Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Phong cách và bài trí tượng thờ Phật Giáo

13/05/201318:19(Xem: 3164)
02. Phong cách và bài trí tượng thờ Phật Giáo

MỸ THUẬT PHẬT GIÁO

Kiêm Đạt

(ĐH Đông Phương – California – USA)

2

PHONG CÁCH VÀ BÀI TRÍ TƯỢNG THỜ PHẬT GIÁO

Hệ thống bài trí Phật điện

Theo nhà nghiên cứu Bezacier, hệ thống biểu tượng thờ Phật (tính từ trọng tâm ra) gồm có:

Thượng điện và Thiêu hương

1- Tượng Tam Thế: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (đức Phật A Di Đà, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật). 2- Di Đà Tam Tôn: Phật A Di Đà (Amitabha) ở giữa; đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Maha Sthanaprata) ở bên trái; đức Quan Thế Âm Bồ Tát(Avalokitesvara) ở bên phải. 3- Tượng Thế Tôn: Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (Cakyamonni) ở giữa; đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjucri) ở bên trái; đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát (Samantaghadha) ở bên phải. Một số chùa, bên cạnh đức Thế Tôn là đức A Nan Đà (Ananda) và Ma Ha Ca Diếp (Mahakacyapa) . 4- Tượng Di Lặc Tam Tôn: Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (Maitreya) ở giữa, đức Pháp Hoa Lâm ở bên trái; Đại Diện Tướng ởbên phải. 5- Tượng Phật nhập Niết Bàn 6- Tượng đức Thích Ca đản sanh 7- Tượng Đế Thích (Indra) ở bên trái và đức Ngọc Hoàng (Brahma) ởbên phải. 8- Tượng Tứ Thiên Vương (Đông, Tây, Nam Bắc) hay Tứ Bồ Tát (Ái Bồ Tát, Sách Bồ Tát, Ngữ Bồ Tát và Quyền Bồ Tát). 9- Tượng Địa tạng Vương Bồ Tát (Ksutigabha) tay cầm bảo châu, tay kia cầm tích trượng. Hai tượng hầu hai bên là Chưởng Thiện (bên trái) và Chưởng Ác (bên phải). 10- Các tượng về đức Quan Thế Âm Bồ Tát như: Quan Âm Chuẩn Đề (3 mặt, 18 tay) Quan Âm Thiên Thủ, Thiên Nhãn (nghìn tay, nghìn mắt) Quan Âm Nam Hải (đi bè vượt biển cả), Quan Âm Thị Kính... 

B- Tiền đường1- Bát Bộ Kim Cương (Vajrapani) gồm có: Thanh Trừ Tai, Tích Độc Nhãn, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tĩnh Thủy, Xích Thanh Hoá, Định Trừ Tai, Tử Hiền và Đại Thần Học .2- Hộ Pháp (Paladharma): ông Thiện và ông Ác 3- Thổ Thần, Long Thần, Đức Ông, Thánh Tăng (Ananda) Giám Trai. 4- Thập điện Diêm Vương: Tân Quảng Vương, Sở Giang Vương, Diêm La Vương, Ngũ Quan Vương, Biến Thành Vương, Thái Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân Vương. 

Hành lang:

Thờ những vị Tổ: Ma Ha Ca Diếp, A Nan Đà, Giá Na Hoà Tu,Ưu Ba Cầu Đa, Đề Ca Đa, Ba Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phụng Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Ca Tỳ Ma La, Long Thụ Tôn Giả, La Hầu Ha, Tăng GiàNan Đề, Gia gia Đa Xá, Cưu Ma La Đa, Đồ Dạ Đa. Một trong những yếu tố tạo nên khung cảnh trang nghiêm của một ngôi chùa là quang cảnh bên trong. Không gian của chùa vốn dĩ thường đóng kín, ánh sáng chiếu vào rất hạn chế. Khi ánh sáng toả vào chùa theo con đường khúc xạ và phản quang, cho nên cường độ cũng rất yếu, khác hẳn không gian nội thất của đình làng. Đã thế, việc trang trí điện thờ ở chùa lại khá phức tạp, nhiều tầng lớp, đủ thể loại, đã gia tăng thêm cảnh u tịch, huyền bí, oai nghiêm. Bên trong, với không gian chùa như thế, những khối tròn, nhẳn bóng thường đọng ánh sáng và nổi lên rất rõ nét. Do đó, khi tạo hình, những pho tượng thường có bề mặt rất nhẵn, những khối rất căng tròn.

