TẠP CHÍ PHÒNG VỆ VÀ CẢNH BÁO AN NINH - ẤN ĐỘ
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và DSA, April 2012
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Một cuộc phỏng vấn hiếm hoi và cởi mở với Đức Đạt Lai Lạt Ma và Nhà xuất bản và biên tập viên điều hành của tạp chí DSA (phòngvệ và cảnh báo an ninh), ngài đã nói về chiều dài bao quát đối với tình trạng củaTây Tạng và nó tiến triển như thế nào qua năm tháng, cũng như những trạng huốngkhả dĩ cho những sự phát triển tươnglai. Lòng bi mẫn vô hạn và cảm nhận sâuxa của ngài đối với quê hương và đồngbào của ngài hiện hữu thật rõ ràng trong cuộc phỏng vấn rộng rãi này.
DSA: Đang có những báo cáo đáng lo âu vềnhững tu sĩ Tây Tạng đã tự thiêu phản kháng lại sự tàn bạo của Bắc Kinh. Tình trạng hiện tại ra sao ở Tây Tạng và ngàinghĩ nó sẽ được hướng theo cách nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Những sự kiện mới đây thật rất đáng buồn. Tuy nhiên chúng là triệu chứng của tất cả nhữnggì mà Bắc Kinh đã làm ở Tây Tạng trong hơn sáu mươi năm qua. Chính sách của Bắc Kinh dao động giữa nhữngthời điểm khoan dung tiếp theo bằng sự kiểm soát và đàn áp tàn nhẫn. Sự tàn bạo đặc biệt tệ hại ở những vùng Khamvà Amdo. Trung Cộng xâm chiếm năm 1949 -50. Từ 1956 về sau đã có một sự đàn ápquân sự và gia tăng cường độ quan trọng. Hàng nghìn người bị bắt giam, nhiều người bị tra tấn và bị giết. Thế hệ ấy gần như đã qua. Trong những năm 1960 có cuộc Cách Mạng VănHóa như đã thấy một làn sóng trấn áp mới mà trong ấy các tu viện bị tàn phá vàbôi nhọ. Sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa - mọithứ đã trở nên tương đối khá hơn một chút.
Hồ Diệu Bang thựchiện một chính sách mềm dẽo. Suy nghĩ củaông ta thực tiển hơn. Ông thực tế đã xinlỗi những lỗi lầm quá khứ và ngay cả nói rằng họ muốn giảm thiểu dân số ngườiHán ở Tây Tạng. Tuy nhiên trong giữa nhữngnăm 1980, ông Hồ Diệu Bang bị thất sủng. Chen Kuiyan một Bí thư Đảng Ủy cứng rắnđã đến khu tự trị Tây Tạng và một cuộc bán cách mạng văn hóa đã được bắt đầu. Điều này gieo hạt giống cho khủng hoảng năm2008. Rồi thì đến một bí thư khác ZangQingli. Ông này tàn bạo và công khai đềcập rằng, "những ai cần bị bắt và bỏ tù sẽ bị bỏ tù. Những ai cần giết, sẽ bị giết." Họ đã giết hại một cách tàn nhẫn những ngườitị nạn cố gắng vượt thoát đến Ấn Độ và Nepal. Một nhà leo núi người Romani đã quay cảnh lính biên phòng Trung Cộng bắnngười tị nạn không vũ khí. Việc học tậpnhững kinh luận cổ truyền của Tây Tạng bị cấm chỉ, chi những sách phiên dịch từsách vở Trung Hoa mới được đọc. Việc họctập chính trị trong những tu viện và ni viện được tăng cường. Người ta được bảo phê phán Đạt Lai LạtMa. Người dân bị thúc ép để đặt hình ảnhcủa Mao lên bàn thờ của họ. Người ta bịyêu cầu yêu mến một đảng phái đã và đang tiêu diệt tôn giáo của họ - Giáo phápcủa họ. Chỉ cán bộ nhà nước có thể áp đặtnhững nghị định cấm chỉ học sinh và những thẻ chính thức thăm viếng đềnchùa. Điều này đã phát sinh phẩn nộ dữ dộivà bùng nổ khủng hoảng 2008. Việc đànáp đã gia tăng cường độ. Những lãnh đạongười Hoa địa phương đã đưa các phóng viên đến Tu viện. Những chùa viện Mahakala theo truyền thốngchưng bày những vũ khí và đao kiếm truyền thống. Những thứ này được đưa ra cho phương tiện truyềnthông như vũ khí đã được sử dụng bởi những người Tây Tạng và được dùng để biện minh cho sự đàn áp và khổđau ở Tây Tạng. Đã có một cố gắng có hệthống để đè nén văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng.
