật Giáo. Thí dụ, không sát sinh. Khi không sát sinh là một sự thực hành từ việcsợ hãi luật pháp, nói không liên hệ gì với sự thực hành tôn giáo.
Mỗihành vi tùy thuộc vào động cơ, cho dù hành vi là đạo đức hay không đạo đức, vàđối với một hành vi đạo đức, cho dù nó trở thành một nguyên nhân cho giải thoáthay không, hay cho dù nó trở thành một nguyên nhân cho Phật Quả hay không. Do vậy, nhằm để làm cho sự thực hành củachúng ta là một trong các toàn thiện rốt ráo ba la mật, chúng ta phải có một mụctiêu rõ ràng của giác ngộ, cùng với nguyện ước rằng sự giác ngộ của chúng ta phảivượt khỏi sự giải thoát chỉ cho riêng chúng ta.
Khichúng ta hướng để đạt tới đại giác ngộ, hay Quả Phật, con đường mà chúng ta cầnđể trau dồi là lòng vị tha, căn cứ trên nguyện ước để đạt đến giác ngộ vì lợiích của tất cả chúng sinh. Động cơ liênhệ nhiều hành động và việc làm để làm lợi ích cho những chúng sinh khác. Thế nên, điều quan trọng là việc sở hữu một đặctrưng của tâm mà nó có khuynh hướng hỗ trợ toàn thể chúng sinh khổ đau nhằm đểđạt đến giác ngộ.
Một khía cạnh khác nữa của đại giác ngộ hay PhậtQuả là đấy là một thể trạng tự tại khỏi tất cả những sự tạo tác. Khi chúng ta nói về một thể trạng như vậy,chúng ta có thể có những ý nghĩa khác nhau. Nó có thể có ý nghĩa rằng khi chúng ta đạt đến thể trạng Phật Quả, nókhông có những loại đa dạng của cấu uế, nhiễm ô, khổ đau và những cảm xúc phiềnnão. Giác ngộ như vậy không chỉ tự tại khỏi những loại việc này màcũng tự do khỏi những hiện hữu nhị nguyên đa dạng. Khi chúng ta đạt đến một thể trạng như vậy,tháo gỡ mọi xiềng xích của tất cả mọi tạotác trong hình thức của nhị nguyên chủ thể - khách thể và những hiện hữu của thếgian tục đế.
Chúngta không tự do bởi vì sự nhị nguyên chủ thể - khách thể hay những hiện tướng thếgian của tục đế là những đối tượng của việc tiêu trừ trong ý nghĩa rằng chúnglà những cảm xúc tiêu cực. Đúng hơn,chúng ta tự do bởi vì những sự tạo tác này chấm dứt hiện hữu khi chúng ta đạt đếnthể trạng giác ngộ. Trong một thể trạngnhư thế, tâm giác ngộ hay toàn giác như thế hoàn toàn hòa nhập với tính không. Đối với một tâm như thế, không có sự tạo táctồn tại. Khi chúng ta đạt đến một thể trạnggiác ngộ có hai khía cạnh và đặc trưng. Một là sau khi đạt đến một thể trạng giác ngộ như thế, hành giả có nănglực tự tại và không mệt mõi để hoàn thành nguyện ước của chúng sinh. Loại khả năng ấy là một kết quả của việc phát triển động cơ vị tha để đạt đếngiác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh khi chúng ta ở trong giai tầng tu tập.
Mộtkhía cạnh khác của thể trạng giác ngộ là nó tự do khỏi tất cả những loại tạotác, như chúng tôi đã giải thích, và nguyên nhân cho việc đạt đến một thể trạngnhư vậy là sự phát triển tuệ trí thực chứng tính không. Thể trạng toàn giác là một sản phẩm của nhữngnguyên nhân và nhân tố. Nó là một hiệntượng nhân duyên. Vì thể trạng toàn giáclà một sản phẩm của những nguyên nhân và nhân tố, nó ở trong tác động của luậtnhân quả. Do vậy, hệ thống này con đườngcủa hiệu lực và con đường của thành quả, là ở trong phạm vi của lý duyên khởi. Những khổ đau mà chúng ta gặp phải sinh khởitừ những nguyên nhân và điều kiện tương ứng.Tương tự thế, hạnh phúc mà chúng ta trải nghiệm cũng tùy thuộc trên nhữngnhân duyên tương hợp.
