Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Điểm Của Đạo Phật Đối Với Người Nghiện Ma Túy

17/02/201204:47(Xem: 5162)
Quan Điểm Của Đạo Phật Đối Với Người Nghiện Ma Túy

matuy_1
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT

ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
Peter Morrell - Thích Nữ Tịnh Quang dịch

"... điều này đượcnói rằng khi con người ở trong kiếp sống luân hồi, người ta ở trongsự kềm kẹp của những hình tháikhổ đau.'[1]

Trong bài này, tôi tham khảo các loại dược phẩm- ý nghĩa của tất cả các loại thuốc, bất cứ điều gì chúng ta có thể trở nên quen thuộc và rồi chúng ta thích thú tùy theo mức độ phụ thuộc. Điều này có vẻ như những loại dược phẩm bị hiểu lầm. Chúng nó có một lịch sử rất dài. Tất cả mọi người, và trong mọi lúc, cần một cái gì đó để làm cho cuộc sống của họ có ý nghĩa và hầu như luôn luôn có nhu cầu đối với các loại dược phẩm, thức ăn, tình dục, cũng như tôn giáo. Khi niềm tin tôn giáo đã suy sập, vì vậy tất cả các loại thuốc dường như đã được chuyển hướng tăng lên, để cố gắng và làm cho cuộc sống thú vị và có ý nghĩa hơn. Do đó, thuốc có thể được xem như một thách thức đối với cuộc sống bình thường của chúng ta khiến cho sự nhận thức của người trưởng thành đối với thế giới như là hơi đần độn. Để có ý nghĩa, cuộc sống phải có chứa đựng vài điều hứng thú bên trong mỗi đời sống với một chút tình yêu. Đó là những đề tài trong bài viết này mà tôi tham khảo về 'thuốc'.

Ngoài các khái niệm như nghiệp (Karma) và tội (Merit), năm dục và tái sinh - đó là những khái niệm xa lạ với hầu hết người phương Tây, và do đó đòi hỏi phải suy nghĩ sâu sắc- Phật giáo xem tâm lý con người là chủ yếu được điều khiển bởi hai sự thúc đẩy bẩm sinh ham muốn: tham ái hoặc sự lôi cuốn, và sự căm ghét hoặc hận thù. Chúng nó có thể đại diện cho nguyên tắc niềm vui-nỗi đau trong tâm lý học phương Tây. Trong Phật giáo, hầu như tất cả các khía cạnh tâm lý và hành vi của con người đều được giải thích trong những thuật ngữ này. Xuất phát từ điều này, Phật giáo khẳng định rằng giáo lý của nó là dựa trên con những gì con người thực sự là-điều kiện mà y đang là-và những ý tưởng của nó chủ yếu là quan sát điều khiển, chứ không phải là tín điều truyền lại cho chúng ta. Đức Phật khuyến khích mọi người thử nghiệm tư tưởng của ngài bằng chính mình. Những sự thúc đẩy của tham muốn và hân thù cũng phản ánh một hình thức cơ bản của tính ích kỷ và thông thường chúng ta bị dẫn dắt bởi một sự tham muốn muốn trải nghiệm và tìm đến niềm vui và để tránh khỏi bị đớn đau.

Bởi Sức mạnh của hai thứ, tham ái và hận thù, bên trong và bên ngoài, chúng ta đi lang thangtrong cõi luân hồi và do đó trảiqua đau khổ’. [2]

Giáo lý của Phật giáo dược thành lập hoàn toàn để giúp chúng ta trở thành người hạnh phúc hơn và hài lòng hơn, bằng sự giảm bớt những điều trong cuộc sống của chúng ta như làm chúng ta đau khổ, gây ra đau khổ cho người khác, bằng cách giúp chúng ta phản ánh sâu sắc hơn đối với hậu quả của chính mình, và bằng cách tăng trưởng những điều mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Trong Phật giáo, Không có Điều gì thực 'tốt' và 'xấu'; chỉ có những hành động mang lại cho chúng ta hạnh phúc lớn hơn và mang đến cho chúng ta đau khổ hơn. Do đó, để sống tốt là sống trong sự hòa hợp với những nguyên tắc này. Nói chung, nó có nghĩa là giảm bớt tính ích kỷ của chúng ta, để cung ứng cho những người khác, để tăng hạnh phúc của chúng ta và để ngăn chặn những điều tác hại của bản thân hoặc những người khác - để chọn một cuộc sống không làm hại. Không làm hại cho chính mình và tất cả chúng sinh.

