Từ khi Phật giáo vươn đến biên thùy Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX, nữ giới đã là một phần của sự truyền đạt Phật Pháp như sinh viên, người dân, giáo viên, nữ tu, các học giả, nghệ sĩ và các nhà hoạt động. Nữ giới từ một lực lượng lớn của nhiều sắc tộc và các ngành nghề tiếp tục định hướng cho bộ mặt của Phật giáo tại Hoa kỳ-như những phụ nữ đã gặp được Phật pháp trong Phong trào phụ nữ vào những năm 1960 cho đến những phụ nữ có chức sắc sáng lập nhiều ngôi chùa cho cộng đồng nhập cư, nữ giới trẻ xử dụng Phật giáo và nghệ thuật như một công cụ thay đổi thế giới, và nữ giới tạo ra một không gian Phật giáo trong các trường cao đẳng và đại học… Rita Gross-một học giả Phật giáo cẩn thận ghi nhận rằng những kinh nghiệm của nữ giới Phật giáo tại Hoa kỳ thì quy mô và đa dạng.[1]
Luợc Sử: Nữ Giới Phật Giáo tại Hoa Kỳ
Học giả Phật giáo Richard Seager tuyên bố rằng kể từ khi sự hưởng ứng Phật giáo của người Mỹ tăng vọt trong những năm 1960 đã được nhìn nhận là sự đột biến về sự tham dự vào Phật giáo giữa những người Mỹ, các cộng đồng Phật giáo khắp đất nước đã được thúc đẩy phải đấu tranh bằng mọi cách để trở thành là một phần của Hoa Kỳ. Cuộc đấu tranh đó đã đến bằng những nghi vấn về vai trò của phụ nữ trong Phật giáo.[2] Lịch sử của Phật giáo đã bị thống trị bởi các cấu trúc gia trưởng và sự điều động sắc lệnh và chủ trì lễ nghi của nam giới. Tuy nhiên, Rita Gross cho rằng phụ nữ Hoa Kỳ bắt đầu thực hành Phật giáo trong thập niên 1960 và thập niên 70 bởi vì "các giáo lý căn bản [của Phật giáo] là không phân biệt giới tính và bình đẳng giới tính, và nhiều người đã tìm thấy việc thực hành thiền định không chỉ là không phân biệt giới tính, nhưng nó giải phóng hoàn toàn giới tính. Đối với phong trào nữ quyền,…Phật giáo và chủ nghĩa nữ quyền dường như là đồng minh."[3] Khi Phật giáo bắt rễ tại Hoa Kỳ, nữ giới bắt đầu nhận ra rằng “những sự nghiên cứu sâu hơn vào các văn bản truyền thống đã để lộ những tư tưởng ác cảm đối với nữ giới cũng như xu hướng mạnh ủng hộ cho nam giới hơn nữ giới trong các chủ đề về sự nghiên cứu và thực hành ...” nữ giới đã hiểu rằng Phật pháp là vượt ra ngoài giới tính và họ đã quá nhạy cảm và có cảm giác bị chia rẽ khi họ bị xúc não bởi những câu chuyện kỳ thị hoặc thể chế thống trị của nam giới.[4]
Vào đầu những năm 1980, Suzie Bowman, thành viên của Hội Phật Giáo Cambridge bắt đầu nhận thấy điểm tương đồng giữa các kinh nghiệm của nữ giới Phật giáo Mỹ, bao gồm cả các cuộc đấu tranh về vai trò làm mẹ trong một truyền thống, điều này được bàn luận bên trong sự yên tĩnh của hội trường thiền định, và cảnh báo một vài câu chuyện về sự lạm dụng của thầy giáo. Bowman đã bắt đầu làm việc với Trung tâm Providence Zen tại Rhode Island để tổ chức Ngày hội nghị phụ nữ thứ bảy mươi, được gọi là: “Ngày Nữ Giới Phật Giáo” vào năm 1983. Tiếp theo đó là một cuộc họp năm 1984 kéo dài hai ngày với 120 người tham gia và một hội nghị ba ngày vào năm 1985.[5]
Những hội nghị này lấy cảm hứng khởi đầu từ Phật tử Sandy Boucher để làm nền, cô ta phỏng vấn hơn 100 phụ nữ Phật giáo tại tư gia, nơi làm việc, và Tăng thân (cộng đồng Phật giáo). Cô ta liên kết những câu chuyện của họ vào một cuốn sách nói về phương pháp mà phụ nữ đang thực hành Phật giáo vào giữa những năm 1980. Xuất bản lần đầu vào năm 1988, tựa đề là Turning the Wheel(Chuyển Vận Bánh Xe): Nữ giớiMỹ đang tạo nên Phật giáomới, tác phẩm này khám phá những kinh nghiệm khác nhau của nữ giới Phật giáo tại Hoa Kỳ, cuốn sách mô tả những kinh nghiệm thuộc về nữ giới nhập cư từ châu Á, những người đã mang theo Phật giáo của họ, và của nữ giới da trắng, người đã khám phá ra Phật giáo song song với chủ nghĩa nữ quyền. Boucher cũng mô tả những thách thức đối với phụ nữ da màu tại Hoa Kỳ, những người đã chạm phải sự thống trị của người da trắng trong văn hóa Phật giáo.Trong phần giới thiệu hy vọng của mình, Boucher cho rằng những phụ nữ này là một phần tạo nên Phật giáo Mỹ, với lý do "nằm trong khả năng tạo ra một tôn giáo hoàn toàn đáp ứng những nhu cầu hiện thực của nữ giới.”[6]
Hôm nay, sự khám phá này vẫn tiếp tục theo nhiều cách. Tiến sĩ Susanne Mrozik và Peter Gregory của trường Smith College, một trong tất cả cả phụ nữ của các trường đại học tại Northampton, Massachusetts, đã tổ chức hộ nghị “ Women Practicing Buddhism: American Experiences” (nữ giới thực hành Phật giáo: Kinh nghiệm của người Mỹ) vào mùa xuân năm 2005. Gregory cho biết hội nghị là " một lễ kỷ niệm về phương pháp mà nữ giới đang thay đổi Phật giáo ... cũng như là mục tiêu tìm hiểu các vấn đề mà nữ Phật tử phải đối mặt.”[7] Một cuốn sách chi tiết của hội nghị đang xuất bản, và một mô hình tiêu biểu của công việc đã được tái bản trên tạp chí Tricycle: The Buddhist Review. Trong đó, Helen Tworkov, chủ bút và nhà sáng lập Tricycle xác quyết rằng đây là thời điểm cho nữ giới Phật giáo Hoa Kỳ để suy nghĩ lại những gì đối với ý nghĩa quyền lực—“hy vọng của tôi đối với tất cả những người bên ngoài nước Mỹ-chẳng hạn như phụ nữ và Phật tử-đó là chúng ta đang tiến hành tình trạng hòa giải của chính mình để mang đến lợi ích nhất của chúng ta; rằng chúng ta tận dụng kinh nghiệm, sức mạnh và đào tạo của chúng ta để nghiên cứu và thay đổi quan điểm thường tục của quyền lực.”[8]
Vào tháng Ba, Hội đồng Phật giáo của vùng Trung Tây hợp tác với Đại học DePaul ở Chicago, Illinois để tài trợ cho “Buddhist Women’s Conference: Women Living the Dharma.” (Hội Nghị Nữ Giới Phật giáo: Nữ giới Tu Tập Phật Pháp). Những Video về hội nghị sẽ có sẵn trên trang web của họ trong những tháng tới. Hội nghị bao quát một loạt các chủ đề, bao gồm: giới tính của Phật Pháp, những gì có nghĩa đối với nữ giới tu tập Phật Pháp trong thế kỷ 21, Đối thoại tín ngưỡng, những kinh nghiệm của phụ nữ Á châu tại Mỹ và là một người mẹ và cũng là một Phật tử.[9]
Từ quan điểm quốc tế, nữ giới Mỹ đã đi đầu trong Hiệp hội Sakyadhita International Association for Buddhist Women (Hội nghị quốc tế Sakyadhita nữ giới Phật giáo).[10] (Sakyadhita có nghĩa là "con gái của Đức Phật"). Karma Lekshe Tsomo, một nữ tu trong dòng truyền thừa Tây Tạng dạy tại Đại học San Diego, là người sáng lập, chủ tịch hiện thời và đã giúp tổ chức chín hội nghị từ năm 1987. Tháng sáu năm 2006, nữ giới Phật giáo khắp nơi trên thế giới nhóm họp tại Malaysia xung quanh với chủ đề "Nữ giới Phật giáo trong cộng đồng đa văn hóa toàn cầu". Một số phụ nữ Mỹ tham gia: Tiến sĩ Sharon Suh, một giáo sư của khoa Thần học và Tôn giáo học tại trường Seattle University, đã đưa ra phát biểu chủ đạo về biên giới-giao thoa trong cộng đồng Phật giáo; Zenju Earthlyn M. Manuel, một thiền sinh người Mỹ gốc Phi ở Oakland, California, đã trình bày một bài viết về những gì Phật giáo đã làm cho phụ nữ đen; Boucher đã thu thập dữ liệu cuộc hội thảo bằng văn bản về "sự kết nối toàn cầu của nữ giới ,” và bà Susanne Mrozik thuộc trường Smith College ở Massachusetts giải quyết những câu hỏi lớn:" thực hành Phật Pháp có ý nghĩa gì với nữ giới Mỹ ?" những bài tóm tắt của các buổi thảo luận đang được biên soạn và sẽ có sẵn trên trang web.