Hìnhthức cao nhất của hạnh phúc, trong thể trạng giác ngộ, cũng sinh khởi từ nguyênnhân và điều kiện (nhân duyên). Những thứnày xảy ra trong phạm vi nhân quả. Bất cứloại kết quả hay hoa trái nào xảy ra bởi nhân duyên trên những nguyên nhân vàđiều kiện ấy có khả năng để sản sinh loại kết quả đặc thù ấy. Đấy là do bởi điều này trong một bộ kinh, ĐứcPhật đề cập rằng những sản phẩm và trái cây ngọt ngào có thể sản sinh từ nhữnghạt giống ngọt ngào. Tương tự thế, nhữngsản phẩm và hoa trái chua chát kết quả từ những hạt giống chua chát. Do thế, nhưng phẩm chất cao thượng đa dạng màchúng ta thấy trong thể trạng Quả Phật hay giác ngộ phải đến từ những khả nănghay tiềm năng mà chúng ta có. Trong sự vắngbóng của chúng, không thể đạt đến thể trạng của Quả Phật hay để phát triển nhữngphẩm chất của Đức Phật.
Trongthể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể vàthân chân thật, tức là sắc thân và pháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại và dễ dàng xuất hiện trước chúng sinh để cứu độ họ. Pháp thân như chúng ta đã thảo luận phía trước,là một thể trạng tự do khỏi tất cả những loại tạo tác. Nguyên nhân của việc đạt đến sắc thân là việcphát triển và thực hành tâm giác ngộ (bodhichitta), và nguyên nhân của việcthân chứng pháp thân là tuệ trí thực chứng tính không.
Nếuchúng ta cố gắng để đơn giản hóa ý nghĩa của tuệ trí thực chứng tính không và củatâm giác ngộ hay tâm bồ đề (bodhicitta), chúng ta có thể nói rằng tuệ trí thựcchứng tính không là hình thức tuyệt hảo nhất của thông minh, tột đỉnh của sựphát triển của nó, và tâm giác ngộ hay tâm bồ đề là hình thức tuyệt vời nhất củacảm xúc loài người. Chúng ta nhận ra rằngchúng ta đã có sẳn căn bản của hai tính chất này. Chúng ta có những cảm xúc,khả năng để phán xét, và thông minh. Dovậy, khi chúng ta phác thảo đại cương những giáo huấn của Đức Phật, chúng tacũng làm thế với ba điểm chính: Chúng tacó sự trình bày về những phẩm chất nền tảng mà chúng ta liên hệ đến quy luật tựnhiên. Chúng ta có trình độ của con đườngnơi chúng ta dấn thân vào những sự thực hành lộ trình này phù hợp đến quy luậttự nhiên. Và qua những sự thực hành này,chúng ta hiện thực thành quả trong hình thức giác ngộ; điều này cũng phù hợp vớicon đường. Do vậy, chúng ta sử dụng thuậtngữ "toàn thiện" hay "rốt ráo" trong việc liên hệ đến nhữngsự thực hành ấy trên tầng bậc tu tập rènluyện tác động bởi tâm giác ngộ và tuệ trí thực chứng tính không.
Cóthể có hai loại tuệ trí thực chứng tính không. Loại thứ nhất liên hệ đến việc không thể thấy tính không một cách trựctiếp nhưng nhận ra tính không qua một loại ý niệm chung. Loại thứ hai là nhận thức hay thấy rõ vàkhông lệ thuộc qua một giai đoạn trung gian hay sự hình dung chung chung (của phân tích). Vì thế, khi chúng ta nói về những sự thựchành được tác động bởi tuệ trí và phương pháp, nó liên hệ đến những loạituệtrí trực trực tiếp thấy rõ tính không.Giống như thế, khi chúng ta nói về nhu cầu phát triển tâm giác ngộ(bodhicitta), là điều mà tâm thức yêu mến ấp ủ lợi ích của những chúng sinhkhác, chúng ta thấy rằng có thể phát triểnmột loại tâm thức như vậy bởi vì trong chúng ta, chúng ta có thái độ tự yêu mếnnày. Chúng ta có thể phát triển một tháiđộ như vậy bởi vì chúng ta có một cảm giác gần gũi đến chính chúng ta. Chúng ta có một lòng tự ái, và căn cứ trên điềunày, chúng ta phát triển một loại thái độ tự yêu mến.
Tươngtự thế, nếu chúng ta phát triển một cảm giác gần gũi đến những người khác, nhữngchúng sinh khác, chúng ta có thể sử dụng điều ấy để phát triển một nguyện ướcmà nguyện ước ấy là yêu mến lợi ích của những người khác, của những chúng sinhkhác. Vì vậy, đầu tiên, nên có một loạitự ái, một tâm thức yêu mến đối với chính chúng ta, bởi vì trong sự vắng bóng củaviệc có thể nhận thức về chính mình, thì không thể, hay khó khăn để phát triểnmột tâm tư yêu mến lợi ích của những chúng sinh khác. Một cách căn bản, tất cả chúng ta có một cảmgiác gần gũi với chính mình. Ngay cảtrong những trường hợp tự thù ghét mình biểu lộ ra bên ngoài, thì một loại tháiđộ tự yêu mến nào đấy vẫn chất chứa sâu xa bên trong chúng ta.