Những dãy tượng trong chùa thường xếp thành hàng như Di Đà Tam Tôn, Quần tượng Tam Thế, những tượng Quan Thế Âm Chuẩn Đề, Tống tử, Niệm hương, Tượng Ngọc Hoàng, Đế Thích, Thập Bát La Hán... cân xứng, đăng đối. Tất cả những tượng nầy thường bằng gỗ, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Cho nên khi ánh sáng dọi vào, những khối vàng sơn đặt cạnh bên nhau nổi lên rất rõ nét. Cả không gian chung quanh tràn ngập toàn màu vàng. Chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm,chỗ nhạt, hư hư, thực thực, mờ mờ ảo ảo, biểu hiện nét sắc sắc,không không của đạo Phật. Màu vàng theo quan niệm triết lý Đông Phương là Hành Thổ, là trung tâm điểm, là màu sắc của những gìquý giá, sang trọng, oai nghiêm. Tất cả cảnh vật, màu sắc, ánhsáng đã tạo nên không khí linh thiêng của cảnh chùa. Đã thế, trong những buổi lễ bái, đèn nến, khói hương là ánh sáng nhân tạo được đặt xen kẻ các bức tượng, khiến cho không gian trong chùa bừng lên thứ ánh sáng màu vàng của lễ nghi. Phân tách kiến trúc và điêu khắc trong chùa, thường nói đến tính hướng nội và tính hướng ngoại. Một bên là kiến trúc, một bên là điêu khắc. Hai mặt đối lập nhau. Nếu không gian bên trong kiến trúc nội thất của chùa có tính hướng nội, do cách bài trí tượng thờ, thì điêu khắc lại có tính hướng ngoại, do khả năng chiếm không gian ba chiều trên bề mặt của mọi vật bài biện. Mối quan hệ giữa kiến trúc và điêu khắc được giao hoà giữa tính hướng nội và hướng ngoại đó. Tóm lại, trong chùa Việt Nam, điêu khắc trong chùa tương xứng với kiến trúc, do ảnh hưởng của không gian, ánh sáng, trang tríđồ tượng.

Tất cả ảnh hưởng đến tâm lý cảm thụ tầm mắt của con người.

Điêu khắc tiêu biểu:

Một trong những ngôi chùa còn được bảo lưu từ thời Lê Sơ khá hoàn thiện là chùa Tây Phương, tại núi Câu Lậu, huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội. Những công trình điêu khắc tại chùa Tây Phương khá hoàn chỉnh, đãđóng vai trò chính yếu về điêu khắc cuối thế kỷ XVIII, với sắc thái Tịnh Độ Tông. Những pho tượng tại chùa nầy không điêu khắc cùng một lúc nhưng phần nhiều đều được hoàn tất vào năm 1794, trong lễ khánh thành chùa. Có pho tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát 12 tay vào thế kỷ XVII là tượng cổ nhất của thế kỷ XVII còn lưu lại; muộn nhất trong nhóm tượng nầy là 2 tượng Kim Cương, được mang từ nơi khác đến; tượng đức Quan thế Âm 112 tay vào thế kỷ XIX sau đó; còn hầu hết đều thuộc thế kỷ XVIII.

Những nhóm tượng tại chùa Tây Phương còn lại thì phải kể đến:

(1) 7 pho tượng Kim Cương. (2) Bộ tượng Di Đà Tam Tôn; tượng Thích Ca Tuyết Sơn, tượng Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tượng Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3) Bộ tượng Tam Thế. (4) 18 pho tượng các vị tổ Thiền tông.Sự sắp đặt các hệ thống nầy có tính loại hình cao, mang tinh thần nhập thế của Phật Giáo.Tuy là Bát Bộ Kim Cương (8 pho tượng) nhưng hiện nay chùa Tây Phương chỉ còn 7. Tất cả đều có chiều cao vào khoảng 2,2m tính từ đầu xuống không kể tầm vươn của các binh khí, thể hiện được trình độ rất cao của nghệ thuât điêu khắc, lắp ghép các thành phần gỗ, cũng như cách bố cục, chuyển động, trên một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ.