'... nhữngcảm xúc phiền não, chẳng hạn như thammuốn,sânhận,thù địch, ganh tỵ, và xung đột dẫn dắtchúng sinh trong vòng luân hồi sinhlão bệnh tử bất tận, chúng được thành lập trênnhận thức sai lầm đối vớibản chất chúng sanh các hiện tượng khác" [3]

Trong trường hợp nghiện ngập, từ quan điểm Phật giáo, rõ ràng nó có thể được xem như là một cảm giác tham muốn quá mức hoạt động, đã đi vượt quá giới hạn bình thường, và có hại cho bản thân. Điều này cũng rất quan trọng để thừa nhận rằng tất cả chúng ta trong một vài cách đã nghiện một cái gì đó, chẳng hạn như tiền, mua sắm, thành công, khuyến mại, thức ăn hoặc quan hệ tình dục. Những người nghiện một cái gì đó đã trở thành quá kiên cố và bị khóa chặt vào một sự đam mê của niềm vui và đang gặt hái hậu quả của lối sống đó. Nó cũng có nghĩa là cảm giác đồng nhất được báo đáp chỉ khi họ tham đắm bất cứ điều gì họ thèm, và điều này do đó trở thành tùy thuộc vào sự nghiện ngập của họ. Một cảm giác tự đồng nhất chủ yếu được dựa trên thói quen của họ, và không có nó, họ cảm thấy vô hình và không tồn tại. Điều này thường được gọi là "cá tính con nghiện’ - họ tin rằng cuộc sống ngoài việc ‘tìm hương vị của mình’ thì không có gì ổn định, chứ không phải giá trị sống là buồn và nhàm chán. Những người như vậy đã xác định mạnh mẽ hoặc kiên cố, có nguồn gốc của niềm vui thế nên họ tin rằng cuộc sống mà không có nó là không thể hoặc là kinh khủng. Ít nhất ở mức độ nào đó, họ đã mất sự kiểm soát đối với cuộc sống của mình.

Khi tự ngã vắng lặng[khôngcó chín trạng thái-thammuốn, hận thù, cố gắng, vui mừng, đau đớn, phân biệt, đạo đức, không đạo đức, và hànhđộng] - điều này được gọilà đạt được giải thoát’.[4]

Trong khi đó cũng có thể là lý do sâu xa hơn cho hành vi này và cũng là một cơ sở sâu sắc hơn của sự bất hạnh nằm ở nơi gốc rễ của nó [chẳng hạn như trong sự bất hạnh của thời thơ ấu chưa được giải quyết, hoặc sự hỗn độn với ‘người sai lầm’, Phật giáo, trong phong cách thực tiễn một phương hướng đặc thù, sự tìm kiếm chỉ đơn thuần là để đối phó với vấn đề-như là để giảm mức độ và sức mạnh của con nghiện hiện tại. Tất cả các yếu tố khác có thể được giải quyết xuyên qua thiền định, tự kiềm chế và thảo luận.

"... nguyên nhân của tâm tham muốn...đi chungvớisự phân biệtvềmột đối tượnghấp dẫn ..." [5]
Tuy nhiên, nghiện ngập cũng chứa một yếu tố nữa, đó là một sự mất kiểm soát và sự đầu hàng đối với ý muốn khao khát. Đó là một tình huống mà trong đó sự cân bằng chung của ý chí chống lại bất cứ điều gì trên thế giới được thích thú, đã bị suy yếu hoặc sụp đổ dần dần, và toàn bộ sự thèm khát đối với điều đó đã được chế ngự một cách chủ yếu. Vì vậy, bất kỳ sự điều trị đối với con nghiện phải tiếp cận cả hai khía cạnh mới đạt được sự thành công. Cảm giác kiểm soát, sự tồn tại độc lập và cân bằng mà chúng ta gọi là sức mạnh ý chí phải được phục hồi, cũng giống như bất kỳ sự giảm thiểu ham muốn đối với bất cứ một điều gì đó gọi là 'thích'. Thực tế này chắc chắn mang lại sự cần thiết để hồi sinh một sự nhận thức về tự thân và tự phóng chiếu hình ảnh mà phần lớn bị phá hủy trong trường hợp của người nghiện nặng. Một cảm giác mạch lạc của bản thân phải được xây dựng lại, và nó phải là một sự ý thức đối với bản thân nằm độc lập đối với bất kỳ hình thái bên ngoài.