Từsự yêu mến chính mình mà con người có thể dần dần mở rộng một thái độ tương tựđến những người khác. Ngay cả thú vậtcũng có một lòng vị tha hạn chế, đặc biệt những con thú mà con cái của chúng lệthuộc vào chúng trong một thời gian. Mộtcách tự nhiên, sẽ có một sự ràng buộc về tình thương đặc biệt. Vì thế tình thương này, cảm giác tự nhiên vềcảm kích, đến từ một nhu cầu sinh học bởi vì cấu trúc, hình thành cơ thể, khiếnchúng ta phải tùy thuộc vào tình thương. Nhằm để sống còn, chúng ta cần chăm sóc nhau. Chúng ta đã có hạt giống của từ ái và bi mẫn haytình cảm cho kẻ khác bởi vì chúng ta có tình thương cho chính chúng ta. Đấy là hạt giống.
Câuhỏi phát sinh, làm thế nào để phát triển lòng vị tha vô hạn? Dường như là có thể phát triển lòng vị tha vôhạn qua tuệ trí và óc thông minh. Mộtcách thông thường, khi người ta nói về nhu cầu trau dồi từ ái và bi mẫn cho ngườikhác, người ta cảm thấy rằng điều này sẽ là lợi lạc và hỗ trợ đến người khác,mà không có giúp đỡ cho chính mình, hay không liên hệ đến chính mình. Đây là một quan điểm sai lầm bởi vì khi pháttriển từ ái và bi mẫn cho người khác, chúng ta có thể phát triển sự toại nguyệnvà can đảm sâu xa trong tinh thần. Như mộtkết quả, chính chúng ta những hành giả đượclợi lạc. Chúng ta sẽ ít sợ hãihơn, nhiều năng lực ý chí hơn. Nhiều tự tin hơn. Một cách tự động, chúng ta trở nên tĩnh lặngtinh thần hơn. Quan tâm đến việc chúngta biểu lộ từ ái và bi mẫn lợi lạc những chúng sinh khác bao nhiêu là tùy thuộctrên thái độ và dung lượng của người khác.Rõ ràng, Đức Phật và môn đệ của Ngài đã phát triển lòng vị tha vô hạn, từái và bi mẫn vô biên rất năng động. Nhưng trong sự thực hành từ bi của chúng ta, chúng ta không chắc là nó sẽlợi lạc cho người khác hay không. Đôikhi, nếu chúng ta cố gắng để mỉm cười với ai đấy hay thế nào đấy biểu lộ tình cảmchân thành, người ta lại trở nên nghi ngờ!Nhưng cho đến khi nào chính hành giả quan tâm, ngay lập tức thái độ vịtha phát triển, thì sẽ có lợi lạc bao la.
Tôinghĩ rằng thực hành từ bi là điều gì chỉ tốt lành cho người khác là sai lầm. Tôi cảm thấy rằng khi chúng ta thực hành việcquan tâm đến kẻ khác, một cách căn bản, tự chúng ta sẽ đón nhận tối đa lợi lạc. Đôi khi tôi đùa với thính chúng rằng, "Ô, những vị bồ tát này thật sựlà ích kỷ một cách chân thành! Họ luôn luôn nghĩ về người khác." Nhiều sự khó khăn và rắc rối của chúng ta,tôi nghĩ là, liên hệ đến sự phóng chiếu tinh thần hay vọng tưởng của chúngta. Nếu thái độ của ai đấy là đúng đắn,ngay cả khi bị bao quanh bởi môi trường không thân thiện, người ấy vẫn có thểan tịnh và vui vẻ. Đại Sư Tông Khách Bađã từng bình luận thích đáng về điều này.
Khichúng ta nói về việc thực hành những toàn thiện, đặc biệt về sự thực hành sáuba la mật, và cố gắng đề tìm sự liên hệ của những sự thực hành cá nhân này đếnnhững người khác, chúng ta khám phá ra những gì được biết như sự tập hợp nhữngnguyên tắc cho việc làm hoàn thiện tâm thức chúng ta. Điều này có nghĩa rằng qua việc thực hành sáutoàn thiện, có một sự nối kết trực tiếp với việc giúp đỡ người khác.Tuy thế, nếu chúng ta thẩm tra việc thực tập như tập trung (thiền định)và phát triển tuệ trí thực chứng tính không (trí tuệ), chúng ta nhận thấy rằngđây là những sự thiền quán và kỹ năng để cải thiện hay làm nổi bật tuệ trí và sựthực chứng của chúng ta.