Nữ Giáo Thọ & Tu Sĩ Phật Giáo
Giữa những năm 1960 và ngày nay, nữ giới Phật giáo Mỹ đã "trở thành một lực lượng chính như các học viên và giáo viên, trí thức, và các nhà lãnh đạo với nhiều phương hướng hoàn toàn khác với phụ nữ ở châu Á."[11] Vai trò nổi bật của giáo sư nữ trong Phật Giáo Hoa Kỳ đang trở thành những đặc trưng định dạng cho chính nó. Vai trò của "thầy" trong Phật giáo khác nhau theo truyền thống, nhưng nói chung có hai loại: Những vị thầy đã được sắp đặt, nghĩa là họ được đào tạo trong một dòng truyền thừa đặc biệt và đã được ủy quyền để dạy, và những Tăng Ni của tu viện có quy chế, họ có thể hoặc không thể dạy Phật pháp cho những Phật tử khác.
Ni trưởng của Ni viện Vajra Dakini ở Vermont, Khenmo Drolmo nói rằng, vai trò của Pháp sư nữ trong Phật giáo là đang ở vào một thời điểm lịch sử: Tôi thường nghĩ về mẹ tôi hầu như không bao giờ bước ra khỏi các linh mục Ky Tô Giáo trong việc tìm kiếm sự hướng dẫn tâm linh. Và bây giờ chúng tôi có được sự cung ứng của nữ giới những người đã dẫn dắt chúng tôi hơn bao giờ hết. Và có sự chấp nhận đối với quyền hạn của nữ giới và tiềm năng của các cộng đồng nữ giới được hỗ trợ rộng lớn hơn ... Đây là thời điểm khoáng đại trong lịch sử ... Chúng ta có các bậc thầy nữ và các bậc thầy nữ giới tài năng.[12]
Là một phụ nữ và một giáo sư Phật học ở Mỹ điều này có nghĩa gì? Kể từ tháng bảy năm 2000, Shambhala Sun tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc trò chuyện giữa bốn nữ giáo sư Phật học nổi tiếng ở Mỹ: Judith Simmer-Brown của Đại học Naropa, Pat O'Hara, một tu sĩ Soto ở New York, Barbara Rhodes của Trường Um Kwan Zen và Sharon Salzberg, đồng sáng lập của hội Insight Meditation society. Những phụ nữ này đều gặp gỡ Phật giáo với một vị thầy nam giới. Trong những năm gần đây, họ đã phát hiện ra giá trị của vị thầy nữ giới ,và là, chính họ, là giáo sư nữ. Ví dụ, Salzberg nhận ra rằng những bậc thầy nữ giới đầu tiên của cô khuyến khích cô một cách hơi khác so với các bậc thầy nam giới: "Một cái gì đó trong kinh nghiệm của bà ta là sự hiểu biết của một người phụ nữ... Bà ta là kiểu mẫu đối với tôi về phương cách vượt qua những mất mát, những chiến lược và các khó khăn của cuộc sống, và tôi thực sự xử dụng những kinh nghiệm đó như sự thăng hoa cho sự hiểu biết của tôi về Phật pháp.”[13] Rhodes dựa trên vai trò của mình như người mẹ và người y tá trong việc giảng dạy của mình: "Tôi nghĩ rằng tôi có góc tròn hơn một số giáo viên nam và có thể là một phước lành. Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi đã đưa đón nó suốt thời gian, và tôi nghĩ rằng tôi đưa đón học sinh của mình tương tợ như thế- không nệ hà, nhưng với cùng một cảm giác của sự kiên nhẫn và tình yêu thương đối với sự yếu đuối của chúng.”[14] Nhiều phật tử nữ, theo kinh nghiệm của Pat O'Hara, bị tổn thương bởi chế độ gia trưởng của Phật giáo. Nhận thức được điều này, cộng đồng của cô bắt đầu lồng tên của nữ giới Phật giáo vào trong lễ xướng truyền thừa. O'Hara báo cáo rằng, trong thời gian tụng kinh, "Tôi nhìn thấy khuôn mặt của nữ giới từ trong phòng tắm đã khóc. Nhìn thấy khuôn mặt của họ trong nước mắt là những gì đánh thức tôi với những gì quan trọng đối với nhiều phụ nữ này”[15] Judith Simmer-Brown lo lắng về các tương lai của nữ giảng sư trong Phật giáo, điểm vào lịch sử để làm bằng chứng: “Có một mô hình chung là bất cứ khi nào bạn có một phong trào tôn giáo mới mà nữ giới thường có ảnh hưởng ngay từ buổi bắt đầu, nhưng một hoặc hai thế hệ sau, họ đã biến mất. Khi các phong trào này trở thành thể chế, các cấu trúc gia trưởng tăng lên và nữ giới bị đẩy ra khỏi ... Có lẽ điều đó sẽ không còn xảy ra. Đó sẽ là tuyệt vời. "[16]
Ngoài các giáo thọ Phật pháp như bốn phụ nữ ở trên, hầu hết mỗi truyền thống Phật giáo có những cộng đồng của người xuất gia hiện diện, mặc dù các vị này không phải là giáo thọ thường xuyên . Vai trò của Ni giới ấn định khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế (Đức Phật lịch sử sinh ra cách đây 2.500 năm ở Ấn Độ), dì của ngài, Di mẫu Prajapati. Bà ta cầu xin Đức Phật cho phép nữ giới được xuất gia. Sau vài lời thỉnh cầu từ một người anh em họ, Đức Phật cuối cùng đã chấp nhận.[17] Hệ thống truyền thừa của Ni giới tiếp tục khoảng 1.000 năm trước, khi Ni giới đã mất dạng trong phần lớn của các quốc gia Phật giáo bởi do chiến tranh và sự thiếu sót của bộ nhớ lịch sử đối với vị trí của nữ giới trong Tăng đoàn Phật giáo. Trong năm mươi năm qua, điều này đã bắt đầu thay đổi. Nữ giới lãnh đạo các tu viện của cộng đồng và Ni viện đang bắt đầu hình thành tại Hoa Kỳ. Con số chính xác về nữ tu Phật giáo tại Hoa Kỳ khó kê khai được. Một học giả chụp trong bóng tối và cho thấy chừng 50 chư Ni của Tây Tạng, và cho rằng có hàng trăm (hoặc hàng ngàn) nữ tu Châu Á và 150-200 nữ tu không phải châu Á tại Hoa Kỳ.[18] vào mùa hè này, một số họ sẽ gặp gỡ tại hội trường Twelfth Annual (năm thứ 12) vào ngày tập hợp của Ni giới phương Tây. Theo trang web của họ, đây là một sự kiện ban đầu được hình thành bởi một nhóm chư Ni của phương Tây thuộc về truyền thống Tây Tạng và đã trở thành “nhiều cơ hội ấp ủ cho các tu sĩ Phật giáo sống ở phương Tây để gặp gỡ và chia xẻ sự thực hành, kinh nghiệm, niềm vui và nỗi buồn của họ. Nó còn là một dịp may cho những người bạn cũ kết nối lại thân tình và cho người khác có cơ hội gặp nhau lần đầu tiên.”[19] Trên các danh sách tham gia của năm vừa rồi gồm có nữ giới của nhiều quốc gia-35 phụ nữ từ 15 tông phái khác nhau của Phật giáo-nhiều nhất là nữ tu tại Hoa Kỳ.
