Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Bảy Bước Chân Thị Hiện Đến Cuộc Dấn Thân Nhập Thế

09/05/201105:21(Xem: 4496)
Từ Bảy Bước Chân Thị Hiện Đến Cuộc Dấn Thân Nhập Thế
Phat Dan Sanh 27

TỪ BẢY BƯỚC CHÂN THỊ HIỆN ĐẾN CUỘC DẤN THÂN NHẬP THẾ

Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua ,kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này , đó là một cuộc dấn thân trực tiếp vào cuộc đời ,mang hạnh nguyện cứu khổ ban vui ,theo từng thuận duyên mỗi quốc độ , lớn dậy và tỏa sáng .

Từ nền tảng này của một tôn giáo được thế giới nhìn nhận là một tôn giáo tốt đẹp - vĩ đại nhất , nhìn sang một mặt khác của cuộc đời ,đó dây hãy vẫn còn đói khổ ,chiến tranh loạn lạc ,thiên tai khắc nghiệt thậm chí xung đột vì sắc tộc và tôn giáo , chúng ta mới cảm nhận được phước báu vô vàn to lớn được thừa hưởng từ chính ánh sáng giáo pháp của đức Bổn sư chúng ta truyền trao .Và chính mặt tối cuộc sống này chúng ta càng thêm thấm thía tại sao đức Phật đặt Vô Minhđứng đầu trong Thập Nhị Nhân Duyên .Nói một cách khác ,bảy bước chân đức Phật chưa bước hết nên đó dây vẫn còn đau khổ triền miên .Dường như đó là một khoảng trống để dành phân chia trách nhiệm cũng như thử thách người con Phật thời đại hôm nay mà nhiều thế hệ trước kia ,những người đi trước đã hoàn thành xong một phần trách nhiệm .

Có lẽ là như thế .Cho nên người tu Phật ngày hôm nay buộc lòng phải trang bị cho mình nhiều kỷ năng thông đạt ,để nhanh chóng hòa quyện vào cuộc đời ,tạo nên một hình thái mới với tâm nguyện đưa đạo Phật đi vào cuộc đời .Vì vậy xin đừng nhìn Phật giáo thời đại hôm nay bằng nhãn quan của Phật giáo thời quá khứ (nhất là giai đoạn khi bị thực dân đánh dạt vào chốn thâm sơn cùng cốc thời mất nước ).Phật giáo Việt Nam hơn nơi nào hết còn có một trang sử quá khứ đau buồn đó làm hành trang ,bổ sung cho kinh nghiệm hoằng hóa của mình .Do vậy nếu muốn đòi hỏi ở Phật giáo một tiêu chí nào đó ,dù đó là một hình thức hóa đạo hay chỉ là một lối suy nghĩ áp đặt khuôn mẫu so sánh ..v…v…thì trước tiên hảy nhìn về một giai đoạn lịch sử đó .Đồng thời ,với người hoằng pháp , hóa đạo ngày nay ,dẫu đang đứng ở vị trí và tư duy nào thì còn có thêm một khung trời lịch sử Pháp Nạn 1963để làm một tiếng chuông cảnh tỉnh cần thiết một khi tâm ỷ lại,an nhiên,tự mãnmống khởi lên không bình thường .Trong một hoàn cảnh nào đó ,để những cái tâm không bình thườngấy trỗi dậy thì cũng đồng nghĩa với thiếu cáiTRÍ lẫn cái DŨNG thì rất đáng lo ngại .

Với ý chí ĐẠI BI ĐẠI TRÍ ĐẠI DŨNG,Phật giáo ngày nay không chấp nhận làm người đứng bên lề cuộc sống ,sẵn sàng đương đầu với tất cả mọi nghịch duyên và thử thách ,để hoàn thành nốt những tâm nguyện còn dỡ dang của chư Tổ Sư xưa còn để lại .Tinh thần cầu tiến vì tương lai đạo pháp ,đi lên bên trên sự tự mãn ,ỷ lại thái quá góp phần làm nên nền tảng vững chắc cho đạo pháp thời đại ,thời đại mà xác xuất ranh giới giữa ThiệnÁc,giữa Ma Phậtrất mong manh ,đã và đang xảy ra nhiều sự việc cười rơi nước mắt .Có lẽ rồi đây Phật giáo Việt nam còn phải mất không ít thời gian tuổi thọ hiện hữu của mình để giải quyết vấn đề này .

