Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32 Tướng Tốt của Ðức Phật

13/05/201100:07(Xem: 2126)
  • Tác giả :
32 Tướng Tốt của Ðức Phật
duc-phat-017

Đức Phật, một con người toàn diện, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn về mặt hình thể. Các kinh điển Nam truyền cũng như Bắc truyền đều có nói đến 32 tướng tốt của đức Phật một cách đầy đủ, những tướng này được phát hiện lúc mới đản sanh, do các vị tướng sư xác định. Sau này đức Phật cũng xác nhận có đủ 32 tướng qua các kinh lưu truyền. Theo quan điểm tướng pháp Ấn Độ cổ, ai có đủ 32 tướng tốt thì sẽ làm vua thống lãnh thiên hạ, nếu xuất gia thì sẽ thành Phật. Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.

I. Quan niệm về tướng tốt:

1) Tướng tốt theo quan điểm tướng pháp Á Đông không phải là quan niệm về cái đẹp thẩm mỹ, mà chính là cái đẹp của đức hạnh biểu hiện qua hình thể. Đời sống sung túc, tốt đẹp của một người được biểu hiện qua hình tướng đắc cách hay không, những tướng tốt này lại có nguồn gốc sâu xa liên quan đến phúc đức của ông bà cha mẹ hay của chính mình trong quá khứ. Điều này được đúc kết dựa theo kinh nghiệm và quan sát thực tế mà rút ra được những quy luật về phương pháp.

2) Đối với Phật giáo, thân tướng đắc cách tốt đẹp, biểu hiện đời sống tốt đẹp, qua lý thuyết chánh báo đi đôi với y báo. Tất cả những điều kiện tốt đẹp đó đều do công đức tích lũy trong quá khứ, theo quy luật nhân quả: gieo nhân nào gặt quả nấy. Đức Phật có đủ 32 tướng tốt có nghĩa là Ngài đã tích lũy vô lượng công đức trong nhiều kiếp, này thừa hướng kết quả của những công đức đó mà thôi.

3) Quan niệm về tướng tốt và xấu như thế nào, theo tiêu chuẩn nào, thì thuộc vào kinh nghiệm thực tế và truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, của mỗi đất nước. Có những tướng theo quan điểm Ấn Độ là tốt nhưng đối với chúng ta thì xấu hoặc kì dị. Do đó cần phải rộng lượng khi nhận định về tướng pháp.

II. Những tướng tốt của đức Phật:

A/ Ba mươi hai tướng tốt của đức Phật được đề cập, khá nhiều trong kinh, trong Nam tạng cũng như Bắc tạng như: kinh Sơ Đại Bổn Duyên (Trường A Hàm), kinh Tâm Thập Nhị Tướng (Trung A Hàm), kinh Đại Bổn (Trường Bộ), kinh Tướng (Trường Bộ), kinh Tập, kinh Tiểu Bộ... và một số rải rác trong kinh tạng Đại Thừa...

B/ Tham khảo 32 tướng tốt của đức Phật qua các kinh trên, có khá nhiều sự sai khác, có những tướng kinh này có, kinh kia không và ngược lại. Có một số tướng quan điểm khác nhau. Như kinh Sơ Đại Bổn Duyên có tướng chữ "vạn" ở ngực nhưng các kinh khác không có. Kinh Tướng (Trường Bộ) không có tướng nhục kế như hầu hết các kinh khác. Mặt khác, cùng là kinh Nam truyền vẫn có những quan điểm khác nhau, Bắc truyền cũng vậy. Có những tướng sai biệt lệch lạc khá xa như tướng 18 trong Sơ Đại Bổn Duyên là tướng 7 lỗ trong người đều đầy đặn bằng phẳng. Trong kinh Tướng thì nói 7 chỗ trong người, tướng thứ 3 trong Sơ Đại Bổn Duyên nói có màng lưới mỏng giữa kẻ chân tay như chân ngỗng chúa. Nhưng kinh Tam Thập Nhị Tướng thì cho là như chim nhạn. Tạng Pàli kinh Lakkhana thì nói lòng bàn tay bàn chân có chỉ giăng như lưới...