Khichúng ta liên hệ đến sự thực tập về đạo đức (trì giới), thì đấy là một loạiphương pháp tự tịnh hóa chính mình. Khichúng ta nói về ban cho (bố thí), chúng ta không liên hệ đến việc loại trừnghèo đói của người khác qua việc bố thí, nhưng đến một thể trạng tinh thần màtrong ấy chúng ta luôn luôn sẵn sàng để bố thí thân thể, tài sản, và niềm vuikhi người khác cần đến chúng. Thật sự nókhông có nghĩa là chúng ta có thể giải quyết những vấn nạn và sự nghèo đói củakẻ khác. Sự thực tập về ban cho và rộngrãi có nghĩa là làm nổi bật lòng nguyện ước ban cho của chính mình đến ngườikhác. Cung cách này, chúng ta có thể cảithiện và làm nổi bật lòng can đảm và quyết tâm để tự cống hiến cho việc phục vụngười khác.
Liênquan đến việc thực hành ban cho và rộng lượng, có ba cấp độ của việc ban cho,được quyết định bởi phẩm chất của nó.
Thứ nhất được gọi là "ban cho nhữngphương tiện vật chất" hay tài thí.
Thứhai được gọi là "ban cho sự không sợ hãi" hay vô úy thí.
Thứba được gọi là "ban cho những lời dạy của Đức Phật " hay Pháp thí.
Liênquan đến việc thực hành ban cho phương tiện vật chất, có hai loại. Một là cung hiến những phương tiện vật chấtbên ngoài, và thứ hai là cống hiến những phương tiện vật chất bên trong, thí dụnhư dâng hiến một con mắt hay một cánh tay hay chân của mình. Nói đến sự thực hành ban cho, về phương tiệnvật chất bên ngoài hay những phần cơ thể của chúng ta, điều quan trọng là tìmhiểu xem có đúng thời để bố thí hay không. Chúng ta phải thẩm tra một cách cẩn thận đối tượng hay con người màchúng ta thực hiện sự ban cho này, thời điểm được quan tâm, và động cơ củachúng ta. Cũng thế, chúng ta phải thẩmtra phẩm vật được ban cho. Thí dụ, khôngđược phép cung cấp thuốc độc hay vũ khí.
Mộtcách tổng quát, những thứ gì đấy như thuốc men được xem như thích hợp để cungdưỡng cho người khác. Tuy thế, trong nhữngtrường hợp nào đấy, trong việc liên quan đến những người đặc biệt nào đấy, bancho thuốc men có thể nguy hại hơn là lợi ích, và sự thực tập bị ngã lòng. Cung cấp thực phẩm thường là thích hợp và đượchoan nghênh. Nếu quý vị cung cấp thưc ăncho một người ăn kiêng là không đúng. Dovậy, khi chúng ta thực hiện việc thực hành ban cho và rộng lượng, điều quan trọnglà phải phân tích và thẩm tra xem mọi thứ có đúng hoàn cảnh hay không.
Chỗmà việc thực tập đạo đức (trì giới ba la mật) được quan tâm, đặc biệt trongphạm vi của sự thực hành của bồ tát, có ba loại đạo đức (tam tụ tịnh giới). Thứ nhất gọi là "đạo đức kềm chế khỏi việctham gia vào những hành vi tiêu cực" (nhiếp luật nghi giới). Thứ hai là "đạo đức tích tập những phẩmchất đạo hạnh" (nhiếp thiện pháp giới). Và thứ ba gọi là "đạo đức hoàn thành những mục tiêu của các chúngsinh" (nhiêu ích hữu tình giới). Baloại đạo đức này liên kết với nhau. Nhằmđể phát triển đạo đức thứ ba, chúng ta cần phát triển đạo đức thứ hai. Ngoại trừ chúng ta có những phẩm chất đạo đứccần thiết, bằng không thì không thể hỗ trợ những kẻ khác. Nhằm để phát triển những phẩm chất này, chúngta cần phát triển đạo đức thứ nhất. Ngoạitrừ chúng ta loại bỏ hay tránh khỏi những cảm xúc phiền não, bằng không chúngta không thể phát triển những phẩm chất đạo đức.
Vớiviệc quan tâm đến thực hành kiên trì (nhẫn nhục ba la mật) có ba loại. Thứ nhất là "kiên trì để có thể chịu đựngnhững thử thách khó khăn và khổ đau". Thứ hai là "kiên trì tự nguyệnđón nhận những khổ đau và thử thách." Và thứ ba là "kiên trì phát triển sự xác định đối với những thựchành Phật Pháp,"[3]là những thứ liên hệ đến thiền tập về Tính Không.
Cónhững loại phân chia trong sự toàn thiện của nổ lực và tập trung (tinh tấn vàthiền định ba la mật), nhưng tôi không nhớ chúng! Tuy nhiên, trong trường hợp của tập trung, cómột cấp độ liên hệ đến sự thực tập chân lý thế gian (tục đế), và có sự tậptrung liên hệ đến sự thực tập về khái niệm Tính Không.