Sự minh họa của vô minh phiền não là một ý thức hình thànhbảnngã của con ngườivà ba chất độc [tham, sân, si]phát sinh trên điều khoản của khái niệmnày, cũng như các hạt giống của chúng nó’. [6]

Ý tưởng về hình ảnh bản thân cũng mang đến với nó một cảm giác của lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm cho những hành động của mình và bất cứ trạng thái nào một khi đã kết thúc. Người nghiện đã đạt được một cảm giác mới của bản thân không phụ thuộc vào thói quen của họ, và bắt đầu thấy rằng trạng thái mà họ đang có là một kết quả chủ yếu hành động của chính họ và do đó họ chịu trách nhiệm cá nhân đối với trạng thái đó và phục hồi từ nó. Do đó sự không thay đổi có thể vì người ta không muốn hoặc không thể di chuyển theo hướng chấp nhận những thực tế này. Người nghiện thường biện minh cho tham ái của họ bằng cách nói rằng họ chỉ cảm thấy hành động "bình thường" khi ấp ủ sự ái dục cụ thể của mình. Trong ví dụ này, ‘hànhvi xã hội bình thường’ của họ trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào ma túy. Đối với những người khác, nó là một sự thoát khỏi nỗi cô đơn [Ví dụ: 'nghiện mua sắm’], những sự kiện buồn đối với sự sống của họ sẽ không còn chạm trán, hoặc mong muốn để gây ấn tượng/được sự chú ý. Trong một số trường hợp, nó phản ánh một sự mong muốn đi vào lĩnh vực tưởng tượng cho ‘mục đích nghệ thuật '. Bước đầu tiên phải là sự chấp nhận vị trí của mình, sự thừa nhận về một vấn đề và mong muốn thay đổi. Nếu không có những yêu cầu tối thiểu, sự không thay đổi thì hầu như không bao giờ có khả năng xảy ra.

"... ba cảm xúc phiền não [là] ... tham,sân và si ..." [7]

Mặc dù sự biểu hiện khác nhau của cơn nghiện xuất hiện, khi được hỏi, các con nghiện của tất loại thường có xu hướng đổ lỗi cho một số sự kiện trước đó mà họ không chịu trách nhiệm, hoặc một số yếu tố khác bên ngoài họ, đối với hành vi của họ. Điều này rất thuận tiện để bào chữa cho họ từ bất cứ sự phiền hà nào cho tình trạng hiện thời của họ. Vì thế, nó là một cái nạng mà họ dựa vào để đi qua đời sống của mình. Họ miêu tả nó như là bình thường hoặc không độc hại-hoặc cả hai. Họ tuyên bố là nạn nhân của một cái gì đó và từ chối về động cơ của riêng mình và trách nhiệm của mình cho những gì họ làm. Họ che dấu mọi thứ, những động cơ thực sự của họ, những kinh nghiệm trong quá khứ và căn bản thực sự đối với hành vi của họ. Họ cũng làm cho giảm bớt sự tác hại [cho bản thân và những người khác] về những gì họ làm. Họ tự thuyết phục rằng nó là vô hại và không nghiêm trọng-như một vài điều mà họ có thể kiểm soát - và khi bị thử thách, họ cố gắng thuyết phục người khác về quan điểm như thế.

Phật giáo có thể giúp các loại con nghiện trong nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, nó khuyến khích sự tiết chế, sự kiêng cử và tự kiểm soát. Điều đó có thể đưa đến một trình độ tự kiểm soát. Thứ hai, nó khuyến khích một ý thức tự nhận dạng không dựa trên những sự tham muốn, nhưng dựa vào sự tự hoàn thành và tính tự trọng. Một sự tự trọng ngăn cản điều tác hại cho chính mình. Nó cũng khuyến khích một lối sống vô hại, tình yêu thương, lòng từ bi và sự thanh thản,với chiều hướng khuyến khích sự phản chiếu và tự lý giải.

