ĐANG THAY ĐỔI PHẬT GIÁO NHƯ THẾ NÀO
Rita M. Gross (*) - TN.Tịnh Quang chuyển dịch
Nữ giới Mỹ đang đưa Phật giáo bước ra khỏi chế độ phụ hệ (tộc trưởng) củaquá khứ, tham gia tự tinvào các lãnh vực như là các học viên, giáosư, và các nhà lãnh đạo. Công việc này chưa phải là kết thúc, Tiến sĩ Rita M. Gross, một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáonói, nhưng vai trò của phụ nữ Phật giáo Mỹ là chưa từng cóvà họ có thể tiếp tục thay đổi Phật giáo.
Sự đa dạng tuyệt đối của các hình thái thực hành Phật giáo ở Bắc Mỹ khiến nó không đơn giản để khái quát về các vấn đề của phụ nữ trong Phật giáo. Mỗi đơn vị của Phật giáo được đại diện ở Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Việt Nam, Tây Tạng, Hàn Quốc, Trung Quốc, và nhiều tông phái Phật giáo Nhật Bản, tất cả đã xuất hiện ở đây. Một số hình thức của Phật giáo Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc, đã được cắm vào ở Bắc Mỹ trãi qua bốn hoặc năm thế hệ. Nhiều Phật tử của các dân tộc khác đã đến gần đây, sau khi chính sách nhập cư thay đổi từ năm 1960 tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cư từ châu Á.
Ngoài ra, một số lượng đáng kể của cư dân Bắc Mỹ vốn không phải là Phật giáo đã cải đạo và theo Phật giáo từ cuối những năm 1960. Ban đầu, những những người gốc Mỹ này đã biểu hiện khuynh hướng chống lại truyền thống và sự bất mãn đối với tôn giáo và văn hóa của người Âu-Mỹ, và có sự hưởng ứng với các bậc thầy châu Á-những người bắt đầu tiếp cận với quần chúng phương Tây. Bây giờ, vào đầu thế kỷ 21, những người cải đạo theo Phật giáo từ các nhóm dân tộc không có truyền thống kết hợp với Phật giáo đã trở thành một phần của cảnh quan tôn giáo Mỹ. Sự phát triển này thêm phức tạp hơn nữa đối với Phật tử Bắc Mỹ, vì quan niệm của họ về Phật giáo thì hoàn toàn khác biệt với cộng đồng Phật tử truyền thống.
Nhiều người quan sát về Phật tử nhập cư và cho rằng , bao nhiêu thế hệ họ đã sống ở Bắc Mỹ thì không phải là vấn đề, Phật giáo là một lực lượng bảo thủ, thúc đẩy sự liên kết và những lễ hội của nền văn hóa châu Á và tổ tiên của họ. Thông thường, họ bày tỏ chút ít sự không hài lòng với Phật giáo như họ đã tiếp nhận được nó, và có sự thích thú trong tình trạng Phật giáo “Mỹ hóa.”
Với người cải đạo-trở thành một Phật tử gốc Mỹ là một phần bảo vệ đối với họ (Phật tử Á châu) nhằm chống lại các giá trị truyền thống của Mỹ. Tuy nhiên, sự thay đổi (hay thích ứng với nền văn hoá mới) thì đánh mất lòng trung thành với các hình thức văn hóa châu Á, và thường thấy qua các hình thức truyền thống bao bọc Phật giáo hết sức vụng về. Các hình thức của Phật giáo để lại phía sau một di sản tôn giáo với sự hiếu kỳ của người khác, thông thường những người bản xứ sẽ không ngần ngại để mang lại một tinh thần tương tự về việc khám phá đối với bản sắc tôn giáo mới của họ. Những người trở thành Phật tử đã làm điều đó, phát triển phương pháp tiếp cận tư tưởng Phật giáo và thực hành là đặc trưng đối với người phương Tây. Vì lý do này, chứ không phải vì dân tộc tính của họ, thuật ngữ "American Buddhism" được sử dụng để mô tả Phật giáo của người gốc Mỹ.