Trongviệc quan tâm đến tuệ trí (bát nhã ba la mật), chúng ta có nói có hai loại tuệtrí chính yếu: một gọi là "tuệ tríthực chứng những hiện tượng quy ước thế gian (tục đế)," và thứ kia gọi là"tuệ trí thực chứng thực tại tối hậu, sự thật căn bản (chân đế)". Thiền tập nhất tâm bất loạn (chỉ) hay tuệgiác phân tích (quán) được phân biệt không phải bởi hoặc là đối tượng của tục đếhay chân đế mà trên việc tâm thức tập trung trên đối tượng như thế nào.
Đếnđây là chấm dứt sáu toàn thiện. Sự thựchành sáu toàn thiện có thể tóm tắt dưới hai điều: phương pháp (cho việc tíchlũy phước đức) và tuệ trí (cho việc tích tập tuệ giác). Chúng ta phân loại sáu toàn thiện thành những sự thực tập về phương pháp và tuệtrí bằng việc để những sự thực tập về tập trung (thiền định) và tuệ trí (bátnhã) dưới tập hợp tuệ trí; và sự thực tập bố thí, quán chiếu về đạo đức, và mộtphần của sự thực tập kiên trì dưới tập họp của phước đức. Với việc quan tâm đến sự thực tập nổ lực, mộtphần của nó bao gồm trong tích tập phước đức và phần khác trong tích tập tuệtrí.
Nỗlực có thể áp dụng để tích tập phước đức cũng như tuệ trí. Những thực tập đối với những điều này là hainguyên nhân chính có thể đáp ứng cho việc thân chứng thân sắc tướng của Đức Phật(sắc thân) và thân chân thật của Đức Phật (pháp thân). Sự phân chia lộ trình thành phương pháp và tuệtrí liên hệ đến thực tại căn bản của đối tượng bởi vì trong quy luật của tựnhiên, chúng ta thấy hai đặc trưng của các hiện tượng. Một là những hiện tượng quy ước thế gian, vàthứ kia là thực tại tối hậu của những hiện tượng đó. Chúng ta nói về hai sự thật, sự thật quy ước(thế đế) và sự thật tối hậu (chân đế). Đểcó một sự thấu hiểu thích đáng về hai sự thật này, điều quan trọng là phải hiểusự bất tương xứng giữa những hiện tướng và thực tại.
Chúngta có những loại khác nhau của hiện tướng, về một phía và về phía kia, chúng tacó một thực tại, là điều khác biệt với những hiện tướng đó. Do thế, tôi cảm thấy rằng khi chúng ta địnhtiếp nhận bất cứ một tiến trình học hỏi nào, những gì chúng ta cố gắng để làmlà để giảm thiểu sự bất tương xứng giữa hiện tướng và thực tại.
Chúngta cố gắng để biết thực tại qua học tập, đặc biệt qua năng lực phân tích, kể cảthẩm nghiệm. Chúng ta không hài lòng vớinhững hiện tướng. Nghiên cứu học tập vàkhảo sát giúp để giảm thiểu khoảng cách giữa những hiện tướng và thực tại. Khái niệm về hai sự thật là một sự hỗ trợ vô biên trong việc giảmthiểu khoảngcách này. Bởi vì nhiều cảm xúc phiền nãophát triển trên căn bản của những hiện tướng, việc nhận ra thực tại giảm thiểunhững cảm xúc tiêu cực. Do thế đó là tại sao khái niệm về tính khônglà rất liên quan đến những kinh nghiệm hàng ngày. Nếu những khái niệm này chỉ duy trì trong cấpđộ tri thức trí óc, như những thông tin đơn thuần, chúng ta sẽ chỉ có những ảnhhưởng nhỏ nhoi.
HỎI & ĐÁP
HỎI: Thưa ĐứcThánh Thiện, ai đấy vừa hỏi về nguyên nhân của khủng bố. Sự bạo động đối kháng có thể chinh phục nhữnghành vi khủng bố hay không? Và vai trò củatừ bi là gì trong thế giới khủng bố đã đưa đến một sự xung đột bạo động của nhữngnền văn minh?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Chắc chắn. Tôi nghĩ gốc rễ của khủng bốlà thù hận, thiển cận, và hẹp hòi. Tôinghĩ biện pháp nên ở trên hai cấp độ. Một,phương pháp đối phó tức thời. Và thứ kialà cho về lâu về dài. Vì thế, tôi nghĩ tấtcả mọi lãnh tụ và những người quan tâm nên thực hiện mọi nổ lực để tìm ra nhữngphương pháp bất bạo động đế đối phó với hoàn cảnh. Đây là mong ước cuả tôi, lời cầu nguyện củatôi. Về mặt khác, tôi không có ý kiến về việc những thứnày có thể xử trí như thế nào bởi vì những thể trạng tinh thần, cảm xúc, sẽ vượtngoài vòng kiểm soát. Về lâu về dài, tôinghĩ toàn thể thế giới và xã hội phải trở nên từ bi hơn. Sau đó, khi chúng ta thấy sự bất đồng hayxung đột, chúng ta sẽ tìm kiếm những sự đáp ứng hòa bình và những giải pháp hòabình qua đối thoại. Tôi nghĩ chúng ta cóthể làm điều ấy. Cuối cùng, chúng ta cóthể sản sinh ra một xã hội từ bi hơn. Dĩnhiên, điều này không dễ dàng, nhưng tôi nghĩ là có thể.