Tính đa dạng này được thấy rõ nét bởi phạm vi rộng của công việc đối với nữ tu. Trước tiên, chùa Thousand Buddha ở Quincy, Massachusetts, được thành lập nữ tu Rev Yên Sik Kua Yen, một Ni sư xuất thân từ Hồng Kông. Vào cuối những năm 1980, Ni sư và Bổn sư của mình đã đến thăm khu vực này và nhận ra sự thiếu cơ hội cho Phật tử Quảng Đông với việc tu tập pháp môn Tịnh độ. Từ một căn nhà nhỏ ở một khu dân cư, Ni sư bắt đầu nới rộng thêm. Sáu năm sau, Ni Sư đã lãnh đạo cộng đồng trong việc xây dựng không gian ngôi chùa hiện tại của họ. Kuan Yên thừa nhận rằng vào thời điểm đó, thât khó khăn vì một người phụ nữ lãnh đạo cộng đồng, nhưng Ni sư luôn nhớ rằng giáo pháp của Đức Phật không phân biệt nam và nữ. Ni Sư và bốn sư cô khác điều hành hoạt động hàng ngày của ngôi chùa này-ngôi chùa lớn thứ hai của Phật giáo Trung Quốc ở New England, với 1.600 gia đình là thành viên chính. Ngôi chùa này gần đây đã mua thêm đất mới và xây thêm các khu nhà mới và có kế hoạch mở rộng chương trình giáo dục của mình cho Phật tử trẻ trong cộng đồng.[20]
Ở phía bên khác của quốc gia này, Tu viện nữ đầu tiên và duy nhất của Phật giáo Theravadan ở Tây Mỹ mở cửa vào tháng Tám năm 2005 tại Fremont, California. Được đặt tên Dhammadharini (Dhammadharini có nghĩa là duy trì Phật pháp pháp dưới hình thức nữ tính), tu viện này là "phục vụ với việc hỗ trợ và cung cấp các vật dụng cần thiết cơ bản cho Phật tử nữ và phục vụ cho sự hiểu biết và tu tập đối với con đường (đã chọn), đồng thời chia sẻ những thành quả và lợi ích với
cộng đồng địa phương, đại gia đình nhân loại và trái đất của chúng ta, vì lợi ích lâu dài và hạnh phúc của tất cả các hình thái của đời trong tất cả mọi miền vô hạn.”[21] Nằm trong một căn nhà ngoại ô, tòa nhà không giống như một tu viện nhìn từ bên ngoài. Nhưng bên trong hai tỳ khưu ni đang biến giấc mơ thành hiện thực. Năm năm trước, khi không có Tỳ kheo ni Theravadan Sanhas hay Tỳ kheo ni Viharas (những nơi cho nữ giới thực tập để trở thành tu sĩ) ở Bắc Mỹ, người sáng lập, Tỳ kheo ni Tathaaloka đã được sư trụ trì gần Wat Buddhanusura (một ngôi chùa Phật giáo ở Fremont) hỏi rằng có bao giờ cô nghĩ đến việc thành lập một tu viện. Câu hỏi này khiến cho cô suy nghĩ và ngày nay trở thành hiện thực, nhịp điệu hàng ngày của tu viện của ngôi chùa Ni-các nữ tu thức giấc lúc 5 giờ sáng để cầu nguyện, ăn sáng, và đi bộ qua khu phố quyên góp thực phẩm.[22] Trong thời gian đi bộ, các nữ tu "tụng đoạn tạ ơn, chúc phước lành cho những người cúng dường, và đôi khi tranh thủ thời gian nói chuyện với các nhà tài trợ về cuộc sống của họ, Giáo Pháp, và phương pháp sống trong tu viện Phật giáo, đồng thời trả lời bất kỳ câu hỏi và thắc mắc của người khác.[23]
Bên ngoài khu phố Lincoln, Vermont, nữ viện trưởng Khenmo Drolmo đang tiến hành mở Ni viện Phật giáo Tây Tạng đầu tiên tại Hoa Kỳ: Najra Dakini Nunnery . Ni viện đã tổ chức lễ Khánh thành vào cuối năm 2005 và bắt đầu xây dựng thiền đường, không gian tu tập, và thư viện /phòng học vào mùa xuân năm 2007, và các cư xá đã được xử dụng đầu năm 2008. Những người sáng lập hy vọng cuối cùng có được tám phụ nữ vào năm 2015. Trong khi xây dựng đang chờ đợi hoàn thành, các phụ nữ của dòng Kim Cương Dakini đã không chần chờ và bắt đầu công việc của họ. Ni viện hiện nay có hai vị đang thực tập, một người sẽ được thọ giới xuất gia vào mùa hè này. Công việc của viện trưởng Drolmo được thúc đẩy bởi tâm nguyện làm cho những lời dạy của nữ giới có thể trao truyền đến phụ nữ ngày nay và tương lai. " Một vài giáo huấn của nữ giới đã được ghi lại và tôi muốn làm cho những lời huấn thị đó trở thành hiện thực. Nhiều câu chuyện và huấn thị của Ni giới trong Phật giáo và trong văn học đã bị thất lạc.”[24] Bản thân Ni trưởng Drolmo là một trong những phụ nữ đã cải đạo theo Phật giáo vào những năm 1960 khi đang còn là một giáo sư. Nhưng điều đó dường như không có gì độc đáo và đặc biệt đối với Drolmo. Thực tế, Ni trưởng cho rằng, "Tôi đã không nhận ra đặc trưng giới tính của Phật giáo cho đến khi tôi đã đi đến Ấn Độ. Nữ giới làm giáo viên ở đó rất ít và họ không phải là một phần của nhận thức quần chúng về những nguời dạy Phật pháp.”[25] Ni viện là một sự nỗ lực để duy trì những giáo huấn và thay đổi nhận thức đó, đặc biệt là trong Phật giáo Tây Tạng.
Có cuộc tranh luận về sự hiện diện và vai trò của chư Ni ở Tây Tạng. Theo Drolmo, thông thường được biết có một ít nữ giáo thọ và các nữ tu ở Tây Tạng, nhưng hiện tại của dòng truyền thừa chính thức thì không rõ ràng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quyết định để thúc đẩy vấn đề xuất gia của nữ giới tại Tây Tạng bằng cách cho phép nữ giới phương Tây được xuất gia theo truyên thống Tây Tạng nhằm tạo thêm âm hưởng trong cuộc đàm thoại. Nhiều phụ nữ đã viết bài báo về sự xuất gia của nữ giới trong Kim Cương thừa (Phật giáo Tây Tạng) và nó đang được trình bày cho Tăng đoàn Tây Tạng vào mùa hè này.