Trong suốt lịch sử lâu dài của nó, Phật giáo đã vượt qua biên giới văn hóa và đưa vào hình thái đặc biệt tùy theo mỗi văn hóa. Những thể thức Phật giáo mới đã được phát triển bởi người dân bản địa-những người đã trở thành người Phật tử, không phải bởi các du khách và những nhà truyền giáo mang giáo lý Phật giáo vào một ngôi nhà mới. Trong cùng một cách, đó là thực chất mà cuối cùng "Phật giáo châu Mỹ" sẽ phát triển, và rằng những Phật tử gốc Mỹ sẽ đóng một vai trò lớn trong sự phát triển này. Vào đầu thế kỷ 21, "Mỹ hoá" Phật giáo là một chủ đề gây tranh cãi. Những các nhà quan sát đồng ý rằng Mỹ hoá sẽ bao gồm các vai trò khác nhau đối với phụ nữ hơn là với truyền thống Phật giáo, và nữ giới bản địa sẽ đóng một vai trò lớn trong sự phát triển này.
Để hiểu những gì đang bị đe dọa đối với nữ giới Phật giáo Mỹ, đó là cần thiết để hiểu một số tính năng quan trọng của truyền thống Phật giáo. Đầu tiên, không khác gì tất cả các tôn giáo chính trên thế giới, Phật giáo có lịch sử nam giới thống trị. Theo truyền thống, những sự khảo sát về thiền và triết học mà nhiều người nghiên cứu tại các trung tâm của Phật giáo được thực hành gần như độc quyền của nam giới. Mặc dù theo văn bản truyền thống, Đức Phật đã bắt đầu kết nạp họ vào tổ chức tổ chức song song với sự thành lập tu viện của nữ giới trong đó thiền và triết học có thể được nghiên cứu mạnh mẽ; tuy nhiên, họ chỉ được hỗ trợ rất ít, không có uy tín, và đã chết trong phần lớn sự quên lãng của thế giới Phật giáo. Cũng thế, những người được tôn trọng và vinh danh trong cộng đồng Phật giáo hầu như luôn luôn là những người đàn ông.
Thứ hai, ngoại trừ Nhật Bản, tất cả các xã hội Phật giáo truyền thống được đánh dấu bởi sự bố trí đặc chia tu viện mạnh mẽ. Phật giáo bắt đầu như là một tôn giáo của những người thoát ly thế tục, và không bao giờ bị mất hương vị hoặc các nhu cầu và những giá trị đi kèm với sự lựa chọn là bỏ lại sự nghiệp, gia đình và xã hội thế tục về phía sau. Những phụ nữ xuất gia, thường được gọi là "nun" trong văn học phương Tây, và được tìm thấy trong hầu hết trong nhiều tông phái của Phật giáo, nhưng, như đã nói, họ gần như không được hỗ trợ tốt cũng không có uy tín như đối với nam giới xuất gia, thường được gọi là "monk" trong văn học phương Tây. Một đứa con trai làm tu sĩ mang lại vinh dự lớn cho gia đình, trong khi một cô gái xuất gia để trở thành một nữ tu mang lại chút ít uy tín cho gia đình, hoặc thậm chí gia đình có thể xấu hổ vì điều này.
Thêm nữa, các môn thiền định và triết học liên quan với Phật giáo đã được thực hành gần như độc quyền trong các tu viện, đó là lý do tại sao họ được thực tập hầu như chỉ xuyên qua những người đàn ông. Phần lớn, những người Phật tử, cư sĩ nam và nữ đã không có được thời gian hay khuynh hướng để theo đuổi thiền định và triết học với bất kỳ phạm vi khả dĩ. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là sự thực hành các công đức để tích tập nghiệp tốt cho sự tái sinh tiếp theo, và thực hành đạo đức khác nhau đều được phát triển xuyên qua những người Phật tử.