Các chi tiết trang trí mang tính chất hiện thực, về khuôn mặt mỗi người thì theo một khác nhau, mang tính chất cường điệu. Chiều cao vào khoảng ba mét, được sắp đặt chung quanh góc chùa trong thế phù trì. Những nghệ nhân nổi tiếng tại huyện Ba Vì đã chăm lo điêu khắc;họ đã căn cứ vào đức tính và chức năng của mỗi vị Thần, để từ đó,bố cục, trang trí những đường nét sao cho hợp lý về cử chỉ cũng như trang phục cho từng vị một. Những tay thợ khéo cũng đã nghiên cứu từng binh khí, giáp trụ, từng chiêu thức tiến thoái, bàn tấn trong võ thuật, tạo những đường nét sinh động, tinh vi lạ thường. Những nét chính của sự sáng tạo và nghiên cứu tâm lý nầy mà những pho tượng Bát Đại Kim Cương nầy đã trở thành mẫu mực về nghệ thuật diễn đạt dung mạo của chư Thánh.

Hiện nay, tượng được ghi chép thành tư liệu cho những khuôn rập khác tại Việt Nam trong lãnh vực nầy. Trên bệ cao của nếp thượng điện chùa Tây Phương có ba pho tượng Tam Thế lớn, biểu trưng cho Quá khứ, Hiện tại và Vị lai của đức Phật. Những nét chạm đều hoà đồng một khuôn mẫu, mỗi đường nét thật tinh xảo, mà nghệ nhân phải bỏ hết tâm huyết, tài ba mới thực hiện nổi. Phía dưới có tượng đức Thích Ca Đản Sinh (Cửu Long),cũng theo cách trang trí trên. 

Bộ Di Đà Tam Tôn: gồm có tượng đức Phật A Di Đà; một bên là Đại Thế Chí Bồ Tát (179cm, bệ cao 40cm), một bên là đức Quan Thế ÂmBồ Tát (chiều cao 185cm, bẹ cao 37,5cm0 được bầy theo hàng ngangở hàng trên cùng của điện thờ trung tâm của toà giữa. Đặc biệt trong hàng nầy là pho tượng Phật A Di Đà, chiều cao 184cm, có bềcao 90cm, đứng thẳng, một tay giương ra như chỉ đường, một tay cầm viên ngọc; đây là loại tượng hiếm có của thế kỷ nầy. Theo giải thích của R. Grousset thì: "Trong thời đại nhiều khủng hoảng xã hội, đức Phật dù tĩnh lẵng nhất ở cõi Niết bàn cũng phải đứng dậy, cứu nhân, độ thế.Tượng Phật Tuyết Sơn: Ngoài ra cũng cần đề cập đến tượng đức Phật thời Tuyết Sơn. Thật ra, tại miền Bắc Việt Nam nhiều chùa chiền đắp tượng Tuyết Sơn, tức thời gian Thế Tôn tu khổ hạnh. Cũng như tượng La Hầu La đã dẫn, tượng nầy đã mất nét Ấn Độ, mà được Việt Nam hoá đi nhiều, từ khuôn mặt, đến y trang, phong thái. Nhìn chung, tượng tạc hình dung của nhân vật đã trọng tuổi, gầy gò, ngực trơ ra nhiều xương sườn. Tư thế ngồi theo kiểu "Thức Mạn Di",tức là một chân xếp bằng lại; một chân co lên; tay phải để trên đầu gối đang co; tay trái để trên đầu gối xếp bằng. Mắt sâu trủng xuống, nhưng toát ra vẻ cương nghị. Đôi tay dài là một trong biểu trưng toàn bộ 32 tướng tốt. Nhà nghệ sĩ khi tạc tượng đã tập trung vào hình tượng đức Thế Tôn đang nhập định. Mọi vật chung quanh dường như không còn thấy nữa, tất cả trong tư duy tham thiền. Nhìn chung, đây là công trình điêu khắc nổi tiếng, hiếm có và mang nhiều sắc thái độc đáo.Tượng Quan Âm tại chùa Bút Tháp cao đến 3,7 mét, được xem là pho tượng lớn nhất thờ nội điện trong hệ thống chùa chiền tại Việt Nam. 

La Hán: Linh động nhất trong toàn thể những công trình nầy thì phải kể đến các pho tượng chư vị La Hán. Tượng lớn bằng người thật, có tượng đứng, có tượng ngồi, ở phía tường hậu của thượng điện. Tất cả còn lại 14 pho tượng (trước kia là 18 pho); mỗi pho tượng đều biểu hiện cử chỉ, phong thái riêng, trang phục riêng.