Như thế đã rõ ràng, lịch sử của Phật giáo Hoa Kỳ là một lịch sử ảnh hưởng của phương Đông và hòa quyện với phương Tây, và ngược lại. Những con số ngày càng tăng của nữ giới Phật giáo xuất gia và tại gia ở Hoa Kỳ đang có sự tác động đến Phật giáo cả Đông và Tây. Ngoài ra quyết định như Đức Đạt Lai Lạt Ma để xem xét chặt chẽ hơn về vai trò của Ni giới trong Kim Cương thừa, một ví dụ minh chứng khác về sự qua lại giữa Đông và Tây là Dự Án của Ni Giới Tây Tạng Tibetan Nun Project (TNP). Có trụ sở tại Ấn Độ và Seattle, Washington, TNP hoạt động để cung cấp giáo dục và hỗ trợ cho Ni giới và ni viện từ tất cả các tông phái Phật giáo Tây Tạng ở Ấn Độ và Nepal.[26] TNP đã được thành lập vào năm 1987 "để cung cấp giáo dục và viện trợ nhân đạo cho Ni giới những người tị nạn từ Tây Tạng và các khu vực Himalaya của Ấn Độ. Thực phẩm, quần áo, nhà ở, và chăm sóc y tế cơ bản đã được tổ chức.” Ngày nay, TNP hỗ trợ năm ni viện và hơn 500 nữ tu.’[27] Dự án hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe và tiếp cận với lương thực và giáo dục. Chúng giúp đỡ sự tái định cư của người tị nạn Tây Tạng, và TNP huấn luyện phụ nữ hướng tới tự lập và thúc đẩy vai trò lãnh đạo trong các cộng đồng của họ. TNP cũng làm việc để thiết lập nhiều điều kiện thuận lợi cho Ni giới Phật giáo. Nói rộng hơn, TNP nhằm mục đích cải thiện tình trạng của Ni giới Phật giáo trên toàn thế giới.[28]
Nữ Phật Tử & Chủ Nghĩa Dấn Thân
Khi Tiến sĩ Chris của trường Đại học Queen of Harvard lên danh sách các đặc điểm nổi bật "Phật Giáo Hoa Kỳ," ông bao gồm các hoạt động xã hội như là một phần của những gì làm cho điều này duy nhất được lặp lại nhiều lần.[29] Vai trò của nữ giới trong Phật giáo dấn thân là đa dạng và với phạm vi lớn như tính cách của nữ giới. Các ví dụ dưới đây cho chúng ta một cảm giác về những cách thức mà nữ giới hoạt động xã hội xung quanh quan hệ chủng tộc, đối thoại tín ngưỡng, chức trách của trại giam, và hoạt động chính trị bên ngoài Phật giáo.
Quan Hệ Chủng Tộc
Khi Jan Willis, một học viên Phật giáo, một học giả và là một phụ nữ da đen từ Alabama, nói về chuyến đi của mình cho một nhóm thiền London vào năm 2001, cô vừa thấy 31 trong số 40 người da đen, và kêu lên: “Phật tử da đen! Trong 25 năm trong Phật giáo, tôi chưa bao giờ thấy như vậy trong Tăng đoàn. Tôi cảm thấy rất hưng phấn. Thật tuyệt vời !"[30] Nhóm thiền Alicia Carroll của Dorchester, Massachusetts, hiểu được tình cảm của Willis. Trở về từ một chuyến đi đến Trung Quốc đã khơi dậy sự thích thú của cô đối với Phật giáo, cô nhớ lại lần đầu tiên cô đã đến với một nhóm thiền tại tăng thân Boston Old Path. Cô ta kể với Vanessa Jones của tờ Boston Globe, "Tôi rất nhát gan đi vào đó. Thấy và nhìn vào bên trong- Ồ, tôi là người duy nhất về màu da." Trong sự hưởng ứng, Carroll và người phụ nữ khác ở Dorchester đã bắt đầu đưa lên trang báo về “Nhóm Người Da Màu Ngồi Thiền” trong một ngôi nhà của phụ nữ. Tờ Boston Globe cho rằng trung bình chừng mười người có mặt vào buổi thiền tọa vào chiều thứ sáu hàng tuần.[31]
Đối Thoại Tín Ngưỡng
Tín ngưỡng đối thoại đã sôi sục trên màn hình radar tập thể của các Phật tử Mỹ. Toàn bộ mùa hè năm 2006 ấn bản của tác phẩm Chuyển Vận Bánh Xe (Turning Wheel) được dành riêng cho "Sự Đối Thoại Niềm Tin & Hành Động" giữa các tín đồ Phật giáo, Hồi giáo, Kitô hữu và người Do Thái. Ni sư Rev. Sik Kuan Yen ở chùa Thousand Buddha tại Quincy, Massachusetts, đang làm việc trong một phần của hoạt động liên Tôn trong khu vực của mình. Tương tự như vậy, Ji Hyang Sunim, một sư cô trong dòng Thiền Hàn Quốc, tham gia vào nhóm Tu Sĩ Boston và Các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo về Đối Việc Đối Thoại Tín Ngưỡng (Boston Clergy & Religious Leaders Group for Interfaith Dialogue). Được thành lập trên sự tôn trọng về đa văn hóa và tôn giáo của khu vực trung tâm Boston, nhóm này được cam kết đối thoại xuyên qua các biên giới tôn giáo. Thành viên của nhóm họp mặt hàng tháng để thảo luận về các chủ đề khác nhau nhằm “đạt được kết quả tốt đẹp từ những cuộc đối thoại đặc biệt và giúp nhau hiểu biết, học hỏi và chúc mừng nhau như các các thành viên và các đối tác trong tôn giáo."[32] Sự lãnh đạo của Sunim đã là quan trọng đối với việc duy trì sự tổ chức của nhóm và sự gặp gỡ thường xuyên. Mục tiêu của cô ta "khuyến khích những cách thức mới về việc nhận diện sự tương quan của chúng ta trong thành phố ngày càng đa dạng này.”[33] Sunim đã tham gia với nhóm mười hai mười ba năm nay. Cô được mời tham gia bởi một người bạn nữ tu Kitô giáo và tìm thấy một đối tác tín ngưỡng làm việc như một người bạn tự nhiên với Phật giáo. Cô nói, thực sự nhóm nầy bắt đầu như là một nhóm đại kết Kitô giáo, "Tôi chắc chắn là người Phật tử đầu tiên và nó đã làm tôi lúng túng trong lúc nầy. Phải mất một thời gian để vượt qua ‘những cái bánh mỳ làm như thế nào đây?"’[34] Tuy nhiên, nhóm đã kiên trì. Mùa thu này, họ sẽ tiếp tục tăng sự đa dạng về các quan điểm bằng cách mời một phụ nữ Hồi giáo là một phần của Ban chỉ đạo.