HỎI: Ai đấynói, trong khái quát người phương Tây không tiến triển một cách nhanh chóngtrên lộ trình Kim Cương Thừa như người Tây Tạng làm. Ngài có đồng ý không? Nếu vâng, thì tại sao?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Trong xã hội Tây Tạng cũng vậy, mặc dù nhiều người thực hành mật tông, có rấtít người thực chứng như được giải thích trong kinh luận mật thừa. Như tôi đã đề cập trước đây, một phần bởi vìthiếu một sự nghiêm túc trong việc thực hành hàng ngày. Quý vị trì tụng cầu nguyện và thực hành trongthái độ như thế nào đấy lập đi lập lại không cótiến bộ. Dĩ nhiên, đây là ấn tượngcủa tôi. Do vậy, tôi không nghĩ có nhiềusự khác biệt giữa người Tây phương và người Đông phương. Tất cả đều như nhau.
HỎI: Phươngpháp và sự lựa chọn nó quan trọng như thế nào sẽ đưa chúng ta đến trình độ tâmlinh cao hơn?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Điều này cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu quý vị có thể thực hành theophương pháp và lựa chọn một lộ trình liên hệ và thích hợp với xu hướng tinh thầncủa quý vị, nó sẽ tác động nhiều hơn. Đốivới câu hỏi trước trong việc thực hành mật tông, sự thực hành mật tông hay KimCương Thừa là một sự thực hành Đại Thừa và do thế, phải được tác động bởi sựphát triển tâm giác ngộ (bodhicitta) và tuệ trí nhận rõ tính không. Vắng bóng hai điều này - phát triển tâm giácngộ và tuệ trí thực chứng tính không - thì không thể tiến hành việc thực hành mậttông. Một số người có ấn tượng rằng TiểuThừa, Đại Thừa, và Kim Cương Thừa là những Thừahay cỗ xe khác nhau, và hoàn toàn độc lập với nhau. Điều đó hoàn toàn sai lầm.
Chúngta phải nhận ra rằng nhằm để thực hành Bồ Tát Thừa, cũng gọi là Đại Thừa, nền tảngcủa sự thực tập căn cứ trên giáo huấn Bốn Chân Lý Cao Quý và Tám Thánh Đạo. Trên nền tảng ấy, sự thực hành bồ tát đượcxây dựng. Do vậy, trong sự thiếu vắng nhữngsự thực tập nền tảng được dạy trong Tiểu Thừa hay Thượng Tọa bộ, thì không thểkiến thiết những sự thực hành Đại Thừa.Trong sự vắng bóng của những sự thực hành Đại Thừa Hiển Giáo, thì khôngthể tiến hành việc thực hành Đại Thừa Mật Giáo.Trình độ tâm linh cao hơn được xây dựng trên nền tảng của những sự thựchành trước.
HỎI: Ấn Giáonói về Phạm Thiên, thượng đế phi cá nhân vượt khỏi mọi đức tính và diễn tả. Giác ngộ là để trở thành một với PhạmThiên. Mặc dù Đạo Phật không thừa nhận mộtthượng đế, có phải Phật tính là một tư tưởng tương đồng của Phật Giáo với PhạmThiên không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Nếu quý vị cố gắng, quý vị có thể diễn dịch nó trong cách đó đến một phạm vinào đấy. Trong truyền thống Ki Tô Giáo,Thiên Chúa Ba Ngôi đôi khi được nói là tương tự với khái niệm của Phật Giáo vềPhật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo hay với ba thân: Pháp thân, Báo thân, và Hóathân. Chúng ta có thể nhận ra nhữngtương đồng nào đấy. Không hề gì.
