Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sa nang ủng thủy

13/10/201014:34(Xem: 459)
Sa nang ủng thủy

 

Theo "Tây Hán chí ", "Sa nang ủng thủy" là một kế hoạch của tướng Hán là Hàn Tín đánh bại quân Sở tại ngọn sông Duy thuộc tỉnh Sơn Đông. Đây là kế hoạch lấy bao cát (sa nang) để chận nước nguồn lại (ủng thủy) rồi chờ giặc đổ đến thì cạy bao cát lên, xổ nước xuống làm ngập quân địch.

Long Thơ là tướng của Sở đem binh đánh Hán. Hàn Tín lui binh 5 dặm, nói với các tướng:
- Long Thơ là danh tướng, ỷ mình mạnh mà đến đây, ta phải dùng trí thắng chớ nên dùng sức.
Hôm sau, Hàn Tín ra ngựa đối địch với Long Thơ. Thơ đánh mỗi lúc càng hăng, càng mạnh. Hàn Tín bỏ chạy. Thơ xua quân, đuổi theo. Đến sông Duy, nước cạn khô. Binh của Hàn Tín giục ngựa qua sông một cách dễ dàng. Tướng Sở là Chu Lan theo sau lấy làm nghi hoặc, tiến đến ngăn Long Thơ:
- Sông Duy sâu dài, nước cuồn cuộn chảy, nay lại không có nước chắc là chúng đã chận ở trên nên nước không đổ xuống được. Chúng đợi binh ta qua sông rồi xổ nước thì bấy giờ ta làm sao ngăn kịp.
Long Thơ không tin, nói:
- Hàn Tín đã thua chạy, còn rảnh đâu mà bày mưu kế. Vả lại nước sông tùy mùa hạn lụt. Lúc này là tháng chạp nhằm tiết đông, ấy là lúc nước kém nên sông cạn, có lấy chi làm lạ.
Bấy giờ trời đổ tối. Vừa lúc ấy có quân báo là Hàn Tín còn ở gần trước đây. Long Thơ lập tức huy động ba quân qua sông đuổi theo, quyết bắt Hàn Tín cho kỳ được. Vừa đến giữa sông, thấy có chiếc lồng đèn treo trên cao, Long Thơ tò mò đến xem. Bên cạnh đèn ấy có dựng một mộc bài đề 6 chữ lớn: "Điếu đăng cầu trảm Long Thơ" (treo lồng đèn chém Long Thơ). Long Thơ nói:
- Hàn Tín thấy binh ta rượt gấp, muốn cho binh ta lui nên dựng mộc bài dọa ta.
Chu Lan suy nghĩ một lúc nói:
- Đêm hôm tăm tối lẽ nào hắn làm gấp được. Hay hắn đã làm sẵn để dẫn dụ binh ta đuổi theo đến chỗ này đặng binh Hán coi chừng lồng đèn mà tiến đến. Vậy ta chặt ngã đèn tất binh Hán phải loạn.
Long Thơ đưa dao chặt ngã đèn.
Ánh đèn vừa tắt thì đột nhiên binh Hán đã mai phục từ đâu nhứt loạt đổ đến như vũ bão. Tiếng la hét vang dậy cả một vùng trời. Rồi nước từ trên ngọn sông Duy ầm ầm đổ xuống nhanh như tên bắn.
Binh Sở khủng khiếp. Đương ở giữa sông, chúng không sao đứng vững được. Nước tràn đến cuồn cuộn, cuốn phăng chúng đi như cuốn phăng những chiếc lá vàng. Long Thơ hốt hoảng, giục ngựa chạy khan. Ngựa của Long Thơ là Thiên lý cu nên nhảy vài bước là đến bờ. Hắn vừa muốn tìm đường chạy thì một tiếng súng nổ vang, tướng Hán là Tào Kham, Hạ Hầu Anh cùng một số tướng tá xông ra bao vây. Long Thơ tả xông hữu đột, không thoát khỏi được. Đêm tối dày đặc lại ở vào một thế bị động, địa hình địa vật không biết nên không phương xoay trở, giữa lúc vòng vây mỗi lúc càng siết chặc, Long Thơ dầu có sức mạnh cử đảnh bạt sơn cũng khó lòng mong thoát khỏi.