Trong sự nỗ lực thú vị của Liên tôn bởi các nữ tu Phật giáo, các nữ tu Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Kitô giáo đối tác ở Bắc Mỹ đã bắt đầu một loạt cuộc đối thoại tín ngưỡng được gọi là "Nữ tu ở phương Tây." Hội nghị đầu tiên vào năm 2003 và sau đó tháng 5 năm 2005, chỉ hơn 25 phụ nữ tụ tập để thảo luận về thực hành chánh niệm, thiền định, việc ứng dụng các cuộc đối thoại như là một cách để đạt được hòa bình thế giới, sự cân bằng cần thiết giữa thực hành thiền định, thực hiện từ bi, và thực tập võ quyền. [35]Tỳ Kheo Ni Thubten Chodron, một nữ tu Phật giáo thuộc Tông Phái Tây Tạng và người sáng lập chùa Sravasti Abbey tại bang Washington (xem nghiên cứu của Adrew Housiaux: History of Sravasti Abbey, Daily Life at Sravasti Abbey, Generosity in Action: Dana at Sravasti Abbey, Supporters of Sravasti Abbey) đánh giá cao tầm quan trọng của các loại đối thoại: "Sức mạnh của nữ giới các tôn giáo khác nhau đáp ứng với nhau và chia sẻ trong sự hài hòa không không thể sai được. Mặc dù một mình chúng ta không thể chữa trị được căn bệnh của thế giới, chúng ta có thể cung cấp một sự điển hình về lòng mong ước đối với người khác, và sự thỏa đạt của chúng ta là sự đóng góp cho nền hòa bình thế giới.”[36]
Đặc Trách Công Tác Tại Nhà Tù
Chương trình the Buddhist Peace Fellowship’s nation-wide Prison Program (nhà tù đa dân tộc của thân hữu Phật giáo hòa bình) bắt đầu vào năm 1998 bởi Diana Lion. Nhiệm vụ của họ tạo nên thiện cảm chung về Phật tử-người đặc trách công tác tại nhà tù: Chương trình nhà tù là " hợp tác chặt chẽ để làm việc với những tù nhân, gia đình của họ, và tất cả người liên hệ khác với hệ thống nhà tù để tiến hành hệ thống hóa bạo lực bên trong sự phức tạp của nhà tù kỹ nghệ.”[37] Jenny Philips, một chuyên gia về y học lâm sàng và cũng là một thiền giả ở Concord, Massachusetts, đã trãi qua bốn năm thực tập về thiền Vipassana tại Donaldson Correctional Facility của bang Alabama. Theo tài liệu của Philips, Tự Do Đằng Sau Quán Bars, phát hành vào mùa thu năm 2006. Tài liệu này "Kể về câu chuyện của một nhóm tù nhân bị tuyên án chung thân, họ đã trãi qua khóa tu mười ngày thiền tịnh khẩu Vipassana.”[38] Hồ sơ phim cá nhân tham gia trong chương trình này cũng đã cho thấy dấu hiệu thay đổi bên trong họ như một kết quả về sự tu tập này.
Philips đã từng dạy thiền cho bệnh nhân điều trị của cô trong nhiều năm và, trong những năm 1990, cô bắt đầu tình nguyện với một chương trình rộng cung cấp thiền Vipassana trong các nhà tù Massachusetts. Thiền Vipassana (hoặc Minh Sát Thiền) “được thành lập theo định hướng thiền nhập thất với nhiều trung tâm ở phía nam và Đông Nam Á ... Vipassana được sử dụng để thúc đẩy sự tỉnh giác trong hiện tại đối với các hiện tượng thoáng qua nơi tâm thân."[39] Trong khi làm việc nhà tù bí mật ở Shirley bang Massachusetts, cô bắt đầu nghe những câu chuyện của các nhóm thiền tù nhân tại cơ sở cải huấn Donaldson. Sau một chuyến thăm cơ sở này vào năm 1999, cô đã dành ba năm sau đó với kế hoạch và xin phép tổ chức một khóa thiềnVipassana mười ngày tịnh khẩu và cho phép một nhà quay phim làm việc trong nhà tù với an ninh chặt chẽ. Năm 2002, Donaldson đã trở thành nhà tù đầu tiên ở Bắc Mỹ có tổ chức một khóa tu mười ngày Vipassana. Và những năm sau được tiếp tục như thế, sự thử nghiệm tâm lý của Philips đã chỉ ra rằng những người tham gia “giảm bớt sự nổi loạn và có nhiều khả năng điềm tĩnh hơn"[40] Cô cũng tự hỏi nếu pháp thiền là một phần phúc lợi với các tù nhân là bởi vì "cuộc sống là rất khó khăn trong nhà tù; người ta quan tâm nhiều hơn về nhu cầu nội tâm của họ và khi một cái gì đó tác động đến họ, họ sẽ ôm lấy chúng.”[41] sự hành thiền của Philips đã được ảnh hưởng bởi công việc của cô tại Donaldson. Cô đã thực tập thiền khoảng mười lăm năm nay, kinh nghiệm này đã giới thiệu cô với các chi tiết cụ thể của thiền Vipassana, sự thực tập mà cô thực hành thường xuyên trong hiện tại.
Hoạt Động Chính Trị
Suy nghĩ về Phật tử những người thực hiện hoạt động chính trị là hình dung những hình ảnh nổi tiếng của các nhà sư Việt Nam tự thiêu thân để phản đối chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, Phật tử đang hoạt động trên một phạm vi bao quát các vấn đề: các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, môi trường, và chăm sóc sức khỏe v.v… Một trong những con đường cho Phật tử hành đạo bao gồm vào những vấn đề này là thông qua chương trình Buddhist Peace Fellowship’s Buddhist Alliance for Social Engagement (BASE) )chương trình của hội Liên minh Phật tử dấn thân của thân hữu Phật giáo hòa) bắt đầu bởi một phụ nữ tên là Diana Winston.
Khi Winston 26 tuổi, cô đã được thực hành Vipassana trong nhiều năm nhưng đã bắt đầu tự vấn về những gì cần phải tiếp tục trong đời sống của cô. Cô có ấn tượng bởi tầm quan trọng của sự hợp tác về sự phục vụ, hoạt động xã hội, và thực hành Phật Pháp với cộng đồng, cô đã đề xuất việc tạo ra chương trình BASE dưới sự bảo trợ của hội Buddhist Peace Fellowship. Những gì bắt đầu như là một thử nghiệm trong "sự hợp nhất của trí tuệ xã hội mới phương Tây ... với trí tuệ Phật Pháp phương Đông"[42] đã trở thành một mạng lưới mạnh mẽ của Phật tử dấn thân trên khắp đất nước. Theo trang web của nó, "BASE cung cấp cho sáu tháng bảo trợ các cộng đồng đối với việc nghiên cứu và tham gia xã hội của Phật giáo. Tham gia làm việc hoặc tình nguyện viên làm công tác phục vụ hoặc xã hội, và cung ứng thường xuyên cho sự nghiên cứu, hỗ trợ, thảo luận, đào tạo, và thiền định. Có các cuộc họp hàng tuần và các ngày tu tập hàng tháng."[43] Những nhóm này hoặc là nằm trên một địa điểm hoặc hình thành xoay quanh những người đồng sở thích trong các nhóm, ví dụ: có những nhóm có trụ sở ở San Francisco, người già tập trung vào các nhóm, các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và các nhóm tổ chức tu tập cho nhà tù. Trang web hoạt động của Winston mô tả BASE như “một tổ Phật giáo đầu tiên phục vụ tình nguyện viên, một loại quân đoàn hoà bình của phật giáo ở thành thị.”[44] BASE là một phương cách dành cho Phật tử thực tập, thể hiện và hoạt động trong những phong trào cải cách xã hội. Kể từ khi thành lập vào năm 1995, BASE đã làm việc với hơn 200 người. Trong tháng Tám năm 2006, BASE có thêm bốn nhóm trong mạng lưới của mình. Trong khi Winston không còn là điều phối viên của chương trình BASE (cô hiện đang làm việc với ThinkSangha), cô tiếp tục "chia xẻ Phật pháp đi vào xã hội, nhắc nhở các thành viên Tăng đoàn là thực hành thiền định và đừng có làm cho thế giới xa lạ với những người bạn đồng chí hướng của chúng ta.”[45]