HỎI: Nếu giải thoát cũng là một kết quả của nhânquả, điều xấu trở thành điều tốt như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Điều xấu có thể trở thành điều tốt bởi vì chúng ta có thể chấm dứt sự tương tụccủa điều xấu. Bây giờ, ở đây, tôi nghĩcon người, chúng sinh, có cảm giác hay năng lực nhận thức ở đấy theo Bồ tát thừahay đặc biệt trong quan điểm của triết lý Trung Quán, đấy là không có sự bắt đầu(vô thỉ). Tâm thức, tâm vi tế, là khôngcó bắt đầu. Trong Đại Luận Mật Tông TiệmTiến của Tông Khách Ba, ngài đã trích dẫn từ một mật điển giảng giải, gọi làKim Cương Đỉnh, trong ấy nói rằng vòng luân hồi là sự tương tục của mật tông vàniết bàn là một tantra theo sau. Khichúng ta nói về vòng luân hồi hay niết bàn, nó phải được giải thích trong sựliên kết với sự tương tục của tantra, đấy là, sự tương tục của tâm thức. Nhưng cho đến khi mà có một sự tương tục củatâm thức và những cảm xúc bất tịnh và phiền não vẫn còn thì đấy là sự luân hồi. Khi tất cả những cảm xúc tiêu cực và phiềnnão - qua những sự đối trị của chúng - được tiêu trừ, tâm thức ấy được nói là ởtrong thể trạng niết bàn.
Trongtrường hợp của chính niết bàn, nó không bị điều kiện hóa, không phụ thuộc vàonhững nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Theo quan điểm triết lý của Cụ Duyên Trung Quán tông, hệ thống của LongThọ và Nguyệt Xứng, khi chúng ta nói về niết bàn, chúng ta liên hệ đến thể trạngtối hậu, thực tại tối hậu của tâm thức, khi tâm thức được hoàn toàn tịnh hóa khỏinhững cảm xúc phiền não.
HỎI: Tôi rấtphiền muộn để thấy láng giềng của tôi vui vẻ.Tôi biết như thế là sai, nhưng làm sao tôi vượt thắng điều này? Tôi muốn con cái của tôi là những người tốtnhất. Điều ấy có sai không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Quý vị có thích bè bạn hay không? Tôi nghĩ hầu hết mọi người yêu mến bè bạn. Nếu chúng ta có bạn bè, những người bạn chânthành, với họ chúng ta có thể trau đổi những nụ cười và những kinh nghiệm khácnhau với lòng tin, chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn, tĩnh lặng hơn. Nếu chúng ta không tin tưởng mọi người, chúngta cảm thấy cô đơn, và có một cảm giác không an toàn. Do vậy, tối thiểu có một cơ hội rằng láng giềngcủa quý vị trở thành bạn bè của quý vị.Có phải là tốt hơn nên có một người láng giềng là bạn của chúng ta thayvì một người láng giềng lả kẻ thù có phải không? Cho dù ai đấy trở thành bạn hay thù tùy thuộctrên thái độ tinh thần của chúng ta. Đầutiên chúng ta phải mở rộng vòng tay và biểu lộ tình bạn. Rồi thì sẽ có một cơ hội rằng cuối cùng nhữngthái độ sẽ thay đổi. Nếu quý vị vẫn duytrì thái độ tiêu cực đối với ai đấy, thì việc trở thành bằng hữu là không thểcó.
Bạnbè, thân hữu chân thành, phải hành động nhiều nhiều với trái tim nồng ấm, khôngphải tiền bạc hay quyền lực. Khi chúngta đạt được sự giàu sang, quyền thế chính trị, hay danh thơm, chúng ta có thểtìm thấy bạn bè của một loại khác - nhưng những người ấy không nhất thiết là nhữngbằng hữu chân thành. Một người bạn chânthành xem chúng ta chỉ như một con người khác, như một người anh chị em, và biểulộ tình cảm trên trình độ ấy, bất chấp chúng ta giàu hay nghèo, trong một vị thếcao hay thấp. Đấy là một người bạn chânthành.
HỎI: Đức Thánh Thiện nói về việc giúp đở ngườikhác khi họ đau khổ. Trong phạm vi ấy,ngài nghĩ thế nào về phương pháp chết không đau đớn (trợ tử), hay gia tăng lượng thuốc giảm đau(morphine) khi ấy đang chết đi?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Trong phổ quát, tốt hơn là không nên thực hành việc trợ tử hay chết không đau đớn,nhưng có thể có những ngoại lệ.
HỎI: Thái độcủa học nhân là như thế nào đối với đòi hỏi kiến thức?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Tôi không biết. Quý vị cần có óc sáng kiếnvà thực hiện một nỗ lực nào đó.