Đến nay, những người Mỹ trong cương vị là Phật tử, họ cũng có công việc và gia đình, và đã cố gắng để theo đuổi những ngành tốn nhiều thời gian nghiên cứu và thực hành, khởi đầu triệt để nhất của họ là từ các mô hình châu Á. Đối với các Phật tử gốc Mỹ, Phật giáo là sự nghiên cứu và thực hành của họ, phần lớn họ đã bỏ qua khía cạnh khác của Phật giáo phát triển ở châu Á.
Sư khởi hành ấn tượng khác là cách thức mà nữ giới tham gia vào Phật giáo Mỹ. Một số nhà bình luận Phật giáo cho rằng các mô hình cung ứng sự tham gia bình đẳng của nữ giới là nghiệp vụ đặc biệt của Phật giáo phươngTây.
Nữ giới và nam giới Phật giáo có được nhiệm vụ này, và những nhóm Phật giáo Mỹ thực sự hoàn toàn khác nhau từ các đối tác châu Á của mình về sự biểu hiện, đặc trưng là sự hoạt động tích cực của nữ giới tại các trung tâm thiền định và các diễn đàn khác của Phật Giáo. Một số nhà quan sát cho rằng điều này là sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa các trung tâm thiền Phật giáo Châu Á và Mỹ. Tuyên bố này có nghĩa là không chỉ để thu hút sự chú ý đến sự hiện diện của phụ nữ mà còn kèm theo lòng trung thành mà người Mỹ đã sao chép hầu hết các khía cạnh khác của một trung tâm thiền định truyền thống. Hình tượng là như nhau và thực hành thiền định đều giống nhau, thông thường các nghi lễ được cất lên trong ngôn ngữ châu Á, và, trong nhiều trường hợp, họ mặc áo choàng châu Á trong khi thiền định. Nhưng nữ giới thực tập bên cạnh nam giới hơn là bị cô lập trong một trung tâm thiền của nữ giới đang thiếu tiền và không có uy tín.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự hiện diện mạnh mẽ của nữ giới trong sự thay đổi Phật giáo còn thiếu một cái gì đó với thời gian đến của Phật giáo ở Bắc Mỹ. Mặc dù Phật tử đã có mặt ở Bắc Mỹ trước năm 1960 và năm 1970, những thập kỷ qua đã thấy nhiều sự di dân của nhiều giảng viên Phật tử châu Á và số lượng lớn của Phật Tử Âu-Mỹ cải đạo theo Phật giáo. Những năm này cũng đánh dấu sự xuất hiện của làn sóng thứ hai của chủ nghĩa nữ quyền. Hầu hết, nữ giới bị thu hút bởi Phật giáo không phải đóng một vai trò phụ, vai trò hỗ trợ để nam giới nghiên cứu và tu tập trong khi nam giới đã có được sự phục vụ riêng. Những phụ nữ này khẳng định rằng nếu nghiên cứu và thực hành tốt cho nam giới, thì điều này cũng sẽ tốt cho nữ giới, và họ đã lập những kỷ luật này một cách nhiệt tình. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên, thời gian may mắn đã đến, đã mãi mãi thay đổi bộ mặt của Phật Giáo châu Mỹ, và hẳn có thể có một tác động tốt về Phật giáo trên toàn thế giới.
Ban đầu Nữ giới Phật giáo Mỹ dường như gặp phải nghịch lý cho họ. Một mặt, các giáo lý căn bản là vượt thoát giới tính và bình đẳng giới tính, và nhiều người đã tìm thấy việc thực hành thiền định không chỉ là không chấp thủ vào giới tính nhưng là sự giải phóng mãnh liệt. Đối với phong trào phụ nữ quyền năm 1960 và năm 1970, Phật giáo và chủ nghĩa nữ quyền dường như là đồng minh, vì lý do chính đáng.