Tượng của 18 vị tổ:

Tổ Ma Ha Ca Diếp: tượng đúng cao 188cm, bệ cao 40cm. Ông xuất thân là thợ rèn, rất thông minh và khoẻ mạnh, có chí tu hành theo Phật đi giảng kinh. Pho tượng thể hiện một người lao đợng chửng chạc, trán hơi nhô, lưỡng quyền cao, má góp, lông mày rậm, râu tỉa gọn, tay phải để ngang ngực, tay trái thu vào nạch; được bày thờ tại trung tâm,trên điện thờ Phật.

Tổ A nan Đà: tượng đứng, cao khoảng 175cm, bệ cao 42cm. Ông làem ruột của Phật, tiếp nối Ma Ha Ca Diếp, nổi tiếng thông minh vàtrí nhớ phi thường. Trong Phật kinh, A Nan có nghĩa là "hoan hỷ". Pho tượng của vị nầy thể hiện con người có niềm vui bên trong,tay ôm bó kinh, thể hiện sự trân trọng các trước tác uyên bác của đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni.

Tổ Gia na Hoà Tu: Tượng ngồi, cao 115cm Là thánh giáng trần, nằm trong bụng mẹ 8 năm trời. Thích tìm hiểu và so sánh các nền triết học. Pho tượng trình bày trong tư thế ngồi bắt chéo, như sắp đứng lên. Vầng tráng cao rộng, mắt nheo lại trong dáng diêu suy tư một điềugì. Cơ thể gầy gò.

Tổ Ưu ba Cầu Đa: Pho tượng ngồi, cao 99cm, bệ đá cao 42cm. Đắc đạo năm 20 tuổi, thường hay đi thuyết pháp khắp mọi nơi, Nổi tiếng hùng biện. Pho tượng thể hiện một người ngồi trên gót chân, hai tay đặt trên đầu gối trái, mắt nhìn thẳng về phía trước dáng đăm chiêu.

Tổ Đề Ca Đa: Pho tượng đứng, chiều cao 168cm, bệ cao 42cm. Tương truyền khi sanh ra thì ánh sáng trong châu thân toả khắp trời đất. Tượng thể hiện một người đang đi, tay mang nải, dáng điêu khoanthai, phóng đạt.

Tổ Di Trà Ca: Tượng ngồi chiều cao khoảng 102cm, bệ cao 41cm. Ngồi theo thế bán già, một tay để trên đầu gối; tay kia cầm haiđoá hoa sen.

Tổ Ba Tu Mật: Tượng ngồi, chiều cao 112cm, bệ cao 42cm. Xuất thân là người dòng quý phái, trải qua nhiều tôn giáo trước khi theo đạo Phật. Tượng ngồi thoải mái. Một tay đặt trên đầu gối. Tay kia đang cầm chiếc quạt gải sau lưng. Pho tượng thể hiện tuyệt mỹ một ngườigầy còm, tu khổ hạnh.

Tổ Phật Đà nan Đề: Tượng ngồi chiều cao 122cm, bệ tượng 65cm. Thọat tiên tu theo đường khoái cảm, sau tìm hiểu Phật pháp và đầu Phật. Trí tuệ uyên bác lạ thường. Hiểu biết nhiều ngành khoa họctự nhiên. Pho tượng thể hiện một người ngồi trầm tư, suy nghĩ, đôi lông mày nhíu lại. Môt tay cầm chiếu "ta đà la", tay kia cầm ngòi bút.

Tổ Phục Đa Mật Đa: Tượng ngồi, chiều cao 118cm, bệ tượng cao 65cm. Tương truyền cho đến 50 tuổi vẫn chưa đi được, chưa biết nói, chỉ nằm. Sau được tổ Phật Đà Nan Đề giáo hoá, lĩnh hộ nhanh chóng và trở thành người hoạt bát. Tượng ngồi trong thế kiết già. Tay khoanh tròn, lần dưới các lớp áo choàng.

Tổ Hiếp Tôn Giả: Tượng đứng, chiều cao 156cm, bệ cao 34cm. Tương truyền nằm trong bụng mẹ suốt 60 năm trời. Khi ra đời thì không bao giờ ngủ. Tượng đứng thẳng, trong khi đang thuyết pháp.

Tổ Phương Nam Hoả Tu: Tượng đứng chiều cao 161cm, bệ cao 34cm. Trước khi theo giáo lý Phật đã từng là một thuyết khách tài ba. Pho tượng thể hiện vị tổ nầy đang lễ bái đức Bổn Sư Thích caMâu Ni, để tỏ lòng kính mộ Ngài.

