SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Phụ Nữ
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 224 trang
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Phụ Nữ
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 224 trang
Lời nói đầu
Không biết tự bao giờ, người xưa đã thốt lên một câu rất giản đơn nhưng chính xác, mà cho đến ngày nay hầu hết chúng ta không ai là không biết: “Ở sao cho vừa lòng người...”
Vâng, quả thật không có một chuẩn mực, một phong cách sống nào có thể làm hài lòng được tất cả mọi người. Chúng ta phải buồn bã mà thừa nhận điều đó, cho dù chính chúng ta là những con người, và đều là đối tượng đáng “than phiền” vì sự khó tính ... nói chung. Và bất cứ một nỗ lực nào nhằm vạch ra một chuẩn mực sống có thể làm hài lòng tất cả mọi người đều phải đi đến thất bại. Sở dĩ như thế, đơn giản chỉ là vì cách nhìn của mỗi người về cung cách xử thế, về cái gọi là một “chuẩn mực chung”, đều có sự khác biệt, không ai hoàn toàn giống với ai.
Tuy nhiên, cũng từ xa xưa, con người đã biết đến sự cần thiết phải vạch ra những quy tắc sống chung cho mỗi cộng đồng. Vì mối liên hệ qua lại lẫn nhau, nên dù muốn dù không vẫn phải có những “nguyên tắc chung” để mỗi thành viên tuân theo, đảm bảo cho sự hoà hợp tối thiểu của một cộng đồng.
Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy mỗi xã hội khác nhau từ đông sang tây đều có những phong tục, tập quán khác nhau, hình thành từ những cung cách, những chuẩn mực sống khác nhau.
Tầm quan trọng của những “nguyên tắc sống chung” như thế cũng thay đổi khác nhau qua từng thời đại. Vào buổi ban sơ của loài người, khi chưa có luật pháp – hoặc nói đúng hơn là luật pháp chưa có sự hoàn chỉnh và hiệu quả quản lý xã hội như bây giờ, những “nguyên tắc sống chung” như thế là tối cần thiết, vì nó giúp ngăn ngừa những sự va chạm lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Đến những xã hội có tổ chức cao hơn như vào thời phong kiến, một số “nguyên tắc” được chuyển sang thành “luật” và được các nhà cai trị dựa theo để quản lý xã hội. Tuy nhiên, cộng đồng xã hội vào những thời kỳ ấy vẫn còn là quá rộng lớn so với tầm kiểm soát của các vị vua chúa, và rất nhiều “nguyên tắc” được tự nguyện tuân theo ở từng địa phương, chúng hình thành nên những tập tục, những “lệ làng”.
Tiến lên các hình thức xã hội dân chủ của thời cận hiện đại, những “nguyên tắc sống chung” của cộng đồng xã hội được nhìn nhận theo một mức độ chính xác và đầy đủ, hợp lý hơn, nhờ vào sự tiến bộ về nhận thức và trình độ tổ chức của con người. Đến đây, tất cả những gì xét thấy là thiết yếu cho sinh hoạt của cộng đồng đã được ghi nhận cụ thể thành luật pháp, và mỗi thành viên trong xã hội bắt buộc phải tuân theo.
Tuy nhiên, ngoài luật pháp ra, vẫn còn rất nhiều điều khác mà mỗi thành viên của cộng đồng đều phải biết và tuân theo, nếu không muốn bị những thành viên khác xem là xa lạ hoặc lập dị. Những điều này bao gồm tất cả những cung cách sinh hoạt, ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội, trong từng trường hợp nhất định, với những quan hệ nhất định... Rất nhiều điều trong số này khá vụn vặt, tế nhị, không thật sự ảnh hưởng gì đến trật tự xã hội, nhưng đặc biệt tạo ra ấn tượng đối với những người chung quanh, bởi vì nó bộc lộ rõ cá tính, sự hiểu biết hoặc tinh tế của mỗi con người. Nhưng nếu xét cho cùng, chính những điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc làm đẹp xã hội.
Gần đây có khá nhiều những tập sách viết về phép lịch sự, thuật xử thế... thật ra đều là đề cập đến nội dung này. Tuy nhiên, như đã nói từ đầu, thật khó mà có thể đưa ra được những chuẩn mực làm hài lòng tất cả mọi người! Hơn thế nữa, vì những điều này không đủ quan trọng đến mức được đưa vào luật pháp, nên việc tuân thủ hay không, và tuân thủ đến mức độ nào... đều tuỳ thuộc vào nhận thức riêng của mỗi thời đại, mỗi con người.