Mặt khác, các hình thái biểu hiện thông qua những giáo lý và thực tiễn đã được chuyển giao cho nam giới thống trị thì không khác gì các tôn giáo khác. Các giáo viên và các nhà lãnh đạo khác, hầu hết là những người đàn ông. Tiếng nói của đàn ông phủ đầy trong các nghi thức, ít nhất đã được dịch sang tiếng Anh. Và, mặc dù các giáo lý căn bản là không chấp vào giới tính và bình đẳng giới tính, khám phá sâu hơn vào các văn bản truyền thống cho thấy tư tưởng ác cảm cũng có xu hướng mạnh để ủng hộ người đàn ông hơn là đàn bà trong các vấn đề nghiên cứu và thực hành. Nhiều phụ nữ gặp phải sự chỉ trích và tẩy chay vì đã chỉ ra những thực tế này. Họ được cho biết rằng Phật Pháp là vượt ra ngoài giới tính, và nữ giới đã có cảm tính bị chia rẽ quá mức khi họ đã bị lấn áp qua những câu chuyện kỳ thị hoặc sự thống trị của nam giới.
Đầu tiên, các vấn đề đụng phải nữ giới Mỹ, có thể được chia thành hai điểm chính chính của sự quan tâm. Họ phải đối mặt với vấn đề của việc tìm kiếm theo cách của họ trong một truyền thống, và phần lớn, đã không được quan tâm đặc biệt với sự tham gia của nữ giới trong hầu hết các tổ chức có giá trị- của thế giới nghiên cứu và thực hành. Và các nữ giới đã cải đạo từ truyền thống của họ phải đối mặt với vấn đề về sự nỗ lực để hòa nhập và khát vọng chủ nghĩa bình đẳng như truyền thống của họ, với mong muốn của họ là tham gia đầy đủ trong thế giới nghiên cứu và thực hành.
Hầu hết nữ giới gốc Mỹ này bắt đầu thực hành thiền định và nghiên cứu giáo lý Phật giáo trong những năm 1960 và năm 1970 có thể không trực tiếp biết về lịch sử hay ý nghĩa hoạt động của mình hoặc các thái độ truyền thống đối với nữ giới. Mặc dù giới tính có sự rõ nét ở quê hương châu Á, các bậc thầy Phật giáo khi đến giảng dạy ở Bắc Mỹ đã không có sự cư xử khác biệt với sinh viên nữ khác với sinh viên nam.
Những giảng viên này làm việc với thiền sinh nữ phần lớn họ không có sự định kiến là một trong các khía cạnh đáng chú ý của câu chuyện này. Khi được hỏi tại sao họ không áp dụng các định mức tập tục của Phật giáo châu Á và họ nghĩ như thế nào về giới tính ở Bắc Mỹ, họ đã đưa ra hai lý do. Trước tiên, các thiền sinh nữ muốn hiểu biết giáo lý, và rằng một học sinh yêu cầu được dạy là yêu cầu quan trọng nhất. Thứ hai, nữ giới tham gia cùng với người nam giới trong các buổi sinh Phật giáo, họ cho rằng quy tắc giới tính của người Mỹ khác biệt các quy tắc châu Á. Sự trùng hợp may mắn của chủ nghĩa nữ quyền và sự xuất hiện của các bậc thầy Phật giáo phải được ghi nhận một lần nữa, nếu những vị giảng viên này đã đến đây mười hay hai mươi năm trước, trong những năm 1950, tình hình sẽ rất khác nhau.
Tuy nhiên, phụ nữ nhận thấy sự phổ biến của đàn ông như các giáo viên và các chức năng khác có thẩm quyền của Phật giáo, và tiếng nói của đàn ông được thể hiện trong hầu hết các tâp tục nghi lễ. Những người biết thêm về lịch sử Phật giáo và giáo lý truyền thống gặp rắc rối bởi các giáo lý liên quan đến vị trí tâm linh nữ giới nằm dưới đàn ông và không có khả năng để đạt được giải thoát cho đến khi họ được tái sinh trong cơ thể của một người đàn ông. Tuy nhiên, cho đến khi họ đã được đào tạo đầy đủ trong các lĩnh vực khác nhau của Phật giáo, nữ giới từ một vị trí thấp kém thách thức những quan điểm này hoặc khởi xướng sự thay đổi.