Ngọn đao của Tào Kham phạt ngang chiếu một ánh sáng loang loáng. Long Thơ trở tay chẳng kịp bị một đao ngã gục tại phía bắc sông Duy. Còn tướng Chu Lan thừa lúc binh loạn và trời tối, trốn thoát được, hú hồn hú vía.
Đó là trận đánh lịch sử "Sa nang ủng thủy" của nhà quân sự đại tài Hàn Tín đời Tây Hán trong cuộc Hán Sở tranh hùng.
Nước Việt Nam ta cũng có trận đánh như thế.
Thực dân Pháp chiếm lấy Việt Nam. Cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp. Cuộc kháng chiến kéo dài đến 10 năm. Tuy chí phấn đấu kiên trung có thừa nhưng sức người có hạn nên lực lượng nghĩa quân ngày càng hao mòn. Quân Pháp đánh rát quá, năm 1895, cụ Phan phải rút quân về đóng ở thung lũng của núi Vụ Quang, cách đồn Pháp không bao xa. Cụ dự đoán sớm muộn nay mai giặc Pháp cũng đến vây đánh. Nhìn dòng sông Vụ Quang thấy quanh co một giải trắng phau, nước cuồn cuộn chảy, cụ Phan vui vẻ nói:
- Nếu quân Pháp kéo đến đánh ta thì con sông kia có thể cự địch được lắm. Ta sẽ dùng kế "Sa nang ủng thủy" của Hàn Tín đánh quân Sở ngày xưa mới được.
Quả thực, lúc quá nửa đêm, giặc Pháp kéo đến đánh trái núi có đồn nghĩa quân đóng. Nhưng trước khi chúng chưa đến thì cụ Phan đã kéo quân dời qua đóng trên một thung lũng núi khác.
Giặc Pháp bao vây, chĩa súng bắn như mưa nhưng không thấy nghĩa quân bắn trả lại một tiếng. súng nào. Đồn tại bằng cây lá bị đạn phát cháy. Bấy giờ giặc mới đoán chắc là nghĩa quân đã sợ bỏ chạy từ lúc nào. Chúng xông lên núi xem rõ hư thực. Đến nơi chẳng thấy bóng một người. Còn lại và nhà chưa bị cháy, thấy có ít nhiều khí giới là dao cùn, gươm mẻ bỏ nằm ngổn ngang. Giặc Pháp bấy giờ càng tin chắc là nghĩa quân hoảng sợ bỏ chạy thực.
Giữa lúc bọn giặc Pháp đương lục lạo ngẩn ngơ trong những đồn trại bỏ trống như thế thì bỗng nghe có tiếng trống, tiếng hò hét vang dậy từ dưới chân núi đưa lên. Nhìn xuống, thấy lô nhô một toán quân độ trên trăm người phất cờ, gióng trống toan xông lên núi để đánh. Đồng thời tiếng súng bắt đầu nổ đoành đoàn tứ phía.
Giặc Pháp biết là nghĩa quân, tức tốc đổ xuống núi chận đánh và đuổi bắt. Từ xa, hai bên ứng chiến bằng súng đạn. Một lúc, đạo quân này xem chừng núng thế, vội vàng rút lui, nương theo những lùm cây và mô đất để tránh đạn. Giặc Pháp thừa thế đuổi theo và bắn dữ dội. Nhưng đạo quân bại tẩu chỉ chạy được một quãng đường thì nằm phục xuống bắn trả lại. Rồi một lúc lại bỏ chạy. Cứ chạy lại bắn. Cứ bắn lại chạy. Giặc Pháp càng tức, càng giận, phát ghét càng cố rượt theo quyết giết ráo cho kỳ được mới nghe.