Ở đây nói đến yếu tố thời đại, bởi vì quả thật nó có ảnh hưởng đến vấn đề đang đề cập. Chẳng hạn, trong xã hội Á Đông ngày xưa, có rất nhiều điều tuy chẳng thành “luật” nhưng lại có giá trị tuyệt đối phải tuân theo đối với mọi người... Lấy ví dụ như việc thủ tiết thờ chồng của những goá phụ trẻ, hoặc như quan điểm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” khi cưới gả ... Hầu như không có thành viên nào trong cộng đồng dám nghĩ đến việc đi ngược lại những “nguyên tắc sống” như thế.
Nhưng vào thời đại mà quyền tự do cá nhân được nâng cao chưa từng thấy như ngày nay, những việc như thế không còn nữa. Người phụ nữ có thể vẫn thủ tiết thờ chồng nếu như cô ta xét thấy điều đó là phù hợp với quan điểm sống của mình; con cái có thể vẫn hoàn toàn vâng theo sự sắp đặt của cha mẹ trong hôn nhân, nếu thấy điều đó là hợp lý ... Nhưng trong cả hai trường hợp, họ không phải chịu áp lực tâm lý từ cộng đồng để bắt buộc phải làm như thế... mà hoàn toàn là do nơi sự chọn lựa của riêng mình.
Trong một bối cảnh như thế, rất nhiều nguyên tắc của ngày xưa đã không còn tồn tại nữa, và những gì còn được giữ lại cũng có ảnh hưởng đến cộng đồng theo một cách khác hơn ngày xưa. Chẳng hạn như, ngày nay con cái không nghe lời cha mẹ không phải là điều tuyệt đối bao giờ cũng sai trái, mà rất nhiều người cho rằng còn phải xét cụ thể vấn đề gì, trong trường hợp nào... trước khi kết luận. Hoặc trong quan hệ vợ chồng, vai trò của người vợ cũng đã khác xưa rất nhiều. Và rất nhiều thay đổi khác nữa không thể kể hết ra đây... Những thay đổi đó, đôi khi là tích cực, nhưng đôi khi cũng là những mất mát lớn lao cho truyền thống của cộng đồng dân tộc. Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự nhận thức của từng cá nhân trong mỗi hành vi ứng xử.
Tập sách này không có tham vọng được xếp thêm vào cùng với những cuốn sách “dạy đời” vốn đã khá nhiều. Người viết chỉ muốn căn cứ vào một số nhận thức “xưa và nay” để trao đổi về một cách sống thế nào để có thể được xem là “sống đẹp”. Và bởi vì mỗi một chuẩn mực được đề cập đến đều chịu sự chi phối của dòng chảy thời gian, sự thay đổi trong đời sống xã hội, nên tạm lấy nhan đề là “Sống đẹp giữa dòng đời”.
Trong phạm vi đó, chúng ta sẽ mặc nhiên cùng nhau thừa nhận một vài điều. Trước hết, một “lối sống đẹp” không bao giờ có thể được hình dung hoàn toàn giống nhau đối với mọi người. Có thể liên tưởng so sánh với cách hiểu về một bức tranh đẹp, không phải ai cũng nhìn nhận như nhau. Điểm chung mà chúng ta có thể gặp nhau là “cái đẹp”. Còn đẹp đến mức độ nào, sâu sắc, tinh tế hay tầm thường, nông cạn... điều đó còn tuỳ theo cảm nhận riêng của mỗi người, và hoàn toàn không thuộc phạm vi bàn cãi.
Ngoài ra, vì giá trị “cái đẹp” ở đây được nhận thức trong thời đại này, “giữa dòng đời” này, nên đôi khi sẽ không hẳn là giống với những giá trị xưa cũ, nhưng cũng không có nghĩa là hoàn toàn khác biệt. Điều mà phạm vi trao đổi của chúng ta cố gắng nhắm đến là gìn giữ tối đa những nét đẹp còn “hợp thời”, và đề xuất thay đổi những gì không còn phù hợp. Qua đó, chúng ta cũng chấp nhận một điều là, với sự trôi chảy của dòng đời, một số nét đẹp của chúng ta hôm nay, ngày mai sẽ không còn được xem là đẹp nữa.
Với mong muốn góp phần “đi tìm cái đẹp”, người viết đã cố gắng mạnh dạn vượt qua nỗi e sợ tất nhiên về trình độ và kiến thức giới hạn, để trình bày trong tập sách mỏng này những suy nghĩ, nhận thức của riêng mình. Hy vọng rằng, một việc làm xuất phát từ tấm lòng chân thật như thế sẽ có thể nhận được sự rộng lòng tha thứ từ quý vị độc giả về những sai sót tất nhiên không sao tránh khỏi.