Ba năm trước đây, một tờ báo chính thức của Trung Cộng đã đề cập rằng việchọc vấn bằng tiếng Tây Tạng nên chỉ được hạn chế với một môn ngôn ngữ; tất cảnhững môn khác phải được dạy bằng tiếng Hoa. Các học sinh đã nổi giận và nổ ra những cuộc biểu tình phản kháng. Các nhà giáo và trí thức Tây Tạng đã có nhữngcuộc nói chuyện với nhà cầm quyền Trung Cộng và đề nghị rằng phải cần có thờigian và chuẩn bị để chuyển đổi sang chính sách này. Trung Cộng đã thẳng thừng và nói nó sẽkhông được..
Họ thường từ bỏ trongnhững tuyên bố chính sách của họ bất cứ khi nào thích hợp với họ. Họ tuyên bố một chính sách đặc thù ở Tây Tạngnhưng thường làm ngược lại. Họ thườngdùng những phương tiện đa dạng để đàn áp tinh thần vá cá tính Tây Tạng nhưngđã hoàn toàn thất bại.
Bất cứ khi nào người Tây Tạng là đa số, họ thấyđấy như những người ly khai. Họ đang đưanhiều người Hán di cư đến Tây Tạng. Mộtsố người Tây Tạng thiển cận đang bán đất đai của họ với giá cao. Người Hoa bây giờ đã vượt hơn người Tạng ởkhu đô thị trung tâm, thí dụ ở Lhasa ngày nay có dân số khoảng 3,00,000(?). Trong đây gần như hai phần ba làngười Hán. Tình trạng như vậy là tương tựtrong những thị trấn khác nhưu Shigaste, v.v... Chỉ ở vùng thôn quê mới có đa số là người Tạng du mục.
Thật bất hạnh, có một chính sách có hệ thốngloại trừ văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng và xóa sổ đặc tính Tây Tạng. Chúng tôi có văn tự riêng của chúng tôi. Mẫutự là Ấn Độ. Cố gắng để xóa bỏ tất cả nhữngthứ ấy là một vấn đề nghiêm trọng. Quốcgia cổ xưa của chúng tôi với một nền văn hóa đặc thù đang chết. Nếu những chính sách đàn áp của Trung Cộng tiếptục, thì nó sẽ thật sự là một vấn đề nghiêm trọng. Người Tạng là môn nhân của những đạo sư Ấn.
Một cách tự nhiên trong quá khứ, mặc dù nhữngkhó khăn về độ cao và khí hậu, hàng nghìn người Tạng từ Tây Tạng đã thường sangẤn Độ đề hành hương. Không có ai đã đi đếnTrung Hoa. Một cách tinh thần, tâm linhvà cảm xúc người Tây Tạng gần gũi với Ấn Độ nhiều hơn. Bạn có thể nói rằng dân tộc Tây Tạng, trongthực tế, là sự phòng vệ hàng đầu của Ấn Độ.
Hoàn toàn hợp lý để thực hiện những nổ lực để bảo tồn nền văn hóa hòa bình ,từ bi, và bất bạo động của chúng tôi. Ngay cả Trung Hoa ngày nay cũng cần nền văn hóa hòa bình và bất bạo độngcủa chúng tôi. Theo một cuộc thăm dò có khoảng ba trăm triệu người Trung Hoa là Phật tử. Trong số này có khoảng nửa triệu là Phật tửTây Tạng. Một số người Phật tử TrungHoa đã hỏi tôi về khái niệm Pháp Vương (DharmaRaja). Phật tử khắp nơi phải nghiên cứuvề những phẩm chất của một vị Pháp Vương và thẩm tra xem những ai tự xưng làPháp Vương có đủ điều kiện không. Bất hạnhthay, Phật tử ở Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và những quốc gia khác trì tụngkinh điển mà không biết ý nghĩa. Hình thứcthuần khiết của Đạo Phật Na Lan Đà đã chỉ được bảo tồn ở Tây Tạng. Sự bảo tồn nền văn hóa này không chỉ quan trọngđối với sáu triệu người Tây Tạng mà cũng cho những người ở Ấn Độ và toàn thể thếgiới.
