NHÂN SINH TỰ CỔ THÙY VÔ TỬ
LƯU THỦ ĐAN TÂM CHIẾU HÃN THANH
LƯU THỦ ĐAN TÂM CHIẾU HÃN THANH
Năm cuối triều Nam Tống, dân tộc Mông Cổ miền bắc đã kết thúc cục diện tương tàn tranh đoạt ngôi vua trong nội bộ vào năm 1271, dựng nên triều nhà Nguyên, sau đó chĩa mũi nhọn xâm lược vào Nam Tống. Năm 1273, tể tướng Bá Ngạn thống lĩnh 200 nghìn quân đánh vào Tương, Phàn, lấy đó làm đột phá khẩu rồi xuôi dòng Trường Giang đi xuống, chưa đầy hai năm đã áp sát Lâm An thủ đô Nam Tống. Quân Mông Cổ đi đến đâu là ở đó xác chết đầy nội, máu chảy thành sông, làng mạc hoang vu tang tóc. Nam Tống đang đứng trước mối uy hiếp nghiêm trọng, Văn Thiên Tường là một anh hùng dân tộc vĩ đại chống xâm lược đã xuất hiện trong tình thế này.
Tháng 1 năm 1275, toàn tuyến phòng thủ của quân Tống bên sông Trường Giang bị quân Nguyên phá vỡ, triều đình buộc phải hạ chiếu cho các địa phương tổ chức binh mã cần vương. Văn Thiên Tường (文天祥) bèn lập tức quyên tiền làm quân phí, chiêu mộ các hào kiệt địa phương tổ chức thành một đạo nghĩa quân gồm hơn 10 nghìn người tiến về Lâm An. Ông được triều đình phong làm chi phủ Bình Giang, dẫn quân ra cứu viện Thường Châu. Nhưng vì thế lực quân Nguyên quá lớn mạnh, tuy nghĩa quân Giang Tây chiến đấu rất anh dũng, nhưng cuối cùng vẫn không sao chống đỡ nổi quân Nguyên.
Năm 1277, trước sức ép tấn công toàn diện của quân Nguyên, Văn Thiên Tường trên đường rút lui về Hải Phong lại bị tướng Nguyên Trương Hoằng Phạm chặn đánh, rồi bị bắt làm tù binh. Sau khi uống thuốc độc tự sát không thành, Văn Thiên Tường bị Trương Hoằng Phạm bức viết thư dụ Trương Thế Kiệt đầu hàng. Văn Thiên Tường nói: "Tôi đã không thể bảo vệ được cha mẹ, thì chẳng lẽ lại đi dạy người ta phản bội lại cha mẹ mình ư ?". Trương Hoằng Phạm vẫn một mực bức ép ông phải viết thư. Văn Thiên Tường bèn chép một câu trong bài thơ "Quá linh đinh dương" mà mình đã viết trước đây đưa cho hắn. Khi Trương Hoằng Phạm đọc tới hai câu:
("Đời người xưa nay ai chẳng chết. Để lại lòng son rọi ngàn thu") thì hắn không còn biết nói gì nữa.
“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
Dịch:
Xưa nay thử hỏi ai không chết
Lưu tấm lòng son chiếu sử xanh
("Đời người xưa nay ai chẳng chết. Để lại lòng son rọi ngàn thu") thì hắn không còn biết nói gì nữa.
Triều Nam Tống bị diệt vong, Nguyên Thế Tổ lệnh cho Trương Hoằng Phạm áp giải Văn Thiên Tường về Đại Đô, giam lỏng trong Hội Đồng Quán.Vua Nguyên trước tiên cử Lưu Mộng Viêm nguyên là tả thừa tướng Nam Tống nay đã quy hàng nhà Nguyên, đến dụ Văn Thiên Tường đầu hàng, nhưng bị Văn Thiên Tường mắng cho một trận thậm tệ rồi quát đuổi đi. Nguyên Thế Tổ tức giận bèn quyết định tự mình xét hỏi Văn Thiên Tường, nhưng cũng bị ông từ chối.
Từ đó, Văn Thiên Tường bị ngồi tù đến 3 năm, ông nhận được thư của con gái, qua đó được biết vợ và hai con gái đều làm nô lệ trong cung, trong thư cũng ám thị ông chỉ có đầu hàng thì gia đình mới mong có ngày đoàn tụ. Văn Thiên tường lòng đau như cắt, ông không muốn vì vợ con mà mất hết khí tiết, mới viết thư cho em gái nói rằng; "Nhận được thư của Liễu Nữ, lòng đau như cắt, đời ngươi ai chẳng có tình ruột thịt máu mủ, nhưng nay đã đến nước này chỉ cần một chết mà thôi, không còn cách nào khác".
Trong thời gian ngồi tù, Văn Thiên Tường đã viết được khá nhiều bài thơ. Thí dụ như "Chỉ nam hậu lục" gồm 3 quyển, "Chính khí ca", đều là những danh tác bất hủ. Nguyên Thế Tổ thấy uy hiếp và dụ dỗ cũng không thể khuất phục được Văn Thiên Tường, bèn quyết định triệu kiến để khuyên Văn Thiên Tường. Nhưng Văn Thiên Tường vẫn một mực không chịu quỳ gối trước mặt vua, Nguyên Thế Tổ cũng không bức ép chỉ nói rằng "Ngươi ở đây đã lâu ngày rồi, nếu chịu quy thuận trung thành với trẫm, thì trẫm có thể ban cho người một chức tước nào đó". Văn Thiên Tường bác lại rằng: "Tôi là tể tướng của Đại Tống, nay nhà nước bị diêt vong thì tôi chỉ mong được chóng chết mà thôi, chứ không mong được sống lâu làm gì". Nguyên Thế Tổ lại hỏi rằng : "Vậy ông muốn thế nào?". Văn Thiên Tường đáp: "Chỉ mong được chóng chết là đủ rồi". Nguyên Thế Tổ chẳng còn cách nào khác, đành ra lệnh hành quyết Văn Thiên Tường.
Ngày hôm sau, Văn Thiên Tường bị đưa ra pháp trường, trước khi hành hình, viên giám quan hỏi ông rằng: "Tể tướng còn điều gì muốn nói không? Nếu hối hận còn có cơ hội khỏi chết". Văn Thiên Tường quát lên rằng: "Chết thì chết, còn gì phải nói". Sau khi Văn Thiên Tường mất, người ta phát hiện trong túi ông có một bài thơ viết rằng: "Khổng viết thành nhân, Mãnh viết thủ nghĩa, duy kỳ nghĩa tận, sở dĩ nhân chí. Độc thánh hiền thư, sở học hà sự? Nhi kim nhi hậu, thứ kỷ vô quý" (孔曰成仁,孟曰取義,惟其義盡,所以仁至。讀聖賢書,所學何事?而今而後,庶幾無愧.). Văn Thiên Tường mất vào lúc 47 tuổi.
(Sưu tầm trên mạng)
http://luukhamhung.blogspot.com.au/2016/12/nhan-sinh-tu-co-thuy-vo-tu.html
http://luukhamhung.blogspot.com.au/2016/12/nhan-sinh-tu-co-thuy-vo-tu.html