Nguyên Minh
Source: rongmotamhon
Vâng, quả thật không có một chuẩn mực, một phong cách sống nào có thể làm hài lòng được tất cả mọi người. Chúng ta phải buồn bã mà thừa nhận điều đó, cho dù chính chúng ta là những con người, và đều là đối tượng đáng “than phiền” vì sự khó tính ... nói chung. Và bất cứ một nỗ lực nào nhằm vạch ra một chuẩn mực sống có thể làm hài lòng tất cả mọi người đều phải đi đến thất bại. Sở dĩ như thế, đơn giản chỉ là vì cách nhìn của mỗi người về cung cách xử thế, về cái gọi là một “chuẩn mực chung”, đều có sự khác biệt, không ai hoàn toàn giống với ai.
Tuy nhiên, cũng từ xa xưa, con người đã biết đến sự cần thiết phải vạch ra những quy tắc sống chung cho mỗi cộng đồng. Vì mối liên hệ qua lại lẫn nhau, nên dù muốn dù không vẫn phải có những “nguyên tắc chung” để mỗi thành viên tuân theo, đảm bảo cho sự hoà hợp tối thiểu của một cộng đồng.
Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy mỗi xã hội khác nhau từ đông sang tây đều có những phong tục, tập quán khác nhau, hình thành từ những cung cách, những chuẩn mực sống khác nhau.
Tầm quan trọng của những “nguyên tắc sống chung” như thế cũng thay đổi khác nhau qua từng thời đại. Vào buổi ban sơ của loài người, khi chưa có luật pháp – hoặc nói đúng hơn là luật pháp chưa có sự hoàn chỉnh và hiệu quả quản lý xã hội như bây giờ, những “nguyên tắc sống chung” như thế là tối cần thiết, vì nó giúp ngăn ngừa những sự va chạm lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Đến những xã hội có tổ chức cao hơn như vào thời phong kiến, một số “nguyên tắc” được chuyển sang thành “luật” và được các nhà cai trị dựa theo để quản lý xã hội. Tuy nhiên, cộng đồng xã hội vào những thời kỳ ấy vẫn còn là quá rộng lớn so với tầm kiểm soát của các vị vua chúa, và rất nhiều “nguyên tắc” được tự nguyện tuân theo ở từng địa phương, chúng hình thành nên những tập tục, những “lệ làng”.
Tiến lên các hình thức xã hội dân chủ của thời cận hiện đại, những “nguyên tắc sống chung” của cộng đồng xã hội được nhìn nhận theo một mức độ chính xác và đầy đủ, hợp lý hơn, nhờ vào sự tiến bộ về nhận thức và trình độ tổ chức của con người. Đến đây, tất cả những gì xét thấy là thiết yếu cho sinh hoạt của cộng đồng đã được ghi nhận cụ thể thành luật pháp, và mỗi thành viên trong xã hội bắt buộc phải tuân theo.
Tuy nhiên, ngoài luật pháp ra, vẫn còn rất nhiều điều khác mà mỗi thành viên của cộng đồng đều phải biết và tuân theo, nếu không muốn bị những thành viên khác xem là xa lạ hoặc lập dị. Những điều này bao gồm tất cả những cung cách sinh hoạt, ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội, trong từng trường hợp nhất định, với những quan hệ nhất định... Rất nhiều điều trong số này khá vụn vặt, tế nhị, không thật sự ảnh hưởng gì đến trật tự xã hội, nhưng đặc biệt tạo ra ấn tượng đối với những người chung quanh, bởi vì nó bộc lộ rõ cá tính, sự hiểu biết hoặc tinh tế của mỗi con người. Nhưng nếu xét cho cùng, chính những điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc làm đẹp xã hội.
Gần đây có khá nhiều những tập sách viết về phép lịch sự, thuật xử thế... thật ra đều là đề cập đến nội dung này. Tuy nhiên, như đã nói từ đầu, thật khó mà có thể đưa ra được những chuẩn mực làm hài lòng tất cả mọi người! Hơn thế nữa, vì những điều này không đủ quan trọng đến mức được đưa vào luật pháp, nên việc tuân thủ hay không, và tuân thủ đến mức độ nào... đều tuỳ thuộc vào nhận thức riêng của mỗi thời đại, mỗi con người.