Tổ Mã Minh: Tượng ngồi, chiều cao 112cm có bệ 56cm. Vị tỗ nầy học vấn uyên thâm từng tranh cãi với ma quỉ trong suốt ba nămtrời. Nét mặt tin tưởng, thường hiện ra trong những cuộc tranh luận.

Tổ Ca Tỳ Ma La: Tượng ngồi, chiều cao 89cm, bệ 46cm. Nguyên trước mà môt "ma vương" được tổ mã Minh giáo hoá. Về sau, muốn giác ngộ quần sanh đã đưa 3,000 "long trứng" (đệ tử) của mình quyy Phật. Dáng thản nhiên, mắt nhìn thẳng như muốn giáo hoá kẻ ác.

Tổ Long Thọ Tôn giả: Tượng đứng, chiều cao 132cm, bệ 34cm. Tương truyền trước là một "con rắn" đã được tổ Ca Tỳ Ma Ha giáohoá và quy y Phật Pháp.

Tổ La Hầu La Đà: Tượng ngồi, chiều cao 132cm, bệ tượng 34cm. Đáng nói nhất trong các công trình điêu khắc trên đây là tượng đức La Hầu La (Rahula) (tức con trai của Thái tử Tất Đạt Đa) và tượng Phật Tuyết Sơn (tức tượng đức Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh). Tượng đức La Hầu La, vốn người Bắc Ấn, nhưng khi thể hiện lại đã được Việt Nam hoá. Đây là khuôn mặt của một nhân vật trung niên, với nhiều tướng tốt như: mặt hơi bẹt, đôi mắt khép kín trầm ngâm, môi mỏng, tai dài.

Cũng như tượng Tuyết Sơn, tượng nầy gầygò, ốm yếu, với mang áo rộng choàng chung quanh. Những nếp áo được chạm với đường nét tinh vi, phất phơ trước gió. Đức La Hầu La trong tư thế chuẩn bị lên đường; một tay chống gậy hướng phía trước; tay kia đặt trên đầu gối. Khuôn mặt trầm tư khổ hạnh, hình dáng khi trở về già. bên cạnh ngài là một chú hươu sao, nằm quay đầu, mặt ngẩnglên trên; toàn cảnh trông thật sinh động. Toàn cảnh mô phỏng theo một bức tranh cổ cũng được treo trong chánh điện chùa Tây Phương.

Bezacier viết: Pho tượng của đức La Hầu La (Rahula), con của thái tử Tất Đạt Đa, tức đức Thích Ca Mâu Ni đã theo cha tu hành và đắc đạo. Pho tượng nầy đã được chuyển hoá theo sắc thái Việt Nam với những đường nét thần tình, từ nét mặt đến nếp áo, y hệt như một cụ già Việt Nam đang ngồi trầm tư mặc tưởng. Hai bàn tay gầy guộc, trông rõ từng đốt xương, một tay cầm gậy, còn tay kia đẻ trên đầu gối, diễn đạt thế ngồi thật thoải mái củamột vị tu sĩ già nua.

Tổ Tăng Già Nan Đề: Tượng ngồi chiều cao 79cm, bệ 35cm. Vốn làhoàng tử, gặp nhiều éo le trong hoàn tộc, xuất gia tìm được giải thoát. Mắt nhìn xuống giòng dông, dáng suy tư.

Tổ Già Gia Xá Đa: Tượng đứng, cao 134cm, bệ 39cm. Nổi tiếng làvân du để thuyết pháp không mệt mỏi "đi theo chiều gió"

Tổ Cưu Ma La Đa: Tượng ngồi trên toà sen, cao 99cm, bệ cao 39cm. Trước là "người trời", do phạm lỗi, bị đày xuống trần giới, trước theo đạo bà La Môn, sau theo Phật Pháp, nổi tiếng về nghị luận.Tượng thể hiện đôi mắt sáng quắc, biểu trưng trí thông minh.

Tổ Chà Dạ La: Tượng đứng, cao 119cm, bệ tượng 37cm. Sinh trong gia đình nghèo nàn, sau cố gắng học hành, tu tĩnh và trở thành một đẹ tử đức Phật nổi tiếng từ bi và uyên thâm. Tượng thể hiện người ốm yếu, trán rộng, mắt sáng.