Sáu phiền não gốc là ham muốn, giận dữ, tự hào, thiếu hiểu biết, nghi ngờ, và nhận thức sai lầm...'[8]

Trong các tu viện Zen, người ta được nghe về các phương tiện truyền thông, con nghiện được điều trị duy nhất với việc ép buộc kiêng cử [rút khỏi hoặc từ chối] và tập trung thiền định. Điều này thật khó để thấy nó khắc nghiệt như thế nào, phương pháp điều trị cực đoan và bất từ bi có thể rất thành công, nó thiếu sót khi giải quyết các yếu tố chính của trách nhiệm cá nhân đối với trạng thái cá nhân nằm trong hoàn cảnh đó. Nó để lại cho người đó giải quyết mọi điều cho mình; một định hướng của phương pháp ‘bạn đưa mình vào đây, thì bạn có thể đưa mình ra khỏi đây’. Một vấn đề có thể được tiếp cận bằng sự giảng dạy cho một người như thế, mặc dù những người khác có thể giúp đỡ và khuyến khích nhưng họ hoàn toàn chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình…rằng không có gì đặc biệt về tình trạng họ đang là, rằng cuộc sống là tốt, để khôi phục lại ý thức của họ về giá trị bản thân, và dần dần dẫn dắt họ rời xa những gì họ thèm khát -rằng cuộc sống ngoài ‘món’ họ thèm khát đó thì có thể có những thứ khác dịu ngọt. Điều này đòi hỏi sự nhận thức của họ rằng con đường họ đang bước chắc chắn là một con đường của sự tự hủy diệt, một con đường của khổ đau. Nó là một nguyên lý chính của Phật giáo rằng qua khỏi lúc vui vẻ đó là nỗi đau đớn, và minh họa chủ đề này thì rất tốt cho con nghiện.

Xuyên qua sự tham muốn và sân hận, sự nghiện ngập cũng quan hệ đến khả năng và mất khả năng, nguyên nhân và kết quả, và bản chất của tâm và cảm giác. Đây là tất cả các chủ đề liên quan. Nó dễ dẫn đến một sự liên quan với khả năng và mất khả năng, bởi vì để có được niềm vui thì thường cũng phát sinh niềm vui khác [ví dụ, nghiện tình dục]. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm phát khởi một sự “ý thức bị lừa” như kẻ tiếp nhận thêm vai trò phụ thuộc với người khác. Y cũng trở nên bảo vệ kẻ khác một cách gen tuông, chủ yếu, không đi từ tính từ bi thuần khiết đối với họ. Đó là một hình thức ích kỷ. Chúng ta tìm kiếm để nới rộng và xử dụng sự kiểm soát, và quyền sở hữu về đối tác mà mình chiếm hữu. Ta thấy điều này trong nhiều mối quan hệ nơi mà sự cân bằng năng lực đã trở thành méo mó, nghiêng nặng cho các đối tác có ưu thế hơn. Điều này là 'xấu' như nó mang lại khổ đau và hạn chế sự tự do đối với kẻ ‘bị sở hữu'. Nó cũng có nghĩa là "tình yêu" của họ là chủ đề bằng việc thanh toán liên tục khi những niềm vui đang được bứng khỏi họ. Họ gây đau khổ khác và tạo ra nghiệp xấu, mối quan hệ như vậy có hại và không phải là lành tính như chúng có thể xuất hiện.

Trong tất cả các chứng nghiện, người nghiện đều có một sự mâu thuẫn hoặc mơ hồ đối với nguyên nhân và hiệu quả, sự sung lực và bất lực. Họ xử dụng khả năng khống chế đối với thói quen của họ [như một nguyên nhân] nhưng cũng để cho những khao khát lớn áp đảo họ [như một kết quả].Vì vậy, họ dường như không bao giờ biết được nơi họ muốn là ở trong sự "bập bềnh của năng lực", liên tục co giật giữa nguyên nhân và tác dụng, Cố trì sức và sau đó bị thống trị, thèm muốn sự khống chế của thuốc hơn những cái khác, và rồi để mãnh lực đó được tác động lên họ. Tất cả điều này chắc chắn mang lại cho con nghiện một cảm giác không rõ ràng rằng họ là ai, những gì họ thực sự muốn và nơi mà sự sung lực của thuốc thực sự nằm bên trong. Họ có một cảm giác bối rối về việc tự nhận dạng. Các loại hành vi gây nghiện liên quan đến sự sung lực hơn những cái khác, chẳng hạn như hiếp dâm, khổ dâm, bắt nạt ở nơi công sở, phân biệt chủng tộc, quấy rối tình dục tại nơi làm việc và lạm dụng trẻ em, dường như không có một một yếu tố niềm vui ngoại trừ người có sự kềm chế. Các hình thức của con nghiện chủ yếu là sức mạnh của thuốc khống chế những điều khác- các yếu tố khác là thứ cấp. Trong sự quan hệ với cơn nghiện người ta thể hiện sự lặp đi lặp lại thói quen gây nghiện của mình. Trong ý nghĩa đó, họ chắc chắn cần đến 'nạn nhân' của mình như một mũi thuốc.