Nữ giới gốc Mỹ đã sử dụng nhiều chiến lược tương tự để đối phó với sự thống trị của nam giới Phật giáo cũng như các phụ nữ Kitô giáo và Do Thái đã được sử dụng trong cuộc đấu tranh của họ. Các nhiệm vụ chủ yếu hướng tới việc bao gồm nghi thức phục vụ đối với giới tính và bình đẳng tính, để thúc đẩy phụ nữ vào vị trí lãnh đạo, và, cuối cùng, phụ nữ phải trở thành bình đẳng hoàn toàn như các bậc thầy Phật giáo. Hai nhiệm vụ trước đây được thực hiện sớm hơn và dễ dàng hơn trong nhiều cộng đồng. Cuối cùng là khó khăn hơn, nhưng bây giờ, vào đầu thế kỷ 21, nhiều phụ nữ gốc Mỹ cũng đã trở thành giáo sư-bậc thầy trong Phật giáo.
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định. Đây là trường hợp đặc biệt đối với việc thực hành Kim Cương thừa Tây Tạng và, với một mức độ ít hơn, đối với Phật giáo thiền Nhật bản. Nhiều cộng đồng Phật tử gốc Mỹ tụng nghi thức của họ của họ trong ngôn ngữ châu Á, nghĩa là sự tham cứu giới tính chưa rõ ràng với họ, nhưng nhiều nhóm khác sử dụng tiếng Anh. Các bản dịch sớm nhất đã được xuất hiện trước sự nhượng bộ của nam tính như việc sử dụng tiếng Anh được chấp nhận, và thường là bản dịch tiếng Anh nhiều nam tính hơn so với bản gốc châu Á. Những từ không có giới tính cụ thể trong một ngôn ngữ châu Á được dịch là "son" (con trai) hơn là "child" (con), hay "man" (đàn ông-con người) hơn là "human" ( loài người-con người) và đại danh từ giống đực "he" là luôn luôn được sử dụng để chỉ người hành thiền.
Trong tình trạng như vậy, các bản dịch này đã dẫn đến tình trạng gần như quy ước trong một số nhóm. Những người phản đối đã chế nhạo và nói rằng, là Phật tử, họ cần phải "ở trên sự khờ khạo thế tục như thế, vấn đề không quan trọng, vì mọi người đều biết rằng các sự đề cập đều bao gồm phụ nữ." Dần dần, hầu hết các lễ nghi đã được và đang được thay đổi bắt đầu của thế kỷ 21.
Một vấn đề sâu sắc hơn xuất hiện. Việc xướng lên tên của tổ tiên dòng dõi từ thế hệ của mình sau tên Đức Phật hay một số bậc thầy khác ở Trung ương là một phần quan trọng của nhiều tổ chức Phật giáo. Những việc xướng tụng như vậy để xác minh tính xác thực của một dòng truyền thừa và vị trí của mình trong việc truyền trao giáo lý đi từ nền tảng của Phật giáo. Các lịch đại truyền thừa, ngoài ít trường hợp ngoại lệ, tất cả là đàn ông.