Các loại tượng thờ (theo Huỳnh Ngọc Trảng)

Đồ tượng học là phương pháp phân định những loại tượng thờ tại những cơ sở tín ngưỡng đình chùa, miếu điện... hay trong dân gian. Những nghệ nhân trong ngành đồ tượng học đã nghiên cứu những pho tượng cổ điển đồng thời gia công cải tiến lại từng khuôn mặt, thể dáng, thủ ấn, trì vật sao cho thích hợp. Chính do những gia giảm các chi tiết của đồ tượng, mà nghệ nhân ngành chế tác tượng hình có thể biểu đạt nguyên tắc nghi qui và đồ tượng. Nghi qui là cácnghi lễ, tư thế, trang phục thích ứng. Đồ tượng là hình thể củatượng đi, đứng hay ngồi. Việc thực hiện đồ tượng phải vâng theo: (a) kinh điển ghi chép của từng vị; (b) quy pháp và Phật thoại; (c) nguyên tắc tạo hình trong nghệ thuật điêu khắc.

Hình tướng Phật và La Hán: Về hình tướng Phật tượng nói chung, dựa theo những nguyên tắc trong nghệ thuật tạo hình, thường phân chia ra các loại: Phật hình, Bồ Tát hình, La Hán hình, Thần Vương hình, Thiên Vương hình, Quỷ hình và Súc hình. Mỗi thể loại còn được chế tác theo nguyên tắc cách điệu, biểu trưng, tả chân, ấn tượng. Điều cơ bản để tạo nên sự khu biệt ấy một phần quan trọng là do các tư tọa lập, các thức thủ ấn, trang phục.

Tượng Phật: Có 5 cách thể hiện Phật Thích Ca diễn tả những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của đức Thế Tôn: (a) Tượng Cửu Long (chín con rồng chầu) thể hiện lúc đức Thích Ca đản sanh. (b) Tượng Tuyết Sơn: thể hiện giai đoạn tìm đạo, tu khổ hạnh. (c) Tượng Niệm Hoa: thể hiện giai đoạn đức Bổn sư cầm hoa sen thuyếtpháp. (d) Tĩnh toạ: đức Phật thành chánh quả. (e) Nhập diệt: đức Phật nhập Niết bàn, trong tư thế nằm.

Tượng Phật đản sinh: Tượng nầy được chế tác nhiều loại khác nhau bằng tượng gốm ở khắp mọi miền đất nước. Đặc trưng của pho tượng nầy là tượng Ngài đứng trên một đài sen, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất. Chi tiết biểu thị Phật trong hình tượng là hai taicó thùy châu dài theo lối hiểu "tai dài như tai Phật". Trong những pho tượng tạc bảo lưu đến nay, sự tuân thủ vào quy pháp tạo hình cũng không thống nhất: chẳng hạn: pho tượng đức Thích Ca Đản sanh tại nhiều ngôi chùa ở miền Bắc và miền Trung thì tay phải chỉ lên trời; còn pho tượng lưu hành tại chùa Tây Phương, chùa Yên Tử, chùa BáoQuốc thì ngược lại, tay trái chỉ lên trời. Tính chất không nguyên tắc nầy cũng thấy trong những pho tượng gỗ, tượng đồng ở các ngôi chùa miền Nam. Về sau từ thập niên 60 của thế kỷ XX, trong những loại tượng đúc thành khuôn bằng thạch cao hay bằng xi măng, thì mới phổ biến hàng loạt những pho tượng "tay mặt chỉ lên trời".Những pho tượng nầy đều dựa theo ý niệm "trụ như sơn" chứ không theo lối "hành như phong" ở những pho tượng Phật đản sanh còn lưu hành tại miền Nam VN hiện nay,sự tuân thủ đúng nguyên tắc đồ tượng cũng được áp dụng trong những loại tượng khác.

Tượng Di Đà toạ thiền: Tượng Phật nầy được chế tác chân phương và có phần đăng đối. Đầucó tóc xoắn ốc, giữa đỉnh đầu có nhục kế nổi cao, tai dài xuống gần vai, áo cà sa rộng trùm cả hai bả vai, cổ tròn, tay áo dài rộng. Phật ngồi theo thế kiết già trên tứ phượng toạ; chung quanh trang trí hình sen. Hai tay đặt chồng lên nhau theo thế "thủ ấn thiền định" (Dhyana mudra). Đây cũng là họa tiết và kiểu thức của các pho tượng Bồ Tát Quan Âm, mà có những đường nét theo kiểu tượng hình Di Đà Tam tôn; nhưng nhiều ngôi chùa miền Trung và miền Nam lại không thấy tượng của ngài Bồ Tát Đại Thế Chí. Nhìn chung, tượng đức Phật Di Đà được chế tác theo đúng chuẩnmực, thể hiện được "tướng hảo quang minh" và "tùy hảo vô lượng".Chưa thấy có đủ các loại tượng "tam thập nhị tướng" và "bát thập tùy hản" mà kinh sách thường ghi chép.