Trong sự liên hệ đến cảm giác và bản chất của ý thức, chủ đề rộng lớn này quá phức tạp để đi vào chi tiết đầy đủ ở đây. Nhưng nó đủ để nói rằng 'đối tượng của cảm giác’ trong ý thức có thể là đau đớn, trung tính hay dễ chịu. Chúng ta muốn cho và nhận những niềm vui, trong sự trao đổi như thế, chúng ta tìm thấy niềm vui, và chúng ta có thể trở thành kẻ nghiện. Rồi chúng ta chấm dứt 'tình yêu' đối những người mà chúng ta trao đổi những cảm giác dễ chịu. Những chủng tử của cảm giác dễ chịu trong tâm cũng có thể được nhớ lại trong ký ức [ý thức] với điều kiện và trong sự ‘tưởng tượng’ có thể sống lại như hình ảnh thực tế. Điều này tác động như một sự kích thích dễ chịu để làm mới niềm vui và các hình thức căn bản của sự thủ dâm, mơ mộng, nghệ thuật khiêu dâm, và sách báo khiêu dâm. Nhìn chỉ từ quan điểm của Duy thức học, rõ ràng rằng con nghiện chủ yếu chỉ thích thú đối với những chủng tử thuộc về cảm giác, với sự dễ chịu đối với ý thức. Theo nghĩa này, có thể được nói, nó chỉ là "tiếp tục rơi xuống cùng một con đường" đối với những gì mà tất cả mọi người tiếp xúc hằng ngày- nhìn vào các hình tướng hấp dẫn, hài lòng với khẩu vị hấp dẫn, mùi hương và va chạm v.v… Tuy nhiên, nó cũng liên quan đến sự mất kiểm soát và một niềm tin phổ quát mà sự hưởng thụ những cảm giác này là quan trọng đối với sự tồn tại của con người, và cách duy nhất để sống ngoài cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, bất kỳ cảm giác dễ chịu, trong thời gian và thông qua việc xử dụng quá mức, làm thành 'con đường mòn’ trong ý thức, bước những vết lún sâu hơn, như vậy mà càng tăng thêm sự thèm khát để đạt tới ‘đỉnh cao’ tương tự. Ngược lại, bằng cách kiêng cử, tự kiểm soát hoặc tiết chế, người ta khôi phục lại căn bản niềm vui và tăng trưởng nó, trong khi sự dùng thuốc quá liều lấp mờ đi niềm vui thích đó. Điều này rộng rãi áp dụng hầu hết cho tất cả các hình thức cai nghiện, bao gồm cả thực phẩm, sô cô la, nicotine, quan hệ tình dục, rượu, mua sắm, khuyến mãi, quyền thế v.v…không tiếp xúc và nuôi dưỡng đối với trạng thái phóng đãng và nhiều sự thờ ơ lãnh đạm, đối với niềm vui phải được trau dồi triệt để mới làm cho vô hiệu hóa cơn nghiện. Điều này cũng giúp tăng cường cảm giác kềm chế của một người ở trên các cảm giác dễ chịu với những gì mà con người đã trở thành con nghiện. Và dần dần sẽ dẫn đến một cảm giác mới của việc tự dựa vào một người, và người đó chính là bản thân của bạn.