Nhiều nữ Phật tử có sự hiểu biết rất đau buồn vì sự thiếu vắng của tổ tiên truyền thừa nữ giới và các vai trò kiểu mẫu, và họ đã nghiên cứu các văn bản Phật giáo đối với những đặc trưng này. Đã có các Tỳ Kheo Ni vĩ đại trong lịch sử của Phật giáo, nhưng họ hiếm khi nổi bật trong bộ nhớ của Phật giáo như các đối tác nam của họ. Một trong những nguồn phổ biến nhất cho Phật tử gốc Mỹ biết đến Trưởng lão Ni qua Tiểu b ộ kinh- Therigata ("Các bài kệ của những nữ cao tuổi"). Những câu chuyện và những bài thơ ghi lại những thành quả của thế hệ đầu tiên của phụ nữ Phật giáo, đệ tử trực tiếp của Đức Phật, những người đạt được cùng một trình độ giác ngộ như những đệ tử nam giới của Phật. Ít nhất cũng có một tổ chức Phật giáo thiền, tại trung tâm San Francisco Zen, bắt đầu thực hiện bằng việc xướng lên tên của những vị trưởng lão Ni được ghi nhận trong Therigata, kết thúc buổi lễ với sự thừa nhận về “ tất cả các nữ tổ tiên đã bị bỏ quên”, vào những ngày lễ xen kẽ. Tuy nhiên, một số thành viên nam của cộng đồng phản đối rằng những trưởng lão Ni không ở trong hệ thống trực tiếp thọ giáo từ đức Phật và giáo pháp của cộng đồng này, mặc dù họ đã được xem là những đệ tử Phật đầy đủ trí tuệ , sự truyền thừa chủ yếu chỉ là một nam đệ tử, người đã trở thành tổ tiên trực tiếp của tất cả các vị thầy Zen. Tuy nhiên, hầu hết các thành viên của cộng đồng, tiếp tục coi việc thiếu tổ tiên nữ như một sai lầm. Khi nghiên cứu tiếp tục, họ tìm thấy được nữ giới đạt được trình độ giác ngộ và có nhiều kết quả cao từ những tài liệu lịch sử mà trước đây chưa được biết đến.
Cối lõi hơn là những gì mà một số Phật tử gốc Mỹ có tư tưởng bình đẳng bắt đầu gọi sự kiện này là "vấn đề của giáo viên nam." “Vấn đề” này có hai khía cạnh, một trong số chúng giới hạn trong một thời gian cụ thể và sự tập hợp của các trường hợp, và nhiều căn nguyên khác. Việc đầu tiên được cân nhắc đến một loạt các vụ bê bối tình dục đã bị phát hiện trong nhiều cộng đồng truyền đạo vào những năm 1980. Một số giáo viên châu Á tham gia tự do trong giấy phép đặc trưng của những năm 1960 và 1970, tiến hành thường xuyên các vấn đề tình dục với học sinh của mình. Trong một số trường hợp, hành vi này đã được hé lộ và đã bị phát hiện bởi mọi người ở trong cộng đồng, nhưng một vài trường hợp khác, vấn đề này được giữ bí mật. Mặc dù các giáo viên đã giữ bí mật, họ có ít nhiều đối tác, bí mật làm vấn đề trở nên cực kỳ mơ hồ trong thời gian dài. Vào những năm 1980, nhiều sự kiện đã được quan tâm thay đổi, và nhiều phụ nữ bày tỏ sự phẫn nộ đối với nam giáo viên, họ cảm thấy bị lợi dụng. Cũng có sự thảo luận đáng kể về các phép tắc đạo đức của sự thân mật tình dục giữa các đối tác quyền lực không đồng đều. Kết quả cuối cùng của cuộc khủng hoảng này là gần như tất cả các tổ chức cộng đồng hiện thời đều có các hướng dẫn rõ ràng, không khuyến khích hoạt động tình dục giữa giáo viên và học sinh, và có sự ưu tiên ,bảo đảm an toàn cao đối với tình dục đối với nữ (và nam) sinh viên.
Cơ bản hơn "vấn đề của giáo viên nam" liên quan sự thực hiện lâu đời của Phật giáo về việc hạn chế vai trò thuyết giảng, hầu như chỉ ưu ái cho nam giới. Một số nhà bình luận đã xác định sự thiếu vắng của nữ giáo viên, thuộc về lịch sử và trong hiện tại, như các vấn đề quan trọng nhất đối với nữ giới trong Phật giáo. Trên mặt lịch sử, sự thiếu vắng này dẫn tới các vấn đề xảy ra với sự vắng mặt của nữ giới trong các nghi lễ truyền thừa, cũng như thiếu các vai trò kiểu mẫu và trí tuệ của những nữ hành giả đó là sự mất tích từ giáo lý của truyền thống. Việc thực hành chỉ có nam giáo viên sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng không khuyến khích cho các môn sinh nữ. Tuyên bố một cách nghiêm túc rằng Phật pháp vượt ra ngoài giới tính là khó khăn và mâu thuẫn nếu như hầu hết tất cả những người thể hiện và dạy Phật pháp có cơ thể của giống đực.
May mắn thay, các giáo viên nữ giới đang ngày càng trở nên phổ biến trong các Phật tử gốc Mỹ. Phải cần nhiều năm cho một sinh viên nghiên cứu thiền định và triết học Phật giáo để trở thành đủ điều kiện để giảng dạy, và các sinh viên đầu tiên được ủy quyền của các giáo viên châu Á của mình để dạy giáo pháp là nam giới. Tuy nhiên, đặc biệt là giữa các thiền sinh của Phật giáo Zen và thiền Vipassana (Nam tông), sau nam giới, nữ giới được phép giảng dạy tương đối sớm. Chỉ có giữa các học viên Phật giáo Kim Cương Thừa Tây Tạng thì hầu như không có nữ giáo viên được tìm thấy, nhưng hầu như cũng không có nam Phật tử được phép làm giáo viên. Nhiều nhà quan sát nhận xét rằng những hành giả của Phật giáo Tây Tạng là thuộc về thế hệ sau những hành giả của thiền Zen và Vipassana trong việc đào tạo đầy đủ để trở thành giáo viên.Trong cuộc họp gần đây của các bậc thầy Phật giáo phương Tây, gần một nửa các giáo sư hiện nay là nữ giới, dấu hiệu phong phú cho thấy rằng Phật giáo Mỹ thực sự có thể thực hiện được đầy đủ tiềm năng của nó để giải quyết một số khó khăn lâu dài của Phật giáo.
Mặc dù nghiên cứu, thực hành và giảng dạy là vị trí hàng đầu của sự quan tâm đối với nữ giới Phật giáo, nhiều Phật tử gốc Mỹ thuộc về hành giả cũng có cuộc sống gia đình và do đó điều quan tâm duy nhất của họ là liên quan đến một phần về cuộc sống của họ. Hoạt động này thể hiện những thách thức khác nhau đối với thiền sinh nữ: làm thế nào người ta có thể kết hợp chăm sóc trẻ em với những nhu cầu của thực hành và nghiên cứu? Theo truyền thống, câu hỏi này không được tán thành vì thực tế sự thực tập hầu hết đã được thực thi bởi đàn ông, những người phụ nữ thực hành nghiêm túc hầu như luôn luôn là nữ tu, với ý nghĩa không có con.
Nhìn chung, các cộng đồng Phật giáo gốc Mỹ đã đáp ứng vấn đề hòa hợp việc chăm sóc con cái và việc thực tập mà không không bỏ rơi các bà mẹ một mình. Thông thường, những phật tử làm cha đảm nhận trách nhiệm chăm con cái đáng kể. Các trung tâm tu học thường cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em trong thời gian các chương trình hoạt động để cha mẹ có thể tham gia đầy đủ hơn. Nhiều cha mẹ nhận thấy không đầy đủ các yêu cầu của họ và mong muốn được giúp đỡ và hỗ trợ nhiều hơn, nhưng dù sao họ được khuyến khích để tiếp tục thực hành và nghiên cứu một cách nghiêm trọng trong khi họ đang nuôi dạy con cái, thay vì chờ đợi cho các trẻ em lớn lên trước khi trở lại thực tập tu học cho chính bản thân. Sự cố gắng này kết hợp việc nuôi dạy trẻ em với các nhu cầu của sự thực hành và nghiên cứu sâu hơn là một thử nghiệm Phật giáo trọng đại. Vào đầu thế kỷ 21, điều này vẫn còn để thấy được rằng thí nghiệm sẽ tiến hành như thế nào và liệu nó sẽ tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Một vấn đề gặp phải khác bởi các Phật tử gốc Mỹ là những người có cuộc sống gia đình là làm thế nào để nuôi dạy trẻ em Phật tử trong một nền văn hóa không phải Phật giáo. Phật tử người Mỹ gốc Á cũng gặp phải vấn đề này, nhưng tình trạng của họ là khác nhau. Ít nhất con cái của những người gốc Á có nhiều bà con thân thích Phật tử và gắn liền với cộng đồng Phật giáo hơn. Phật tử gốc Mỹ thường sinh hoạt với những người không phải Phật tử và hầu hết thân nhân của họ cũng không phải là Phật tử. Hơn nữa họ không có được sự trưởng thành như những Phật tử châu Á, Phật tử gốc Mỹ có một ít tư tưởng về cách thể hiện sự tu tập của họ, mà không phải là làm thân với những đứa trẻ đặc biệt với con cái của họ. Cộng đồng Phật giáo lớn hơn đôi khi có tài trợ cho trường học với mục đích chủ yếu dành cho con cái của họ, và nhiều trung tâm cố gắng kết hợp một vài cơ sở giáo dục Phật giáo với việc chăm sóc trẻ em trong suốt thời gian thiền tập dành cho người lớn.
Như chúng ta đã khảo sát các vấn đề quan trọng đối với nữ giới Phật giáo, điều này rất dễ dàng để thấy lý do tại sao mọi người có ấn tượng kịch liệt khác nhau đối với Phật giáo. Sự thể hiện rõ nét của Phật giáo như đã được thấy trong bối cảnh văn hóa của châu Á là đặt nặng sự thống trị thuộc về đàn ông, vì vậy mà nhiều phụ nữ đã không muốn đi vào Phật giáo bởi vì đối với họ rõ ràng Phật giáo là một tôn giáo phân biệt giới tính. Những người khác đã khám phá Phật giáo với tư cách cá nhân đã thấy được rằng Phật giáo rất chú trọng đến sự giải thoát, cho nên mà họ dành phần lớn cuộc đời của mình để nghiên cứu và thực hành nó.
Nghịch lý thay, cả hai ấn tượng là chính xác. Phật giáo đã là hoàn toàn bất lợi cho nữ giới, nhưng Phật giáo có thể cung cấp tự do, nhân phẩm, và hòa bình cho nữ giới. Tất cả phụ thuộc vào cách mà Phật giáo được ứng dụng, và phần lớn phụ thuộc vào các sáng kiến, can đảm và trí tưởng tượng của nữ hành giả, đặc biệt là những người tiên phong một cách bình đẳng và không còn định kiến lệ thuộc về giới tính đối với sự hiểu biết và thực hành Phật Pháp. Những nữ Phật tử gốc Mỹ này thực hành con đường trung đạo, họ chẳng quan tâm đến sự tồn tại của giới tính trong Phật giáo hoặc chán ghét sự phân biệt để rồi bỏ đạo. Chúng ta cần phải đi trên con đường trung đạo vì thời gian đã và đang tới. Đừng có ngây thơ cho rằng chế độ gia trưởng trong Phật giáo sẽ biến mất để tốt hơn trong một giai đoạn ngắn của thời gian, vị trí gia trưởng trong Phật giáo đã xuyên suốt chiều dài lịch sử của chính nó.
(*)Rita M. Gross là tác giả của cuốnsáchnổi tiếng, Phật Giáo Đằng Sau Chế Độ Gia Trưởng: Lịch Sử Tranh Đấu Nữ Quyền, Phân tích, và Tái ThiếtPhật Giáo và nhiều cuốn sách và bài viết khác. Bà talà một giáo sưkỳ cựudưới sự hướng dẫn của Lạt Ma Khandro Rinpoche, và học hỏi với Lạt Ma Sakyong Mipham Rinpoche.
TN.Tịnh Quang chuyển dịch, theowww.shambhalasun.com/Archives/.../HowAmericanWomen.htm