Từ những sai biệt đó chúng ta khó mà xác định kinh nào là nói đúng và đủ 32 tướng, nếu ngây thơ tin vào 32 tướng của riêng một kinh nào thì ta khó mà hình dung nổi hình dáng của đức Phật như thế nào.

C/ Mặc dù gặp những khó khăn như trên, nhưng qua những tướng mà nhiều kinh đều nói giống nhau, qua thực tế hình tướng đức Phật đang lưu truyền, chúng ta có thể rút ra được những tướng tốt của đức Phật như sau:

1. Lòng bàn chân bằng phẳng.

2. Dưới lòng bàn chân có hình bánh xe ngàn căm.

3. Gót chân đầy đặn.

4. Ngón tay, ngón chân thon dài.

5. Tay chân mềm mại.

6. Đứng thẳng tay dài đến gối.

7. Lông màu xanh biếc và xoáy tròn về bên phải.

8. Da mịn màng trơn láng bụi không bám.

9. Da màu vàng như màu vàng y.

10. Tướng mã âm tàng.

11. Bụng thon.

12. Ngực nở nang.

13. thân hình cao lớn.

14. Có đủ 40 cái răng.

15. Răng bằng và đều khít.

16. Răng trắng và bóng.

17. Tiếng nói trong trẻo vang xa.

18. Ngực có chữ "vạn".

19. Vai ngang và đều đặn.

20. Lưỡi dài và rộng.

21. Mắt xanh và đẹp.

22. Có một sợi lông trắng giữa 2 mày xoáy tròn xoay về bên phải.

23. Đỉnh đầu có nhục kế.

Một số tướng tốt ở trên phù hợp với quan điểm tướng tốt của Trung Hoa và Việt Nam. (Một số tướng tốt còn lại có phần sai biệt giữa các kinh, chúng tôi không dẫn ra đây).

III. Ý nghĩa biểu tượng của một số tướng tốt:

Khảo sát về 32 tướng tốt của một bậc đại nhân theo quan điểm Ấn Độ, có khá nhiều loại tướng pháp mang ý nghĩa biểu tượng, có ý nghĩa tướng pháp đích thực. Chính đức Phật cũng sử dụng ý niệm và niềm tin vào tướng tốt của mọi người để truyền đạt lý tưởng "Diệt trừ điều ác, tăng trưởng điều thiện". Các kinh Lakkhana Sutra, kinh Tam Thập Nhị Tướng, đều có lý giải nguyên nhân, do có công đức gì mà được tướng tốt đó, giảng giải khá chi tiết, ví dụ:

1) Tướng nhục kế (Usnissa): Tướng này là một cục thịt nổi trên đỉnh đầu, do công đức hiếu kính cha mẹ, kính thuận sư trưởng và các bậc trưởng thượng mà được thành tựu. Quan điểm của Đại thừa thì cho rằng tướng này biểu thị cho trí tuệ của Phật, từ tướng nhục kế này còn triển khai thêm tướng phụ là Vô kiến đảnh tướng, là tướng nằm trên đỉnh đầu nhưng không thể thấy được bằng mắt thường, chỉ có tuệ nhãn mới thấy. Theo diễn giải của các nhà Phật học Đại thừa thì dưới cái nhìn của tuệ nhãn, tướng này có hình tướng bánh xa ngàn căm, có nơi nói như hoa sen ngàn cánh, biểu thị cho trí tuệ, qua tướng này có thể phân biệt được công đức tu hành nhiều hay ít.