Cai nghiện nhất thiết đòi hỏi không lòng vòng - đảo ngược những thói quen như nó đã được hình thành. Nó có nghĩa là giành lại quyền kiểm soát cuộc sống của con người, phủ nhận tự thân với những cảm giác đã từng trở nên bất lực với cơn nghiện, nói chung là phủ nhận con đường mà nạn nhân đã theo đuổi. Nó có nghĩa là tái thiết lập bản thân bằng những phương hướng nhẹ nhàng, kiểm soát thói quen, có thể bật hoặc tắt theo ý thích, giống như một vòi nước. Điều này có nghĩa là dừng lại việc nhìn vào các hình thức êm chịu, ngăn chặn các yếu tố tưởng tượng bên trong và dừng lại tất cả những thói quen liên quan với mhững gì là tác nhân của hành vi gây nghiện. Chắc chắn, quá trình rất dài hay chậm có thể mất nhiều năm để trả lại cho con người trở lại tình trạng đầu tiên như khi họ chưa biết gì về ma túy. Nó có nghĩa là học cách sống từng ngày không có nó, một chế độ kiêng cử ma túy đặc biệt và cuối cùng sẽ dứt được cơn thèm. Đó là cơ sở của phương pháp tiếp cận Zen được đề cập ở trên. Nó có nghĩa là có khả năng "thưởng thức” lại cuộc sống bình thường vốn là. Ngoài ra, có nghĩa là con nghiện có thể khám phá và tận hưởng chính mình cũng giống như chúng ta. Trong những cảm quan này, nó có thể được xem như là một miềm vui lớn và làm mới con đường để con nghiện đi theo, điều này đối với con nghiện nghe có vẻ giống như một phương thức rất nhàm chán đối với việc tước mất cảm giác - đó là chính xác những gì phải là!

'Không ràng buộc ...biết thèm muốn [tham dục] là đau khổ, do đó cần chú tâm đìều ngự sự thèm muốn…[9]

Mặc dù thói nghiện là có hại ở những khía cạnh nhất định [đối với bản thân và với những người khác], cách khác, một vài điều tích cực có thể đến từ nó và nó có thể được nhìn thấy như một hình thức của con đường tâm linh. Về mặt này, nó có thể giúp người ta có thêm những nhận thức hữu ích. Ít nhất là ba cách có thể là hữu ích. Thứ nhất, nó có thể dẫn đến một sự nhận thức của sự cần thiết đối với việc buông bỏ, một sự thờ ơ với thế giới, và sự tiết chế lớn hơn trong những thói quen của con người. Vì vậy, nó có thể dẫn đến một đến một nhận thức sâu sắc hơn về bản chất thoáng qua, ngắn ngủi [vô thường] của thế giới và của tâm trí, và sự bao gồm cùng nhau của chúng. Đây là một sự nhân thức Phật giáo quan trọng để thay đổi tất cả các loại con nghiện. Tương tự như vậy, nó dẫn đến một sự hiểu biết về lối ham muốn dẫn đến đau khổ mà thôi.

Trong nghĩa khác, thói nghiện cũng có thể dẫn đến một sự nhận thức về sự phân mảnh của các hình tướng tiểu thể trong không gian và thời gian, nó lại là một sự hiện diện sâu sắc của tánh Không [Shunyata] trong Phật giáo. Dường như ít ai biết rằng một số người nghiện có thể thấu hiểu về sự nhận thức Phật giáo quan trọng này một cách dễ dàng. Nó phát sinh từ cảm giác rời rã của tự thân người nghiện trở thành đối tượng với sự rỗng không. Nó cũng phát sinh ở một vài mức độ từ cảm giác rằng thế giới của họ đang bị sụp đổ hay tan rã ngay cả khi những người khác trấn an họ rằng không phải thế. Nó đặc biệt phát sinh từ thuốc gây ra nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, bản thân, thế giới, những người khác xuất hiện rỗng không, lờ mờ, các bóng dáng trống rỗng, không thực tế hoặc tan rã. Cảm giác như vậy có thể đeo bám suốt đời sau nhiều năm các thứ thuốc phiện đã được dùng đầu tiên. Cảm giác có thể có cường độ thực sự. Rõ ràng, từ góc độ Phật giáo, điều này giống như một kinh nghiệm trực tiếp về tính không dựa trên một cảm giác về bản chất tiểu thể của thực tại và bản chất phân hủy của ‘giả tướng’. Cảm giác dai dẳng của loại này được minh họa khái niệm sâu sắc của Phật giáo thường rất khó khăn cho người 'bình thường' để hiểu hay kinh nghiệm cho chính mình. Như vậy, trong một nghĩa nào đó, người nghiện đã phá vỡ một ảo tưởng cơ bản trong quan niệm của chúng ta về sự thực mà con nghiện có thể quyết định trước đối với những ý tưởng Phật giáo.