Một trong những vấn đề lớn hôm nay chúng ta phải buộc phải tỏ rõ bản lãnh , trí tuệ ,và trực tiếp đương đầu ,ấy là vấn nạn cải đạo của ngoại giáo .

Đã qua rồi thời kỳ Phật giáo chúng ta bị xem như một hiệp hội cỏn con ,chỉ được phép hoạt động lén lút trong lùm tre ,bờ đê xóm làng hẻo lánh .Hàng tăng sĩ khi ấy chỉ là những ông thầy chùa làng dốt nát đậu hậu ;còn giới Phật tử có chăng chỉ là những người ít học ,không biết gì ngoài vài chữ A Di Đà Phật đơn điệu .Phải khó khăn lắm ,hao tổn biết bao nhiêu tâm trí chư Tôn Đức ,Tổ Sư xưa mới khuấy động tinh thần chấn hưng Phật giáo , mới phần nào đạt được sở nguyện ,đưa Phật giáo dần trở lại vị trí là một tôn giáo lớn của dân tộc .

Trực tiếp đương đầu trước vấn nạn cải đạo ,trước hết đây không phải là một cuộc đối đầu theo nghĩa đen vì Phật giáo luôn là một tôn giáo của hòa ái ,nhân bàn và không chiêu dụ hoặc tranh giành vì bất cứ lý do gì ;,mà là từ trong chiến lược hoằng pháp ,chúng ta không quên vạch định nó là một vấn đề đáng quan tâm và đưa vào một tiết học trong các đạo tràng ,nhất là các đạo tràng có nhiều giới trẻ tham gia tu học .Từ đây ,không chỉ riêng giới xuất gia mà giới tại gia ,với khả năng tri thức và các phương tiện thông tin thời đại ,kiến thức lịch sử được mở rộng ,sẽ giúp hiểu rõ rất nhiều vấn nạn cải đạo .Cho nên lãng tránh đề cập vấn nạn này không phải là giải pháp khôn ngoan của một người con Phật thời đại có trách nhiệm ,bổn phận và bảo vệ chánh pháp .Công ơn chư Tở Sư xưa có được đáp đền hay không ,hay bị chà đạp xem thưởng là do chính thái độ ,hành xử của chúng ta trong những trọng trách của thời đại mới hôm nay .Đặc biệt các vị hoằng pháp trẻ .

Đối với riêng tôi ,bảy bước chân đức Phật lúc thị hiện Đản sanh luôn là những gợi mở cho nhiều vấn đề đặt ra .Trong tư duy cũng như trong lãnh vực chuyên môn ,bảy bước chân Phật luôn giúp tôi mở rộng tầm nhìn ,kiến giải và đúc kết được nhiều vấn đề .Tôi không nghi ngờ về bảy bước chân ấy vì ít ra chư cổ đức xưa có vẽ nên cũng chỉ nhằm cho hậu thế thấy được sự nhập thế tuyệt vời nơi đức Phật tôn quý của chúng ta ngay từ lúc đầu tiên tiếp cận với cõi ta bà nhiễm trược này .

Thế nên nững khi liên tưởng đến ngôi nhà Phật giáo yên bình và tốt lành chúng ta đang trú ngụ ,lòng luôn cảm niệm vô vàn công ơn những người đi trước nhọc lòng ,đôi hy sinh cả một đời dạo hạnh ,gìn giử cho hậu thế sự nghiệp huy hoàng hôm nay .Có một vài nghịch duyên gõ cửa ,lẽ nào chúng ta lo sợ lùi dần vào trong ,mặc cho sự đe dọa ấy tiến dần trước sự thờ ơ ,ỷ lại và thụ đông ?

Đã xuất hiện một vài ý kiến tuy chưa hẳn là phê phán nhưng cũng đủ gây phản cảm những ai nói về vấn nạn cải đạo mà chính đức Dalai Latma cũng đã phải mạnh dạnh lên tiếng chỉ trích .Điều này cho thấy tư tưởng cầu an ,ỷ lại vẫn còn đất sông .Nào phải nói đến vấn nạn này là chúng ta khơi dậy lòng đồ ky nhỏi nhoi hay không biết tự tin vào đà phát triển của chánh pháp ,mà là để vừa cảnh báo ở mức cần thiết đồng thời để chúng ta nhìn lại những yếu kém trong công cuộc hoằng pháp hôm nay ,đã để lộ một khoảng trồng hết sức đáng trách .Đó chính là điều mà bài viết này mong đợi .