Nóichung, khi chúng ta đòi hỏi tri thức, có ba trình độ của tiến trình: nghe(văn), nghĩ (tư), rồi thì thiền tập (tu).Do vậy, chỉ nghe và kiến thức có được chỉ từ nghe mà thôi thì rất hời hợt. Chúng ta phải nghĩ về chính mình và nếu có thể,thẩm nghiệm, thực hiện những khảo sát xa hơn, phân tích xa hơn. Trong cách ấy, chúng ta đạt được một sự tĩnhthức sâu hơn. Rồi thì tri thức của chúngta sẽ hợp lý hơn, và cuối cùng có thể chuyển hóa vào trong hành động. Nếu câu hỏi ấy được hỏi bởi một Phật tử, đặcbiệt bởi một Phật tử Tây Tạng, tôi sẽ thêm rằng quý vị nên trì tụng mật ngônVăn Thù Sư Lợi, om ah ra pa dsa na dhi. Nếu quý vị trì tụng câu này, nó sẽ giúp cho sựthông tuệ của quý vị. Trong trường hợp củatôi, vì lúc ấu thời tôi đã từng trì tụng mật ngôn này - cho dù nó thật sự hỗ trợhay không, tôi không biết. Nhưng chắc chắnnó sẽ không có hại gì.
HỎI: Có thểcó một tôn giáo toàn cầu cho tất cả mọi người trên toàn thế giới không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Không, không thể có được. Tôi nghĩ một"tôn giáo toàn cầu" có thể có nghĩa là trái tim con người nồng ấm,tình cảm, một ý thức chăm nom, và tâm vị tha.Đây có thể là một tôn giáo toàn cầu.Khác hơn thế, tôi nghĩ là những truyền thống khác nhau còn lại. Tất cả hữu ích cho một trạng thái đa dạng muônmàu rộng lớn của nhân loại. Chỉ một tôngiáo.... tôi không nghĩ có nhiều lợi lạc trong ấy.
HỎI: Nếu giátrị của nghiệp báo có giá trị? Có phải tấtcả những gì xảy ra đã được định trước?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Nghiệp báo không có nghĩa là "tiền định". Bằng việc tùy thuộc trên những trình độ khácnhau của các hành vi, chúng ta có thể thay đổi tiến trình trải nghiệm của mìnhtrong đời sống. Tôi đang cho một thí dụtừ đời sống hằng ngay của chúng ta: vào buổi sáng, chúng ta dự định làm việc gìđấy, chúng ta muốn thực hiện một hành vi nào đấy, có thể, thực hiện những dự địnhđược tính toán từ tuần trước, nhưng rồi những sự khẩn cấp nào đấy xảy ra, và mọithứ thay đổi. Mặc dù kết quả của mộthành vi nào đấy đã được lên chương trình, nếu một hành động nào đấy mạnh mẽ hơnđến, các kết quả sẽ thay đổi.
HỎI: Tại saoquá nhiều người trẻ bị rắc rối về vấn đề tim mạch?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Tôi nghĩ bởi vì căng thẳng. Cũng vì, sức mạnh nội tại yếu kém và quá nhiềudự tính từ bên ngoài. Và thêm nữa quánhiều hoài bão hay tham vọng. Có lẽ, rắcrối về những cách ăn ở, ma túy và rượu chè.Tốt hơn nên hỏi bác sĩ!
HỎI: Thưa ĐứcThánh Thiện, nhiều người hình như quá khư khư giữ lấy ngài cho riêng họ. Ngài xử trí vấn đề này như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Quý vị cứ chiếm hữu, nhưng việc ấy khônglàm nên điều gì khác biệt đối với tôi. Tôi chỉ ngồi đây thôi.
HỎI: Nhưngthưa Đức Thánh Thiện, nó tạo nên rắc rối cho những người khác.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Nếu nó tạo nên rắc rối, họ nên chấm dứt việc chiếm hữu. Có một câu hỏi tương tự như thế một lần nọ ởĐức Quốc. Ở đấy tôi nói rằng tôi xem tôinhư được làm nên bởi những yếu tố đất, nước, gió, lửa. Bất cứ cách nào mà người khác có thể lợi lạctừ tôi, cầu cho họ được toại ý!
Sir ShankerlaHall, Modern School, 2002
Nguyêntác: Self-Develpmentthrough the Six Perfectionstrích từ quyển Many Ways to Nirvana
ẨnTâm Lộ ngày 25/09/2011
Bài liên hệ:
2-Chiến Thắng NhữngCảm Xúc Tiêu Cực
[1] Mộttrường phái Ấn Độ Giáo hiện đại được sáng lập bởi Swaminarayan (1781-1830), Swaminarayan được xem là hiện thân của Thượng Đế.
[2] 1-Tư lương vị, 2- Gia hạnh vị, 3- Thông đạt vị, 4- Tu tập vị (thuộc về Hữu học),và 5- Cứu cánh vị (là Vô học)
[3] a- “Nhẫn nhục là một trạng thái nhẫn nại tự chế khi đối diện với những hãmhại trừng phạt của kẻ khác”. b-“Tự nguyệngánh vác các khổ đau và ách nạn” .c- “Kham nhẫn mọi cực khổ khi dấn thân tu hành theogiáo pháp của Phật.” (Tâm Hà Lê Công Đa dịch, “Vượt Khỏi Giáo Điều”, của Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Source: thuvienhoasen