Thứ ba, chúng ta có thể đề cập đến việc chiêm nghiệm đau khổ và nguyên nhân của nó. Với một chút hướng dẫn, bản chất của đau khổ và nguyên nhân của nó có thể được nhận thức bởi người nghiện mà không gặp quá nhiều khó khăn. Điều này tự nó có thể dẫn nguời ta chấp nhận sự điều độ, cân nhắc và ôn hòa hơn với cuộc sống, và để nhận ra sự cần thiết cho sự kiêng cử từ sự tham đắm và thái quá. Vẻ đẹp an toàn và yên tĩnh hơn của cuộc sống bình thường cũng có thể được nhận thức từ quan điểm của người nghiện. Sự cai nghiện một mình có thể giúp con người thưởng thức một hình thức Zen giống như sự yên tĩnh được so sánh với sự mê loạn hỗn độn của việc nuông chiều lạc thú. Nó cũng có thể đưa đến sự nhận thức đối với giá trị của việc tạo ra một thế giới nội tâm của thị giác, những ký ức sống động được khôi phục rõ nét, tạo ấn tượng sâu sắc trên ý thức - điều này có thể được xử dụng trong sự thực hành Phật pháp để tạo ra hình ảnh sống động về một cõi thuần tịnh của chư Phật.

'... khi bạn có sự luyến ái, ví dụ, vớinhững thứ vật chất, điềutốt nhất là từ bỏ hành vi đó. Điều nàyđược dạyrằng người ta nêncó vài điều mong muốnvà sự biết đủ-sự buông xảvới những mối quan hệ đến những thú vuivật chất ..."[10]

Cuối cùng, thói nghiện có thể dẫn tới một sự quan tâm sâu sắc hơn trong quan điểm của Phật giáo về bản chất của tâm. Ngay cả những ý tưởng về nghiệp và tái sinh có thể giúp người nghiện rèn luyện những thói quen xấu của họ và đạt được một vài hy vọng cho một tương lai thanh thản hơn. Hầu hết, con nghiện nên nghiêm túc cân nhắc tác hại về thói nghiện của họ đối với bản thân và những người khác. Trong ý nghĩa khác, kẻ nghiện là những người đã thất bại để thay đổi cuộc sống bình thường thành một điều gì đó có thể được thừa nhận hoặc đặc biệt cho họ và xuyên qua đó họ có thể trải nghiệm cuộc sống với một vài niềm vui và sự đáp ứng. Ma túy hoặc thói nghiện thay thế này cảm giác đáp ứng này và do đó họ chỉ có thể nhập vào cảm giác của sự tận hưởng và ý nghĩa của cuộc sống, thông qua các loại thuốc riêng của họ.

Điều này không dễ dàng để tóm lược vì có rất nhiều chủ đề. Đối với một chừng mực, Phật tử và con nghiện có vẻ như chia xẻ một số quan điểm tương tự trong thế giới. Cả hai đều có xu hướng nhận ra bản chất tạm thời và phù du của bản thân và các hiện tượng như là một kinh nghiệm chính đối với thế giới quan của họ - một cái nhìn gần như hoàn toàn che khuất đối với những người bình thường. Cả hai đều cũng quen thuộc với trạng huống không đặc tính hoặc không có bản ngã, một trạng thái vô ngã, trong đó các hình thức xuất hiện trong mơ và không thực tế, tự hòa tan vào hư vô và trong trạng thái này thế giới được thiêu đốt bởi sự trống rỗng. Đây là những tương đồng sâu sắc. Ngược lại, người nghiện không có cơ sở trong tình yêu và lòng từ bi sâu sắc cho chính mình và thế giới, và không phải là trên một con đường của tự hoàn thiện. Tầm nhìn của họ căn bản là một sự bi quan, trong khi quan điểm chính của Phật giáo là hòa bình, hy vọng và lạc quan. Kiến chấp của con nghiện có hại cho bản thân và những người khác, trong khi quan điểm của Phật giáo là dựa trên sự tôn trọng và không gây tổn hại, và vì tình yêu đối với tất cả chúng sinh. Mặc dù con nghiện là một Phật tử, đã hiểu được bản chất của sự thực trống không và tan rã, họ không xử dụng sự hiểu biết sâu sắc để xây dựng một thế giới bên trong của trạng thái thanh tịnh được hình thành trong yêu thương và từ bi. Người nghiện cơ bản là chống trên cái nạng của những ảo tưởng của chính họ, trong khi Phật giáo nương tựa vào không, chấp nhận bản thân và thế giới như chúng là, và bước trên một con đường của tự hoàn thiện liên tục.