Nữ Giới Phật Giáo trong Học Viện
Vào giữa những năm 1970, Phật tử Diana Paul xuất bản cuốn Nữ GiớitrongPhật Giáo- một bản dịch về các Kinh (Phật giáo) đã được trình bày, và một vài điều đề cập đến nữ giới Phật giáo trong thế kỷ thứ sáu. Với cuốn sách này, Paul đã trở thành một trong những học giả đầu tiên tại Mỹ để theo dõi chính thức vai trò lịch sử của nữ giới trong Phật giáo. Sau những bước chân này, Phật tử Rita Gross là phụ nữ đầu tiên trong giới học viện với việc quan sát nghiêm túc về chủ nghĩa nữ quyền và Phật giáo tại Mỹ đầu những năm 1990, Gross xuất bản cuốn Phật Giáo Đằng Sau Chế Độ Gia Trưởng, trong đó cô lập luận chi tiết về những vai trò của phụ nữ trong Phật giáo và sau đó hình dung tương lai của Phật giáo qua hai giới tính.[46] Xử dụng các phương pháp tương tự như các nhà thần học Kitô giáo và DoThái giáo của một vài thập kỷ trước cô, Gross đã bắt đầu “làm việc hướng đến vai trò giới tính và bình đẳng tính trong các nghi lễ, để thúc đẩy nữ giới vào vị trí lãnh đạo, và, cuối cùng, nữ giới hoàn toàn trở thành bình đẳng như các bậc thầy Phật giáo."[47] Hôm nay, công việc của Gross là khuyến khích nữ Phật tử nên "biết những gì liên quan với quá khứ, như thế họ có thể đưa ra quyết định về việc duy trì những truyền thống có giá trị hoặc định hình lại di sản thừa kế không đầy đủ từ quá khứ."[48]
Kể từ giữa những năm 1980, nữ giới Phật giáo đã tuyên bố một sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ trong giới học viện. Lướt qua các trang web các khóa Tôn giáo học của các trường Cao đẳng và Đại học đã cung cấp bằng chứng với những câu chuyện. Ví dụ, Jan Willis, học giả Phật giáo Tây Tạng và là một học giả , phụ trách một khóa học hàng năm được gọi là "Nữ giới và Phật giáo" tại Đại học Wesleyan. Khóa học xử dụng "kinh điển Phật giáo trình bày các quan điểm truyền thống về phụ nữ cũng như những tài liệu hiện còn đã cho thấy các khía cạnh của cuộc sống của nữ giới Phật giáo trong thời cổ đại và đương đại ... [để] cố gắng để hiểu được những giá trị và sự liên quan đưa đến, hạn chế và / hoặc uỷ quyền những giá trị với phụ nữ như vậy.”[49] Số lượng chính xác của các nhà Phật Học nữ giới thì chưa được biết. Trong năm 1999, Tiến sĩ Charles Prebish tại Penn State đã công bố một cuộc khảo sát về các học giả Phật giáo để thăm dò có bao nhiêu người mà ông ta gọi là "học giả-hành giả," có nghĩa rằng họ không chỉ giảng dạy nghiên cứu học thuật của Phật giáo, nhưng, giống như Jan Willis, cũng là người tu tập. Trong khi các dữ liệu mà ông ta thu thập được không ai có giới tính cụ thể, ông ta tiếp tục theo dõi bằng nghiên cứu. Trong danh sách của 185 học giả Phật giáo, ông đã nhận được 150 phản hồi và 35 trong số họ là phụ nữ. "Khi tôi bắt đầu nghiên cứu Phật giáo trong giữa những năm 1960," ông nói, "đã có hầu như không có các nhà Phật Học nữ."[50] Hôm nay, Janet Gyatso của Đại học Harvard là đồng chủ tịch của ngành Phật giáo học của Học viện Tôn Giáo của Mỹ và Prebish cho rằng số lượng của các nhà Phật Học nữ và học giả nữ và là hành giả đang phát triển.
Một trong những nhà nghiên cứu Phật Học gần đây là Tiến sĩ Sharon Suh, một học giả Phật giáo tại Seattle University. Suh vừa xuất bản cuốn Là Phậttửtrong Một Thế GiớiKitô Giáo: Bàn về giới tính và cộng đồng trong một ngôi chùa Hàn Quốc-Mỹ (2004), tác phẩm này là một kết quả cao nhất của hai năm nghiên cứu dân tộc học tại chùa Sa Chal ở Phố Hàn Quốc thuộc về Thành phố Los Angeles, California. Mục đích của cuốn sách là giải đáp thắc mắc: "Làm thế nào để các Phật tử người Mỹ gốc Hàn Quốc sống cuộc sống của họ và tạo nên ý nghĩa tích cực của bản thân trong những bối cảnh xáo trộn?"[51] Cộng đồng Phật tử Mỹ gốc Hàn là một nhóm thiểu số trong đa dân tộc-đa phần người Mỹ gốc Hàn là con chiên nhà thờ, và nghiên cứu cho thấy có ít nhất 2.800 nhà thờ thiên chúa giáo Hàn Quốc tại Mỹ. Tuy nhiên, không thể bỏ qua 89 ngôi chùa Phật giáo Hàn Quốc ở Mỹ…, vào năm 2000.[52] Cô ta đã phỏng vấn đối với thế hệ nữ giới nhập cư đầu tiên tại chùa Sa Chal, Suh tìm thấy rằng: Thành viên và Phật tử của chùa cho rằng hoạt động của họ như những biểu tượng của quê hương đất nước, thúc đẩy ... sự hội nhập hài hòa vào một môi trường văn hóa mới. Tôn giáo cung cấp một vài điều gì đó đối với những phụ nữ này, họ có một cảm giác thoải mái ở nơi một cộng đồng quen thuộc bằng cách giảm bớt một số căng thẳng của việc nhập cư và duy trì phụ nữ trong một khung cảnh truyền thống đó là những nơi an toàn của những gì họ bỏ lại phía sau.[53]
Với cách này, ngôi chùa cộng đồng là một hệ thống hỗ trợ cho nữ giới thoát khỏi sự cô đơn và cô lập. Đối với phụ nữ khác, giáo pháp đem đến một cảm giác tự lập-"bản sắc Phật giáo dựa trên việc ‘tìm kiếm và hiểu biết đối với tự tâm’ cung cấp cho phụ nữ một cơ hội để tái tạo bản sắc của họ từ công việc nội trợ và giữ nhà cho đến ‘công việc của người người Mỹ cũng tự làm chủ lấy mình. '"[54]
Suh kể về câu chuyện của một người phụ nữ lớn lên trong một gia đình Phật giáo ở Seoul. Khi còn là một thiếu nữ, gia đình cô cải đạo sang Kitô giáo. Khi cô chuyển cô đến Los Angeles vào năm 1973, cô tiếp tục đi nhà thờ “ngoài thói quen." Sau hai lần ly hôn, cô rời Thiên chúa giáo và trở về Phật giáo, một phần bởi vì sự “phạm tội” mà cô đã mắc phải ở nhà thờ qua những lần kết hôn thất bại. Suh đã phát hiện ra rằng "Phật giáo cho phép một phụ nữ vượt qua sự kỳ thị xã hội về sự ly hôn và cung cấp một phương pháp nâng đỡ mới sau khi tan rã cuộc hôn nhân của mình."[55]
Hầu hết, sự nghiên cứu của Suh là dành cho thế hệ người Mỹ gốc Hàn đầu tiên.Thỉnh thoảng, một trong những phụ nữ này thảo luận về mối quan tâm đối với tương lai của chùa Sa Chal và chính Suh được ghi nhận một số ít của thế hệ Phật tử thứ hai tại các buổi lễ vào ngày chủ nhật.[56] Kết quả là, Suh kết luận nghiên cứu của mình không chắc chắn về tương lai của chùa Sa Chal. Nghiên cứu chuyên ngành của Suh cung cấp sự hiểu biết trong nhiều cách mà nữ giới đang suy nghĩ về bản chất phức tạp của Phật giáo tại Hoa Kỳ.