2) Tướng chữ "vạn" (Svastika): Trong các kinh tạng Pàli không thấy nói tướng chữ "vạn", các bộ A Hàm chỉ có kinh Sơ Đại Bổn Duyên nói đến, có thể tướng này được thêm vào về sau, cho nên không nói do tạo công đức gì mà có. Có 2 quan điểm giải thích về tướng chữ "vạn" như sau:

1. Chữ "vạn" có nghĩa là Kiết tường, là một loại chữ linh thiêng của Ấn Độ, chữ linh này có khả năng đem đến mọi điều tốt lành may mắn (Từ điển PH, ĐTC)

2. Chữ "vạn" biểu thị công đức vô lượng, từ bi vô lượng và trí tuệ vô lượng của Phật. Đó là biểu phù hiệu chứ không phải chữ viết. (TĐ PHVN, TMC). Có lẽ lúc đầu nó là một linh tự, về sau nghĩa gốc của nó biến đổi thành ý nghĩa biểu tượng cho sự viên mãn tâm, trí và đức. Hai tướng này đã trở thành biểu tượng gắn liền với các tượng Phật đang thờ hiện nay, đã được nhân dân hóa.

Ngoài hai tướng trên, một số kinh còn cho rằng đức Phật còn có tướng hào quang tỏa ra chung quanh thân thể khoảng một tầm. Tướng này không thấy nói tới trong các kinh mà chúng tôi đã trích dẫn, mà đề cập trong Luận tạng Pàli Katha-Vatthu.

3) Tướng lưỡi rộng dài(Pahutaiivaho hoti) được diễn giải là lưỡi của đức Phật có thể liếm đụng tai được... Tướng này do công đức luôn nói lời chân thật diệu dàng, không thóa mạ người... mà có tướng lưỡi rộng dài. Trong kinh Di Đà có nói "Chư Phật mười phương le lưỡi rộng dài che cả tam thiên Đại Thiên thế giới mà nói lời thành thật rằng..." Do đó tướng lưỡi rộng dài biểu tượng cho tính ngay thật nói năng đúng mức, không xảo trá.

Trên trình bày một số tướng mang tính biểu tượng tiêu biểu, trong phạm vi bài này không thể đề cập nhiều hơn. Tuy nhiên cũng đủ cho ta thấy ngoài các nghĩa thông thường, các tướng tốt còn có ý nghĩa sâu xa hơn và cao đẹp hơn.

IV. Ảnh hưởng và vẻ đẹp hình thể của đức Phật:

Nếu chúng ta bỏ qua một bên tướng tốt có tính cách bất định do các bộ phái ghi nhớ không chính xác, hoặc thêm bớt tùy tiện, bỏ qua một bên các tướng tốt có tính chất biểu tượng tôn giáo và sự tôn sùng của các đệ tử, ta có thể hình dung đức Phật là một đấng nam nhi cao ráo đẹp đẽ, cân đối, oai nghiêm thay đổi thái độ, đón tiếp Ngài nồng hậu, khi Ngài lên tiếng thì mọi người đều bị chinh phục hoàn toàn. Phải nói rằng hình tướng đẹp đẽ của Ngài đã đóng góp rất nhiều trên con đường hoằng hóa. Thanh niêm Vakkali con của một vị trưởng giả, đến nghe Phật thuyết pháp, nhìn thấy thân tướng đẹp đẽ của Ngài, Vakkali không nghe gì cả và chỉ chiêm ngưỡng thân tướng của Phật mà thôi, sau đó xin xuất gia để được gần Phật. Có lần đức Phật buộc Vakkali phải ở cách xa tịnh thất của Ngài, Vakkali buồn rầu, thất vọng và muốn tự tử. Nhân đó đức Phật giảng giải về sự vô thường của xác thân tứ đại, nhờ đó Vakkali giác ngộ. Quần chúng cũng vậy, họ ái mộ và đi theo Ngài không hẳn nhờ vào tài thuyết pháp của Ngài, mà còn nhờ vào thân tướng và phong cách đẹp đẽ siêu tuyệt của Ngài nữa.