.. cảm giác vềmột đối tượng như hấp dẫn, không hấp dẫn, hay trung tính... cảm giác của lạc thọ, khổ thọ, hoặc vô ký. Do cảm thọnhư vậy, sự chấp thủ phát triển,đây là sự ràng buộc khôngmuốn tách biệt với dục lạcsự ràng buộc vào ướcmuốn tách biệt khỏi khổ đau ... " [11]

Các tính năng khác nổi bật, con nghiện dường như đã từ bỏ các giá trị của một người bình thường, điều mà Phật giáo cũng không chấp nhận, chẳng hạn như tính chất thường hằng của sự thực và ý tưởng rằng dục lạc phải là thoải mái, trầm tĩnh và thích hợp. Người Phật tử khao khát phá hủy hoàn toàn lòng tham dục và sân hận là nguyên nhân của tất cả gốc rễ khổ đau, và thấy rằng chúng lần lượt tạo ra những sản phẩm của cảm giác bị lừa dối của chúng ta về thế giới như rắn chắc và thực thể. Con nghiện cũng đã kinh nghiệm sự trống rỗng, nhưng đã không nhận ra rằng nguyên nhân của khổ đau là thích và ghét - cái mà họ tiếp tục ham mê. Vì vậy, cơn nghiện xuất hiện là ngồi giữa con đường của người tầm thường và Phật tử, và đang di chuyển trong một vài cách dọc theo con đường hướng về Phật giáo - chủ yếu trong việc nhận thức về sự trống rỗng và trong việc hiểu biết lòng tham muốn và thù hận đó có nhiều vấn đề một số và giá cả buộc ràng. Vì vậy, tôi có thể kết luận rằng sự nghiện ngập là một hình thái của con đường tâm linh - một sự phát triển từ vị trí cuộc sống bình thường và có liên quan đến kinh nghiệm, có thể được hiểu đầy đủ hơn từ một sự nghiên cứu sâu sắc hơn về Phật giáo. Điều này liên quan đến nguyên nhân và kết quả, bản chất tâm ý, tham muốn và sân hận và cuối cùng là vô thường và trống rỗng.

"... nhântốham muốn bên trong... đi chungvớinhận thức vềmột đối tượnghấp dẫn..." [12]

Sources

[1] The Dalai Lama at Harvard, 1988, Snow Lion USA, p.48

[2] Geshe Lhundup Sopa & Jeffrey Hopkins, Cutting through Appearances: Practice and Theory of Tibetan Buddhism, 1989, Snow Lion, USA, pp.49-50

[3] ibid., p.111

[4] ibid., p.158

[5] ibid., p.188

[6] ibid., p.205

[7] ibid., p.216

[8] ibid., p.272

[9] Dalai Lama at Harvard, p.76

[10] ibid., p.153

[11] ibid., pp.86-7

[12] Sopa & Hopkins, op cit, p.188

Trích từ: E Book 3D (dạng sách đọc): Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới - Thích nữ Tịnh Quang


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1524)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4023)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3547)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 7441)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 9249)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 16763)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 14836)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
09/06/2023(Xem: 3357)
Bộ phim Phi Thuyền Serenity (2005) với thể loại khoa học viễn tưởng đã giới thiệu một hình ảnh tên là Miranda, nơi các vấn đề của nhân loại được giải quyết thông quan khoa học công nghệ. Tham lam, giận dữ, si mê (tam độc), phiền não bởi buồn bã, lo lắng và tuyệt vọng - rõ ràng là trùng lặp với một số kiết sử cổ điển của Phật giáo (Skt., Pali: samyojana)
19/05/2023(Xem: 4921)
Tôi đã rất ấn tượng bởi một số chủ đề trùng lặp mà tôi gặp phải từ một số tác giả rất khác nhau. Cụ thể tôi đã thưởng ngoạn tác phẩm “Sapiens: Lược Sử Loài Người” (קיצור תולדות האנושות‎, Ḳitsur toldot ha-enoshut) của Tác giả, Thiền giả, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Cư sĩ Yuval Noah Harari, một tác phẩm nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài "Người tinh khôn" (Homo sapiens). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.
03/05/2023(Xem: 11316)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]