ẤnĐộ là một quốc gia dân chủ đông dân nhất thế giới. Ấn Độ sau khi độc lập là một quốc gia ổn địnhnhất. Hãy xem truyền thống tư tưởng tâmlinh và triết lý phong phú của nó,v.v... Ấn Độ đã thích nghi rất tốt đẹp với dân chủ, pháp trị và tự do ngôn luận. Sự hòa hiệp tôn giáo là một truyền thống cổxưa của đất nước này. Điều này quan trọngrất nhiều với thế giới ngày nay. Hiệnnay có nhiều xung đột nhân danh tôn giáo. Truyền thống hòa hiệp tôn giáo hàng nghìn năm của Ấn Độ là rất cần đến.
DSA: Tây Tạng là tháp nước của Á châu. Từ đây Trung Hoa kiểm soát lưu lượng của tấtcả những con sông quan trọng của Á châu - một cách đặc biệt những con sông chảyra phía Nam và Đông Nam Á châu. Ngài cócảm thấy Trung Cộng đã xâm chiếm Tây Tạng bị thúc đẩy bởi tham vọng này để nắmchặc vùng đất cao của Á châu và do thế kiểm soát dòng nước của Á châukhông? Ngài có cảm thấy Trung Cộng sẽthay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra không? Chính phủ lưu vong Tây Tạng có bất cứ tin tức cụ thể nào về chương trìnhcủa Bắc Kinh đối với việc này không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Trong năm 1961, Altakin, thành viên của PhongTrào Đông Turkistan Độc Lập đã đến Ấn Độ tham dự cuộc gặp gở Á - Phi đã được khởiđầu bởi Jai Prakash Narain[1]. Ông đã gặp tôi sau đó và nói với tôi về nhữngchương trình của Bắc Kinh về việc thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra,trong cái nhìn về sự khan hiếm nước nghiêm trọng ở Bắc Trung Hoa. Vàolúc ấy tôi nghĩ sự tiên đoán của ông ta là phóng đại. Tuy nhiên, bây giờ trong những năm gần đây, sựcảnh báo của ông ta dường như đang biến thành sự thật. Bắc Kinh đang khai thác những tài nguyênphong phú ở Tây Tạng đến tận đáy. Việcxây dựng đường sắt Gormo-Lhasa phục vụ để nhấn mạnh sự khai thác kinh tế ở TâyTạng. Mục tiêu không chỉ kinh tế, nó làchính trị và quân sự trong bản chất.
ÔnGia Bảo đã nói mới đây trên đài BBC và tôi trích, "Không có sự cải tổchính trị thì không thể tiếp tục đổi mới kinh tế và đạt được sự gia tăng nhữnggì chúng ta đã làm được thì chúng ta có thể thất bại. Không có sự cải tổ thảm họa Cách Mạng Văn Hóacó thể xảy ra trở lại. Cải tổ phải tiếnvề phía trước. Dừng lại hay trở lại làvô ích." Vì vậy Thủ Tướng Trung Hoavà một số nhà trí thức đã cảm thấy rằng Trung Hoa cần cởi mở hơn.
Nguyêntác: Exclusive Interview with His Holiness The Dalai LamaẨnTâm Lộ ngày 14-4-2012http://www.dsalert.org/tibet-chinese-bridgehead-or-vulnerability/360-interview-with-his-holiness-the-dalai-lama[1]JayaprakashNarayan(11 October 1902 – 8 October 1979), được biết rộng rãi như JPNarayan, Jayaprakash, hay Loknayak, là một nhà hoạt độngcho độc lập và lãnh tụ chính trị của Ấn Độ, được nhớ đến như lãnh đạo đối lập vớinữ cố thủ tướng indira Gandhi trong những năm 1970 và cho việc kêu gọi một cuộcCách Mạng Toàn Diện hòa bình.