Từ một quan điểm hơi khác nhau, Ji Hyang Sunim của nhóm Tu sĩ Liên tôn tại Boston cũng tham gia vào cộng đồng học thuật là Cố vấn của Phật giáo của cộng đồng Phật tử tại Wellesley College, một trường đại học cộng đồng dành cho tất cả phụ nữ ở Wellesley, Massachusetts. Nhóm này mở các khóa thiền cứ hai lần một tuần, tĩnh tâm, Pháp thoại, mời diễn giả đến khuôn viên trường và các sự kiện đặc biệt khác (năm ngoái, họ đã tổ chức sáu nữ tu Tây Tạng làm một mạn đà la cát). Như một cố vấn, Sunim cung cấp "các khóa thiền chính thức, hỗ trợ và lãnh đạo các trường đại học cộng đồng xung quanh các vấn đề tinh thần và đạo đức.”[57] Sunim cho rằng thực hành Phật pháp là một phần của những gì giúp Phật tử nhìn thấy xuyên qua sự bận rộn của cuộc sống trên một khuôn viên đại học: “Thiền thực sự dạy bạn nhìn mọi thứ từ quan điểm khác nhau "[58] Đối với Sunim., sự thách thức trong Phật giáo là việc thự hành thiền định để giúp bạn nhìn thấy bức tranh lớn hơn, để vượt qua sự căng thẳng mỗi ngày. Điều này thu hút nhiều sinh viên vào cộng đồng Phật giáo: "Thiền là một phép chữa bệnh hoàn hảo."[59] Công việc của Suh và Sunim đã chỉ ra hai cách khác nhau mà Phật giáo đang phát triển hiện tại trong thế giới học thuật tại Hoa Kỳ và vai trò nữ giới đã hiện diện trong đó.
Nữ Phật Tử & Nghệ Thuật
"Phật giáo, nghệ thuật và hoạt động xã hội tất cả tương quan cùng nhau... phong trào Phật giáo nhập thế hiện tại nhấn mạnh rằng tất cả mọi thứ là phụ thuộc lẫn nhau và liên kết với nhau, với việc bồi dưỡng một ý thức trách nhiệm toàn cầu."[60] Đây là loại giao nhau giữa Phật giáo và nghệ thuật đang được thể hiện bởi nữ giới Phật giáo trong nhiều cách rộng lớn. Hai bức ảnh chụp về phụ nữ đang làm việc cung cấp một cái nhìn thú vị đối với Phật Giáo Hoa Kỳ.
Hai mươi sáu tuổi, Vaughn Bell, một học viên điêu khắc và Zen, lớn lên trong một gia đình bình thường ở Syracuse, New York. Trong suốt tuổi trẻ của mình, cô đã tìm hiểu Phật giáo và mẹ cô đã liên hệ với Trung tâm Syracuse Zen. Trong thời gian học đại học, cô bắt đầu tham gia các lớp học về Phật giáo, đọc sách về sinh thái học và Phật giáo. Cô bắt đầu thực hành Phật pháp chính thức trong truyền thống Rinzai Zen khoảng năm 2000.
Tác phẩm nghệ thuật của Bell có liên quan với sự tương tác giữa con người và môi trường. Những tác phẩm gần đây của cô có tầm xa từ khu vườn Zen di động đòi hỏi người xem phải chú ý nơi họ sống và tại sao. Đối với Bell, "Phật giáo và nghệ thuật là hoàn toàn gắn bó với nhau. Cả hai đều là sự thực tập đối với câu hỏi "[61] Ví dụ, mối quan hệ giữa thực vật và con người là một câu hỏi đạo đức đối với Bell, có liên quan đến sự thực hành của cô. Cô nhấn mạnh rằng "phần của thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng bạn không riêng biệt. Nghệ thuật là một phần của quá trình đó. "[62]
Thoạt nhìn, công việc Bell không gây nên sự thét lên "Phật giáo!" Không có hình tượng của Đức Phật hay ngôi chùa có thể nhìn thấy trong tác phẩm, nhưng đối với Bell, sự kết nối là quá rõ ràng,- "là một nghệ sĩ, nó có rất nhiều kỷ luật, sức chịu đựng và niềm tin trong quá trình của riêng tôi. Thực hành thiền là một phần của những gì giúp tôi làm điều đó. "[63] Ngoài ra, thiền như một công cụ tạo nên tác phẩm nghệ thuật của cô, Bell cũng thấy thiền chính nó như là một hình thức nghệ thuật. Không chỉ là sự thực tập thiền và các nghi lễ vì đó là nghệ thuật đối với quyền riêng của họ, nhưng đặc biệt hơn thiền đang được tái lập cho việc thực hành trong nhiều cách tại Hoa Kỳ. Sự gặp gỡ của Bell với Phật giáo là xuyên qua một nữ giáo thọ và một Tăng thân của những phụ nữ mạnh mẽ ở Syracuse. Cô ta nhận ra Rinzai Zen có một lịch sử và khuôn mẫu gia trưởng, Bell nghi ngờ về sự quan tâm của mình sẽ được nuôi dưỡng nếu không dành cho nữ giới và những phương cách tinh tế mà họ đang thay đổi không gian bên trong Phật giáo. Ví dụ, một phần của sự thực hành Thiền Rinzai là xướng lễ tất cả tên nam giới trong hệ thống truyền thừa. Tại Trung tâm Zen Syracuse, Roko Sherry Chayat đã chèn vào những tên của nữ giới vào dòng truyền thừa đó. Đối với Bell, thay đổi tinh tế trong phương cách thiền đang được thực thi bởi những người ở Mỹ làm cho thiền ở trong hình thái của nghệ thuật. Những thay đổi này là bằng chứng của "các kết nối sinh động [trong các cộng đồng] ... và [sự thay đổi] rất cần thiết với những gì mà loài người ngày nay đang làm."[64] Họ cũng là một phần của những gì truyền cảm hứng cho Bell như một nghệ sĩ Phật giáo.
Sumi Loundon, một hành giả của thiền Vipassana Phật giáo, cũng là một người phụ nữ trẻ Phật giáo đang hòa quyện nghệ thuật và sự thực hành Phật giáo. Trong khi Bell tập trung vào mối quan hệ con người với môi trường, Loundon tập trung vào vai trò hiện đại của Phật tử trẻ tuổi tại Hoa Kỳ. Thêm vào sự trợ lý giám đốc của Barre Center of Buddhist Studies ở thành phố Barre, Massachusetts, Loundon là biên tập viên của hai sưu tập tiểu luận sưu khảo bởi Phật tử trẻ -Blue Jean: Buddha and The Buddha’s Apprentices. Sumi Loundon giải thích sự quan tâm của mình
trong việc giới thiệu như sau:
Bảy năm trước, trong khi nấu ăn và dọn dẹp như một tình nguyện viên tại một trung tâm thiền New England, điều này tác động đối với tôi đó là tôi được bao quanh bởi những người của thế hệ cha mẹ tôi. Cuộc trò chuyện của chúng tôi xoay quanh những kỷ niệm của những năm 60, trẻ em rời trường Đại học, và các kế hoạch hưu trí. Lúc mà tất cả những người độ tuổi của tôi, chừng hai mươi tuổi?”[65]
Khi được hỏi về sự nhận thức của cô như một người phụ nữ ảnh hưởng đến Phật giáo của mình, Sumi ngạc nhiên, nếu là một người Phật tử "tôi có nhạy cảm về quyền thế phát xuất giữa những cộng đồng ... vẫn còn sự một sự thống trị ngấm ngầm của nam giới và cộng đồng tâm linh có một xu hướng là thoát ra khỏi nó. Ví dụ, tôi là một người mới của Ban giám đốc của một tổ chức Phật giáo và một người cũ hơn đề nghị tôi gây quỹ bởi vì tôi là một người trẻ, một phụ nữ hấp dẫn.”[68] có những điều mà cô ta hy vọng thấy sự thay đổi trong mười năm tới-“chúng ta cần tiếp tục duy trì những câu hỏi sống động của đạo đức và sức mạnh. Chúng ta vẫn còn có nhiều điều nâng cao nhận thức để hành động. Tôi nghĩ rằng phụ nữ lớn tuổi trong Phật giáo có một nghĩa vụ duy trì bộ nhớ tiếp tục.”[52] "cố gắng bắt nhịp cầu của thời đại này vào trong Phật giáo với tác phẩm nghệ thuật của mình, phần kết luận Sumi về The Buddha’s Apprenticesbao gồm các hưởng ứng của một số người lớn tuổi nổi tiếng trong truyền thống (chẳng hạn như Hòa thượng Thích Nhất Hạnh và Hòa thượng Yifa) đối với suy nghĩ của các ngài, tự thân các ngài cũng là những Phật tử trẻ trước đây. Sự khôn ngoan của thế hệ cũ, Sumi khẳng định, có thể thực sự hữu ích để hướng dẫn cho cuộc hành trình của Phật tử trẻ.