Tượng đức Phật Di Lặc: Trong đồ tượng học, tượng Phật Di Lặc là tập hợp dược thể hiện trong diện mạo hình tướng "Di Lặc Lục tặc": đầu tròn, áo hậu,ngồi bệ lập phương, y toạ, tĩnh tâm, thiền định.

Tượng Quan Âm: Những pho tượng lưu hành đều theo sáu cách thể hiện quy định (a) Quan Âm Chuẩn Đề: theo công thức thì tượng nầy có ba mặt và 18 tay. (b) Thiên thủ, Thiên nhãn: đức Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt như pho tượng ở chùa Bút Tháp. (c) Quan Âm tọa sơn: thể hiện đức Quan Âm ngồi trên đỉnh núi. (d) Phật Bà: thể hiện Phật bà Quan Âm đội mũni, ngồi toà sen. (e) Quan Âm Tống Tử: thẻ hiện đức Quan Âm ngồi bế đức bé, một bên có Thiện Sĩ (biểu trưng bằng hình con vẹt). 

Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề: Trong đồ tượng, xét về hình tướng của Bồ tát Chuẩn Đề không khácgì so với Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho tượng thường trình bày nhiều tay: có tượng 6 tay, có tượng tay, có tượng 18 tay, biểu trưng cho công năng trong từng giai đoạn và trường hợp hành trì. Tại chùa Trăm Gian và chùa Diên Hựu, pho tượng Bồ Tát Chuẩn Đề lại thêm nhiều taynữa, ngồi kiết già. Tại một số chùa khác thì đài toạ và tư thế có hai loại tượng khác nhau: Một loại trình bày Chuẩn Đề cỡi công (gọi là Khổng Tước tọa); loại thứ hai gọi là Chuẩn Đề Lục giác toạ.Nếu so với quy pháp đề tượng chính thức của Ngài Chuẩn Đề thì cácpho tượng Chuẩn Đề ở nhiều chùa chiền Việt Nam có phần được giảnlược hơn. Những trì vật thông thường là Nhật Nguyệt Quan Âm.

Địa Tạng Vương Bồ Tát: Trong tập hợp những loại đất nung về đồ tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát được phân chia ra làm hai loại chính: Loại thứ nhất làtượng ngồi trên ngai, chung quanh có các thị hầu oai nghiêm; loại thứ nhì, Ngài ngồi trên con thanh sư, mỗi biểu trưng cho việc hành trì chánh pháp. Cả hai đều có những điểm chung nhất trong nghệ thuậttạo hình: đầu đội mũ Tì Lư (hay Thiên Sứ Tì Lư), toàn thân khoác Y bá nạp, một tay để ngửa trước bụng, trên có một Hồ bình hay Bửu bát; tay kia giơ cao lên; ngón áp út khuyên tròn lên ngón cái.

Phật thoại ghi: Tướng pháp nầy biểu trưng cho ấn thí vô úy. Ngoàira, một số tượng biểu trưng cho "ấn an ủy". Trong một số đồ tượng khác, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát còn cóhai đệ tử theo hầu: Mẫn Công và Đạo Minh. Một số tượng khác thì còn thêm Chủ Mạng Quỷ Vương. Trong nhiều thể loại tượng đất nung về pho tượng nầy thì gậy tích của ngài Địa Tạng Vương lại thấy ở tượng của Chủ Mạng Quỷ Vương; trong khi đó trái châu biểu hiện cho thần lực của Ngài thì thấy ở pho tượng Mẫn Công. Giải thích điều nầy, Pháp Thoại ghi: Hình tướng Địa Tạng Vương ở đây là một trong 6 trường hợp hoá thân của Ngài, được gọi là Lục Địa Tạng. Lục Địa Tạng là: Đàn Đầu Địa Tạng, Bảo Châu Địa Tạng, Bản Ấn Địa Tạng, Trì Địa Địa Tạng, Trừ Chướng Địa Tạng và Nhật Quang Địa Tạng. 