V. Kết luận:

32 tướng tốt của đức Phật được các kinh tạng Nam truyền và Bắc truyền nói đến rất phong phú. Điều đó khẳng định nét đặc thù trong đức tánh và đức tướng của đức Phật và cũng đem lại niềm hứng khởi cho các nghệ nhân cũng như các đệ tử về sau. Càng ngày hình ảnh của đức Phật được tái tạo, được tô điểm thêm do lòng kính trọng vô biên của đệ tử, hình ảnh của Ngài dần dần được siêu nhiên hóa. Thời kỳ Phật giáo Đại thừa phát triển, thân tướng của Ngài trở thành đối tượng triết học, hay trở thành biểu tượng của lý tưởng qua thuyết Tam thân Phật: Pháp thân - Báo thân - Ứng thân.

Dù cho thân tướng của Ngài được quan niệm như một người thường hay bậc thánh siêu nhiên, thì sự kính ngưỡng, lòng thành tín của con người đối với Ngài không thay đổi. Bởi lẽ ai cũng thấy được rằng giá trị của đức Phật không phải ở thân tướng mà ở sự giải thoát mà giáo lý của Ngài đem lại.

Con đường dẫn đến chân lý đã được mở ra, niềm hạnh phúc, sự giải thoát sẽ đến với những ai nỗ lực vươn tới, qua thực nghiệm chứ không phải qua sắc tướng như kinh Kim Cang đã nói: Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2023(Xem: 137673)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
18/08/2021(Xem: 12204)
LỜI GIỚI THIỆU Trong Hán Tạng, kinh Đại Bát Niết Bàn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch với thời Bắc Lương (thế kỷ thứ 5) có ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử: „… Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi, chớ có giải đãi, phóng dật tán tâm…“ (Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm 26)
10/11/2020(Xem: 9710)
Kính Mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Ngày 30-09 Âm Lịch (Dược Sư Như Lai, Đại Y Vương Phật) Kính lạy Đức Phật Dược Sư Bi mẫn, Cả năm rồi, đại dịch xuất hiện thần kỳ Thế giới phong tỏa, thân quyến chia ly Nguyên nhân đến từ đâu hiện còn ẩn khuất?
30/04/2020(Xem: 5284)
Chúng ta đi giữa đất trời thiên niên thế kỷ thứ ba, nghe đâu đây suối nguồn róc rách chảy từ trái tim Phật với nụ cười vô biên không giới hạn thời gian và không gian. Từng tia nắng reo vui lấp lánh niềm tin MỘT THẾ GIỚI - MỘT HY VỌNG của nhân loại đang hướng tới để yêu thương tràn đầy bước lên thềm thế kỷ 21, thật ấm áp tình người trên trái đất nầy.
29/04/2020(Xem: 5043)
Xưa nay trên lịch sử loài người, chưa có nhà cách mạng nào đại tài như Đức Phật Thích Ca. Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hội và cách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sanh.
13/03/2020(Xem: 19421)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
29/09/2018(Xem: 9340)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
07/09/2018(Xem: 7406)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
07/01/2015(Xem: 16141)
Để trả lời nghi vấn của một số độc gỉa TVHS về một bức tranh đen trắng vẽ Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế (khoảng năm 41 tuổi) do một đệ tử của Ngài là Phú Lâu Na (Purna) vẽ, chúng tôi đã liên lạc với tác giả quyển sách Mùi Hương Trầm , GSTS. Nguyễn Tường Bách, người đã đề cập đến bức tranh vẽ này trong quyển sách của ông. Tác gỉa đã gửi cho chúng tôi bài đề ngày 16-1-2003 trả lời ông Vương Như Dương Chuyết Lão, người cũng có thắc mắc tương tự.
01/07/2013(Xem: 2701)
.... Năm mươi năm Ngài thuyết pháp đề huề Độ vô lượng hằng sa người giải thoát Vượt bể khổ để sang bờ an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com