Kết Luận
Cho dù họ là nữ giới xuất gia truyền trao giáo pháp cho người khác, hoặc là những giáo viên, hoặc các nhà hoạt động truyền đạt Phật pháp, nữ giới đang dàn xếp không gian bên trong các cộng đồng Phật giáo tại Hoa Kỳ từ việc mở ra nhiều góc độ . Các hội nghị và cuộc họp mặt đầu năm của phụ nữ trong những năm 1980 đã cung cấp một số nền tảng quan trọng cho cuộc hội thoại trên tiếp tục về vai trò của nữ giới trong Phật giáo. Tất nhiên, nữ giới đã là một phần quan trọng của Phật giáo trong nhiều thế kỷ, nhưng tài liệu về vai trò của họ là thiếu sót và có thể sẽ tiếp tục là trọng tâm của sự nghiên cứu chuyên ngành đối với nữ giới Phật giáo. Hôm nay, các nữ tu sĩ Phật giáo và các giáo thọ đã lót đường vai trò chính thức đối với nữ giới trong trong truyền thống và tại Hoa kỳ cũng như Quốc tế. Quan hệ chủng tộc, đối thoại tín ngưỡng, Bộ trưởng nhà tù và các hoạt động chính trị là quan trọng đối với hoạt động xã hội của nữ giới và lý tưởng Phật giáo của họ. Các nữ học giả Phật giáo đang hòa nhập Phật giáo vào trong những ngành học mà họ yêu thích tại các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ. Các Nghệ nhân Phật giáo đang tìm cách để ứng dụng Phật giáo như một công cụ của sự sáng tạo. Tương lai của Phật giáo ở Hoa Kỳ sẽ tiếp tục được hình thành bởi các hoạt động và công việc của nữ giới , những người đang khám phá những bước sáng tạo để xác lập không gian bên trong truyền thống.
1 Gross, Rita. “How American Women are Changing Buddhism.” Shambhala Sun. July, 2005.
Shambhala Sun online. Accessed 13 April 2006.
<http://www.shambhalasun.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1319&Itemid=0>
2 Seager, Richard Hughes. Buddhism in America. Columbia Contemporary American Religion Series.
New York: Columbia University Press, 1999:185.
3 Gross, 2.
4 Gross, 2.
5 Sidor, Ellen, ed. A Gathering of Spirit: Women Teaching in American Buddhism. Cumberland, Rhode
Island: Primary Point Press; 1987: 4.
6 Boucher, Sandra. Turning the Wheel: American Women Creating the New Buddhism. 2nd edition.
Boston, Massachusetts: Beacon Press; (1988) 1993: 1.
7 Clemente, Schuyler. “Exploring ‘Women Practicing Buddhism’” in NewsSmith online. Accessed 17 April
2006. < http://www.smith.edu/newssmith/winter2005/buddhism.php>
8 Tworkov, Helen. “Just Power: A Reflection of 50 years of American Women Buddhists.” in Tricycle.
Winter 2005: 58-61+ 116-7: 59-60.
9 Dharma Women website. Accessed 17 April 2006. <http://www.dharmawomen.org
10 Seager, 198.
11 Seager, 186.
12 Drolmo, Khenmo. Abbess, Vajra Dakini Nunnery. Telephone Interview. 16 June 2006.
13 McLeod, Melvin, discussion moderator. “Women’s Liberation” in Shambhala Sun, July 2005.
Shambhala Sun online. Accessed 13 April 2006.
<http://www.shambhalasun.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1405&Itemid=243>.
14 McLeod, 4.
15 McLeod, 6.
16 McLeod, 6-8.
17 Seager, 13. and Rev. Patti Nakai, “Women in Buddhism.” The Living Dharma online. Accessed 7 July
2006.
<http://www.shambhalasun.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1405&Itemid=243>.
18 Email with Venerable Thubten Chodron and Dr. Janet Gyatso of Harvard Divinity School. June 2006.
19 “Eleventh Western Buddhist Monastic Conference” on Urban Dharma website. Accessed 19 June
2006. < http://www.urbandharma.org/shasta05/page4.html>
20 Yen, Rev. Sik Kuan. Founder and Director, Thousand Buddha Temple. Personal Interview.
Translator: Rodney Yeoh and Rev. Dr. Dhammapida. 27 June 2006.
21 Dhammadharini website. Accessed 14 June 2006. < http://www.dhammadharini.org/>
22 Jones, Jonathan. “Buddhist retreat for women opens” Oakland Tribune. 22 August 2005. Oakland
Tribune online. Accessed 16 June 2006.
http://findarticles.com/p/articles/mi_qn4176/is_20050822/ai_n15813521
23 Tathaaloka Bhikkhuni. Email conversation. 6 August 2006.
24 Drolmo. Telephone Interview 16 June 2006.
25 Drolmo.
26 Tibetan Nuns Project website. Accessed 15 June 2006. < http://www.tnp.org/>
27 Tibetan Nuns Project website.
28 Tibetan Nuns Project website.
29 Queen, Chris. “Buddhism in America” course. Class Discussions. Harvard Divinity School. Fall 2005.
30 Pintak, Lawrence. “’Something Has to Change’: Blacks in American Buddhism.” Shambhala Sun.
September 2001. Shambhala Sun online. Accessed 1 May 2006.
<http://www.shambhalasun.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1741&Itemid=0?>
31 Jones, Vanessa. “The Way of Oneness” Boston Globe online. 19 April 2006. Accessed April 2006.
http://www.boston.com/news/globe/living/articles/2006/04/19/the_way_of_oneness?mode=PF%2020
32 Boston Clergy & Religoius Leaders Group for Interfaith Dialogue website. Accessed 15 June 2006.
<http://www.bostonclergygroup.org/>
33 Sunim, Ji Hyang. Personal website. Accessed 21 June 2006. <http://www.naturalwisdom.
org/background.html>
34 Sunim. Ordained nun in Korean lineage. Telephone Interview. 23 June 2006.
35 “The American Monastic Newsletter” on Order of St. Benedict website. Accessed 15 June 2006.
<http://www.osb.org/aba/news/2005/octa.html>
36 “The American Monastic Newsletter.”
37 Buddhist Peace Fellowship website: The Prison Project. Accessed 21 June 2006.
<http://www.bpf.org/html/current_projects/prison_project/prison_project.html>
38 Phillips, Jenny. Press release: Freedom Behind Bars. Received via email, 22 June 2006.
39 Seager, 146.
40 Philips, Jenny. Producer, Freedom Behind Bars. Telephone Interview. 23 June 2006.
41 Philips.
42 Winston, Diana. “Socially Engaged Buddhism Inside-Out” in Sumi Loundon, ed. Blue Jean Buddha:
Voices of Young Buddhists. Wisdom Publications: Somerville, Massachusetts; 2001: 182-88: 185-6.
43 Buddhist Peace Fellowship: BASE Introduction. Accessed 21 June 2006.
<http://www.bpf.org/html/current_projects/base/base.html>
44 Winston, Diana. “Wide Awake: A Buddhist Guide for Teens.” Accessed 21 June 2006.
<http://www.wide-awake.org/about.html>
45 Winston in Loundon: 187-88.
46 Gross, Buddhism After Patriarchy. Albany, New York: State University of New York Press; 1993: 222.
47 Gross, “How American Women are Changing Buddhism.”
48 Gross, Buddhism After Patriarchy: 26.
49 Willis, Jan. “Women and Buddhism.” Course Syllabus from 2006-07 Wesleyan University Catalog.
Accessed 17 April 2006.
https://iasext.wesleyan.edu/regprod/!wesmaps_page.html?crse=006597&term=1069
Trích từ: E Book 3D (dạng sách đọc): Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới - Thích nữ Tịnh Quang