Ra tới sông Vụ Quang, đạo quân bại tẩu cư" chạy dựa bên mé sông. Đến một chỗ nước hơi cạn, họ bỏ hết cả cờ trống và quân giới tại mé sông, rồi tranh nhau lội qua sông mong thoát thân cho mau. Giặc Pháp đuổi nà tới, đến chừng thấy đạo quân bại tẩu đã sang sông thì chúng ùa xuống sông để đuổi cho kịp. Nước chỉ đến đầu gốị
Nhưng khi chúng lội đến giữa sông thì bỗng trên núi cao có tiếng súng lịnh làm hiệu. Chúng chưa hiểu ất giáp ra sao thì bỗng dưng nước cuồn cuộn đổ đến. Tiếng nước chảy ầm ầm như đất lở trời nghiêng...
Nguyên cụ Phan truyền cho nghĩa quân lấy những khúc gỗ lim to ghép liền vào nhau thành từng bè lớn. Đoạn đóng suốt thân cây này qua cây kia thật chặt, và lấy mây rừng buộc cứng lại, rồi đặt ngay đầu nguồn sông Vụ Quang là sông phát nguyên từ núi Vụ Quang đổ xuống. Nghĩa binh cốt chận đầu nguồn cho nước dưới sông cạn nhiều, rồi dùng kế dụ địch, đợi giặc Pháp qua đến giữa sông thì chặt dây cho nước đưa cây trôi xuống. và hai bên sông lại phục binh chờ sẵn.
Lạ gì nước trên nguồn bị cây chặn lại, tức đường bí lối đã lâu, nay cây tháo ra, nước được tự do hoạt động mà chảy. Gỗ lim to tướng theo nước từ trên cao trôi phăng xuống mạnh mẽ hung hăng như đàn sấu đói. Trời có sương mù, giặc Pháp vô ý lại không thấy được xa, vả lại bị phục binh bắn xuống dữ dội, chúng hốt hoảng lúng túng vừa bị nước cuốn vừa bị cây đẩy, lại thêm đạn bắn tứ tung, thật là một trận cực kỳ kinh khủng.
Trận này, giặc Pháp không kể lính tập, chết mất ba viên võ quan. Nghĩa quân đoạt lấy gần 50 khẩu súng cùng đồng hồ, dây nịt bằng da vô số.
Đây là trận "Sa nang ủng thủy" ở Việt Nam. Có khác với Hàn Tín là không dùng bao cát mà dùng cây chận nước.
Về sau, một người chí sĩ là Phạm Văn Ngôn đi qua chỗ trận đánh này, có làm hai bài thơ "Hoài Vụ Quang sơn cố sự". Dưới đây là một trong hai bài ấy:
Phi vi hiểu vụ tỏa hàn khê,
Châu lạp ô thương phục ngạn tê.
Nhất hưởng đồng la ham sát tặc.
Đại gia tề quyết thượng lưu đê.