Tượng La Hán: Hình tướng của các bộ tượng La Hán ở tập hợp tượng đất nung, hầuhết được biểu hiện dưới dạng Thinh Văn hình. Biểu tướng nầy còn gọi là Tỳ Kheo hình, tức là có hình tướng chiếu theo hình tướng của đúc Bổn Sư Thích Ca khi còn tại thế; tuy nhiên tóc không xoắn mà đầu cạo trọc, đỉnh đầu không có nhục kế, áo hậu có dây thắt lưng. Nói chung, hình tướng La Hán có phần thoát sáo, và trong chừng mực nào đó, đã thoát khỏi những nét đặc trưng nhân dạng của người Tây Vực hay Trung Hoa, mà lại có nhân dạng Việt Nam khá rõ nét.

Ở nhóm tượng nầy thường có hai loại: ngồi trên ngai và cưỡi thú. Nhưng dù thuộc thể loại nào chăng đi nữa, thì hình tướng cũng có phần hiện thực hơn so với các tượng thuộc nhóm Phật hình, Bồ Táthình, hay những nhóm tượng thuộc Thiên Vương, Hộ Pháp, Thiện Hữu,Ác Hữu, Kim Cang, thường được gọi chung là Thiên Thần Hộ Pháp. 

Tứ Thiên Vương: Tứ Thiên Vương còn được gọi là Hộ Thế Tứ Vương là 4 hình tướng tiêu biểu cho Thiên Vương Hình. Cả bốn vị đều ngự ở cõi trời "Tứ Thiên Vương Thiên" (Caturmaha Rajakasika) thuộc về cõi trời dục giới; lưng chừng trên ngọn núi trung tâm vũ trụ gọi là "Tu Di Sơn", thấp hơn cõi trời Đao Lỵ của Đế Thích. Tứ Thiên Vương là ngoại thần của Đế Thích có trách nhiệm thống quản cõi trời theo 4 hướng: Trì Quốc Thiên Vương (Virudka) (Hướng đông), Quảng Mục Thiên Vương (Viruphaka) (Hướng tây), Tăng Trưởng Thiên Vương (Dhirtarastra) (Hướng nam), Đa Văn Thiên Vương (Dhananda) (Hướng bắc). Tứ Thiên Vương đã từng nghe đức Phật thuyết pháp kinh Đại Thừa vàcũng đã nguyện độ trì Tam Bảo. Do vậy mà các chính điện chùa chiền đều có tượng Tứ Thiên Vương. Biểu tướng của các tướng Thiên vương là một tướng nhà trời oai nghiêm: đi giày trận, mặc áo giáp, đầu đội kim khôi, tay cầm bửu bối; đàn tỳ bà, bảo kiếm, vòng kim cang, ngọc châu, che dù, có con "hoa hồ điêu". Đó làhình tướng phổ biến trong các tượng thuộc đề tài nầy cũng nhưtrong điệu múa "Tứ Thiên Vương" ở loại diễn xướng cung đình Huế. Một số làng miền Nam cũng theo nghi lễ như vậy. Tuy nhiên, ở đây, các loại bửu bối đã được giản lược bớt, chẳng hạn như mũ kim khôi được thay bằng mũ "ngũ Phật" với hình 5 cánh sen. 

Bát Bộ Kim Cang: Đây là các vị Kim Cang Lực Sĩ (Vajrapani) cũng được gọi là Kim Cang Thần; thường chỉ chung các vị thần cầm chày Kim Cang (như Kim Cang Thủ, chấp Kim Cang) biểu hiện uy thế lớn lao, bảo vệ Phật pháp ở khắp tám bộ chúng (Thiên, Long, Quỷ Vương, Dạ Xoa, Càn Thát Bà,A Tu La, Khần Na La, Ma Ha La Già). (theo Đoàn Trung Còn). Nghiên cứu kỹ những đồ tượng đất nung và đồ gốm cải tiến, thì những vị Kim Cang Thần được chế tác với dạng các võ tướng: đầu đội kim khôi, mình mặc áo giáp, vai có phong đai, tay cầm hoa sen, ngọc châu... Tuy là Thiên Hình tướng như Bát Bộ Kim Cang đều có diện mạo thanh tú, khuôn mặt hiền hậu, phúc đức. Điều nầy khácvới vẻ oai vệ và dữ dội của các loại tượng Kim Cang khác.

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1809)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4486)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3936)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 7953)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 9678)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 17416)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 15320)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 11751)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 12538)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 14455)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]