Cũng như xưa kia ,khi đức Phật đặt bày bước chân tinh khôi của mình lúc thị hiện ,chư thiên vân tập ,ca hát ,rãi hoa cúng dường tán thán ;quả đất cũng chia vui bằng cách rúng động bảy lần !Thì khi chứng đạo rồi ,Ngài đang do dự đi hay ở giữa cõi này ,nếu không có chư Phạm Thiên đến cung thỉnh ,liệu rồi chúng ta có được thừa hưởng nền tảng chánh pháp tuyệt vời này không ? Một kết cục mang đậm dấu ấn Nhân-Quả .

Vì chấp thuận theo lời thỉnh cầu ấy mà cuộc đời đức Thề Tôn phải chấp nhận trãi nghiệm CHÂN LÝ VÔ THƯỜNG cho chính bản thân Ngài , và ngay cả dòng họ Thích ca của Ngài trong suốt 80 năm đồng hành với thế gian này .Tang thương vinh nhực ,đủ đầy thân phận một kiếp con người .Đó há chưa đủ để chúng ta thấy ra được một cuộc dấn thân vô tiền khoáng hậu ,một bức tranh vẹn đầy bố cục nhất ,không chỉ dành cho kẻ thưởng lãm mà phải là một sự chiêm nghiệm thật sự từ chính cuộc đời của Ngài .

Hơn hai ngàn năm trăm năm rồi ư ? Đó chưa hẳn là quảng thời gian to tát chi nhưng cũng đủ để chứng minh sư tồn tại của một nền chánh pháp vĩ đại mà ngày hôm nay đã và đang trở thành một tôn giáo tiêu biểu của thế gian .Nền tảng của sự tốt đẹp đó bắt đầ từ sự ra đi và dấn thân vào chính cuộc đời khổ đau mà đức Bổn Sư Thích ca đã thị hiện .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2024(Xem: 6937)
Ở Hoa Kỳ, có ngày Father's Day và Mother's Day, là những ngày mà người con tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Vào những ngày này, họ có thể mang một bình hoa đến mộ, mua một món quà, và đặc biệt là tổ chức một bữa ăn mời cha mẹ. Nhưng câu nói mà người Mỹ không quên trong ngày đó là "con thương cha, con thương mẹ" khi họ ôm cha mẹ vào lòng. Ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo Việt Nam cũng là ngày mà con cái biểu tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, dù họ còn sống hay đã ra đi.
19/06/2024(Xem: 2953)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
14/06/2024(Xem: 1894)
Mỗi mùa xuân đến, hoa mai hoa đào đua nhau nở, pháo nổ tưng bừng chào đón những ngày mới của năm. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai cũng xúng xính trong bộ quần áo mới, quây quần bên mâm bánh chưng bánh tét, chúc tết, tặng nhau phong bì lì xì may mắn (lucky money) màu đỏ, đó là lúc chúng ta rất vui vì ai cũng được thêm một tuổi và trưởng thành hơn.
10/06/2024(Xem: 2509)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2648 (Sunday 09/06/2024) tại Tu Viện Từ Ân, Narren Warren, Victoria, Úc Châu
05/06/2024(Xem: 941)
.. Mùa Phật Đản con về bên đức Phật Lắng nhìn tâm.. nở đẹp đóa sen lòng.. Mùa Phật đản đường trần thôi tất bật Ngắm Từ Tôn.. con bước chậm thong dong..
04/06/2024(Xem: 1143)
Thời gian: 10:00 tối thứ 6 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi. Dự kiến học trong 3 tháng (nếu có nghỉ buổi nào thì học bù buổi đó) Thời gian bắt đầu: ngày 29 tháng 06 năm 2024 (June 29th) Địa điểm: học online ( qua Google Meet hay Zoom, etc.) Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn) Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Phật Giáo: Bối Cảnh Hình Thành Những Giáo Lý Ban Đầu của tác giả Richard F. Gombrich giáo sư Phật học Đại học Oxford. Giảng viên: theo hình thức gần như học cùng nhau nên không có một giảng sư chính. Tuy vậy, vẫn có một nhóm nòng cốt điều phối lớp. Có thể học theo hình thức thuyết trình. Tỳ kheo Pháp Cẩn (thạc sĩ Phật học ở Graduate Theological Union, Berkeley, California, Hoa Kỳ) sẽ cùng tham gia học và chia sẻ với lớp.
04/06/2024(Xem: 4351)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]