Nhà văn Đào Trinh Nhất dịch đại khái:
Gió lạnh sương mù buổi rạng đông,
Ba quân phục sẵn ở bên sông,
Chiêng khua một tiếng quân reo dậy,
Đê phá trên nguồn nước chảy hung.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2024(Xem: 684)
Nam Mô có nghĩa là Trở về A, nghĩa là: vô Di Đà, nghĩa là: Lượng Phật, nghĩa là Giác, tánh biết Niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là “ trở về với tánh giác vô lượng của bản thân mình, đó là A Di Đà tánh, là ông Phật của chính mình” Cứu cánh của Pháp môn Tịnh Độ là đạt tới điểm chung của Thiền cũng là khám phá ra ông chủ của mình . Tịnh Độ là ông Phật của chính mình chứ không phải ở ông Phật Tây Phương Cực Lạc. 🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
20/01/2024(Xem: 437)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
18/11/2023(Xem: 3014)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
18/04/2023(Xem: 3272)
Lời Giới Thiệu Sách “Nhân Hạnh Vãng Sanh” của Trí Khiêm
09/04/2023(Xem: 1978)
Trong quá trình chiến tranh Hoa Nhựt, một mặt Vương triều Nhật Bản muốn thiết lập một nền cai trị Đại Đông Á thống trị vùng Bắc Á và Đông Nam Á để khống chế về thu nhập tài nguyên kinh tế cho bản địa: Một mặt không phải người Nhật nào cũng muốn gây chiến tranh với các nước láng giềng, mà cần có sự giao lưu về văn hóa, văn học, tôn giáo, nên một số đông người Nhật đến Trung Hoa nghiên cứu học hỏi văn hóa lâu đời vào hàng thứ nhứt trên thế giới, văn hóa Khổng, văn hóa Lão Trang, văn hóa Phật Giáo, trong đó có giao lưu văn hóa Phật Giáo. do đó trong lĩnh vực hiệp hội Phật Giáo Trung Hoa do Đại sư Thái Hư sáng lập có những thành viên là người Nhựt, nên vấn đề ảnh hưởng các tông, phái Thiền Tịnh dành cho những người tu Phật của Phật
14/03/2023(Xem: 4915)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
21/08/2022(Xem: 3424)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh tạng. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc. Muốn sống an lạc, người học Phật phải liễu tri và hành trì, tu tập đúng lời Phật dạy.
30/11/2021(Xem: 3992)
Người Phật tử chân chánh hiểu rằng Chân Lý Tuyệt Đối là không thể nghĩ bàn. Tất cả các pháp môn đều chỉ là phương tiện giúp ta đạt tới cái không nghĩ bàn đó. Trong khi tu hành, ta có thể chọn vào cửa Hữu (Tịnh độ) hay vào cửa Không (Thiền), tùy căn cơ và sở thích. Nếu ai cố chấp pháp mình là đúng, chê bai người khác sai – là chứng tỏ mình chưa hiểu chân lý là thứ gì. Vả lại, thuốc không có quí tiện: thuốc trị được bịnh là thuốc hay. Đại khái, Thiền là pháp môn cao thượng và thẳng tắt dành cho bậc Thượng căn, trong khi Tịnh độ dễ hiểu dễ hành và dễ chứng, cho nên cả Ba căn đều có thể tu được. Đức Bổn Sư Thích-Ca giảng pháp nầy chủ ý nhằm cứu độ chúng sanh thời Mạt pháp. Như trong kinh Đại Tập, Ngài nói: “Thời Mạt pháp, ức ức người tu hành ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương nhờ pháp môn Tịnh độ mà thoát khỏi luân hồì.” Cho nên thời nầy người tu Tịnh độ thành công được vãng sanh vô số (có thoại chứng rành rành), trong khi Thiền sư đắc đạo (như khi xưa) có thể nói rất hiếm, đếm
05/11/2021(Xem: 11103)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”. Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư q
20/10/2021(Xem: 4971)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ” (Trung Bộ Kinh, 52 Kinh Bát Thành). Kinh văn quá súc tích về sơ thiền như vậy khó có thể thấm thấu được thâm ý của Thế Tôn, tạo ra nhiều kiến giải của các bút giả, hành giả, học giả vv, khiến quý Phật tử hoang mang. Sau đây là một trong những kiến giải của một hành giả được một đạo hữu chuyển cho Tâm Tịnh về sơ thiền: Hai bài kinh: Kinh Sa Môn Quả và Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây, Phật dạy: “Tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh vời tầm với tứ (có giác có quán). Muốn đạt được cảnh giới này vị này phải ly dục nơi các căn, tức là thanh lọc nhiễm ô nơi các căn. Để ly dục, vị này học hạnh viễn ly, hạnh Tỷ kheo (hạnh xuất gia) theo lời dạy trong kinh: “Ở đây có người vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567