Ở đây nói đến yếu tố thời đại, bởi vì quả thật nó có ảnh hưởng đến vấn đề đang đề cập. Chẳng hạn, trong xã hội Á Đông ngày xưa, có rất nhiều điều tuy chẳng thành “luật” nhưng lại có giá trị tuyệt đối phải tuân theo đối với mọi người... Lấy ví dụ như việc thủ tiết thờ chồng của những goá phụ trẻ, hoặc như quan điểm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” khi cưới gả ... Hầu như không có thành viên nào trong cộng đồng dám nghĩ đến việc đi ngược lại những “nguyên tắc sống” như thế.
Nhưng vào thời đại mà quyền tự do cá nhân được nâng cao chưa từng thấy như ngày nay, những việc như thế không còn nữa. Người phụ nữ có thể vẫn thủ tiết thờ chồng nếu như cô ta xét thấy điều đó là phù hợp với quan điểm sống của mình; con cái có thể vẫn hoàn toàn vâng theo sự sắp đặt của cha mẹ trong hôn nhân, nếu thấy điều đó là hợp lý ... Nhưng trong cả hai trường hợp, họ không phải chịu áp lực tâm lý từ cộng đồng để bắt buộc phải làm như thế... mà hoàn toàn là do nơi sự chọn lựa của riêng mình.
Trong một bối cảnh như thế, rất nhiều nguyên tắc của ngày xưa đã không còn tồn tại nữa, và những gì còn được giữ lại cũng có ảnh hưởng đến cộng đồng theo một cách khác hơn ngày xưa. Chẳng hạn như, ngày nay con cái không nghe lời cha mẹ không phải là điều tuyệt đối bao giờ cũng sai trái, mà rất nhiều người cho rằng còn phải xét cụ thể vấn đề gì, trong trường hợp nào... trước khi kết luận. Hoặc trong quan hệ vợ chồng, vai trò của người vợ cũng đã khác xưa rất nhiều. Và rất nhiều thay đổi khác nữa không thể kể hết ra đây... Những thay đổi đó, đôi khi là tích cực, nhưng đôi khi cũng là những mất mát lớn lao cho truyền thống của cộng đồng dân tộc. Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự nhận thức của từng cá nhân trong mỗi hành vi ứng xử.
Tập sách này không có tham vọng được xếp thêm vào cùng với những cuốn sách “dạy đời” vốn đã khá nhiều. Người viết chỉ muốn căn cứ vào một số nhận thức “xưa và nay” để trao đổi về một cách sống thế nào để có thể được xem là “sống đẹp”. Và bởi vì mỗi một chuẩn mực được đề cập đến đều chịu sự chi phối của dòng chảy thời gian, sự thay đổi trong đời sống xã hội, nên tạm lấy nhan đề là “Sống đẹp giữa dòng đời”.
Trong phạm vi đó, chúng ta sẽ mặc nhiên cùng nhau thừa nhận một vài điều. Trước hết, một “lối sống đẹp” không bao giờ có thể được hình dung hoàn toàn giống nhau đối với mọi người. Có thể liên tưởng so sánh với cách hiểu về một bức tranh đẹp, không phải ai cũng nhìn nhận như nhau. Điểm chung mà chúng ta có thể gặp nhau là “cái đẹp”. Còn đẹp đến mức độ nào, sâu sắc, tinh tế hay tầm thường, nông cạn... điều đó còn tuỳ theo cảm nhận riêng của mỗi người, và hoàn toàn không thuộc phạm vi bàn cãi.
Ngoài ra, vì giá trị “cái đẹp” ở đây được nhận thức trong thời đại này, “giữa dòng đời” này, nên đôi khi sẽ không hẳn là giống với những giá trị xưa cũ, nhưng cũng không có nghĩa là hoàn toàn khác biệt. Điều mà phạm vi trao đổi của chúng ta cố gắng nhắm đến là gìn giữ tối đa những nét đẹp còn “hợp thời”, và đề xuất thay đổi những gì không còn phù hợp. Qua đó, chúng ta cũng chấp nhận một điều là, với sự trôi chảy của dòng đời, một số nét đẹp của chúng ta hôm nay, ngày mai sẽ không còn được xem là đẹp nữa.
Với mong muốn góp phần “đi tìm cái đẹp”, người viết đã cố gắng mạnh dạn vượt qua nỗi e sợ tất nhiên về trình độ và kiến thức giới hạn, để trình bày trong tập sách mỏng này những suy nghĩ, nhận thức của riêng mình. Hy vọng rằng, một việc làm xuất phát từ tấm lòng chân thật như thế sẽ có thể nhận được sự rộng lòng tha thứ từ quý vị độc giả về những sai sót tất nhiên không sao tránh khỏi.
Nguyên Minh
Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn