Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẬT PHÁP Giải pháp cho vấn đề khủng hoảng về tâm sinh lý

19/07/201120:00(Xem: 1161)
PHẬT PHÁP Giải pháp cho vấn đề khủng hoảng về tâm sinh lý
PHẬT PHÁP
Giải pháp cho vấn đề khủng hoảng về tâm-sinh lý

Thích Nhật Hiếu

Giáo dục tâm-sinh lý luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục xã hội. Cũng vậy, vấn đề này đã được Phật giáo đặt ra gần 3 ngàn năm qua. Ngày nay cuộc sống xã hội phát triển tốc độ với nền văn hoá đa chiều đã tác động không ít vào đời sống tuổi trẻ; ngay cả thế giới của người đứng tuổi từng trải vẫn không ngoại lệ, vẫn bị rơi vào tâm-sinh lý bế tắc, gây bất ổn cho cuộc sống bản thân và gia đình, hình thành nên nhiều tệ đoan cho xã hội. Vì vậy, giáo dục tâm-sinh lý là vấn đề cần đặt lại, làm thế nào cho mọi người ý thức để phát triển và hoàn thiện nhân cách theo chiều hướng lành mạnh, thăng hoa và bền vững, đem lại cuộc sống hạnh phúc chân thật cho bản thân, và bình an bền vững cho xã hội.

a. Vấn đề khủng hoảng về tâm lý:

Môi trường xã hội cũng tác động đến tâm lý của chúng ta, như tiếng ồn, ô nhiễm,… ngay cả những hình ảnh trên các báo chương, quảng cáo,v.v… đã khai thác triệt để thị hiếu giới tính, làm cho tâm lý chúng ta dao động ghê gớm. Còn nữa, chủ nghĩa tự do quá trớn, hình thành nên phong cách sống sai lầm, thác loạn, nông nổi và quá khích. Tuổi trẻ chưa trải nghiệp cuộc sống, chưa lường trước được những nguy cơ đe dọa cho bản thân để có thể tự bảo vệ chính mình. Nên biết, có những trường hợp mắc phải sai lầm phải trả cái giá quá đắt, ân hận suốt đời, không sao khắc phục!

Hơn khi nào hết, giáo dục tâm lý được các nhà giáo dục xã hội quan tâm nhiều trong công tác giáo dục thanh thiếu niên như ngày nay. Với lứa tuổi từ 14 đến 25, cơ thể và tâm lý đang phát triển, có nhiều diễn biến phức tạp, bao gồm cả phương diện tích cực cũng như tiêu cựu. Về mặt ưu điểm, thể chất tràn đầy nhựa sống, có khả năng tháo vát trong công việc, cũng như đầu óc nhạy bén, ăn nói hoạt bát; nói chung, năng động ở nhiều lãnh vực, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như bồng bột, nông nổi thất thường, chưa thể dự báo các nguy cơ tiềm ẩn khi trực diện với cuộc sống thực tại.

Theo thống kê cho biết, nạn nhân ở lãnh vực tội phạm như: trộm cướp, cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập, tâm thần, tự tử,v.v… phần nhiều là ở tuổi vị thành niên; do cơ chế tâm lý rối loạn, vui buồn thất thường, bi quan và thành kiến với cuộc sống, để rồi tìm đến những thú vui cảm xúc mạnh, đầy nguy hiểm như đua xe, xì ke, đàng điếm,… Không riêng gì chỉ có tuổi trẻ, mà nhiều người lớn vẫn chưa chắc đã là chính chắn và không mắc phải sai lầm, đưa đến đánh mất nhân cách trong phút chốc với cảm xúc lạc thú của cuộc sống vật chất dục lạc; ngày nay, cuộc sống vật chất trấn áp đời sống tinh thần; theo qui luật tự nhiên, một khi vật chất lên cao thì tinh thần xuống thấp, văn minh tinh thần không đuổi kịp văn minh vật chất, thì nguy cơ suy thoái đạo đức và bao nguy cơ đe khác kéo theo, đe doạ đến cuộc sống bình yên xã hội. Đây là lý do chính đưa đến cuộc sống thất tán nhân tâm. Những diễn biến tâm lý thất thường này là động cơ đưa con người đi vào con đường tội phạm, tâm thần, đột tử, nghiện ngập,… để rồi lún sâu vào các tệ nạn,… đẩy họ trôi dạt ra ngoài lề xã hội; thất thiểu, ẩm đạm, chán chường, đến đổi không còn thiết sống. Như Nguyễn Du đã từng tâm sự nỗi buồn thiên cổ này qua vần thơ:

“Nỗi lòng vô hạn cùng ai tỏ,
Trăng thanh gió mát vẫn thờ ơ.”[1]

Thi sĩ Xuân Diệu cũng từng rơi vào cảnh bế tắc của diễn biến tâm lý với nỗi sầu muộn gậm nhấm tâm hồn ông ta qua cảm xúc:

“Hôm nay trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn chẳng biết vì sao tôi buồn.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn.”

Mặt khác, tâm lý rơi vào trạng thái yếu đuối với thói hư đốn, sa lầy vào chốn nghiện ngập tội lỗi, không thể vẩy vùng ra được như Tản Đà từng tâm sự:

“Say sưa nghĩ cũng hư người,
Hư thơi hư thật, mà say thời cứ say
Đất say đất cũng lăn quay
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười?”

Có những nỗi buồn chợt đến chợt đi cơ hồ man mát tưởng chừng vô hại như cơn gió mùa thu thoảng se lạnh, nhưng đắm mình mãi ngoài trời có lúc cũng sẽ đổ bệnh thương hàn. Cũng vậy, nên cảnh giác với tâm lý vui buồn thất thường này. Trẻ con buồn đi dạo xóm, các ông buồn đi nhậu nhẹt, thanh niên buồn đến các tụ điểm chơi bời, các chị buồn đi dụm năm dụm bảy,… mọi người buồn hay tìm đến một trò tiêu khiển mua vui nào đó, nhưng không lường trước nguy cơ. Ngay cả, chú Tiểu buồn ngẩn ngơ bên trong cửa Thiền thấp thỏm nhìn ra đường, mà tâm hồn mơ màng hình dung đủ thứ nơi chốn thiên đường trần thế. Thật sự, thoạt đầu tâm lý này vô tội vạ, nhưng nó chính là tiềm ẩn của bao tai hoạ thất tán nhân tâm đang rình rập. Nhiều người vì nỗi buồn cô đơn mà đi tìm thú vui cảm giác lạ nơi hí trường, tưởng chừng nhứt thời nhưng sa chân vào cạm bẩy của bao thứ quyến rũ chết người, thế rồi nghiện ngập, đàng điếm, cướp giật, tù tội,v.v…

Đức Phật dạy về tai hại của tâm lý có xu hướng tham dục và lợi ích về xa lìa tham dục[2]: “1. Tâm còn đeo đuổi ham muốn thì dù có đạt tới cái đối tượng ham muốn rồi, mình vẫn càng ngày càng muốn có thêm nữa, vẫn chưa được hài lòng. 2. Chạy theo dục lạc trong cuộc đời, là kẻ đang bị vướng vào tham đắm và si mê. Còn mang dục ý trong lòng thì cũng như một người đang bị trúng tên độc. 3. Nên tránh tham dục như tránh dẫn lên đầu một con rắn độc. Phải thực tập thiền quán mới buông bỏ được những gì mà người đời thường ham muốn. 4. Vướng vào sự tham cầu châu báu, ruộng đất, trâu bò, tôi tớ và thê thiếp, kẻ ngu si làm tiêu hao cuộc đời và thân thể mình. 5. Đang khỏe mạnh cường tráng, người chạy theo dục lạc trở nên gầy gò hư hao, lại gây thêm nhiều oán hận. Trong u mê, người ấy phải gánh chịu nhiều đớn đau, giống như kẻ đang đi trên biển mà thuyền bị vỡ. 6. Ta phải biết nhiếp phục tâm ý, xa lìa tham dục, đừng vướng vào chúng, tinh tiến đi tới, một lòng mong cầu đưa chiếc thuyền mình đi sang tới bờ bên kia.

Và trong Kinh Tứ niệm xứ, Ngài còn dạy rõ về tỉnh giác chánh niệm, phương cách kiểm soát lấy bản thân: “Khi cảm giác khổ thọ, thuộc về vật chất hay không thuộc về vật chất đều phải tuệ tri như vậy. Tương tự với lạc thọ/ bất khổ bất lạc thọ.”[3]

Quan sát các cảm thọ giúp chúng ta hiểu được chính mình, làm chủ được các diễn biến tâm lý mang tính sinh học về vui buồn, sướng khổ,… đang tồn tại tiềm ẩn trong ta; nhờ đó, chúng ta mới có thể làm chủ được chính mình, vượt qua mọi thử thách của chính bản thân. Đức Phật đã ca ngợi, đây là hạng người tự chiến thắng lấy mình và là hạng người oanh liệt nhất:

“Chiến thắng vạn quân chưa phải là đại thắng,
Mà tự chiến thắng lấy mình mới là chiến công oanh liệt.”[4]

b. Vấn đề khủng hoảng về sinh lý (giới tính):

Khủng hoảng về sinh lý (giới tính) là sự ham muốn tính dục khác giới của con người. N Ngày nay, các nhà giáo dục đã phàn nàn rất nhiều về khuynh hướng đạo đức trên đà suy thoái, mà một trong những nguyên nhân chính là sự lạm dụng khai thác thị hiếu giới tính quá đáng của các nhà kinh tế trên lãnh vực truyền thông của báo đài. Nhiều hình ảnh đồi trụy trên các báo chương, quản cáo, phim ảnh,… kích dục. Hành động vô tình hay cố ý này tác động không nhỏ vào nếp sống thuần phong, mỹ tục, luân lý và đạo đức xã hội; dấy lên một cao trào thất tán, phóng đãng, gây bao tai họa kinh hồn như những trận đánh ghen trời long đất lở, những căn bệnh thời đại chết người vô phương cứu chữa, đẫn đến táng gia bại sản và thân bại danh liệt!

Cảnh báo tính nghiêm trọng và mầm tai hoạ nghiệt ngã này, sách Lễ ký của Nho gia có ghi: “Tình dục là cái ham muốn lớn của con người, cũng giống như ăn uống vậy.”[5]

Với căn bệnh trầm kha này, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, Ta không thấy có một sắc nào khác do nó mà tâm người đàn ông trở nên nộ lệ rất nô lệ như là nô lệ bởi sắc của người đàn bà. Này các Tỳ kheo, sắc của người đàn bà ám ảnh tâm của đàn ông. Này các Tỳ kheo, Ta không thấy có một thinh nào khác… ta không thấy có một hương nào khác… ta không thấy có một vị nào khác… ta không thấy có một xúc nào khác… do nó mà tâm của người đàn ông trở lên rất nô lệ bởi xúc của người đàn bà. Này các Tỳ kheo, xúc của người đàn bà ám ảnh tâm của người đàn ông.”

“Này các Tỳ kheo, Ta không thấy có một sắc (thinh, hương, vị, xúc) nào khác do nó mà tâm người đàn bà trở nên nộ lệ rất nô lệ như là nô lệ bởi sắc (thinh, hương, vị, xúc) của người đàn ông. Này các Tỳ kheo, tâm của người đàn bà bị ám ảnh bởi các thứ đó.”[6]

Nhiều bài học đời thường cho thấy, sự ham muốn tính dục thiếu lành mạnh, ở phạm vi cá nhân gia đình thì nó làm cho tan gia bại sản và bại hoại thanh danh; ở phạm vi quốc gia, nó làm cho nghiêng nước nghiêng thành một khi đối tượng bị rơi vào mê cung của cạm bẩy tình ái đầy mê muội này. Lịch sử xưa nay, nhiều quốc gia thù địch nhau đã sử dụng độc chiêu “anh hùng bất quá ải mỹ nhân”, khai thác nhược điểm cá nhân của con người; sử dụng “mỹ nhân kế và nam nhân kế” để quyến rũ và rập bẩy đối phương, để thực hiện ý đồ phá hoại.

Nhận thấy, tính dục nam nữ ở chừng mực nào đó trong phạm vi luân lý xã hội cũng như luật pháp quốc gia qui định cho phép, gọi là hôn nhân hợp pháp, tức theo luật hôn nhân gia đình đang hiện hành, mỗi gia đình chỉ một vợ một chồng và 2 con. Phật pháp dạy: người Phật tử tại gia để gìn giữ giềng mối gia cang, hạnh phúc gia đình bằng 5 nguyên tắc luân lý đạo đức (ngũ giới), trong đó giới thứ 3 dạy về đời sống thủy chung giữa hai người bạn đời; nếu đã có gia đình mà còn quan hệ tình cảm bất chính thì sẽ đánh mất tư cách của người Phật tử tại gia. Hơn nữa, hạnh phúc gia đình sẽ bị đổ vỡ.

Hiện nay, các nhà giáo dục xã hội đã phải cảnh báo, tỉ lệ li hôn cao đến chống mặt, việc đưa nhau ra tòa chia tay thật nhanh chóng và giản đơn. Quyền tự do được vận dụng tối đa trong lãnh vực hôn nhân gia đình trẻ ngày nay. Không còn bị buộc bởi lễ giáo ngày xưa cũng có nhiều điều hay, người ta có thể lựa chọn bạn đời mà mình yêu thương, nhưng mặt trái của nó thì để lại nhiều nỗi đau đớn thống thiết! Có người suy nghĩ một cách đơn giản, thương yêu thì cưới hỏi, chán ghét thì chia tay. Nói thì hay, nhưng cái hậu quả của thứ tình yêu hôn nhân chớp nhoáng, ngắn ngủi ấy phải giải quyết ra sao với những đứa con thơ dại phải bơ vơ khi mái ấm bị gia đình tan vỡ? Thật sự, tình yêu đến như sét đánh, tình yêu đi như sét tan, nhưng hậu quả chết người vẫn còn đó! Suy cho cùng, đó cũng chỉ là cách ngụy biện và chạy tội cho cái suy nghĩ nông nổi và cái hành động tại hại đầy tội lỗi của họ mà thôi!

Nên biết, tình yêu chỉ là cảm xúc đầy lý tính, nhưng hạnh phúc thì bao gồm cả trái tim thương yêu và cái đầu hiểu biết. Để xây dựng đời sống của một gia đình hạnh phúc bền vững không phải một sớm một chiều là có được, không chỉ đơn thuần thứ tình yêu xúc cảm, mà cần một lý trí bén nhạy. Nếu muốn cho bản thân mình và những người thân trong gia đình mình có một cuộc sống hạnh phúc ấm êm, không để gia đình mình trở thành gánh nặng cho xã hội, thì phải biết trân trọng và giữ gìn, bằng cách thương yêu con cháu, chung thủy với bạn đời và chí thú trong sự nghiệp làm ăn. Hãy thận trọng và làm chủ xúc cảm của bản thân!

Trong Kinh xà dụ, Đức Thế Tôn đã cảnh báo: “Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.” Ngài còn dùng hình ảnh ví von sự tai hại thống thiết của nó: “Dục như khúc xương, một miếng thịt, như bó đuốc cỏ khô, như hố than hừng, như cơn mộng, như vật dụng cho mượn, như trái cây, như lò thịt, như gậy nhọn, như rắn độc,… vui ít khổ nhiều, não nhiều; và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn.”

Thế thì, vấn đề tâm-sinh lý vận hành theo chiều hướng thiếu kiểm soát sẽ rơi vào sa đoạ, trong Phật giáo gọi là tâm dục lạc. Về phương pháp kiểm soát tâm-sinh lý, cần triệt tiêu mọi khát vọng dục lạc ảo huyền tạm bợ, để hướng đến an lạc vĩnh cửu, Đức Phật đã dạy cho Cư sĩ Mahānāma: “Thuở xưa, khi Ta còn là Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Chánh đẳng chánh giác, Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn, dầu Ta có thấy với như thật chánh trí tuệ như vậy, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy Ta biết rằng, Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Và khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn, và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối.”[7]

Như vậy, ngoài việc hiểu rõ về sự hấp dẫn của dục lạc, khơi dậy tâm tham dục, Đức Phật cho rằng: Thực chất của tham dục ấy là vị ngọt, nguy hiểm và cần phải xuất ly. Con đường để hướng đến sự xuất ly ấy chính là hành Thiền hay điều phục tâm là phương pháp để thoát ly dục lạc, con đường thực hiện hạnh phúc an lạc ngay giữa cuộc đời đầy biến động bởi dục vọng. Ngài còn cảnh tỉnh về thực chất của khổ đau hay an lạc, khi mà ta sống buông suôi hay kiểm soát được bản thân:

“Tâm hoảng hốt dao động,
Theo các dục quay cuồng;
Lành thay điều phục tâm,
Tâm điều, an lạc đến.”[8]

Vả lại, hạnh phúc đời thường là sự thoả mãn cảm xúc giác quan, nhưng những cảm xúc ấy cũng chỉ cảm giác trong nhất thời mà thôi! Nó cũng chỉ là một trong chuỗi nhu cầu không có điểm dừng, có xu hướng đòi hỏi ngày càng gia tăng và kéo dài vô hạn định. Đằng sau của cảm xúc giác quan ấy, luôn là nỗi chán chường, và luôn có xu hướng đi tìm của lạ; vậy thì, niềm vui đó ngay trong hiện tại đã là nỗi bất an và tạm bợ, là một cuộc đuổi bắt, tìm cầu không ngừng nghỉ, là một trạng thái bức bách. Đức Phật đã dạy: “Dục lạc, là nỗi khát vọng như người đi biển khát nước uống phải nước mặn, càng uống càng khát, và nỗi khổ đau bức bách càng khốc liệt hơn!”

Đức Phật còn giới thiệu có 4 pháp hành[9]mang lại quả báo hạnh phúc chân thật hay khổ đau trong tương lai: “1. Hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ; 2. Hiện tại khổ, tương lai quả báo khổ; 3. Hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc; 4. Hiện tại lạc, tương lai quả báo lạc.”

Trong 4 pháp hành này, Pháp hành thứ nhất “hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ”, hiện tại lạc là do hưởng thụ, đắm mình trong dục lạc, hoan lạc với tà kiến cho rằng “không có lỗi trong các dục”. Dù hiện tại hưởng thọ các dục, cảm thấy hoan lạc, thỏa mãn nhưng cảm giác ấy gắn với vô thường khổ đau. Bởi hiện tại sống đắm chìm trong cảm giác hoan lạc xác thân, khi ra khỏi cảm giác ấy, vẫn còn đeo đuổi, vẫn còn nhớ nhung; cảm giác ham muốn này thiêu đốt người ấy trong phút giây hiện tại cho đến mai sau. Pháp hành thứ hai chỉ cho những vị tu theo hạnh ép xác cực đoan, không đúng thánh đạo, tuy chịu khổ nhọc nhưng quả báo cũng không có gì sáng sủa. Pháp hành thứ ba là pháp hành của các bậc tu hành không có thiện duyên. Pháp hành thứ tư là các bậc tu hành có nhiều thiện duyên trong hiện tại, tu hành theo thánh đạo sẽ có quả báo an lạc trong tương lai.

Nhìn chung, vấn đề giáo dục tâm-sinh lý luôn là mối quan tâm xưa nay, nhất là với nền giáo dục hiện đại. Trong đó, Đức Phật được xem là nhà giáo dục tâm-sinh lý hàng đầu và ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại. 3000 năm trước, Đức Phật đã dạy rất nhiều về vấn đề giáo dục tâm-sinh lý này. Vì rằng, Phật pháp là một phương pháp cảm hoá và đánh thức sự tự giác và ý thức giá trị tiềm tàng về đời sống tâm linh, một trình tự về giáo dục tâm-sinh lý theo chiều hướng phát triển con người toàn diện[10], trán kiện về thể chất và lành mạnh về tinh thần. Đây chính là giải pháp thiết thực cho mọi vấn nạn đang làm đau đầu nhiều các nhà giáo dục xã hội; giải pháp cho những bức xúc về tệ nạn xã hội đang trên đà leo thang, làm băng hoại và mai một dần giá trị đạo đức nhân bản ngày nay. Phải chăng, Phật pháp là chân lý sống có giá trị vượt cả không gian và thời gian nhưng bị lãnh quên? Thế thì, ý kiến trên cũng chỉ là một lẫn nữa xác định lại giá trị nhân bản này, Phật giáo là giải pháp cho mọi vấn đề khủng hoảng về tâm-sinh lý, nhằm xây dựng một cuộc sống cá nhân trong sáng và xã hội lành mạnh ngay từ trong tự thân - tư tưởng của mọi con người, khơi dậy đức tính cao quí của đạo đức - lương tâm, đánh thức tinh thần thánh thiện của giác ngộ - Phật tâm; tự vượt qua được mọi chướng duyên, nghịch cảnh của thói hư tật xấu của sát - đạo - dâm - vọng, thành tựu mọi công đức, hoàn thiện tư cách của thanh tịnh - từ bi - trí giác, kiến tạo một cuộc sống hạnh phúc chân thật và vững bền bây giờ và tại đây, trong tương lai và ở bất cứ nơi đâu.



[1]衷情無限凴誰訴 ,明月清風也不知 (Trung tình vô hạn bằng thủy tố/ minh nguyệt thanh phong dã bất tri.)

[2]K. Nghĩa túc (K. Kiệt tham vương), Taishō N0.198 ≈ Kāma Sutta, Sutta-Nipāta 766-771

[3]Majjhima-nikāya, N0.10, Satipathānasutta

[4]Pháp cú N0.103

[5]食 色 性 者 , 飲 食 男 女 人 之 大 欲 存 焉 (Thực sắc tính giả, ẩm thực nam nữ nhân chi đại dục tồn yên)

[6]Gradual Sayyings, Vol. I (Tăng chi bộ I), PTS, London, 1989

[7]Kinh tiểu khổ uẩn (Cūladukkhakkhanda sutta), N0.14, Majjhima Nikāya I

[8]Dhammapada N0.33

[9]Kinh tiểu pháp hành (Cūladhammasamādāna sutta), N0.45, Majjhima Nikāya I

[10]Ngũ uẩn (五蘊, s:pañca-skandha): năm yếu tố hình thành con người toàn diện, toàn bộ thân và tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2024(Xem: 442)
Thân-Khẩu-Ý (身-口-意; P: Kāya-Vacī-Mano; S: Kāya-Vak-Mana; E: Body-Speech-Thought) là 3 thứ tách biệt nơi con người, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Ý là yếu tố có sự tác động đến cả Thân và Khẩu. Nếu một hành động của Thân hay lời nói của Khẩu mà không có Ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
19/10/2024(Xem: 411)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
14/10/2024(Xem: 1090)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 3770)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
27/05/2024(Xem: 854)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế. Chúng ta thường nghe nói, “Đời Là Bể Khổ.” Phật Giáo phân loại Khổ rất luận lý khoa học: Tam Khổ (Khổ khổ [sa. duḥkha-duḥkha,] Hoại khổ [sa. vipariṇāma-duḥkha,] và Hành khổ [sa. saṃskāra-duḥkha.] Ngoài ra còn có Bát khổ. Sinh – Lão – Bệnh – Tử gọi là tứ khổ. Cộng thêm 4 cái khổ khác nữa là: Ái biệt ly khổ - 愛別離苦(あいべつりく): Yêu nhau mà chia lìa nhau là khổ vậy. Cầu bất đắc khổ - 求不得苦(ぐふとくく): Cầu mà không được chính là khổ vậy. Oán tắng hội khổ - 怨憎会苦(おんぞうえく): Ghét mà phải ra vào gặp mặt hàng ngày là khổ vậy. Ngũ ấm xí thạnh khổ - 五蘊 盛苦(ごうんじょう): No cơm ấm cật quá cũng khổ.
30/04/2024(Xem: 2860)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 2992)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3351)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 6558)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com